Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 26+27+28: Viết đoạn văn ghi lạ cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Từ các ý đã được hình thành qua cách nêu và trả lời các câu hỏi trên, em hãy sắp xếp thành một dàn ý như sau:

a. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu khái quát ấn tượng cảm xúc về bà về bài thơ

b. Thân đoạn:

+  Nêu ấn tượng cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

+ Đánh giá hiệu quả cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện và các chi tiết miêu tả.

 c.Kết đoạn: Nêu khái quát đều em tâm đắc về bài thơ ( trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên)

 

pptx 12 trang trithuc 20/08/2022 9900
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 26+27+28: Viết đoạn văn ghi lạ cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 26+27+28: Viết đoạn văn ghi lạ cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim - Tiết 26+27+28: Viết đoạn văn ghi lạ cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 
Tiết 26+27+28: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠ CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
THẢO LUẬN THEO CẶP ( 3P) 
Trong hai VB Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng , các tác giả đã đề cập đến vấn đề gì? Việc sử dụng hình thức thơ để thể hiện điều đó có tác dụng như thế nào? 
 Các yếu tố tự sự và miêu tả trong hai VB đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm của nhà thơ? 
I. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 
Tiết 26+27+28: VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ 
 TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả; 
- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ; 
- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ; 
- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ. 
I. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 
 II. Các bước tiến hành 
1. Trước khi viết 
Lựa chọn đề tài; 
Tiết 26+27+28: VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ 
 TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
+ Bài thơ được chọn phải có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật chính, dù nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung), có các chi tiết miêu tả không gian, thời gian, con người 
+ Các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh, Mây Và Sóng – Ta-go, Lượm - Tố Hữu, Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ 
I. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 
 II. Các bước tiến hành 
1. Trước khi viết 
- Lựa chọn đề tài; 
- Tìm ý; 
- Lập dàn ý. 
Tiết 26+27+28: VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ 
 TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
Để tìm ý, các em hãy ngầm nêu các câu hỏi để tự trả lời như: 
+ Bài thơ gợi lên câu chuyện gì? 
+ Đâu là chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật 
+ Các chi tiết ấy sống động, thú vị như nào? 
+ Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao? 
... 
Tiết 26+27+28: VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ 
 TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
Từ các ý đã được hình thành qua cách nêu và trả lời các câu hỏi trên, em hãy sắp xếp thành một dàn ý như sau: 
a. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu khái quát ấn tượng cảm xúc về bà về bài thơ 
b. Thân đoạn: 
+  Nêu ấn tượng cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ 
+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả. 
+ Đánh giá hiệu quả cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện và các chi tiết miêu tả. 
  c.Kết đoạn: Nêu khái quát đều em tâm đắc về bài thơ ( trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên) 
I. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 
 II. Các bước tiến hành 
1. Trước khi viết 
2. Viết bài 
Tiết 26+27+28: VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ 
 TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
Khi viết bài các em cần lưu ý: 
+ Bám sát dàn ý để viết đoạn 
+ Lựa chọn từ ngữ để diễn đạt cảm xúc của em về nội dung bài thơ cũng như những từ ngữ, hình ảnh biện pháp tu từ độc đáo nhất.  
 +Trình bày đúng hình thức của đoạn văn: viết lùi đầu dòng từ đầu tiên của đoạn văn và chữ cái đầu tiên của từ đó phải viết hoa; kết thúc đoạn văn có dấu chấm câu. Các câu trong đoạn tập trung vào chủ đề chung, giữa các câu có dùng từ ngữ liên kết. 
+ Đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu. 
I. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 
 II. Các bước tiến hành 
1. Trước khi viết 
2. Viết bài 
3. Chỉnh sửa bài viết: 
Tiết 26+27+28: VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ 
 TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
- Kiểm tra bài viết của em theo những yêu cầu sau: 
 + Giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm nhận chung của người viết. 
+ Nêu được cảm xúc và ý kiến đánh giá về nét đặc sắc của bài thơ có sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả. 
- Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt: dùng từ, đặt câu, sử dụng từ ngữ liên kết. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG 
Tiết 26+27+28: VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ 
TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng của Ta-go. 
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO 	 
	Văn học luôn đầy ắp tình thương. Nhiệm vụ của nó là ca ngợi những tình cảm ngọt ngào, thiêng liêng ấy. Tình mẫu tử là một trong những chủ đề không bao giờ vơi cạn của thi ca. Và ngoài kia - nơi cuộc sống thường nhật có biết bao điều mới lạ, cám dỗ đời thường ... Nhưng bài thơ Mây và sóng của tác giả Ta - go đã làm thức tỉnh biết bao người khi nghĩ về mẹ với thi pháp độc đáo Thi phẩm đã ca ngợi tình cảm của đứa con dành cho mẹ mẹ. Sức gợi cảm của bài thơ không chỉ là nghệ thuật đặc sắc mà còn là chiều sâu ý nghĩa của một vẻ đẹp chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người. Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng đan xen vào lời thủ thỉ với mẹ hiền. Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng, hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định, ngợi ca tình yêu của mẹ đối với tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt. Từ chối niềm vui riêng của mình để vui cùng mẹ là cả một quá 
trình diễn biến tâm lý sinh mẹ là cả một quá trình diễn biến tâm lý sinh động và thú vị. Bằng trí thông minh và trái tim yêu thương, em bé tự tạo ra những niềm vui cho mình, đặc biệt là cho cả hai mẹ con. Em hiểu sâu sắc rằng niềm vui của mình chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên và ngược lại. Hai mẹ con không chỉ chơi với mây và sóng mà chính họ đã hóa thân vào mây và sóng: 
 Con là mây và mẹ đã là trăng 
 Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ 
Đây không còn là những trò chơi bình thường nữa mà là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn, không bao giờ nhàm chán. Bởi lẽ trong đó là hình ảnh đẹp tuyệt vời của hai mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả. Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kỳ diệu. Niềm vui đó như được ủ kín, như của chỉ riêng hai mẹ con mà người ngoài không 
ai tìm được. Niềm vui đó như được ủ kín, như của chỉ riêng hai mẹ con mà người ngoài không ai tìm được. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào . Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hòa vào vũ trụ và cuộc sống xung quanh. Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi khôn lường. Qua câu chuyện thần tiên giản dị đó, bài thơ còn gửi gắm nhiều suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống. Cũng như dưới những trò chơi trên mây dưới sóng, cuộc sống có nhiều cám dỗ mà mỗi người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh của tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẫu tử là một trong những chỗ dựa vững chắc, ấm áp nhất của con người, là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Cũng như em bé đã hướng lòng mình vào sự vĩnh cửu của tình mẫu tử, bài thơ đã thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tim mơ mộng của con người. 
 HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI Ở NHÀ 
Học bài, nắm chắc cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. 
 Viết hoàn chỉnh đoạn văn vào vở bài tập. 
 Chuẩn bị tiết sau: Nói và nghe: T rình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình . 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.pptx