Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên

A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.

I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:

1. Đọc và thực hành tiếng Việt:

- Đọc – hiểu các văn bản: Lao xao ngày hè (Duy Khán), Thương nhớ bầy ong (Huy Cận).

- Đọc kết nối chủ điểm: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa)

 - Đọc mở rộng theo thể loại: Những năm ở tiểu học (Nguyễn Hiến Lê).

 - Thực hành Tiếng Việt: biện pháp tu từ.

2. Viết:

 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

3. Nói và nghe.

Trình bày về một cảnh sinh hoạt.

4. Ôn tập

II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 13 tiết

1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết

2. Viết: 3 tiết

3. Nói và nghe: 1 tiết

4. Ôn tập: 1 tiết

B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Kiến thức chung kí và hồi kí: mục đích, nội dung, người kể chuyện ngôi thứ nhất, hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí

- Nắm được kiến thức về biện pháp tư từ: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh

- Cách viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

- Cách trình bày một cảnh sinh hoạt.

 

docx 54 trang Khánh Đăng 27/12/2023 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên

Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên
Bài 5:
Chủ đề: TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN
A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 
- Đọc – hiểu các văn bản: Lao xao ngày hè (Duy Khán), Thương nhớ bầy ong (Huy Cận).
- Đọc kết nối chủ điểm: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa)
 - Đọc mở rộng theo thể loại: Những năm ở tiểu học (Nguyễn Hiến Lê).
 - Thực hành Tiếng Việt: biện pháp tu từ.
2. Viết:
 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt 
3. Nói và nghe.
Trình bày về một cảnh sinh hoạt.
4. Ôn tập
II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 13 tiết
1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết
2. Viết: 3 tiết
3. Nói và nghe: 1 tiết
4. Ôn tập: 1 tiết
B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Kiến thức chung kí và hồi kí: mục đích, nội dung, người kể chuyện ngôi thứ nhất, hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí
- Nắm được kiến thức về biện pháp tư từ: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh
- Cách viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Cách trình bày một cảnh sinh hoạt.
2. Bảng mô tả năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh:
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – viết- nói và nghe
1
Nhận biết được một số yếu tố hình thức nổi bật của một bài hồi kí (Người kể chuyện, giọng kể, trình tự thời gian)
Đ1
2
 Hiểu được hồi kí là lời của ai; nói về ai, về điều gì; nói bằng cách nào; cách nói ấy có gì độc đáo.
Đ2
3
Chỉ ra được cảm xúc, tình cảm của người viết và những tác động của chúng tới suy nghĩ và tình cảm của người đọc. 
Đ3
4
Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
Đ4
5
Bước đầu biết viết hồi kí (sự việc đơn giản của bản thân).
V1
6
Biết triển khai viết bài văn tả cảnh sinh hoạt theo quy trình, bố cục.
V2
7
Biết trình bày cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về đặc sắc nội dung và các hình thức nghệ thuật của các văn bản hồi kí trong sách giáo khoa.
N1
8
Biết kể lại một cảnh sinh hoạt bằng hình thức nói (trình bày)
N2
9
Nghe bạn trình bày và tóm tắt được nội dung trình bày của bạn.
N3
10
Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
N4
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
11
- Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra.
GT-HT
12
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực HS cấp THCS).
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI , TRÁCH NHIỆM 
13
- Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thế giới tự nhiên.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Yêu thương những người thân, trân trọng tình cảm gia đình; giữ gìn, nâng niu kỉ niệm tuổi thơ.
 - Luôn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức kết hợp hài hòa giữa việc học kiến thức văn hóa và rèn luyện kĩ năng sống.
NA
TN
Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA:
 - Đ: Đọc (1,2,3,4: Mức độ).
 - V: Viết (1, 2: mức độ)
 - N: Nghe – nói (1,2,3,4: mức độ)
 - GT-HT: Giao tiếp – hợp tác. 
 - GQVĐ: Giải quyết vấn đề.
 - TN: Trách nhiệm.
 - NA: Nhân ái
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
 - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
 - Thiết kế bài giảng điện tử.
 - Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
 +Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
 +Học liệu:Video clip, tranh ảnh, văn bản, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề
* Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 01.
Tìm hiểu văn bản: Lao xao ngày hè (Duy Khán)
 Phiếu thứ 1
Nhóm 1 + 2:
Thế giới tự nhiên ngày hè
Nhóm 3 + 4
 Tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi
(1).Tìm các hình ảnh, chi tiết thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.
(2).Ý nghĩa của bức tranh ngày hè?
(3).Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng để khắc hoạ vẻ đẹp bức tranh ngày hè.
(1) Cảm xúc của nhân vật tôi trước bức tranh ngày hè.
(2) Cách thể hiện (câu văn, giọng văn)
(3) Tình cảm đối với thiên nhiên, gia đình, quê hương?
 Phiếu thứ 2
Âm thanh, hình ảnh
Giác quan cảm nhận
VD:
 -Tiếng nước suối chảy “ào ào”.
- Thính giác.
 - Cây cối um tùm.
- Thị giác
PHIẾU HỌC TẬP 02: 
Tìm hiểu văn bản Thương nhớ bầy ong (Huy Cận)
Nhóm 1 + 2:
Cảm xúc của nhân vật tôi
Nhóm 3 + 4: 
Đặc điểm hồi kí qua văn bản
- Cách quan sát?
- Tâm trạng?
- Hình thức ghi chép?
- Cách kể chuyện?
- Người kể chuyện ngôi thứ?
 PHIẾU HỌC TẬP 03: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 Bài tập 1,2,3,4,5,6,7 trong Sách giáo khoa trang 121
Bài tập 1
Bài tập 2,3
Bài tập 4,5
Bài tập 6,7
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3 
Nhóm 4
 2. Học sinh.
- Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK.
- Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. 
 3. Bảng tham chiếu các mức độ cần đạt
Nội dung bài học
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Văn bản Lao xao ngày hè
2. Văn bản Thương nhớ bầy ong
3. Đọc kết nối chủ điểm: Văn bản: Đánh thức trầu.
- Đọc mở rộng theo thể loại: Những năm ở tiểu học
II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
IV. VIẾT
V. NÓI VÀ NGHE
- Nhận diện các dấu hiệu hình thức của hồi kí.
- Nắm được hồi kí viết về ai và về điều gì.
- Xác định được nhân vật người kể truyện trong hồi kí.
- Các biện pháp nghệ thuật sử dụng văn bản và tác dụng.
- Hiểu được khái niệm, chỉ ra và chỉ ra được phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong văn bản.
- Nhận xét được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Nhận xét được suy nghĩ, tình cảm của nhân vật người kể chuyện.
- Nhận xét được tác dụng của cách kể chuyện, biện pháp tu từ trong văn bản.
- Nhận xét được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong văn bản. (thực hành Tiếng Việt).
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật của các văn bản. 
- Nêu quan điểm / suy nghĩ riêng về nội dung, ý nghĩa của các văn bản.
- Rút ra những bài học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân (biết yêu thương, trân trọng cuộc sống tuổi thơ.)
Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
 - Tập viết hồi kí.
- Vẽ tranh minh hoạ nội dung của các văn bản.
- Nói trước lớp bài văn kể lại một cảnh sinh hoạt.
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về các chi tiết tiêu biểu trong văn bản.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một bài hồi kí trọn vẹn ngoài SGK.
D. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC.
1. Câu hỏi: Hiểu biết về hồi kí; biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ; các câu hỏi tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
2. Bài tập: Hồi kí của chính mình; bài viết, bài nói về cảnh sinh hoạt; tranh vẽ minh hoạ nội dung văn bản (kết hợp trong hoặc sau tiết học).
3. Rubric
 Mức độ
 Tiêu chí
 Mức 1
 Mức 2
 Mức 3
Hồi kí về tuổi thơ của mình (3 điểm)
Bài hồi kí còn mắc lỗi chính tả; chưa thể hiện rõ người cần viết và tình cảm của người viết
(1 điểm)
Bài hồi kí tương đối chuẩn về nội dung, thể hiện tương đối rõ người cần viết và tình cảm của người viết.
(2 điểm)
Bài hồi kí thể hiện xúc động về người cần viết và tình cảm của người viết.
(3 điểm)
Bài nói về cảnh sinh hoạt
(3 điểm)
Nội dung còn sơ sài; người nói chưa tự tin trong trình bày.
(1 điểm)
Nội dung kể tương đối chi tiết theo diễn biến/trình tự thời gian; người nói trình bày tương đối tốt.
(2 điểm)
Nội dung kể chi tiết theo diễn biến/trình tự thời gian; xúc động; người nói trình bày tự tin, có kết hợp ngôn ngữ cơ thể.
(3 điểm)
Vẽ tranh minh hoạ nội dung các văn bản vừa học 
(4 điểm)
 Các nét vẽ không đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc.
(2 điểm)
 Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú.
(3 điểm)
 Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn.
(4 điểm)
E. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
 Kết nối – tạo tâm thế tích cực.
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến hồi kí.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
- Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
- Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức 
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,N1,N2,N3,N4,
GT-HT,GQVĐ
I.Tìm hiểu chung về kí và hồi kí.
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Lao xao ngày hè (Duy Khán), 2.Thương nhớ bầy ong (Huy Cận).
3. Đánh thức trầu (Kết nối chủ điểm)
III. Thực hành Tiếng Việt về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
IV. Thực hành đọc – hiểu văn bản: Những năm ở tiểu học.
 V.Viết (Viết bài tả lại một cảnh sinh họat)
VI. Nói và nghe (Kể lại cảnh sinh hoạt)
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; 
Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá
- 
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập 
Đ3,Đ4,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não
- Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng 
N2, V1,GQVĐ
Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hướng dẫn tự học
Tự học
Giao nhiệm vụ, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn.
Tự học
- Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
- GV và HS đánh giá
G. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động: 
 Chọn một trong các cách sau:
- Cách 1: Trò chơi Nhanh như chớp
+ Chia lớp thành 4 đội 
+Yêu cầu: kể tên những tác phẩm viết về thiên nhiên mà em biết?
 Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều đáp án đúng lên bảng nhất sẽ thắng cuộc.
- Cách 2: Quan sát tranh ảnh và nêu điểm chung, nêu ấn tượng
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
- GV cho 4 đội cùng lên bản ghi ra những tác phẩm viết về thiên nhiên.
- Quan sát 4 bức tranh (ảnh) và yêu cầu tìm điểm chung giữa chúng rồi nêu ấn tượng khi quan sát 4 bức tranh đó. 
 - Bước 2: GV yêu cầu HS nêu suy nghĩ về ý nghĩa của những tác phẩm viết về thiên nhiên, ấn tượng khi xem các bức tranh ảnh về thiên nhiên, gia đình.
 - Bước 3: HS chia sẻ suy nghĩ.
 - Bước 4: GV nhận xét, khen ngợi.
GV dẫn dắt vào bài học mới: 
Thiên nhiên là cái nôi nuôi dưỡng cả đời sống vật chất lẫn tâm hồn con người. Mỗi người lớn lên đều gắn bó với thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên. Đặc biệt, là tuổi thơ của chúng ta.
Trong bài học hôm nay, các em sẽ cùng nhau tìm hiểu chủ đề Trò chuyện cùng thiên nhiên qua tìm hiểu các bài hồi kí, bài thơ viết về thiên nhiên, về gia đình trong sự gắn kết với thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Thao tác 1: Tìm hiểu chung về hồi kí và đặc điểm của hồi kí.
a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ.
Nắm được một số yếu tố nội dung và hình thức của thể kí và hồi kí.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về nội dung và đặc điểm hình thức của hồi kí.
 HS trả lời, hoạt động cá nhân.
 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được mộ ...  bật ở cự li gần:
+ Ý 1:
+ Ý 2:..
- Tả sự thay đổi của sự vật của bức tranh sinh hoạt trong thời gian, không gian.
+ Ý 1:
+ Ý 2:.
 * Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.
3. Viết bài.
Hoàn thiện bài viết của cá nhân.
4. Chỉnh sửa và chia sẻ
a. Chỉnh sửa: Theo bảng dưới (*)
b.Trao đổi sản phẩm để góp ý chỉnh sửa cho nhau.
c. Trình bày trước nhóm, trước lớp.
d. Rút kinh nghiệm về cách tả một cảnh sinh hoạt:
- Bài viết phải đủ bố cục 3 phần.
- Các phần phải có ý rõ ràng.
- Bài viết phải thể hiện cảm xúc chân thành của người viết.
 Bảng kiểm tra bài viết tả lại cảnh sinh hoạt (*)
Các phần của bài văn
Nội dung kiểm tra
Đạt/
Chưa đạt
Dùng ngôi xưng hô phù hợp trong khi quan sát, miêu tả.
Mở bài
Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra cảnh sinh hoạt
Thân bài
Tả bao quát cảnh sinh hoạt.
Tái hiện được các sự vật, đường nét, màu sắc, âm thanh cụ thể.
Kết hợp các giác quan khi quan sát và miêu tả.
Tả cảnh sinh hoạt theo trình tự.
Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc đối với con người, cuộc sống được miêu tả.
 Kết bài
Nêu được ấn tượng, tình cảm của người viết đối với cảnh sinh hoạt.
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY VỀ MỘT CẢNH SINH HOẠT
 a.Mục tiêu: N1 (HS có khả năng trình bày (kể) về một cảnh sinh hoạt mình đã quan sát hoặc tham dự.
b.Nội dung: HS làm việc cá nhân để hoàn thành tất cả các công đoạn của bài nói (biện pháp động não).
c. Sản phẩm: Bài nói (trình bày) của HS trước tập thể lớp với nội dung trình bày về một cảnh sinh hoạt. 
 d.Tổ chức thực hiện.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm.
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Theo em, việc trình bày một vấn đề có những tác dụng tích cực như thế nào?
* Bước 2. HS trả lời. 
* Bước 3. Nhận xét.
 * Bước 4. Chuẩn kiến thức.
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy đọc SGK và cho biết: Theo em có mấy bước thực hiện một bài trình bày về một cảnh sinh hoạt? Đó là những bước nào?
* Bước 2. HS trả lời. 
* Bước 3. Nhận xét.
* Bước 4. Chuẩn kiến thức.
Cụ thể từng bước:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
 - Em định trình bày cảnh sinh hoạt nào (đề tài) ? (WHAT)
- Đối tượng mà em hướng tới khi trình bày là ai? thầy cô, bạn bè. (WHO)
- Mục đích bài trình bày là gì? (WHY)
- Em chọn không gian nào để trình bày? (lớp học hay sân khấu) (WHERE)
- Thời gian trình bày vào lúc nào? (WHEN)
- Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến cảnh sinh hoạt mà mình sẽ trình bày (nếu có).
- Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ việc tham dự cảnh sinh hoạt đó.
- Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,...phù hợp để tác động đến người nghe.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (HS tự trả lời các câu hỏi trên, không cần báo cáo).
Bước 2 ,3: GV chủ động hướng dẫn HS thực hiện.
Chọn một trong hai cách luyện tập.
Lưu ý: Bài trình bày phải:
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc những vấn đề, nội dung.
- Lựa chọn, điều chỉnh những từ ngữ, câu văn biểu thị cảm xúc một cách hiệu quả nhất (phù hợp với văn nói).
- Điều chỉnh cung bậc của âm thanh, giọng nói cho phù hợp với từng cung bậc cảm xúc.
- Sử dụng cách xưng hô, ngữ điệu cho phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung bài nói (trình bày).
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc về nội dung bài nói: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ nhưng phải chân thật và phù hợp.
- Tương tác cùng người nghe.
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề .
- Hình thành kỹ năng nghe – nói – đọc 
- Hiểu biết hơn và rèn luyện tính logic
- Hỗ trợ kĩ năng giao tiếp.
- Học tập những bài học bổ ích.
- Gắn kết tình cảm giữa người nói và người nghe
II.Các bước thực hiện.
4 bước:
- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.
- Tìm ý và lập dàn ý.
- Luyện tập và trình bày.
- Trao đổi, đánh giá.
Cụ thể từng bước:
 1. Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.
Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý.
- Sử dụng các ý đã có sẵn trong bài viết đã viết. 
- Gạch ra những ý cơ bản cần trình bày dưới dạng gạch đầu dòng hoặc bôi đen những cụm từ chính.
Bước 3. Luyện tập 
+ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu cảnh sinh hoạt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
Gợi ý: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường................. Sau đây tôi xin trình bày về một cảnh sinh hoạt mà tôi đã từng tham gia.
 Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn đã bao giờ cùng bố mẹ ra đồng gặt lúa chưa?" (Có thể giao lưu với 1 bạn hỏi lí do, sự việc diễn ra như thế nào?). Bản thân tôi cũng đã từng tham gia với bó mẹ trên cánh đồng vàng rực, nặng trĩu bông. Đó là một buổi chiều...(Lời dẫn vào bài nói).
+ Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.
Ví dụ: Với bài tả cảnh gặt lúa cùng gia đình.
 Nêu lí do xuất hiện cùng bố mẹ trên cánh đồng thu hoạch ngày mùa.
 Trình bày diễn biến cảnh sinh hoạt. 
+ Kết thúc:
→Phát biểu suy nghĩ của mình về sự vất vả của những người nông dân, niềm vui khi được mùa..
→Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về ý nghĩa của việc tham gia cảnh sinh hoạt.
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nói:
Nội dung kiểm tra
Đạt/
chưa đạt
- Trình bày về một cảnh sinh hoạt
- Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc; những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;...
- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định.
- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe:
Nội dung kiểm tra
Đạt/
chưa đạt
- Nắm và hiểu được nội dung chính của bài trình bày.
-Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong kĩ năng trình bày.
-Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn trình bày.
4. Bước 4: Trao đổi, đánh giá.
- Mình nói (trình bày) cho người khác nghe và tiếp thu những góp ý từ phía người nghe để tự rút kinh nghiệm.
- Nếu trong vai trò người nghe, hãy đưa ra những ưu điểm trong cách trình bày và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục.
- Sử dụng bảng đánh giá để tự đánh giá và điều chỉnh bài nói của mình.
- Đánh giá, góp ý bài trình bày của bạn.
Bước 5. Trình bày chính thức.
Trình bày trước lớp
- GV lắng nghe, theo dõi và nhận xét, góp ý.
ÔN TẬP
a.Mục tiêu: Tổng hợp, GQVĐ, GT-HT
 (HS biết tổng hợp kiến thức đã học của bài học theo các dạng câu hỏi của từng nội dung bài học).
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, bài tập, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân, của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bài 1 –SGK 
 Tổ chức thảo luận theo nhóm bàn.
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và đại diện nhóm báo cáo sản phẩm (nếu được GV yêu cầu)
* Bước 3. Nhận xét và nhận xét chéo.
* Bước 4. Chuẩn kiến thức.
- Văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học là các văn bản hồi kí. 
- Dựa vào đặc điểm của thể loại như sau:
+ Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.
+ Truyện là những sự việc có thật diễn ra trong quá khứ gắn với thời thơ ấu của tác giả.
+ Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.
+ Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.
Bài 2 – SGK 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
* Bước 3: Nhận xét 
* Bước 4: Chuẩn kiến thức mục tóm tắt
Phiếu học tập: Hồi kí em yêu thích
Tên văn bản
Lí do yêu thích
Tóm tắt
..
..
Bài 3 – SGK 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
* Bước 3: Nhận xét sản phẩm.
* Bước 4: Chuẩn kiến thức: 
 Một số lưu ý khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt:
- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.
- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.
- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
- Đảm bảo cấu trúc: ba phần.
Bài 4 – SGK
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
* Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ: Em rút ra được những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
* Bước 3. GV mời 1, 2 HS trình bày .
* Bước 4. Nhận xét phần trình bày.
Những lưu ý khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát hoặc tham gia:
- Xác định  đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Tìm ý, lập dàn ý.
- Luyện tập và trình bày.
- Trao đổi và đánh giá.
- Chú ý kĩ năng trình bày, ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ hình thể, giọng điệu cho phù hợp và hấp dẫn người nghe.
Bài 5 - SGK 
HĐ của GV và HS
Gợi ý
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
* Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm. Trong khi nói, cố gắng sử dụng biện pháp tu từ phù hợp.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, lập dàn ý.
* Bước 3. GV mời 1, 2 HS trình bày dàn ý.
* Bước 4. Nhận xét phần trình bày.
Mở bài: Giới thiệu mùa khiến em yêu thích nhất trong năm là mùa hè
Thân bài:
- Hè đến sẽ được nghỉ ngơi sau một năm học.
- Mùa thu tiết trời nóng nên chiều đến được tắm mát, được vi vu thả diều.
- Hè đến sẽ được cùng gia đình đi du lịch.
- Hè đến sẽ được ngắm hoa phượng vĩ nở đỏ rực, được lắng nghe khúc vĩ thanh của những chú ve sau vòm lá
 Kết bài: Em rất yêu thích mùa hè, mang lại cho học sinh những niềm vui.
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CHO CẢ CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học trong suốt chủ đề để giải quyết một vấn đề nâng cao.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
 d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1.GV giao nhiệm vụ: 
 + Nhiệm vụ 1: Trong các văn bảm hồi kí vừa học, em ấn tượng nhất về hồi kí nào? Vì sao?
 + Nhiệm vụ 2: 
- Qua những điều đã học trong chủ đề này, theo em “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì? Em hãy nêu ý nghĩa của việc “ trò chuyện cùng thiên nhiên” đối với cuộc sống của chúng ta.
- Thiết kế sơ đồ tư duy bài học theo ý hiểu của mình
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ 2 có thể báo cáo sản phẩm vào tiết học sau)
- Bước 3. Nhận xét, đánh giá sản phẩm, khen ngợi....
- Bước 4. Chuẩn kiến thức.
Rút kinh nghiệm sau bài học:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT. 
- Nội dung modul 1, 2, 3 được tập huấn. 
- Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet
 I. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_5_tro_chuyen_cung_t.docx