Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Trải nghiệm và khám phá - Bài 15, 16

Bài 15: GẶT CHỮ TRÊN NON (3 tiết)

Tiết 1: Đọc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 1. Năng lực đặc thù:

 - Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Gặt chữ trên non. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc suy nghĩ của bạn nhỏ

 - Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học, gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể; nêu những cảm xúc suy nghĩ của bạn nhỏ khi đi học (đi tìm cái chữ).

 - Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp; được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn.

 - Biết trận trọng cảm xúc của các bạn học sinh vùng núi khi đi học, trân trọng những cố gắng vượt qua nhiều khó khăn để đi học, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

 - Phát triển năng lực ngôn ngữ.

 - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về các bạn học sinh vùng núi và cố gắng vượt qua nhiều khó khăn để đi học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.

 

docx 18 trang Khánh Đăng 28/12/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Trải nghiệm và khám phá - Bài 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Trải nghiệm và khám phá - Bài 15, 16

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Trải nghiệm và khám phá - Bài 15, 16
TUẦN 8: CHỦ ĐỀ 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ 
Bài 15: GẶT CHỮ TRÊN NON (3 tiết)
Tiết 1: Đọc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
 1. Năng lực đặc thù:
 - Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Gặt chữ trên non. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc suy nghĩ của bạn nhỏ
 - Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học, gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể; nêu những cảm xúc suy nghĩ của bạn nhỏ khi đi học (đi tìm cái chữ).
 - Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp; được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn.
 - Biết trận trọng cảm xúc của các bạn học sinh vùng núi khi đi học, trân trọng những cố gắng vượt qua nhiều khó khăn để đi học, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ.
 - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về các bạn học sinh vùng núi và cố gắng vượt qua nhiều khó khăn để đi học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài thơ, biết yêu quý bạn bè, biết hòa quyện, thống nhất trong tập thể.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Hái hoa dân chủ để khởi động bài học.
+ Câu 1: Đọc đoạn 1, 2 bài: Chân trời cuối phố và trả lời câu hỏi 3.
+ Câu 2: Đọc đoạn 3, 4 bài: Chân trời cuối phố và trả lời câu hỏi 4.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV YC HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi: 
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Các bạn nhỏ trong bức tranh sống ở đâu? 
+ Các bạn đang đi học trên con đường như thế nào?
+ Nêu cảm nghĩ về việc đi học của các bạn nhỏ? 
- GV: Đọc bài thơ ta sẽ thấy đó là lời kể chuyện tâm sự của một bạn nhỏ vùng cao về con đường đi tìm cái chữ (đi học) và những cảm xúc của bạn nhỏ khi đi học
2. Khám phá.
- Mục tiêu: Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Gặt chữ trên non. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc suy nghĩ của bạn nhỏ
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng.
- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 2 đoạn
- GV gọi 2 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: bóng núi, la đà, tán lau, 
- GV hướng dẫn luyện đọc câu: 
Em đi tìm cái chữ /
Vượt suối /lại băng rừng/
Đường xa/ chân có mỏi/
Chữ vẫn gùi trên lưng //
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm ngắt, nghỉ theo nhịp thơ, từng khổ thơ theo cảm xúc của tác giả.
- Mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm đôi (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết).
- GV theo dõi sửa sai.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ GV nhận xét tuyên dương
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học, gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể; nêu những cảm xúc suy nghĩ của bạn nhỏ khi đi học (đi tìm cái chữ).
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp; được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn.
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. YC HS hoạt động nhóm 4 và trả lời các câu hỏi.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? 
Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó?
+ Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của các bạn nhỏ ở vùng cao rất vất vả?
+ Câu 3: Trên đường đi học Bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào?
Theo em những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ?
+ Câu 4: Theo em hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện điều gì?
+ Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV giải thích thêm về những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp; được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn.
3.2. Học thuộc lòng.
- GV Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
+ Mời HS đọc thuộc lòng cá nhân.
+ Mời HS đọc thuộc lòng theo nhóm 2.
+ Mời HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ.
+ Mời HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về các bạn học sinh vùng núi và cố gắng vượt qua nhiều khó khăn để đi học.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện để học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Bài 15: GẶT CHỮ TRÊN NON (3 tiết)
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: CÁCH DÙNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TỪ ĐIỂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết cách dùng từ điển và nắm được các công dụng của từ điển.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng dùng từ điển, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện để khởi động bài học.
+ Câu 1: Tìm các động từ có chứa tiếng “yêu”.
+ Câu 2: Tìm các động từ có chứa tiếng “thương”.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dùng tranh minh họa hoặc dựa vào trò chơi để khởi động vào bài mới.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Biết cách dùng từ điển và thực hành sử dụng từ điển.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ. 
- Cách tiến hành:
* Tìm hiểu về từ điển.
Bài 1: Đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung:
- Giáo viên yêu cầu 1-2 HS đọc hướng dẫn các bước sử dụng từ điển ( 4 bước)
- Giáo viên nhấn mạnh: Trước khi tìm nghĩa của từ trong từ điển, cần chọn từ điển thích hợp, đọc phần hướng dẫn sử dụng để biết cách sắp xếp mục từ và những thông tin cần thiết, đọc các quy ước ở phần Chữ viết tắt. Những bước này thường áp dụng cho lần đầu tiên sử dụng từ điển từ những lần sau nếu đã rõ những thôngtin đó rồi thì có thể thực hiện ngay các bước tìm nghĩa của từ.
- GV nhận xét kết luận 
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Biết cách dùng từ điển và nắm được các công dụng của từ điển.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Bài 2. Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của các từ: cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển.
- YC HS đọc thầm 4 bước tìm nghĩa của từ bình minh trong sách.
+ Có mấy bước để tìm ra nghĩa của từ Bình minh?
+ Hãy nêu các bước để tìm ra nghĩa của từ Bình minh?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, vận dụng các bước như hướng dẫn để tìm ra nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển. 
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- Gọi các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.
Bài 3. Những ý nào dưới đây nêu đúng công dụng của từ điển 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời HS làm việc theo nhóm 2
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương 
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.
+ GV chuẩn bị một số từ ngữ: cao vút, xanh thẳm, mênh mông, . 
+ Chia lớp thành 2 nhóm, của một số đại diện tham gia (nhất là những em còn yếu)
+ Yêu cầu HS sử dụng từ điển và tra nghĩa của các từ đó. Đội nào tìm được nghĩa của từ nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao quà,..)
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Bài 15: GẶT CHỮ TRÊN NON (3 tiết)
Tiết 3: VIẾT
Bài: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết cách viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học hoặc đã nghe.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết trao đổi với người thân về một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích hoặc một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng kể lại một câu chuyện đã học hoặc đã nghe, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết trân trọng các câu chuyện cổ tích hoặc các câu chuyện đã được học, được nghe.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- ... , vàng óng rơm mùa gặt, những lùm cây dấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng,
- Mời 3 HS đọc diễn cảm nối tiếp đoạn.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 đoạn và nối tiếp nhau cho đến hết).
- GV theo dõi sửa sai.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ GV nhận xét tuyên dương
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hành động, tâm trạng, cảm xúc,
+ Nhận biết được những chi tiết, sự việc chính trong diễn biến câu chuyện
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Tình yêu, sự gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên của con người, hãy luôn nhớ, luôn yêu quê hương mình bằng những tình cảm đẹp đẽ nhất.
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài.
- GV mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV YC HS sử dụng từ điển tìm nghĩa của từ nghịch ngợm, gồ ghề.
- Gọi HS báo cáo kết quả
+ Nghịch ngợm: là hay nghịch.
+ Gồ ghề: mấp mô, lồi lõm
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. 
- YC HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi trong bài học
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học
Câu 2: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt?
Câu 3: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước ngày xa quê?
Câu 4: Nếu được dự buổi chia tay, em sẽ nói gì với bạn nhỏ?
- GV nhận xét, chốt lại: Chúng ta có thể chúc bạn (mạnh khỏe, học giỏi, chăm ngoan,) mong muốn bạn (đừng buồn, đừng quên mình,) nói về cảm xúc của mình (sẽ nhớ bạn nhiều, sẽ không quên bạn, )
Câu 5: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện trên?
- GV nhận xét, chốt lại: Quê hương là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, là nơi mà người ta gắn bó máu thịt. Kỉ niệm, ký ức về quê hương thường rất sâu đậm và đẹp đẽ. Vì vậy nếu phải xa quê, ai cũng thấy nhớ và có thể buồn nữa.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Tình yêu, sự gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên của con người, hãy luôn nhớ, luôn yêu quê hương mình bằng những tình cảm đẹp đẽ nhất.
3.2. Luyện đọc lại.
- GV Hướng dẫn lại cách đọc diễn cảm.
- Mời một số học sinh đọc nối tiếp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.3. Luyện tập theo văn bản.
1. GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 1: Tìm trong bài đọc những động từ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ.
- Mời học sinh làm việc nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
2. GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2: Đặt 2-3 câu nêu tình cảm của em đối với quê hương, trong đó có sử dụng động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc
- GV mời cả lớp làm việc cá nhân, viết bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày kết quả (hoặc thu vở chấm một số em)
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Hái hoa để học sinh thi đọc diễn cảm bài văn.
+ Em hãy đọc diễn cảm đoạn 2 của bài Trước ngày xa quê.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
Bài 16: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ (4 tiết)
Tiết 3: VIẾT
Bài: TRẢ BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết rút kinh nghiệm sau khi trả bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết sử dụng câu văn đúng, hay và phù hợp với hoàn cảnh để nêu ý kiến của mình với tập thể.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết trân trọng các câu chuyện cổ tích hoặc các câu chuyện đã được học, được nghe.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới:
+ Hôm trước các em đã viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Vậy các em muốn biết kết quả bài viết của mình không? 
- GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động.
- Mục tiêu:
+ Biết rút kinh nghiệm sau khi trả bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung
- GV nêu nhận xét về bài làm của lớp: Nhận xét chung về những ưu điểm và nhược điểm chính trong bài làm
- GV khen ngợi những bài viết hay
2.2. Đọc lại bài làm và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài
- GV YC HS tự đọc bài của mình, đặc biệt, đọc thật kĩ những lời nhận xét của thầy, cô.
- GV nhận xét chung và chốt nội dung.
2.3. Đọc bài làm trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều muốn học tập.
- GV YC HS đọc và nghe đọc bài của bạn trong nhóm 4, đặc biệt, đọc thật kỹ những lời nhận xét của thầy cô.
- GV mời cả lớp làm việc nhóm 4.
- YC HS ghi lại những điều em muốn học tập
- GV nhận xét chung
2.4. Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn
- GV HD cả lớp làm việc nhóm 2.
- GV HD HS chọn một sự việc nào đó trong câu chuyện và kể lại cho hay hơn. 
- Gọi HS kể trước lớp
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết sử dụng câu văn đúng, hay và phù hợp với hoàn cảnh để nêu ý kiến của mình với tập thể.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai là người sáng tạo”.
+ GV yêu cầu HS hoàn thiện lại bài văn của mình và kể lại cho người thân nghe
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
Bài 16: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ (4 tiết)
Tiết 4: ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết trao đổi với bạn trong nhóm trong lớp về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nâng cao kĩ năng nói và nghe trong giao tiếp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết trao đổi về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: Hái hoa để khởi động bài học.
+ Câu 1: Kể tên những việc có ích cho cộng đồng.
+ Câu 2: Kể tên những việc có ích cho trường, lớp.
+ Câu 3: Kể tên những việc có ích cho gia đình.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động.
- Mục tiêu:
+ Biết trao đổi với bạn trong nhóm trong lớp về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Đọc câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống
Bài 1: Đọc câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống 
- GV HD HS dựa vào yêu cầu của bài tập để lựa chọn một câu chuyện về một trải nghiệm nào đó.
- GV gợi ý : 
+ Một chuyến đi dã ngoại với các bạn 
+ Một chuyến đi chơi với gia đình 
+ Một kỉ niệm đẹp 
+ Một lần bị điểm kém
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.2.Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Bài 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu
PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên câu chuyện
Tác giả
Ngày đọc
Nội dung chính:
Lí do yêu thích câu chuyện:
Mức độ yêu thích 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 2: Viết lại câu chuyện vừa giới thiệu ở bài tập 1 của mình vào phiếu gợi ý.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS
2.3. Trao đổi với bạn về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc 
Bài 3: Trao đổi với bạn về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc 
- HS trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện đã đọc (VD: Trải nghiệm đó mang lại cảm xúc gì? Trải nghiệm đó mang lại cho em bài học gì?, 
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài
- GV cho HS thực hiện Kể với người thân về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc.
- GV- HS dưới lớp quan sát nhận xét.
- YC HS nói với người thân những cảm xúc của bạn nhỏ trong bài đọc Trước ngày xa quê
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_5.docx