Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở

I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức: Giúp HS:

- Thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

- Biết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

2. Về năng lực.

- Tự hoàn thiện phương pháp làm bài văn tả cảnh sinh hoạt.

- Phát hiện ra những hướng làm mới sáng tạo cho bài.

- Đưa ra những giải pháp cho những lỗi cơ bản mà bài văn mắc phải.

3. Về phẩm chất.

- Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

II - CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thầy.

- Bài kiểm tra của học sinh, giáo án, máy chiếu, phiếu học tập.

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn, nhận xét 321.

2. Trò.

- Vở ghi, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 

docx 24 trang trithuc 20/08/2022 17000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần:
TÊN BÀI DẠY: “TRẢ BÀI; VIẾT MỘT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT”
Môn: Ngữ văn; lớp 6B . Thời gian: 01 tiết, (tiết 66)
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
- Biết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
2. Về năng lực.
- Tự hoàn thiện phương pháp làm bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Phát hiện ra những hướng làm mới sáng tạo cho bài.
- Đưa ra những giải pháp cho những lỗi cơ bản mà bài văn mắc phải.
3. Về phẩm chất.
- Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
II - CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thầy.
- Bài kiểm tra của học sinh, giáo án, máy chiếu, phiếu học tập...
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn, nhận xét 321...
2. Trò.
- Vở ghi, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên...
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI.
a. Mục tiêu: giúp Hs nhận thức được vấn đề cần tìm hiểu và tạo hứng thú học tập.
b. Nội dung: Hs sẽ quan sát một vài hình ảnh có chứa đoạn văn hay gây ấn tượng, hoặc hài hước... clip vui đọc các đoạn văn hay gây ấn tượng hoặc hài hước. Từ đó xác định được nội dung bài học.
c. Sản phẩm: Nhận thức, tình cảm của học sinh sau khi quan sát.
d. Tổ chức thực hiện.
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, cảm nhận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho hs xem một đoạn clip liên quan:
- HS; quan sát, nhận biết
- Các em chắc hẳn đã rất vui vẻ khi được xem những đoạn văn ấn tượng, hài hước, phần nào cũng cảm thấy thỏa mái hơn rồi. Vậy chúng ta cùng vào tiết học Trả bài kiểm tra viết tả cảnh sinh hoạt hôm nay. Để từ đó chúng ta nhận ra được những ưu, nhược điểm, cùng để cùng phát huy và khắc phục
- HS; lắng nghe, nhận biết
- Clip Đoạn văn ấn tượng, hài hước.
2. HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ BÀI.
a. Mục tiêu: giúp Hs nhận thức được rõ nét bài làm của mình và những lời phê của giáo viên.
b. Nội dung: Học sinh quan sát lại bài làm.
c. Sản phẩm: Nhận thức của hs về bài làm.
d. Tổ chức thực hiện.
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, đọc thầm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV trả bài kiểm tra cho hs.
- HS; Quan sát, đọc thầm. (chú ý đến phần lời phê của GV)
- GV nhận xét chung bài làm của hs. (những mặt được và hạn chế chung)
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV cho hs dơ tay thắc mắc, phát biểu ý kiến.
- HS tham gia phát biểu
3. HOẠT ĐỘNG 3: CHỮA BÀI
a. Mục tiêu: giúp Hs nhận thức được những ưu điểm và hạn chế của bài văn.
b. Nội dung: Hs sẽ làm việc với bài kiểm tra, máy chiếu, phiếu học tập để chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức và phát triển các năng lực ở phần mục tiêu.
c. Sản phẩm: 
- Các phiếu học tập cá nhân, nhóm.
- Kiến thức ghi chép được trong vở.
d. Tổ chức thực hiện.
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp, kĩ thuật: Hoạt động nhóm, khăn phủ bàn, nhận xét 321...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho hs quan sát một vài đoạn văn (cả đoạn văn tốt lẫn hạn chế) đã chuẩn bị từ trước.
- HS; quan sát.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv cho HS quan sát, đọc thầm và suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau vào phiếu học tập:
?1. Quan sát các đoạn văn và cho biết những điểm tốt? (từ hình thức đến nội dung, trình bày, câu chữ, lỗi chính tả...)
?2. Quan sát các đoạn văn và cho biết những điểm cần khắc phục? (từ hình thức đến nội dung, trình bày, câu chữ, lỗi chính tả...)
?3. Hãy nhắc lại bố cục một bài văn tả cảnh sinh hoạt.
* Gv hướng dẫn Hs hoạt động nhóm. (Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- Trước khi hs lên báo cáo gv hướng dẫn hs thuyết trình theo kĩ thuật 5 xin. (xin chào, giới thiệu, trình bày, cảm ơn, ý kiến) Các nhóm nhận xét theo kĩ thuật 321 (3 điều nhóm làm được, 2 chưa được, 1 đề xuất, góp ý)
* Bước 3: Báo cáo, tương tác: Đại diện nhóm hs lên trình bày. Các thành viên nhóm khác nhận xét, bổ xung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- Gv đánh giá kết quả trình bày và nhận xét của Hs, sau đó chốt kiến thức chuẩn như cột nội dung.
- HS: Ghi kiến thức chuẩn vào vở.
I. Chữa bài
?1,2: Hs tự rút ra bài học cho mình.
?3:
a) Mở bài
- Giới thiệu cảnh sẽ tả
- Ấn tượng cảm xúc chung
b) Thân bài
- Tả bao quát chung của cảnh kết hợp cảnh thiên nhiên
- Tả cảnh sinh hoạt (sự xuất hiện và hoạt động của con người)
- Miêu tả những hành động, cử chỉ, điệu bộ của người trong cảnh
- Không khí chung, miêu tả từng góc, từng phần cụ thể của cảnh
c) Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về cảnh đã tả
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về cảnh đang tả
- Liên hệ những mong muốn của bản thân
4. HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP.
a. Mục tiêu.
- Từ việc chữa bài hs trực tiếp viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh dựa vào những điều cần khắc phục ở ?2.
- Phát triển năng lực tự học cho Hs.
b. Nội dung.
- Viết đoạn văn
c. Sản phẩm.
- Đoạn văn hoàn chỉnh đã khắc phục những nhược điểm.
d. Tổ chức thực hiện.
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
?. Hãy viết lại đoạn văn hoàn chỉnh và khắc phục những hạn chế ở ?2.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv gọi Hs đứng lên đọc bài tập.
- Gv giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân có thể trao đổi cặp đôi hoặc nhóm bàn, làm bài tập nhanh.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm làm BT.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và tương tác: 
- Một Hs trình bày.
- Các bạn sẽ cho nhận xét, đánh giá.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- Gv và Hs cùng tương tác.
- Gv đánh giá Hs trình bày.
- Ghi kiến thức chuẩn vào vở
II. Luyện tập
- Đoạn văn hoàn chỉnh của hs.
5. HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG.
a. Mục tiêu.
- Hs liên hệ, vận dụng kiến thức đã học để viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt khác.
- Phát triển cho Hs năng lực tạo lập văn bản, tư duy sáng tạo, tìm hiểu về xã hội.
b. Nội dung.
- Hs phải làm cho đoạn văn tả cảnh sinh động, như hiện lên trước mắt người đọc.
c. Sản phẩm.
- Đoạn văn hoàn chỉnh.
d. Tổ chức thực hiện.
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp, kĩ thuật: động não, thuyết trình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv chiếu hình ảnh cảnh sinh hoạt cho hs quan sát. (Cảnh sinh hoạt quanh giếng nước ngọt trong văn bản Cô Tô)
- HS quan sát.
- Gv hướng dẫn Hs xác định yêu cầu đề bài 1 bằng lời.
- Gv hướng dẫn Hs bố cục đoạn văn chiếu slile.
-Gv hướng dẫn Hs làm việc cá nhân kết hợp với thảo luận cặp đôi.
* Bài tập: Miêu tả cảnh sinh hoạt trong bức tranh em vừa quan sát bằng một đoạn văn (khoảng 6-7 câu)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, kết hợp với thảo luận cặp đôi.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và tương tác: 
- Một Hs đứng lên trình bày bài tập.
- Các bạn sẽ cho nhận xét, đánh giá.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- Gv đánh giá, kết luận bài của Hs.
- Gv chiếu bài tham khảo.
III. Vận dụng
*Bài tập : 
 Cảnh sinh hoạt của con người quanh giếng nước ngọt trên đảo Cô Tô thật đông vui, nhôn nhịp. Tất cả những con người đang hối hả, bận rộn làm những công việc của mình. Người thì múc nước tắm, những gầu nước trắng phau mát lim đổ ướt hết trên toàn cơ thể. Những người thay phiên nhau kín nước và gánh nước lên thuyền để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Những người phụ nữ địu những đứa con bé bỏng, ngay thơ trong lòng. Khung cảnh thật thanh bình, yên ả.
*Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thiện bài tập
- Tập viết các bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Chuẩn bị bài nói: Chia sẻ ,một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.
================================
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần:
TÊN BÀI DẠY: NÓI VÀ NGHE 
CHIA SẺ MỘT TRẢI NGHIỆM VỀ NƠI EM SỐNG HOẶC TỪNG ĐẾN
Môn: Ngữ văn; lớp 6B . Thời gian: 01 tiết, (tiết 67)
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức: Giúp HS:
- HS kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia.
 - HS biết cách nói và nghe phù hợp: Với tư cách người nói, HS có thể dựa trên bài đã viết, phát triển và làm phong phú hơn cho phần nói, biết phát huy những lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời; với tư cách người nghe, HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực.
2. Về năng lực.
- Nói: HS kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia.
- Nghe: Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
- Nói, nghe tương tác: Biết tham gia và trình bày thảo luận, biết đặt và trả lời câu hỏi
3. Về phẩm chất.
- Nhân ái: yêu thương quê hương, đất nước, con người,
- Chia sẻ: Biết chia sẻ với mọi người xung quanh về suy nghĩ của mình
- Tự hào: Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người,...
- Ý thức tự giác, tích cực: bảo vệ quê hương, đất nước.
II - CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thầy.
- Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, giáo án, máy chiếu, phiếu học tập...
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn, nhận xét 321...
2. Trò.
- Vở ghi, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên...
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI.
a. Mục tiêu: giúp Hs nhận thức được vấn đề cần tìm hiểu và tạo hứng thú học tập.
b. Nội dung: Hs sẽ quan sát hình ảnh từ đó xác định được nội dung bài học.
c. Sản phẩm: Nhận thức, tình cảm của học sinh sau khi quan sát.
d. Tổ chức thực hiện.
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, cảm nhận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV chiếu tranh: phong cảnh ( Hồ Hoàn Kiếm, Sông Hương,), sinh hoạt ( Chợ, trường học,)
- HS quan sát, cảm nhận.
- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu nội dung những bức tranh này? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những nơi này?
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ và giải quyết nhiệm vụ.
 - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói và nghe về chủ đề Chia sẻ một chủ đề về nơi em sống hoặc từng đến.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
a. Mục tiêu: Nhắc lại được kiến thức cơ bản của bài nói.
b. Nội dung: Kiến thức các bước trước khi nói, khi nói, sau khi nói.
c. Sản phẩm: HS trả lời.
d. Tổ chức thực hiện.
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, đọc thầm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV hướng dẫn, gợi mở cho hs nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài nói.
?GV; Một em đọc mục đích nói và người nghe (ô vuông màu vàng) SGK tr 126.
- HS đọc.
- Mục đích nói: chia sẻ trải nghiệm của bản thân về một vùng đất.
- Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân và những người đang muốn đến vùng đất mà em nói tới.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
?1. Trước khi nói chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?
?2. Trình bày bài nói cần phải ra sao?
?3. Sau khi nói phải làm gì?
?4. Với người nghe, sau khi nghe xong cần phải làm gì?
*GV cho hs hoạt động cặp đôi hoặc nhóm bàn.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo, tương tác: Đại diện nhóm hs lên trình bày. Các thành viên nhóm khác nhận xét, bổ xung.
*GV và hs cùng trao đổi, tương tác với nhau.
- GV mời hs trả lời.
- HS khác nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- Gv đánh giá kết quả trình bày và nhận xét của Hs, sau đó chốt kiến thức chuẩn như cột nội dung.
- HS: Ghi kiến thức chuẩn vào vở.
I. Lý thuyết ... những kiến thức đã được học, đọc và cảm nhận bài thơ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm làm BT. 
- HS làm việc cá nhân. (Trên lớp không đủ thời gian về nhà hoàn thiện tiếp)
* Bước 3: Báo cáo kết quả và tương tác: 
- Cá nhân hs trình bày
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- Gv và Hs cùng tương tác.
- Gv đánh giá Hs trình bày.
III. Vận dụng
*Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thiện bài tập
- Tập đọc nhiều bài khác ở nhà.
- Chuẩn bị tổng hợp các kiến thức để ôn tập học kì 1.
=========================
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
Môn: Ngữ văn; lớp 6B . Thời gian: 03 tiết, (tiết 70, 71, 72)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về các thể loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì I. 
- Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
2. Năng lực
- Năng lực nhận diện và phân tích, tổng hợp các kiến thức đã học.
- Năng lực sử dụng các biện pháp nghệ thuật, ngôn từ để hình thành đoạn văn, bài văn theo yêu cầu.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thầy
- Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Các phương tiện kỹ thuật; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Hệ thống sơ đồ, bảng tóm tắt các vấn đề: chủ đề, thể loại VB; kiểu bài thực hành viết, nói và nghe; kiến thức tiếng Việt.
- Một số VB đọc mới thuộc thể loại truyện đồng thoại, thơ lục bát, du kí liên quan đến chủ đề của các bài học.
- Phim ngắn, tranh ảnh minh hoạ phù hợp với các chủ đề được học. 
2. Trò 
- SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho hs quan sát những hình ảnh hoặc video có chứa các bài kiểm tra đạt điểm kém... (vui nhộn)
- GV dẫn dắt vào bài học mới:Một kì học của chúng ta sắp kết thúc, để đánh giá năng lực học của các em chúng ta thực hiện bằng bài kiểm tra cuối kì. Vậy để chuẩn bị cho bài đánh giá cuối kì cao thầy và các em cùng ôn tập lại những kiến thức đã học.
- Hs quan sát
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức đã học và vận dụng nó để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: 
Trong học kì I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở. Hãy chọn mỗi bài một văn bản và lập bảng theo mẫu sau:
Bài
Văn bản
Tác giả
Thề loại
Đặc điềm nổi bật
- Nghệ thuật
- Nội dung
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức -> Ghi lên bảng.
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: 
Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:
Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.
Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
*Bài 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức -> Ghi lên bảng.
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: 
Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua. Những nội dung đó có liên quan như thế nào với những gì đã đọc hay đã viết?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức -> Ghi lên bảng.
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: 
Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt đã học theo mẫu gợi ý sau:
Bài
Hiện tượng, đơn vị ngôn ngữ
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
 *Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức -> Ghi lên bảng.
I. Ôn tập phần văn bản.
Câu 1:
Bài
Văn bản
Tác giả
Thề loại
Đặc điềm nổi bật
Tôi và các bạn 
Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Truyện ngắn
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình
- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
Tôi và các bạn
Nếu cậu muốn có một người bạn
Ăng-toan-đơ Xanh-tơ E-xu-pe-ri
Truyện ngắn
- Nghệ thuật miêu tả sinh động. Ngôn ngữ chính xác, giàu sức tạo hình.
- Hoàng tử bé hoang mang, đau khổ vì phát hiện ra đóa hồng của mình không phải là duy nhất, mà ở vùng đất cậu vừa đi qua này có đến cả một vườn hồng, đóa hoa nào cũng xinh đẹp rạng rỡ như đóa hồng của cậu. Trong chính lúc đó thì con Cáo xuất hiện, hai nhân vật đã có một cuộc trò chuyện đầy bất ngờ. Những quan niệm, triết lí về cuộc sống, về con người, về sự thuần dưỡng, về vẻ đẹp đích thực của con Cáo đã khiến cậu Hoàng tử hiểu ra nhiều điều và lấy lại tinh thần, tiếp tục niềm tin và tình yêu với đóa hồng của
 mình.
Tôi và các bạn
Bắt nạt
Nguyễn Thế Hoàng Linh
Thơ
- Điệp từ. Ngôn ngữ ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. - Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”, càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.
II. Ôn tập phần viết
GV có thể hướng dẫn HS tóm tắt đặc điểm của các kiểu bài bằng sơ đồ tư duy theo hai cách:
- Diễn dịch: Nêu tên kiểu bài, yêu cầu của từng kiểu bài, sử dụng các đoạn văn, bài thơ tiêu biểu làm dẫn chứng minh hoạ.
- Quy nạp: Chọn một số bài viết tiêu biểu và khái quát đặc điểm của kiểu bài thông qua các sản phẩm cụ thể này.
III. Ôn tập phần nói
IV. Ôn tập phần Tiếng Việt
Bài
Hiện tượng, đơn vị ngôn ngữ
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
Yêu thương và chia sẻ
Bút pháp tương phản, so sánh
Quê hương yêu dấu
Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
Những nẻo đường xứ sở
Nhân hóa, so sánh
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về 3 phân môn: Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NHIỆM VỤ 1:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức hoạt động nhóm. Chia lớp ra thành nhiều nhóm (số lượng tùy thuộc vào số lượng HS). Mỗi nhóm sẽ thực hành trả lời 4 câu hỏi trong bài trong thời gian 3 phút. GV gọi các nhóm NX chéo và chốt kiến thức chuẩn của bài.
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Mẹ Dẻ Gai
B. Một cây dẻ trong rừng già
C. Một nhân vật trong câu chuyện
D. Nhân vật “tôi” - đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai
Câu 2. Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào?
A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em
B. Nhân vật “tôi” và các anh chị em
C. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già
D. Những hạt dẻ gai trong rừng già
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ”?
A. Ần dụ
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 4. Vì sao khi mùa đông đến, “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù bông ấm áp?
A. Vì “tôi” nhỏ nhất nhà và chưa đủ lớn.
B. Vì “tôi” rất thích tấm áo gai xù bông ấm áp.
C. Vì “tôi” sợ gió lạnh, sợ mùa đông đến.
D. Vì “tôi” sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi, viết các từ tương ứng;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NHIỆM VỤ 2:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập trong SGK.
Câu 5. Nhân vật “tôi” thể hiện được những đặc điểm gi của nhân vật trong truyện đồng thoại?
Câu 6. Hãy tìm ba từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật “tôi”.
Câu 7. Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NHIỆM VỤ 3:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Chọn 1 trong 2 đề sau và lập dàn ý chi tiết cho đề đó:
Đề 1. Em hãy tưởng tượng những điều hạt dẻ gai gặp trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp. Hãy giúp bạn ấy kể tiếp câu chuyện của mình trong rừng già theo cách của em.
Đề 2. Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích có thể gợi liên tưởng đến điều gì trong cuộc sống của em? Hãy chia sẻ điều đó với mọi người.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài tập và đọc lại VB;
- HS hoàn thành bài tập.
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
V. Luyện tập
1. Phần trắc nghiệm
Câu 1 : D
Câu 2 : B
Câu 3 : B
Câu 4 : D
2. Phần thực hiện bài tập.
3. Viết
4. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết bài văn hoàn chỉnh cho một trong hai đề ở phần trên.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx