Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Điểm tựa tinh thần - Năm học 2022-2023

Tiết 73+74: Văn bản 1: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

 - Thạch Lam -

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm truyện.

- Nhận biết và phân tích những đặc điểm nổi bật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.

- Nêu được bài học về ý nghĩ và cách ứng xử của cá nhân được gợi ra từ văn bản

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

3. Về phẩm chất

- Biết sống yêu thương, nhân ái, quan tâm đến mọi người; cư xử đúng mực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về

b. Nội dung hoạt động: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

?Dựa vào nhan đề, em dự đoán xem văn bản viết về điều gì?

?Hãy kể một sự giúp đỡ mà em đã từng dành cho ai đó, hoặc em đã từng được đón nhận ?

 

doc 26 trang Khánh Đăng 27/12/2023 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Điểm tựa tinh thần - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Điểm tựa tinh thần - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Điểm tựa tinh thần - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 24/12/2022 Ngày dạy: 03/01/2022
TUẦN 18 BÀI 6: 
ĐIỂM TỰA TINH THẦN
Tiết 73+74: Văn bản 1: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
 - Thạch Lam -
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm truyện.
- Nhận biết và phân tích những đặc điểm nổi bật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
- Nêu được bài học về ý nghĩ và cách ứng xử của cá nhân được gợi ra từ văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
3. Về phẩm chất
- Biết sống yêu thương, nhân ái, quan tâm đến mọi người; cư xử đúng mực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về 
b. Nội dung hoạt động: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
?Dựa vào nhan đề, em dự đoán xem văn bản viết về điều gì?
?Hãy kể một sự giúp đỡ mà em đã từng dành cho ai đó, hoặc em đã từng được đón nhận ?
- GV tổng hợp, giới thiệu bài.
 Trong cuộc sống tình yêu thương và chia sẻ là điều vô cùng quý giá. Như cây cần ánh sáng, con người cần tình yêu thương để nuôi dưỡng tâm hồn. Điều kì diệu nhất của tình yêu thương là càng chia sẻ lại càng giàu có; là cùng mang đến niềm vui và hạnh phúc cho cả người đón nhận và người trao tặng. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Viết về cái lạnh giá của đất trời đầu mùa song tình yêu thương của những nhân vật trong tác phẩm liệu có ấm áp trái tim bạn đọc hay không? Chúng ta cùng khám phá nhé!
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
I. Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện 
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về thể loại truyện : khái niệm, một số yếu tố hình thức (nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu; nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,).
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
 HĐ của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
-GV yêu cầu HS nhắc lại (ngắn gọn) thể loại truyện.(Vì HS đã học thể loại truyện ở HK1)
?Xác định các yếu tố cơ bản của truyện?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo sản phẩm 
- HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
I. Truyện.
Truyện là một loại tác phẩm văn học, sở dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,...
* Một số yếu tố của truyện.
- Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.
- Nhân vật: được miêu tả qua các phương diện:
+ Ngoại hình của nhân vật: hình dáng, nét mặt, trang phục.
+ Ngôn ngữ nhân vật: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.
+ Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật
II. Đọc, tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: 
- Năm được kiến thức khái quát về tác giả Thạch Lam
- HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích; nắm được những yếu tố chính của truyện: chi tiết, sự việc chính; ngôi kể, bố cục của văn bản
b. Nội dung hoạt động: 
- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
(1) HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu về tác giả Thạch Lam ở SGK trang 15. Từ đó, kết hợp với phần chuẩn bị bài, em hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Thạch Lam?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
GV quan sát, khích lệ HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Bước 4: Đánh giá, kết luận: 
(2) Đọc
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, nhẹ nhàng, tình cảm, chú ý từ ngữ miêu tả thiên nhiên và cảm xúc của nhân vật; phân biệt giọng đọc của các nhân vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
?Em hãy giải nghĩa các từ: vú già, đánh khăng, đánh đáo, vải buồm?
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
 GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
(3) Tìm hiểu một số yếu tố của truyện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
?Giới thiệu xuất xứ, thể loại, PTBĐ, ngôi kể)
?Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? nội dung từng phần
? Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Bước 4: Chuẩn kiến thức.
II. Đọc, tìm hiểu chung 
1. Tác giả: Thạch Lam
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh năm 1910, mất năm 1942
- Quê gốc Hà Nội, thuở nhỏ sống ở quê ngoại Hải Dương
- Ông là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn; phong cách viết văn bình dị, giàu cảm xúc và đậm chất thơ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Gió lạnh đầu mùa, Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Quê mẹ, Hà Nội ba mươi sáu phố phường...Các tác phẩm của ông ẩn chứa niềm tin yêu, trân trọng đối với thiên nhiên và con người.
2. Tác phẩm
a. Đọc, từ khó
b. Xuất xứ: là tác phẩm truyện ngắn được in trong tập Gió đầu mùa, năm 1937
c. Thể loại: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Ngôi kể: thứ ba
d. Cốt truyện
- Nhân vật: Sơn, chị Lan, cái Hiên, mẹ của Sơn, mẹ của Hiên, ...
- Sự việc
(1) Những cơn gió lạnh đầu màu thổi đến phố chợ
(2) Chị Lan và Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền. Hai chị em Sơn ra xóm chợ chơi và thấy những người bạn nghèo mặc những bộ quần áo bạc màu, nhiều chỗ vá. Đặc biệt là em Hiên chỉ có mang áo rách tả tơi, co ro chịu rét.
(3) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, chị Lan và Sơn quyết định về nhà lấy chiếc áo bông của em Duyên (đứa em xấu số) đem cho Hiên.
(4) Chuyện cho áo đến tai người thân, lo sợ bị mẹ mắng, hai chị em đi tìm Hiên đòi áo.
(5) Mẹ Hiên sang nhà Sơn trả lại áo bông.
(6) Biết hoàn cảnh của gia đình Hiên, mẹ Sơn cho mẹ Hiên mượn tiền may áo mới cho con.
e. Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “hai hàm răng đập vào nhau”: Hình ảnh những đứa trẻ ở phố huyện nghèo.
+ Phần 2 Tiếp đến “trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui”: Sơn và chị quyết định tặng áo cho Hiên
+ Phần 3: Còn lại: Cách cư xử của hai người mẹ.
(Tiết 2)
III. Đọc- hiểu văn bản 
 a. Mục tiêu: 
- Nhận biết những về ngoại hình, lời nói, ý nghĩ của nhân vật Sơn và chị Lan;
- Hiểu và cảm nhận được một số chi tiết tiêu biểu: ý nghĩ của Sơn về hoàn cảnh của Hiên, hành động tặng áo
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm theo bàn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
NV1: Hoàn cảnh của những đứa trẻ
-Hình thức cá nhân.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
?Sơn được mọi người trong gia đình săn sóc như thế nào? Nhận xét về cuộc sống của gia đình Sơn lúc đó ?
? Dưới sự quan sát, cảm nhận của Sơn, hình ảnh những người bạn xóm chợ của em hiện lên như thế nào khi mùa đông đến (cách ăn mặc, bộ dạng, thái độ)? Đặc biệt, người bạn nhỏ nào được chú ý hơn cả, vì sao?
? Điều đó cho thấy sự khác biệt như thế nào giữa cuộc sống của chị em Sơn và các bạn của mình? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+Tổ chức cho HS suy nghĩ, tìm kiếm thông tin trong SGK.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
(b) Thái độ, hành động của chị em Sơn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 (1) Chị em Sơn có thái độ, hành động như thế nào với các bạn nhỏ của mình, đặc biệt với Hiên? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
(2) Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật ?
 (3) Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Hành động ấy góp phần thể hiện tình cách gì của Sơn và chị Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì đối với Hiên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Làm việc cá nhân 3 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 3 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục b
(c.) Thái độ và hành động của chị em Sơn sau khi vú già biết chuyện cho áo bạn:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
? Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày nội dung đã nghĩ
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
1. Nhân vật Sơn và chị Lan
a. Cuộc sống của những đứa trẻ:
* Sơn và chị Lan: 
+ Hành động săn sóc của mẹ 
+ Chị Lan lấy áo cho em áo ấm; 
+ Trang phục: áo dạ đỏ lẫn áo vệ sinh, áo vải thâm bân ngoài.
=> Gia đình Sơn thuộc tầng lớp trung lưu, khá giả
 * Những đứa trẻ xóm chợ :
+ Ăn mặc: không khác gì mọi ngày, những bộ quần áo nâu đã vá nhiều chỗ.
+ Ngoại hình: Môi chúng tím tái, da thịt thâm đi, người run lên, hàm răng va đập vào nhau.
+ Thái độ khi thấy chị em Sơn: vui mừng, nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.
*Cái Hiên: đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên “co ro đứng bên cột quán”, chỉ mặc có “manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay”
=>Sự đối lập hoàn toàn giữa chị em Sơn và bọn trẻ xóm chợ. Trong khi chị em Sơn sống trong gia đình sung túc, được mặc ấm, mặc đẹp thì bọn trẻ con nhà nghèo ăn mặc rách rưới, thiếu thốn đáng thương. 
b. Thái độ, hành động của chị em Sơn 
- Thái độ: vẫn thân mật chơi đùa, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn 
+ Với Hiên, chị Lan dơ tay vẫy một con bé từ nãy vẫn đứng dựa vào cột: “Sao không lại đây Hiên, lại đây chơi với tôi.”
 + Chị Lan hỏi “sao áo Hiên rách thế, áo lành đâu sao không mặc”
- Ý nghĩ : nghe cái Hiên “bịu xịu” nói với chị Lan là “hết áo rồi, chỉ còn cái áo này”, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra “mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa”. 
- Cảm xúc “động lòng thương” bạn và một “ý nghĩ tốt thoảng qua” Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về.
=> Sơn và chị Lan đều là những đứa sống giàu t́ình thương, trong sáng, đáng yêu, giàu lòng trắc ẩn.
- Hành động của Sơn và chị Lan: mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. 
=> Ý nghĩa ... c 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giao tiếp là gì ? Thế nào là văn bản ?Lấy ví dụ về một số văn bản em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-Yêu cầu HS đọc từ “Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi...lắc đầu thấy ghét” (trang 14, SGK). Cho biết 
-Có bao nhiêu đoạn văn ?Vì sao em biết -Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
- Đoạn văn là gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
2. Đặc điểm chức năng của văn bản và đoạn văn
a. Văn bản
- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt và tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ 
- Văn bản :
+ là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, 
+ thường là tập hợp của các câu, các đoạn, 
+ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức,
+ có tính liên kết chặt chẽ, nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.
Ví dụ: Văn bản: Sự tích hồ Gươm, Gió lạnh đầu mùa...
b. Đoạn văn.
* Ví dụ: “Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi...lắc đầu thấy ghét” /trang 14, SGK có 2 đoạn văn:
+ Đoạn 1: “Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi” đến “bằng cách đó”: Giới thiệu về Lợi, người bạn tuối thơ.
Đoạn 2: Từ “Vậy mà một hôm tình cờ” đến “lắc đầu thấy ghét”: Kể về việc Lợi rất con dế lửa của mình.
* Kết luận: 
- Chức năng: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp để tạo nên văn bản, thường là do nhiều câu văn tạo thành và có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm:
+ Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.
+ Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu để ngắt đoạn
+ Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề.
(Tiết 2)
Hoạt động 3: Thực hành tiếng Việt
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học 
b. Nội dung hoạt động: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
 HĐ của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
*Thực hành về dấu ngoặc kép
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
-Theo dõi SGK trang 18, hoàn thành nhanh bài tập 1.
a) Tìm từ đặt trong ngoặc kép
b) Xác định nghĩa thông thường .
c) Nghĩa theo dụng ý của tác giả
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung.
Bài tập 2/ tr 19:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
-Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dâu ngoặc kép trong câu ấy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận, nhận định:
II.Thực hành
1. Bài tập 1
Từ ngữ trong ngoặc kép
Nghĩa thông thường
Nghĩa theo dụng ý của tác giả
Thảm thiết
Thê thảm, thống thiết.
Trớ trêu (tình huống của nhân vật)
Làm giàu
Làm cho trở nên giàu có, nhiều của cải, tiền bạc.
Tích lũy những viên bi (hành động của nhân vật Lợi)
Võ đài
Đài đấu võ.
Tổ chức chọi dế
Cao thủ
Người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác.
Một chú dế thiện chiến
Ra giang hồ
Gia nhập vào giang hồ- thế giới võ hiệp nơi các anh hùng, võ hiệp hành tẩu
Sự xuất hiện của dế lủa trong trò chơi trọi dế của bọn trẻ con.
Trả thù
Làm cho người đã gây hại cho mình chịu điều xứng đáng với điều người đó đã gây ra.
Nghịch ngợm (hành động của bọn trẻ con)
Cử hành tang lễ
Tổ chức tang lễ cho người đã mất.
Chôn cất dế.
Bài tập 2/ tr 19:
Đặt câu có dấu ngoặc kép: 
-Các bạn ồ lên thích thú thì ra Lan là một "danh ca" chính hiệu.
Tác dụng dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh từ danh ca được dùng với ý nghĩa đặc biệt là chỉ người hát rất hay, hát hay như ca sĩ.
*Thực hành bài tập 2, 3 về nhận biết từ láy và tác dụng của từ láy:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nhóm 1, 2: Bài tập 4
- Nhóm 3, 4: Bài tập 5
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
Bài tập 4/ tr 19 
-Văn bản Con gái của mẹ có hai đoạn: một đoạn nói về tình cảm của mẹ dành cho con, đoạn còn lại nói về tình yêu thương Lam Anh dành cho mẹ.
Bài tập 5/ tr 19 
Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a) Câu chủ đề là: bài ca có thể là lời của cô gái (câu văn mang nôi dung khái quát của cả đoạn văn, thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn)
b) Không có câu chủ đề.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập, củng cố kiến thức 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
 HĐ của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
Hình thức: Làm việc cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
-Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150- 200 chữ) kể một kỉ niệm với một người bạn thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đó sử dụng dấu ngoặc kép.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:suy nghĩ, viết đoạn văn
- Giáo viên: quan sát, khuyến khích, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Bước 4. Đánh giá kết quả
Lưu ý:GV giao cho HS về nhà hoàn chỉnh sau.
 Bài tập 6: 
Đoạn văn của HS cần đảm bảo các yêu cầu: 
- Dung lượng đoạn văn từ 150- 200 chữ; đảm bảo hình thức đoạn văn.
- Nội dung của đoạn văn: .
+ Kiểu bài: văn tự sự
+ Chủ đề: kể một kỉ niệm với người bạn thân, em xem là điểm tựa tinh thần của mình.
+ Kỉ niệm gì? Diễn ra ở đâu? Khi nào? Trong kỉ niệm đó, bạn em đã có ành động, ý nghĩ, tâm trạng gì? Điều đó đã tác động đến em như thế nào?
* Hướng dẫn về nhà
- HS hoàn thiện các bài tập phần Thực hành Tiếng Việt.
- Soạn: Nói và nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác
***********************************
Ngày soạn: 10/01/2022 Ngày dạy: 15/01/2022
Tiết 80+81: NÓI VÀ NGHE
TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức:
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác (dưới hình thức nói và nghe)
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
3. Phẩm chất
- Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.
- Biết lắng nghe, hợp tác nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV, KHBD
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em đã từng tóm tắt lại nội dung một cuộc nói chuyện, một cuộc họp hoặc một bài văn hay chưa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói và nghe về chủ đề Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
- Ghi lên bảng.
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành:
Tình huống: Trong cuộc họp lớp thảo luận nội dung tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, có nhiều ý kiến trao đổi về các bài viết cho tập san.
*Trong vai trò người nói:
+ Đề xuất ý tưởng thiết kết làm tập san dưới dạng quyển.
+ Đề xuất ý kiến nội dung nên phong phú như có bài nhạc viết tay chủ điểm thầy cô,....
+ Đề xuất ý kiến hình ảnh có thể dùng ảnh chụp của tập thể lớp với thầy cô để tạo cảm giác gần gũi.
+ Đề xuất lớp có thể chuẩn bị tiết mục văn nghệ để tặng các thầy cô.
*Trong vai trò người nghe:
Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.
- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.
- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:
+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.
+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.
- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.
Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.
- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).
- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.
Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói, tóm tắt.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện việc ghi chép: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2. Thực hành:
Tiết 2
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày, phần tóm tắt.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
PHIẾU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
Nhóm:..
 Mức độ
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
Tốt
1. Nội dung tóm tắt căn cứ vào ý kiến người phát biểu.
Nội dung rời rạc, không đúng với ý kiến người nói.
Nội dung tương đối phù hợp với ý kiến người nói.
Nội dung phù hợp với ý kiến người nói, bám sát sự trình bình của người nói.
2. Tóm lược được các ý chính.
Không tóm lược được ý chính
Có vài ý chính, không lan man.
Đầy đủ ý chính.
3. Trình bày rõ ràng, sạch , đẹp.
Cẩu thả trong trình bày.
Tương đối cẩn thận với việc trình bày.
Trình bày sạch đẹp.
4. Có sự quan sát người trình bày.
Không chú ý.
Về cơ bản có sự quan sát.
Quan sát tốt người trình bày.
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày và phần tóm tắt của bạn theo phiếu đánh giá.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV điều phối:
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;
+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
- >Ghi lên bảng.
3. Thảo luận nhóm
Hoạt động: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói, luyện tóm tắt nội dung.
b. Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, thực hành nói và nghe lại.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu : Viết biên bản sinh hoạt lớp cuối tuần.
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, viết, Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs báo báo kết quả
- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_6_diem_tua_tinh_tha.doc