Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 53: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Nội dung

- Giới thiệu bài thơ, tác giả (nếu có);

- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ;

- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v )

Hình thức

Đảm bảo bố cục của đoạn văn gồm 3 phần

Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có)

Thân đoạn

+ Trình bày cảm xúc về bài thơ

+ Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ

+ Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ

+ Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ.

Kết đoạn: Khái quát những ẩn tượng, cảm xúc về bài thơ

Từ ngữ

Phù hợp, giàu cảm xúc

Không sai chính tả.

pptx 10 trang trithuc 20/08/2022 13741
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 53: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 53: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 53: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nội dung 
Hình thức 
Từ ngữ 
TIẾT 53: VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
1. Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát 
Nội dung 
- Giới thiệu bài thơ, tác giả (nếu có); 
- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ; 
- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v) 
Hình thức 
Đảm bảo bố cục của đoạn văn gồm 3 phần 
Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có) 
Thân đoạn 
+ Trình bày cảm xúc về bài thơ 
+ Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ 
+ Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ 
+ Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ. 
- Kết đoạn: Khái quát những ẩn tượng, cảm xúc về bài thơ 
Từ ngữ 
- Phù hợp, giàu cảm xúc 
- Không sai chính tả. 
2. Đọc và phân tích bài viết tham khảoa. Ví dụ 1  
Nét đẹp của bài ca dao 
Anh đi anh nhớ quê nhà 
Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. 
Những câu thơ trên được lưu truyền trong dân gian như một bài ca dao. Lời thơ tràn đầy nỗi nhớ da diết của người con xa xứ hướng về quê nhà. Từ “nhớ” được lặp đi lặp lại trong cả bốn câu thơ bộc lộ nỗi niềm bồi hồi không dứt. Trở đi trở lại cùng nỗi nhớ là những kí ức sâu đậm về hương vị của quê hương trong những món ăn dân dã: “ canh rau muống”, “cà dầm tương”. Hình ảnh con người nơi quê nhà cũng hiện lên vô cùng than thiết trong những công việc lao động hằng ngày: “dãi nắng dầm sương”, “tát nước bên đường”,Nhịp điệu nhẹ nhàng, êm đềm của thể thơ lục bát quen thuộc đã góp phần diễn tả niềm thương mến, nỗi nhớ da diết và tình cảm gắn bó sâu nặng của người ra đi. Bài ca dao khơi dậy trong ta tình yêu, sự gắn bó với những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. 
Giới thiệu bài thơ 
Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao 
Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài ca dao 
b. Ví dụ 2 
Đọc ví dụ dưới đây và nhận xét cách viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ lục bát đã đảm bảo đúng yêu cầu chưa? 
	Bài thơ bắt đầu từ từ "Thân em" thường được ví von so sánh giữa những người phụ nữ và sự vật. Những bài đó thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ bị coi là vô dụng, thấp hèn, luôn luôn bị phụ thuộc bởi người khác, không bao giờ được tự do, bị đối xử không công bằng.  Trọng nam khinh nữ  là nỗi khổ mà họ luôn phải chịu đựng. Trái bần, tên của một loại quả ít người biết đến, ăn rất đắng và chát, tiếng 'bần' trong từ trên đồng nghĩa với nghèo khổ. Sự vùi dập của gió, của sóng đã làm trái bần trôi nổi không có nơi mà dạt vào, nó muốn được tập vào một nơi an toàn nhưng đâu có được. Qua trên ta thấy được nỗi khổ của những người phụ nư thời phong kiến. Xã hội cũa lúc nào cũng chỉ muốn nhấn chìm họ. Một phần cũng hiểu được nỗi vất vả của người dân Việt Nam xưa kia. 
Nhận xét: 
- Hình thức: 
+ Đảm bảo bố cục 3 phần. 
+ Cách trình bày đoạn văn chưa đảm bảo: Chưa lùi đầu dòng 
- Nội dung: 
+ Chưa giới thiệu được bài ca dao 
+ Chưa nêu được cảm nhận về nghệ thuật của bài ca dao mà chỉ chú trọng phân tích nội dung. 
3. Các bước tiến hành 
Mục đích 
Người đọc 
Bày tỏ cảm xúc của em về một bài thơ lục bát 
Thầy cô, bạn bè, người thân và những người yêu thích bài thơ em chọn 
Trước khi viết 
Lựa chọn bài thơ 
Tìm ý 
Lập dàn ý 
Nhớ lại bài thơ lục bát đã học hoặc đã tìm đọc 
Đọc bài thơ nhiều lần 
Tự đặt ra các câu hỏi và trả lời về nội dung, nghệ thuật của bài thơ 
- Đủ 3 phần 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
VIẾT BÀI 
Bám sát dàn ý. Chú trọng vào yếu tố nhan đề, thể thơ, nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, BPTT... . 
Lư u ý 
Hình thức trình bày đoạn văn 
CHỈNH SỬA BÀI VIẾT 
Lư u ý 
Chú ý từ ngữ, lỗi chính tả 
Chú ý ngữ pháp 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Soạn bài “Nói và nghe” 
Ôn tập lại bài. 
Hoàn thiện bài viết 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.pptx