Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 13: Con vẹt xanh - Năm học 2023-2024
BÀI 13 - ĐỌC: CON VẸT XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con vẹt xanh. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Biết yêu thương và bảo vệ động vật; biết cách giao tiếp với người hơn tuổi một cách lịch sự, lễ phép; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
* Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; năng lực văn học.
* Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Slide hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu văn dài.
2. Học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 13: Con vẹt xanh - Năm học 2023-2024
TUẦN 7 Thứ Hai ngày 16 tháng 10 năm 2023 Tiết 1: Tiếng Việt BÀI 13 - ĐỌC: CON VẸT XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con vẹt xanh. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật. - Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi. - Biết yêu thương và bảo vệ động vật; biết cách giao tiếp với người hơn tuổi một cách lịch sự, lễ phép; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. * Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; năng lực văn học. * Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Slide hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu văn dài. 2. Học sinh - SHS Tiếng Việt 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối - Mời 2 HS đọc nối tiếp bài Nhà phát minh 6 tuổi. - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a. - GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài học 2. Hình thành kiến thức mới a) Luyện đọc * Đọc mẫu - Gọi HS đọc mẫu toàn bài. - Bài chia làm mấy đoạn ? - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp: + Đọc lần 1: đọc kết hợp luyện đọc từ khó, mở Slide HD đọc câu văn dài: Vẹt mỗi ngày một lớn,/ lông xanh óng ả,/ biết huýt sáo lảnh lót/ nhưng vẫn không nói tiếng nào.// Tú hối hận quá,/ chỉ mong anh gọi/ để Tủ “dạ” một tiếng thật to,/ thật lễ phép. + Đọc lần 2: đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc lần 3: Nhận xét * Đọc toàn văn bản - Yêu cầu đọc cả bài - GV nhận xét việc đọc của cả lớp b) Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc thầm đoạn 1 - Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà ? - Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương vẹt ? - Nêu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỗi tình huống dưới đây: + Nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người. + Lần đầu tiên nghe vẹt bắt chước tiếng mình. + Nghe thấy vẹt bắt chước những lời minh nói trống không với anh. - Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào ? - Sắp xếp các câu trong SHS thành đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện Con vẹt xanh. - Gọi 1 HS đọc các ý a, b, c, d. - Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta ? 3. Luyện tập, thực hành Luyện đọc lại - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - Cho HS luyện đọc. - Nhận xét, khen ngợi. 4. Vận dụng, trải nghiệm - Nêu lại nội dung chính của bài học. - Qua bài đọc, em học được gì về cách suy nghĩ và hành động của Tú ? - Về nhà chia sẻ với người thân về bài Con vẹt xanh. - HS đọc bài - HS trả lời câu hỏi - HS lắng nghe và ghi tên bài - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo - Bài chia làm 3 đoạn, + Đoạn 1: Từ đầu .... Giỏi lắm! + Đoạn 2: Tiếp theo đến Ngờ đâu một giọng the thé gắt lại: "Cái gì?” + Đoạn 3: Còn lại. - HS đọc nối tiếp - HS luyện đọc từ khó trước lớp: sửng sốt, lặng thinh, ... - HS nêu nghĩa của một số từ, cụm từ: nựng (trẻ con), xuýt xoa, phụng phịu,... - HS so sánh với lần đọc trước - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm - HS đọc bài - Tú đã chăm sóc nó rất cẩn thận. + Hoạt động: Tú chăm sóc vẹt rất cẩn thận, Tú chạy đến bên vẹt ngay khi đi học về, Tú cho vẹt ăn và nựng vẹt như nựng trẻ con. + Lời nói: “Vẹt à” (giọng tình cảm, thân thiết). - Tâm trạng của Tú + Khi nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người: Tú rất háo hức. + Lần đầu tiên nghe vẹt bắt chước tiếng minh: Tú rất sung sướng. + Nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh trai: Tú sửng sốt, ân hận. - Tú đã nhận ra mình thường nói trống không với anh trai nên rất hối hận về điều đó. Hành động Tú chỉ mong anh gọi để “Dạ” một tiếng thật lễ phép cho biết Tú sẽ thay đổi, nói năng lễ phép và kính trọng anh trong những lần sau. - Các câu được sắp xếp theo thứ tự: d. Có một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận. a. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tú khiến Tú rất vui. c. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tú nói trống không với anh trai. b. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và rất hối hận về điều đó. - Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi. - 1 HS đọc trước lớp - HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm - HS lắng nghe - HS nêu - Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 2: Tiếng Việt BÀI 13 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Luyện tập về động từ, nhận diện một số động từ theo đặc điểm về nghĩa. - Tìm được động từ thể hiện cảm xúc để làm bài tập 2. Đặt được câu có chứa động từ phù hợp với các tranh trong bài tập 3. - Thực hiện được các yêu cầu 1,2,3 (SGK/57) * Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; năng lực văn học; giải quyết vấn đề và sáng; giao tiếp và hợp tác. * Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Slide bài tập 2, 3. Thẻ chữ phần bài tập 2 trang 57 - Phiếu học tập bài tập 1 2. Học sinh - SGK, vở viết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối - Cho HS hát vận động theo nhạc - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập, thực hành Bài 1: Tìm các động từ theo mẫu - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS làm bài vào phiếu học tập sau đó trao đổi cặp đôi bài làm. - Gọi HS trình bày trước lớp - GV nhận xét, chốt đáp án Bài 2: Tìm động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc thay cho mỗi bông hoa (mỗi từ chỉ dùng 1 lần) - GV trình chiếu đoạn văn và yêu cầu 1 HS đọc bài. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm các động từ thay cho mỗi bông hoa trong đoạn văn bằng cách dùng các thẻ chữ thay cho mỗi bông hoa. - GV mời 2 - 3 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. - GV nhận xét, chốt: Những động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc được gọi là động từ chỉ trạng thái. Bài 3: Sử dụng các động từ dưới đây để đặt câu phù hợp với tranh. - GV trình chiếu tranh và yêu cầu 1 HS đọc câu lệnh. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm. + GV khích lệ những HS biết mở rộng cầu và dùng được nhiều từ ngữ để miêu tả một tranh. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi những câu được đặt đúng, hay. 3. Vận dụng, trải nghiệm - Tìm một số động từ diễn tả cảm xúc vui mừng ? - Đặt câu với một trong những động từ vừa tìm được. - Chuẩn bị tiết sau: Luyện viết mở bài, kết cho bài văn kể lại một câu chuyện. - HS hát - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào phiếu học tập và trao đổi cặp đôi - HS trình bày trước lớp a. Chứa tiếng “yêu” yêu quý, yêu thương, yêu mến, kính yêu, thương yêu, yêu thích,... b. Chứa tiếng “thương” thương yêu, thương mến, thương nhớ.... c. Chứa tiếng “nhớ”: nhớ thương, nhớ mong, nhớ nhung,... d. Chứa tiếng “tiếc”: tiếc nuối, tiếc thương,... - HS đọc bài - Thực hiện làm bài. Thi đua tiếp sức, dán thẻ chữ đúng vào chỗ bông hoa trong đoạn văn. + nhớ, thương, khâm phục, biết ơn, chán, dỗi, thích, yêu. - 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm - HS đọc yêu cầu - HS đặt câu theo ý của mình. - HS trình bày trước lớp - vui vẻ, vui mừng, hạnh phúc, sung sướng, tuyệt vời, ... - HS tự đặt câu - HS lắng nghe và tiếp thu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: Tiếng Việt BÀI 13 - VIẾT : LUYỆN VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI CHO BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp; kết bài không mở rộng, kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện. - Bước đầu có những hiểu biết về cách viết các kiểu mở bài, kết bài nêu trên. - Thực hiện được các yêu cầu 1,2,3 (SGK/57,58) * Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; năng lực văn học; giải quyết vấn đề và sáng; giao tiếp và hợp tác. * Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy, Slide bài tập 1, 2/ 57, 58 2. Học sinh - SGK, vở viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối - Tổ chức cho HS hát tạo tâm thế vào tiết học mới. - GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài 2. Hình thành kiến thức mới Bài 1. Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Chiếu Slide bài tập 1 và yêu cầu HS đọc kĩ các mở bài đã cho sau đó xếp vào nhóm thích hợp. - Vì sao em chọn đoạn 1 là mở bài trực tiếp? - Thế còn đoạn 2 và đoạn 3? - GV nhận xét, chốt đáp án: + Mở bài trực tiếp: Đoạn 1. + Mở bài gián tiếp: đoạn 2 và 3. Bài 2. Xác định kiểu kết bài của mỗi đoạn dưới đây: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Chiếu Slide bài tập 2 và yêu cầu HS đọc kĩ các đoạn đã cho sau đó xếp vào nhóm thích hợp. - Vì sao em chọn đoạn 1 là kết bài không mở rộng ? - Thế còn đoạn 2 và đoạn 3? - GV nhận xét và thống nhất đáp án: + Kết bài mở rộng: đoạn 2 và đoạn 3. + Kết bài không mở rộng: đoạn 1. - GV rút ra cách viết kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng như ghi nhớ SGK. * Ghi nhớ: - Gọi 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK tr.58 3. Luyện tập, thực hành Bài 3. Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng khác cho bài văn kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem. -Yêu cầu HS nhắc lại cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. - Viết mở bài hướng dẫn HS suy nghĩ về cách dẫn dắt để giới thiệu câu chuyện -Viết kết bài hướng dẫn HS suy nghĩ về cách viết kết bài mở rộng. - Quan sát, chấm một số bài. - Nhận xét, sửa sai. -Tuyên dương những bài viết hay. 4. Vận dụng, trải nghiệm - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - Yêu cầu HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc. - Nhận xét tiết học. - HS hát - HS nêu yêu cầu - HS đọc bài và thực hiện các yêu cầu mà GV đưa ra. - Mở bài trực tiếp: Đoạn 1. - Mở bài gián tiếp: Đoạn 2 và 3. - Vì đoạn 1 giới thiệu luôn câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”. - Đoạn 2 dẫn dắt từ việc được mẹ tặng cuốn sách “100 truyện cổ tích hay nhất thế giới” rồi mới giới thiệu câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”. - Đoạn 3 dẫn dắt từ việc được nghe bà kể chuyện mỗi tối rồi mới giới thiệu câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”. - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu - HS thực hiện + Kết bài không mở rộng: đoạn 1. + Kết bài mở rộng: đoạn 2 và đoạn 3. - Đoạn 1: nêu cảm xúc của người viết về câu chuyện. - Đoạn 2: nêu cảm xúc, lí do có cảm xúc, và đánh giả của người viết về câu chuyện Đoạn 3 nếu mong ước, liên tưởng của người viết sau khi nghe câu chuyện - HS lắng nghe, tiếp thu - HS đọc phần ghi nhớ - HS nhắc lại - HS suy nghĩ xem mình được đọc hay nghe câu chuyện trong hoàn cảnh nào, có kỉ niệm nào gắn với câu chuyện, cảm nghĩ về câu chuyện,... - HS lựa chọn nêu suy nghĩ, cảm xúc, mong ước, đánh giá,... và các liên tưởng, suy luận về câu chuyện. - HS viết bài vào vở nháp. - Đọc bài trước lớp. - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_7_b.docx