Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dến Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

B. ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Văn bản 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích “Dế mèn phiêu lưu kí”)

– Tô Hoài –

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Biết được những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài.

- Nhận biết người kể chuyện ở ngôi thứ nhất; đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ

- Hiểu được tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

2 Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu. Biết tìm nguồn tư liệu liên quan đến nội dung bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, tự tin ý kiến của mình lắng nghe, phản hồi các ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong bài học

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết đọc hiểu truyện và truyện đồng thoại.

+ Kể được truyện một cách tự tin, rõ ràng mạch, biết phản hồi ý kiến của bản thân.

- Năng lực văn học:

+ Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

+ Nhận biết được chủ đề và ý nghĩa của văn bản, rút ra bài học cho bản thân.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có tinh thần chủ động trong học tập.

- Nhân ái: Trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. Cảm thông độ lượng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Trung thực: Thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ tình cảm của mình. Tôn trọng lẽ phải. Biết nhận khuyết điểm của bản thân để khắc phục.

- Trách nhiệm: Dám chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của bản thân; biết bảo vệ người thân và mọi người xung quanh.

 

docx 16 trang Khánh Đăng 27/12/2023 901
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dến Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dến Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dến Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT: 1,2,3
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
VĂN BẢN 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
- Tô Hoài –
I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)
NĂNG LỰC,
PHẨM CHẤT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
STT của YCCĐ
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ (ĐỌC)
NĂNG LỰC ĐỌC
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
1
- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn
2
-Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại trong văn bản“Bài học đường đời đầu tiên”.
3
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản.
4
- Biết cách liên hệ, mở rộng, so sánh văn bản Bài học đường đời đầu tiên với văn bản khác có cùng chủ đề và với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân.
5
- Đọc mở rộng: tìm đọc từ 1 đến 3 văn bản cùng thể loại và có độ dài tương đương với văn bản đã học trên mạng Internet.
6
NĂNG LỰC CHUNG
TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC
- Có được sự thay đổi trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cá nhân do văn bản gợi ra.
7
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
NHÂN ÁI
- Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu, không cổ xúy, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,... Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
8
TRÁCH NHIỆM
- Nhận ra và điều chỉnh được những hạn chế sai sót của bản thân.
9
TRUNG THỰC
- Yêu lẽ phải, trọng chân lí, thẳng thắn, trung thực trong nhận xét, đánh giá.
10
II. Thiết bị dạy học và học liệu số
1. Thiết bị dạy học
- Sách giáo khoa
- Máy tính, tivi thông minh
- Mạng Internet
- Điện thoại thông minh hoặc máy tính cá nhân HS 
- Thiết bị dạy học khác: bảng phụ (A0), bút dạ, phiếu học tập
2. Học liệu số
TT
Học liệu
Định dạng
1
Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”;
JPG
2
Video câu chuyện về chú mèo Hello Kitty
MP4
4
Các câu hỏi kiểm tra/ kết nối bài học cho hoạt động khởi động, luyện tập 
DOX, PDF
5
Bài trình chiếu đa phương tiện 
PPT
Phần mềm
1
Power point, Word
B. ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Văn bản 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích “Dế mèn phiêu lưu kí”)
– Tô Hoài –
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức 
- Biết được những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài.
- Nhận biết người kể chuyện ở ngôi thứ nhất; đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
- Hiểu được tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
2 Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu. Biết tìm nguồn tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, tự tin ý kiến của mình lắng nghe, phản hồi các ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong bài học
b. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Biết đọc hiểu truyện và truyện đồng thoại. 
+ Kể được truyện một cách tự tin, rõ ràng mạch, biết phản hồi ý kiến của bản thân.
- Năng lực văn học:
+ Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
+ Nhận biết được chủ đề và ý nghĩa của văn bản, rút ra bài học cho bản thân.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có tinh thần chủ động trong học tập.
- Nhân ái: Trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. Cảm thông độ lượng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Trung thực: Thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ tình cảm của mình. Tôn trọng lẽ phải. Biết nhận khuyết điểm của bản thân để khắc phục.
- Trách nhiệm: Dám chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của bản thân; biết bảo vệ người thân và mọi người xung quanh.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, SGV. 
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
+ Phiếu HT 01 (Học sinh soạn bài ở nhà theo NDHD trên phiếu)
Nội dung
Dế mèn
Dế choắt
Hình dáng
Hành động
- Đoạn đầu:
- Đoạn nói chuyện với choắt
- Đoạn trêu chị Cốc
- Đoạn dế choắt hấp hối
Suy nghĩ
Nhận xét nét đẹp, chưa đẹp ở từng nhân vật
+ Phiếu HT 02 (Học sinh soạn bài ở nhà theo NDHD trên phiếu)
Dế Mèn
Trước khi
trêu chị Cốc
Sau khi
trêu chị Cốc
Hậu quả
Hành động
Thái độ
Bài học 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, theo phiếu bài tập đã HD.
III. Tiến trình dạy học
1. HĐ: Khởi động (3’)
1. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh bằng một đoạn vi deo câu chuyện về chú mèo Helo Kity, học sinh giải quyết được vấn đề có liên quan đến thực tiễn trong cuộc sống. 
2. Nội dung: GV chiếu video, HS theo dõi, cảm nhận và chia sẻ và giáo viên kết nối với nội dung văn bản
3. Sản phẩm: Câu trả lời, cảm nhận của HS về ND video vừa xem
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ 
GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xem video câu chuyện về chú mèo Hello Kitty: https://www.youtube.com/watch?v=Va2N5ApxDg4
Ở nước Nhật, có một câu chuyện cảm động về sự ra đời của chú mèo “Luôn biết lắng nghe” người khác.
- GV đặt câu hỏi: 
? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé?
? Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi 
Bước 3.  Báo cáo kết quả hoạt động 
- GV yêu cầu 2-3 em phát biểu ý kiến
- HS phát biểu ý kiến, các em khác theo dõi, bổ sung cho bạn (nếu cần)
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- Nhận xét câu trả lời của HS đưa ra một vài câu hỏi gợi mở, kết nối vào nội dung bài học
GV sử dụng phiếu đánh giá trực tiếp phần trả lời của HS.
Nội dung yêu cầu
Mức đánh giá
(Đ)
(CĐ)
Hoạt động Khởi động
Yêu cầu chung
HS thể hiện những hiểu biết của bản thân về nội dung video, chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, có sự kết nối với nội dung chính của bài học. 
Câu trả lời
HS tự tin chia sẻ nội dung, ý nghĩa của video và kết nối được với nội dung chính của bài học thông qua câu hỏi gợi mở của GV 
HS chưa tự tin chia sẻ nội dung, ý nghĩa của video và chưa kết nối được với nội dung chính của bài học thông qua câu hỏi gợi mở của GV.
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài:
Cuộc sống của mỗi người là một chuỗi những trải nghiệm. Có trải nghiệm tạo ra niềm vui, hạnh phúc. Có trải nghiệm mang đến kinh nghiệm. Có trải nghiệm để lại sự nuối tiếc, day dứt. Tất cả đều là bài học quý giá trong hành trình khôn lớn, trưởng thành của chúng ta. Hôm nay, các em sẽ được trải nghiệm về những bài học đáng quý ấy qua một truyện đồng thoại, đó là “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.
2. HĐ: Đọc văn bản 
a) Mục tiêu:
+ Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
+ Nhận biết được chủ đề và ý nghĩa của văn bản, rút ra bài học cho bản thân.
b) Nội dung:
- HS nghiên cứu SGK, phiếu hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ học tập
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS trong thực hiện nhiệm vụ học tập, phiếu hoạt động
d) Tổ chức thực hiện:
ĐỌC VĂN BẢN
 Chuẩn bị đọc: Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “Bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì? 
a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về tác giả, truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”: nhân vật, sự việc, đề tài, chủ đề ), 
 - HS trả lời, hoạt động cá nhân
 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về tác giả, truyện Dế Mèn phiêu lưu kí và VB Bài học đường đời đầu tiên .
d. Tổ chức thực hiện hoạt động. 
Trước khi Trải nghiệm cùng văn bản, GV và HS cùng tìm hiểu đôi nét về nhà văn Tố Hoài để việc đọc hiểu văn bản hiệu quả hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HS trình bày dự án:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy đọc SGK trang 20 và cho biết những nét cơ bản về nhà văn Tô Hoài và sự nghiệp sáng tác của ông?
- Em biết những tác phẩm nào của Tô Hoài?
- Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết Dế mèn phiêu lưu kí được Tô Hoài sáng tác năm nào? Thuộc loại truyện gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Chiếu lên một số tác phẩm của Tô Hoài để HS quan sát:
 GV bổ sung: Bút danh Tô Hoài: Để kỉ niệm và ghi nhớ về quê hương của ông: sông Tô Lịch và huyện Hoài Đức
- Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư.
- GV mở rộng: "Dế Mèn phiêu lưu kí" là một tác phẩm nổi tiếng đầu tay của nhà văn Tô Hoài được sáng tác khi ông 21 tuổi dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ vùng Bưởi quê ông. Tác phẩm có 10 chương. Chương đầu kể về lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Hai chương tiếp theo kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con đem đi chọi nhau với các con dế khác. Dế Mèn trốn thoát. Trên đường về nhà gặp chị Nhà Trò bị sa vào lưới bọn Nhện độc ác. Dế Mèn đã đánh tan bọn Nhện cứu thoát chị Nhà Trò yếu ớt. Bẩy chương còn lại kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. 
GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng, giọng đầy kiêu hãnh khi miêu tả về vẻ đẹp của Dế Mèn. Đoạn trêu chị Cốc đọc với giọng hách dịch, khi kể về cái chết của chị Cốc đọc với giọng buồn, hối hận.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Đọc phân vai:
 + 1HS đọc lời của Dế Mèn
+ 1 HS đọc lời Dế Choắt.
+ 1 HS đọc lời chị Cốc.
- Em hãy nêu ấn tượng ban đầu của mình về văn bản?
- Em hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
- Kể tóm tắt.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Nhận xét giọng đọc, bổ sung việc tóm tắt
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Có thể chia văn bản làm mấy phần?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tô Hoài (1920-2014)
- Tên: Nguyễn Sen
- Quê: Hà Nội
- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi; Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đôi ri đá, Chuyện nỏ thần, Dễ Mèn phiêu lưu kí....
2. Tác phẩm
- Thể loại
- Xuất xứ: Văn bản là truyện đồng thoại nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài.
- Nhân vật: Hệ thống nhân vật là loài vật (nhân vật chính: Dế Mèn).
- Ngôi kể thứ nhất (lời kể của Dế Mèn). 
b. Đọc, tìm hiểu chú thích, tóm tắt 
* Tóm tắt:
Đoạn trích kể về Dế Mèn, một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu  ... ủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.
+ Hôi như cú mèo.
- Nhận xét về tính cách, sinh hoạt của Dế Choắt:
+ Dại dột, có lớn mà không có khôn.
+ Ăn ở bẩn thỉu, lôi thôi.
- Lời từ chối của Dế Mèn khi Dé Choắt mong muốn được giúp đỡ: (đào hang sâu, có đường sang hang của Dế Mèn phòng lúc hoạn nạn), Dế Mèn thẳng thừng từ chối, thậm chí còn miệt thị Dế Choắt: hôi hám
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV bổ sung, nhấn mạnh: Tự hào về mình bao nhiêu thì Dế Mèn tỏ ra coi thường Dế Choắt bấy nhiêu. Thậm chí, Dế Mèn còn mang Dế Choắt ra làm đối tượng để thỏa mãn tính tự kiêu của mìnhViệc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được sức khoẻ của bản thân và nghĩ rằng Dế Mèn là người hàng xóm tốt bụng, có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình khi hoạn nạn
Thảo luận theo bàn:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1) Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của?
2) Việc Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả: 
1)
+ Lúc đầu thì huênh hoang trước Dế Choắt.
+ Hát véo von, xấc xược với chị Cốc
+ Sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí... đắc ý.
+ Khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì nằm im thin thít, khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang.
2) 
- Đó không dũng cảm mà là sự liều lĩnh, ngông cuồng thiếu suy nghĩ: vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt.
- Dế Mèn bỏ mặc bạn bẻ trong cơn nguy hiểmhèn nhát, không dám nhận lỗi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi: Dế Mèn trêu chị Cốc đã gây ra hậu quả gì?
1) Hậu quả Dế Mèn gây ra là gì?
2) Tâm trạng của Dế Mèn có sự thay đổi ra sao trước cái chết của Dế Choắt? Sự hối hận bộc lộ qua hành động nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả: 
1) - Hậu quả: Gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt (Kẻ phải trực tiếp chịu hậu quả của trò đùa này là Dế Choắt).
2) - Tâm trạng của Dế Mèn:
+ Dế Mèn thể hiện ân hận, hối lỗi.
+ Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn hối hận.
+ Chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV đặt tiếp câu hỏi: Qua hành động của Dế Mèn, em có nhận xét gì về sự thay đổi tâm lí của Dế Mèn? Theo em, sự thay đổi đó có hợp lí không? Chính sự ăn năn ấy giúp ta hiểu thêm về tính cách Dế Mèn, đó là tính cách nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả: 
Bước 4: Đánh giá kết quả và giáo dục học sinh:
- Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
- Bài học về tình thân ái, chan hòa.
- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt: Thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời.
- Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.
II. Khám phá văn bản
1. Nhân vật Dế Mèn.
a. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.
- Ngoại hình
- Hành động
- Lời nói
- Suy nghĩ 
=> Nghệ thuật: 
+ Kể chuyện kết hợp miêu tả;
+ So sánh, tính từ gợi hình gợi tả (mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh ...)
+ Từ ngữ chính xác, sắc cạnh với nhiều động từ (đạp, nhai...)
+ Giọng văn sôi nổi.
=> Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự tin quá mức về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình dẫn đến kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.
b. Diễn biến câu chuyện Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt.
- Dế Choắt trong mắt của Dế Mèn: Xấu xí, yếu ớt, lười nhác, bẩn thỉu.
- Thái độ của Dế Mèn: Coi thường, khinh khi, nhìn bạn với cái nhìn trịch thượng.
=> Ích kỉ, hẹp hòi, ngạo mạn, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại.
* Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
- Diễn biến hành động và tâm lí của Dế Mèn:
+ Lúc đầu: huênh hoang, tự đại.
+ Lúc sau: Hèn nhát, tham sống sợ chết, bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí.
=> Hối hận và nhận ra lỗi lầm với bản tính ngông cuồng của bản thân.
- Bài học của Dế Mèn:
+ Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
+ Bài học về tình thân ái, chan hòa.
TỔNG KẾT
a. Mục tiêu: 
- HS tự rút ra được đặc sắc về nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của VB “Bài học đường đời đầu tiên”
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
HS Thảo luận nhóm bàn để trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm? Nội dung, ý nghĩa của văn bản?
+ Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này?
* GV hỏi thêm: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Văn bản mang đặc điểm truyện đồng thoại:
+ Nhân vật là các loài vật đã được nhân hoá: trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có các nhân vật là Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào.
+ Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật:
+ Ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế: râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen.
+ Hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác
- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ.
2. Nội dung
- Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.
- Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
3. Ý nghĩa
- Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ.
- Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Đ4, N1 (Thực hiện được các bài tập nhằm hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội).
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi, hoàn thiện phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
 Bước 1.GV chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1. Dựa vào gợi ý trong bảng dưới đây, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế Mèn (lời kể xưng “tôi”) và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác. 
 (Phiếu học tập số 3)
 Lời kể của Dế Mèn 
 Lời đối thoại của Dế Mèn
Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt...
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao biết sợ ai hơn tao nữa!
(Dế Mèn đối thoại với Dế Choắt)
......
......
.....
.......
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Dự kiến sản phẩm:
 Lời kể của Dế Mèn
 Lời đối thoại của Dế Mèn
- Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
- Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?
(Lời của Dế Mèn với Dế Choắt)
Nhiệm vụ 2. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng (game mini) thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 1: GV phổ biến luật chơi.
- Mỗi người sẽ có 4 tấm thẻ (Mỗi tấm thẻ 1 màu)
 + Xanh: Đáp án A.
 + Đỏ: Đáp án B.
+ Tím: Đáp án C.
+ Vàng: Đáp án D
Bước 2. GV đọc từng câu hỏi. 
Bước 3. HS chọn đáp án bằng cách giơ tấm thẻ có màu tương ứng đã quy ước.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nếu chọn sai đáp án thì ngồi xuống và vĩnh viễn mất quyền chơi.
- Người thắng cuộc là người ngồi xuống sau cùng.
Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?
A. Đất rừng phương Nam.
B. Dế Mèn phiêu lưu kí.
C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
D. Những năm tháng cuộc đời.
Câu 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
A. Chương I
B. Chương III
C. Chương VI
D. Chương X
Câu 3: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.
B. Dế Mèn và chị Cốc.
C. Dế Mèn và Dế Choắt.
D. Chị Cốc và Dế Choắt.
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 5: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể lại theo lời
A. Dế Mèn.
B. Chị Cốc.
C. Dế Choắt.
D. Tác giả.
Câu 6: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?
A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.
B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.
C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.
D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.
Câu 7: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?
A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,
C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.
D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 
Câu 8: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?
A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.
B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG 
a.Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi về tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện. 
Cách 1:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Hiện nay, trong cuộc sống, đặc biệt là trong lớp học vẫn còn hiện tượng " Dế Mèn". Giả sử em gặp những hiện này, em sẽ nói với bạn như thế nào? Em rút ra được bài học ứng xử như thế nào cho bản thân qua câu chuyện Dế Mèn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Cách 2: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 3. Báo cáo kết quả: 
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Gợi ý:
- Qua câu chuyện của Dế Mèn khiến chúng ta hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn. 
- Thái độ cần có trước những lỗi lầm: chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_va.docx