Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.

I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:

1. Đọc

- Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.

- Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi).

- Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng ” (Bùi Mạnh Nhị).

- Thực hành Tiếng Việt.

 - Hoa bìm (Nguyễn Đức Mậu)

2. Viết.

- Làm một bài thơ lục bát.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

 3. Nói và nghe.

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

4. Ôn tập.

II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 14 tiết – KHGD

1. Đọc và thực hành tiếng Việt (7 tiết)

2. Viết (4 tiết)

3. Nói và nghe (2 tiết)

4. Ôn tập (1 tiết)

B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát: tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản;

- Qua các văn bản, rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân.

- Biết cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

 

docx 57 trang Khánh Đăng 27/12/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương
BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
1. Đọc
- Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
- Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi).
- Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” (Bùi Mạnh Nhị).
- Thực hành Tiếng Việt.
 - Hoa bìm (Nguyễn Đức Mậu)
2. Viết.
- Làm một bài thơ lục bát.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
 3. Nói và nghe.
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.	
4. Ôn tập.
II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 14 tiết – KHGD
1. Đọc và thực hành tiếng Việt (7 tiết)
2. Viết (4 tiết)
3. Nói và nghe (2 tiết)
4. Ôn tập (1 tiết)
B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát: tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản; 
- Qua các văn bản, rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân.
- Biết cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
2. Bảng mô tả năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh.
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
Nêu được ấn tượng chung về các bài ca dao, bài thơ lục bát: cảm xúc, chủ đề, thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp 
Đ1
2
 Nêu được ý nghĩa của bài thơ, hiểu được cảm xúc của tác giả qua các bài ca dao, bài thơ lục bát; thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
Đ2
3
 Nhận xét được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3
4
Nhận xét được giá trị của các bài thơ. Bước đầu biết so sánh nội dung của các bài để tìm ra điểm tương đồng và nét riêng từng bài.
Đ4
5
 Có khả năng lựa chọn những từ ngữ cho phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
Đ5
6
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao, bài thơ lục bát vừa tìm hiểu.
N1
7
 Có khả năng sáng tác một bài thơ lục bát (có thể là lục bát biến thể).
V1
8
Có khả năng tạo lập một văn bản biểu cảm: cảm nhận của cá nhân về một bài ca dao, một bài thơ thơ lục bát.
V2
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
- Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực cá nhân).
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NHÂN ÁI
11
- Yêu quê hương, đất nước
- Có thái độ yêu mến, trân trọng nền văn học Việt Nam, trong đó có thơ lục bát.
- Luôn có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị lớn lao của văn học dân tộc.
TN
NA
YN
Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA:
 - Đ: Đọc (1,2,3,4,5: Mức độ).
 - N: Nghe – nói (1,2: mức độ)
 - V: Viết (1,2: mức độ)
 - GT-HT: Giao tiếp – hợp tác. 
 - GQVĐ: Giải quyết vấn đề.
 - TN: trách nhiệm.
 - NA: Nhân ái.
 - YN: Yêu nước.
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
-  Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
- Phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1
 (Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương)
Bài ca dao
Từ ngữ, hình ảnh độc đáo
Giải thích
1
2
3
4
Phiếu học tập số 2
(Văn bản Việt Nam quê hương ta)
a.
Xác định
Tác dụng
Những hình ảnh tiêu biểu
..
..
Biện pháp tu từ
..
b.
Vẻ đẹp của con người Việt Nam
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện
Tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh ấy
Vẻ đẹp thứ nhất
Vẻ đẹp thứ hai
Vẻ đẹp thứ ba
.
2. Học sinh.
- Đọc văn bản theo hướng dẫn Chuẩn bị đọc trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK
 3. Bảng tham chiếu các mức độ cần đạt.
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
- Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
- Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi).
- Hoa bìm (Nguyễn Đức Mậu)
- Nắm được thông tin về văn bản
- Nắm được đề tài, chủ đề của các bài ca dao, bài thơ thơ lục bát.
- Tìm được những hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của quê hương trong các bài ca dao, bài thơ lục bát.
Nhận xét được những hình ảnh, những câu ca dao biểu thị vẻ đẹp của quê hương.
- Nêu được nội dung, ý nghĩa của các bài thơ. 
- Vận dụng hiểu biết về nội dung của các bài ca dao, bài thơ để phân tích, cảm nhận nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao, bài thơ lục bát.
- Cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh, các biện pháp tu từ.trong 4 bài thơ lục bát, bài thơ của Nguyễn Đình Thi.
 - Trình bày cảm nhận của bản thân về giá trị của các bài ca dao, bài thơ viết về vẻ đẹp quê hương.
 -Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” (Bùi Mạnh Nhi).
Chỉ ra được những hình ảnh đặc sắc của quê hương được khắc họa qua bài ca dao mà tác giả Bùi Mạnh Nhị đã phân tích.
Chỉ ra được những nét độc đáo của bài ca dao mà tác giả bài viết đề cập đến.
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của một số chi tiết tiêu biểu trong văn bản thể hiện cảm xúc của tác giả.
Cảm nhận, đánh giá, kiến giải về một trong những vấn đề tác giả đưa ra trong bài viết.
-Thực hành tiếng Việt.
- Viết.
- Nắm được đặc điểm thơ lục bát
Chỉ ra đặc điểm của thơ lục bát trong các ví dụ
Làm thơ lục bát: số tiếng, số câu, thanh điệu, vần.
Hoàn chỉnh một bài thơ lục bát có nội dung, cảm xúc và đúng luật.
D. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC.
1. Câu hỏi: Hiểu biết về thơ lục bát: số từ trong câu, cách gieo vần, ngắt nhịp
2. Bài tập : - Vẽ tranh
- Sơ đồ tư duy về bài học (hoặc 1 vấn đề trong bài học).
3. Rubric: 
 Mức độ
 Tiêu chí
 Mức 1
 Mức 2
 Mức 3
Thiết kế sơ đồ tư duy về các văn bản vừa học
Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung
Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.
 Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.
E. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
 Kết nối – tạo tâm thế tích cực.
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thơ lục bát.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
-Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
- Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức 
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1,GT-HT,GQVĐ
I.Tìm hiểu chung về thơ lục bát.
 II. Đọc hiểu văn bản.
- Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
- Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi).
- Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” (Bùi Mạnh Nhị).
-Hoa bìm (Nguyễn Đức Mậu)
III.Đọc mở rộng theo thể loại: Hoa bìm
IV.Thực hành Tiếng Việt.
V.Viết: làm một bài thơ lục bát
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; 
Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập 
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng 
N1, V1, V2, GQVĐ
Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
HĐ mở rộng
 Mở rộng
Tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn.
Dạy học hợp tác, thuyết trình;
- Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
- GV và HS đánh giá
G. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
b. Nội dung hoạt động: Một trong các nội dung sau:
- Đưa các đoạn ca dao, đoạn thơ lục bát về đúng cột Văn học dân gian hoặc Văn học viết. Tìm điểm chung giữa các văn bản về nội dung và hình thức.
- Kể tên các thể thơ mà HS đã biết.
- Quan sát các bức tranh, ảnh về quê hương và nêu cảm nhận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
 1. Cách 1:
- GV giao nhiệm vụ: Em hãy quan sát các đoạn văn bản sau và cho biết đoạn văn bản ấy thuộc văn học dân gian hay văn học viết?. Tìm điểm chung giữa các văn bản về nội dung và hình thức.
- Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
- Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương mình rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
- Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
- Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
 Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
 - Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
 Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
- Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
 Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Các câu thơ trên giống nhau ở điểm nào?
* Sản phẩm:
Văn học dân gian
Văn học viết
- Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần,
- Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
 -Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
 Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
 (ca dao)
- Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương mình rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm (Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ).
 - Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
 Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
 (tác giả: Nguyễn Duy)
 - Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
 Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
 (Tác giả: Nguyễn Đình Huân)
 - Điểm giống nhau: Đều viết về vẻ đẹp quê hương và đều sử dụng thể thơ lục bát.
2. Cách 2:
- GV: Kể tên các thể thơ mà em biết?
- HS tham gia trả lời.
* Sản phẩm: Thơ lục bát, tự do, song thất lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ..
- Cách 3: Quan sát các bức tranh, ảnh và cho biết: 4 bức tranh, ảnh này giống nhau ở điểm gì? Nêu cảm nhận của bản thân.
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Đánh giá sản phẩm.
- Bước 4: Cho điểm hoặc thưởng quà.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay, họ đã sống gắn bó với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Đến với bài học hôm nay, chúng ta cùng thả hồn theo những vần thơ lục bát viết về quê hương để cùng lắng nghe và suy ngẫm.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
 ĐỌC
a.Mục tiêu: Đ1, Đ2Đ3Đ4GQVĐ 
- HS nắm được những nét cơ bản về thơ lục bát.
- Hiểu được vẻ đẹp nội dung và hình thức của các bài thơ lục bát.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập th ... u thập tư liệu.
2. Tìm ý và lập dàn ý.
a. Tìm ý
- Xác định cảm xúc mà bài thơ mang lại.
- Xác định chủ đề của bài thơ.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, biện pháp tu từcó trong bài thơ.
- Ghi nhanh những cụm từ thể hiện ý tưởng trên.
b. Lập dàn ý.
 Sắp xếp các ý theo trình tự cảm xúc thành một dàn ý gồm 3 phần:
 *Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.
* Thân đoạn:
Trình bày chi tiết cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
* Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
3. Viết đoạn văn.
4. Chỉnh sửa đoạn văn (tự đánh giá đoạn văn theo bảng dưới)
- Tự chỉnh sửa bằng cách bổ sung những chỗ còn thiếu hoặc chưa đúng.
- Tự đánh giá và rút kinh nghiệm.
 Bảng kiểm tra đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Các phần của đoạn văn
Nội dung kiểm tra
Đạt/
Chưa đạt
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
Mở đoạn
Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ.
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ.
Thân đoạn
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.
Kết đoạn
Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa bài thơ với bản thân.
Kết đoạn bằng một dấu câu dùng để ngắt đoạn.
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
 a. Mục tiêu: N1 (HS có khả năng trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát (dạng nói).
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân để hoàn thành tất cả các công đoạn của bài nói (biện pháp động não).
c. Sản phẩm: Bài nói (trình bày) của HS trước tập thể lớp với nội dung trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát. 
 d. Tổ chức thực hiện.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy đọc SGK trang 78, 79 và cho biết: Theo em có mấy bước thực hiện một bài trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát? Đó là những bước nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Nhận xét.
* Bước 4: Chuẩn kiến thức.
Cụ thể từng bước:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
 - Em định trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát nào? Bài thơ đó viết về đề tài gì? (Quê hương, đất nước, mái trường, tình bạn)
- Đối tượng mà em hướng tới khi trình bày là ai? (bố mẹ, thầy cô, bạn bè).
- Mục đích bài trình bày là gì?
- Em chọn không gian nào để trình bày? (lớp học hay sân khấu).
- Thời gian trình bày vào lúc nào? (trong tiết học chính khóa hay ngoại khóa về thơ lục bát).
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (HS tự trả lời các câu hỏi trên, không cần báo cáo).
Bước 2, 3: GV chủ động hướng dẫn HS thực hiện.
Chọn một trong hai cách luyện tập.
Lưu ý: Bài trình bày phải:
- Giới thiệu rõ tên bài thơ lục bát.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc àm bài thơ đã gợi ra cho mình.
- Lấy những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ làm minh chứng điều mình nói.
- Lựa chọn, điều chỉnh những từ ngữ, câu văn biểu thị cảm xúc một cách hiệu quả nhất (phù hợp với văn nói).
- Điều chỉnh cung bậc của âm thanh, giọng nói cho phù hợp với từng cung bậc cảm xúc.
- Sử dụng cách xưng hô, ngữ điệu cho phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung bài nói (trình bày).
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc về bài thơ: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ nhưng phải chân thật và phù hợp.
- Tương tác cùng người nghe.
I. Các bước thực hiện.
4 bước:
-Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.
-Tìm ý và lập dàn ý.
- Luyện tập và trình bày.
- Trao đổi, đánh giá.
Cụ thể từng bước:
 *Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.
Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý.
- Sử dụng cá ý đã có sẵn trong bài viết (đoạn văn) đã viết.
- Gạch ra những ý cơ bản cần trình bày dưới dạng gạch đầu dòng hoặc bôi đen những cụm từ chính.
Bước 3. Luyện tập 
- Tự mình tập luyện, tự trình bày (có thể đứng trước gương, ghi âm lại để tự rút kinh nghiệm).
- Trình bày trước một bạn hoặc một nhóm để nhờ họ góp ý.
4. Bước 4: Trao đổi, đánh giá.
- Mình nói (trình bày) cho người khác nghe thì tiếp thu những góp ý từ phía người nghe để tự rút kinh nghiệm.
- Nếu trong vai trò người nghe, hãy đưa ra những ưu điểm trong cách trình bày và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục.
- Sử dụng bảng đánh giá để tự đánh giá và điều chỉnh bài nói của mình (Bảng dưới)
II.Trình bày chính thức.
Bảng kiểm tra kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nội dung kiểm tra
Đạt/
Chưa đạt
Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc.
Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ.
Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ.
Dùng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói.
Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ phi vật thể) và giọng nói phù hợp để góp phần thể hiện nội dung nói).
ÔN TẬP
Thời lượng: 1 tiết
a. Mục tiêu: HS biết tổng hợp kiến thức đã học của bài học theo các dạng câu hỏi của từng nội dung bài học.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, bài tập, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân, của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bài 1 –SGK trang 79
 Tổ chức thảo luận theo nhóm bàn.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy tóm tắt nội dung của các văn bản sau và xác định thể loại của chúng bằng cách điền vào bảng:
Văn bản
Nội dung
Thể loại
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
Việt Nam quê hương ta
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và đại diện nhóm báo cáo sản phẩm (nếu được GV yêu cầu)
* Bước 3: Nhận xét và nhận xét chéo.
* Bước 4: Chuẩn kiến thức.
Dự kiến sản phẩm:
Văn bản
Nội dung
Thể loại
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng.
 Ca dao
Việt Nam quê hương ta
Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.
 Thơ lục bát
Bài 2 – SGK trang 80
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau:	
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa 
Lướt qua lướt lại như là bướm bay.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và đại diện nhóm báo cáo sản phẩm (nếu được GV yêu cầu)
* Bước 3: Nhận xét và nhận xét chéo.
* Bước 4: Chuẩn kiến thức: Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ là:
- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần) . Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa- hoa -là). Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.
- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nập trên dòng sông Tô.
- Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.
Bài 3 – SGK trang 80
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát.
Phương diện
Đặc điểm
 Hình thức
Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng.
 Nội dung
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
* Bước 3: Nhận xét sản phẩm.
* Bước 4: Chuẩn kiến thức: Đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát
Phương diện
Đặc điểm
Hình thức
Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng.
Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
Nội dung
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.
Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.
Bài 4 – SGK trang 80
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Nhận xét sản phẩm.
* Bước 4: Chuẩn kiến thức: Hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về bài thơ lục bát đã học:
- Thứ nhất: trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì? người đọc, người nghe là những ai? Điều đó giúp định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.
- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.
Bài 5 – SGK trang 80
 * Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, viết thành một đoạn văn.
* Bước 3. GV mời 1, 2 HS trình bày đoạn văn trước lớp
* Bước 4. Nhận xét phần trình bày.
 Gợi ý:
Với mỗi người, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí khác nhau; chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn.
Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.
Để quê hương ngày càng đẹp hơn, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CHO CẢ CHỦ ĐỀ
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
 d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1.GV giao nhiệm vụ: 
 + Nhiệm vụ 1: Trong cá văn bản viết về về quê hương vừa học, em thích nhất bài nào?Vì sao? 
 + Nhiệm vụ 2: - Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của quê hương.
 - Vẽ tranh về quê hương yêu dấu của mình.
 - Thiết kế sơ đồ tư duy bài học theo ý hiểu của mình
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ 2 có thể báo cáo sản phẩm vào tiết học sau)
- Bước 3. Nhận xét, đánh giá sản phẩm, khen ngợi....
 - Bước 4. Chuẩn kiến thức.
 ÔN TẬP
Nhiệm vụ về nhà: 
Học thuộc những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương và Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm xúc về sự phát triển của quê hương em.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_3_ve_dep_que_huong.docx