Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trương Thị Nam

Tiết 2: Toán

SỐ 1000 000

I. Yêu cầu cần đạt:

* Năng lực đặc thù:

- Nhận biết, hiểu về cấu tạo, cách viết, cách đọc, nhận biết được vị trí trên tia sổ của số 1 000 000.

- Luyện tập, củng cố cách đọc, cách viết số, cấu tạo số trong phạm vi 1 000 000.

* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Đồ dùng:

- GV: máy tính, ti vi.

- HS: sgk, vở ghi.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Khánh Đăng 28/12/2023 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trương Thị Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trương Thị Nam

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024 - Trương Thị Nam
TUẦN 5
Thứ hai, ngày 02 tháng 10 năm 2023 
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 2: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TRUNG THU CỦA EM
Tiết 2: Toán
SỐ 1000 000
I. Yêu cầu cần đạt:
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết, hiểu về cấu tạo, cách viết, cách đọc, nhận biết được vị trí trên tia sổ của số 1 000 000. 
- Luyện tập, củng cố cách đọc, cách viết số, cấu tạo số trong phạm vi 1 000 000.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
* Khởi động: Trò chơi “Chuyền thư”
- Yêu cầu trong thư: Nêu số dân của thành phố/ tỉnh em
- GV nhận xét, khen HS
- HS hát và chuyền thư
- HS trả lời 
- GV giới thiệu - ghi bài
2. Khám phá:
* Khám phá:
- GV yêu cẩu HS quan sát khối mà Nam đang cẩm và cho biết số lượng khối lập phương nhỏ được dùng để tạo lên khối đó. 
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ.
 - Khối của Nam gồm 1 000 khối lập phương nhỏ
- Hãy đọc lời thoại của Mai và cho biết khối mà Mai đang nói tới gồm bao nhiêu khối lập phương nhỏ?
- Khối của Mai gồm 100 000 khối lập phương nhỏ
- Khối của Rô -bốt gổm bao nhiêu khối như của Mai?
- Khối của Rô-bốt được ghép từ 10 khối như của Mai
- GV giới thiệu số một triệu, cách đọc và cách viết.
- HS theo dõi.
- GV giới thiệu vị trí của số 1 000 000 trên tia số.
- HS theo dõi. 
- Số liền sau số 999 999 là số nào?
- số 1 000 000
- Số liền trước số 1 000 000 là số nào? 
- số 999 999
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: 
- Hãy đọc yêu cầu và nêu yêu cầu của bài
- HS đọc và nêu: Viết các số tròn trăm nghìn trên tia số theo đúng và vị trí.
- GV yêu cầu HS viết các số tương ứng vào vở
- HS thực hiện 
a) 100 000, 200 000, 300 000, 400 000, 500 000, 600 000.
b) 600 000, 700 000, 800 000, 900 000, 1 000 000.
- Yêu cầu HS đọc tất cẳ các số tròn trăm nghìn đã học
- HS đọc
- Em làm thế nào để xác định được số ở dấu hỏi chấm? 
- HS trả lời. (xác định các số tròn trăm nghìn liên tiếp)
Bài 2: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Viết các số tương ứng với cách đọc.
- Yêu cầu HS làm vào vở sau đó đổi chéo.
- HS thực hiện cá nhân và soát bài theo nhóm đôi..
- GV chia lớp thành vài nhóm để chơi trò chơi “Tiếp sức”. Các thành viên của mỗi nhóm lẩn lượt lên bảng viễt các số tương úng với số mà GV đọc. Đội nào viết nhanh nhẩt, đúng nhất ở mỗi lượt thì được điểm. Sau một vài lượt chơi, nhóm nào có điểm cao nhất là nhóm chiến thẳng. (GV chọn các số có cách đọc đặc biệt để đọc cho HS trong trò chơi).
- HS tham gia chơi
- GV khen ngợi HS nắm được cách đọc, viết các số trong phạm vi 1 000 000..
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Số có 6 chữ số gồm những hàng nào?
- Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................
Tiết 3: Tiếng Việt
ĐỌC: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
I. Yêu cầu cần đạt:
 * Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng.
- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con. 
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con 
gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình .
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước,nhân ái.
II. Đồ dùng:
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về những con vật mà em yêu thích,
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Khám phá:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Một mà trời đất đã lâu/ Đólà một màu nâu,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật lúc còn ở trong quả trứng(vào những từ ngữ lặp lại) và lúc nhìn thấy bầu trời xanh...
- HS đọc
- Bài chia làm 2 đoạn, 
Doạn 1: Từ đầu đến Cứ việc mà yên nghỉ
Đoạn 2: Còn lại
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? 
- HS thảo luận theo cặp và trả lời 
- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và giới thiệu( Có thể dùng vật thật cho gần gũi với HS)
- HS chỉ tranh và giới thiệu
+ Lúc còn ở trong quả trứng
+ Lúc bước ra thế giới bên ngoài.
- Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng ?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn?
- HS trả lời
-Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng:
- Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..
Tiết 4: Lịch sử và Địa lí
BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ 
MIỀN NÚI BẮC BỘ (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
* Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi,) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II. Đồ dùng:
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ hình 2.
- HS: sgk, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, hỏi:
+ Cột mốc xác định độ cao của đỉnh núi nào? (đỉnh núi Phan-xi-păng)
+ Đỉnh núi này nằm ở vùng núi nào của nước ta? (Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ). Nêu những hiểu biết của em về vùng đất đó.
- HS trả lời
- GV giới thiệu-ghi bài
2. Khám phá:
2.1. Vị trí địa lí
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, em hãy:
+ Xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ. (nằm ở phía Bắc của đất nước, bao gồm vùng đất liền rộng lớn và vùng biển ở phía đông nam)
- HS quan sát, thực hiện, chia sẻ 
+ Kể tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. (Tiếp giáp với các quốc gia: Trung Quốc, Lào; tiếp
giáo với các vùng: Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung)
- GV gọi HS đọc thông tin và quan sát hình 3, giới thiệu thêm: điểm cực Bắc của nước ta nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú là cột cờ quốc gia, nằm cách điểm cực Bắc nước ta khoảng 3,3km theo đường chim bay.
- HS lắng nghe
2.2. Đặc điểm thiên nhiên
Địa hình
- Yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2,4,5, hoạt động theo cặp:
- HS thảo luận theo cặp, thực hiện yêu cầu
+ Xác định trên lược đồ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng và cao nguyên Mộc Châu.
+ Mô tả đặc điểm chính về địa hình ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- GV gọi đại diện HS trình bày.
- HS nêu
- GV chốt:
+ Vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi
+ Vùng có nhiều dãy núi lớn (đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất với độ cao 3143m), một số cao nguyên và vùng trung du.
- HS nghe-ghi
Khí hậu
- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 6, nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS trình bày đặc điểm về khí hậu.
- 2-3 HS trả lời
- GV chốt: 
+ Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với mùa đông lạnh nhất cả nước
+ Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi độ cao địa hình; ở vùng núi cao nhiệt độ hạ thấp, đôi khi có tuyết rơi vào mùa đông.
- HS nghe-ghi
Sông ngòi
- Yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2,7,8, hoạt động theo cặp:
- HS thảo luận theo cặp, thực hiện yêu cầu
+ Xác định trên lược đồ các ông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu đặc điểm chính của sông ngòi.
- GV gọi đại diện HS trình bày.
- HS nêu
- GV chốt:
- HS nghe-ghi
+ Vùng có nhiều sông, sông lớn như: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm,
+ Các sông nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thủy điện.
Khoáng sản
- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 2, kể tên và xác định trên lược đồ một số khoáng sản chính vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS chỉ trên lược đồ và trình bày
- 2-3 HS thực hiện
- GV chốt: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều khoáng sản bậc nhất nước ta, một số khoáng sản chính: than, a-pa-tít, sắt, đá vôi,
- HS nghe-ghi
- GV giới thiệu thêm thông tin mục Em có biết.
- HS lắng nghe
3. Vận dụng:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở - vị trí nào?
- Nêu một số đặc điểm chính về đặc điểm thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- HS nêu
- Nhận xét giờ học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tiết đọc thư viện
CHIA SẺ SÁCH
I. Yêu cầu cần đạt:
-Biết thực hiện chia sẻ sách theo các bước
- Rèn luyện kĩ năng chia sẻ sách cùng các bạn.
- Biết chia sẻ theo trình tự các bước theo yêu cầu.
- Biết tham gia chia sẻ cùng các bạn khi các bạn tương tác.
- Phát triển ngôn ngữ nói.
- Kỹ năng chọn sách, đọc sách, kỹ năng chia sẻ với bản thân, với bạn trong nhóm, trong lớp, trước 
- Biết yêu thích đọc sách, yêu thích khám phá những điều chưa biết.
II. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động :
- Cho HS hát
2.Khám phá
Hoạt động 1:Hồi tưởng .
Bước 1. Cho HS hồi tưởng.
Bước 2.Cho HS chia sẻ cho bạn bên cạnh nghe câu chuyện mình định chia sẻ.
Hoạt động 2: Chia sẻ sách
Bước 1. HS chia sẻ và tương tác cùng các bạn.
Bước 2. Gv tiểu kết và nhận xét.
3.Mở rộng và ứng dụng.
-HS tự vẽ một nhân vật hoặc nói 1 câu nói , thể hiện 1 hành động trong câu chuyện mà mình đã đọc.
-HS khác đoán câu chuyện.
-GV và cả lớp nhận xét.
IV. Tổng kết tiết học.
- Cho HS về nhà tiếp tục tự tìm sách đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................
Tiết 3: Đạo đức
BÀI 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP
 KHÓ KHĂN (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt: 
* Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
* Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện 
cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương ... ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- HS hát và vận động theo nhạc
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Đọc các số và cho biết chữ số 8 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào.
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Chọn câu trả lời đúng
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và ghi đáp án ra bảng con
 - HS thực hiện vào bảng con
- Nhận xét, chia sẻ 
- Em hãy nêu cách làm
- Dùng phương pháp loại trừ để tìm được đáp án chính xác.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Viết các số tương ứng với cách đọc
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- Em hãy nêu nhận xét về các số em vừa ghi
-  là các số tròn triệu và các số tròn trăm triệu
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
Bài 4: 
- Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Tính giá tiền của mỗi giỏ hàng
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
Giỏ A: 32 000 đổng, giỏ B: 704 000 đổng, giỏ C: 1 000 000 đổng.
- GV hỏi: 5 hộp quà và 3 bông hoa có giá bao nhiêu tiền?
 - HS nêu
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
Bài 5: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Lập số chẵn có 6 chữ số theo điều kiện đã cho
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- Kết quả: 300 118.
- Số có 6 chữ số gồm những hàng nào?
- Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn?
 - HS nêu
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
3. Vận dụng:
- Em hãy tính số tiền khi đi mua hàng: 5 lon nước ngọt, 12 bông hoa, 1 hộp quà (giá tiền như ở bài 4)
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 2: Tiếng Việt
VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI 
MỘT SỰ VIỆC
I. Yêu cầu cần đạt:
 * Năng lực đặc thù:
- Lập được dàn y cho bài văn thuật lại một sự việc theo đúng yêu cầu của kiểu bài.
- Biết chia sẻ hiểu biết của mình với người than và bạn bè xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng:
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Bài văn thuật lại sự việc có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Có thể thuật lại sự việc theo trình tự nào?
- HS lắng nghe
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu của đề
- Nêu hoạt động trải nghiệm mà mình muốn thuật lại.
- Sắp xếp các việc đã làm theo trình tự hợp lí.
- HS đọc đề
- Thảo luận theo cặp, chia sẻ trước lớp.
Bài 2:
- Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn y theo hướng dẫn
- Thảo luận nhóm 4
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ
- Cùng góp y cho bạn về cách mở bài, kết bài, trình tự thuật việc.
3. Vận dụng:
- Tự hoàn thiện dàn y cho một hoạt động trải nghiệm của nhóm mình
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 3: Tiếng Anh 
( GV chuyên trách dạy)
Tiết 4: Giáo dục thể chất
( GV chuyên trách dạy)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tiếng Việt
NÓI VÀ NGHE: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ
I. Yêu cầu cần đạt:
 * Năng lực đặc thù:
- Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- Nói được trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng:
- GV: máy tính, ti vi, nội dung buổi trải nghiệm cụ thể
- HS: dàn y của tiết học trước, tranh ảnh có liên quan..
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Hát: Trời nắng, trời mưa
2. Luyện tập:
- Thảo luận nhóm thuật lại hoạt động trải nghiệm đã chuẩn bị.
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
* Trao đổi, góp y theo nội dung SGK 
- HS thực hiện
3. Vận dụng: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về những trải nghiệm của các bạn ở lớp đã chia sẻ.
- Tìm đọc những bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống.
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 2: Khoa học 
BÀI 5: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ BẦU 
KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
 * Năng lực đặc thù:
- Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng:
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7
- HS: sgk, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV hỏi:
+ Tại sao người ta sử dụng máy sục để thả vào trong bình cá cảnh?
+ Tại sao chúng ta cảm thấy khó thở khi chùm chăn kín đầu?
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Khám phá:
HĐ3: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK để biết thế nào là không khí bị ô nhiễm, sau đó HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 5 và trả lười câu hỏi.
- Yêu cầu các nhóm chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt kiến thức: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khí thải từ phương tiện giao thông, cháy rừng, đổ rác bừa bãi, khí thải từ các nhà máy.
(Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thì nguyên nhân cháy rừng có thể do thiên nhiên hoặc con người, các nguyên nhân còn lại đều do con người trực tiếp gây ra.)
- HS thực hiện.
- HS thảo luận
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe. 
3. Thực hành:
HĐ 4: Bảo vệ bầu không khí trong lành
- GV hướng dẫn HS chia sẻ từ trải nghiệm thực tế.
HĐ 4.1 và 4.2: GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi và kiểm tra chéo nhau.
- GV nhận xét, chốt: Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể bị mắc bện đau mắt, viêm họng, viêm đường hô hấp,... Vì vậy cần phải bảo vệ bầu không khí trong lành vì bầu không khí bị ô nhiễm sẽ làm cho con người mắc một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. 
HĐ 4.3: GV hướng dẫn HS quan sát hình 6 và thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, đưa ra ví dụ: 
- Các việc nên làm như vệ sinh lớp học, trồng cây,..
- Việc không nên làm như đốt rơm rạ, đun nấu bằng bếp than tổ ong,...
* GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung chính trong bài đã học. Ví dụ: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
4. Vận dụng:
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
- Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, vì sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Đề xuất và giải thích cách dập đám cháy nhỏ, mới cháy.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 3: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 2: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC
SHL: GIÚP NHAU THỰC HIỆN NỀN NẾP SINH HOẠT
I. Yêu cầu cần đạt:
* Năng lực:
- Học sinh hiểu được cách sử dụng thời gian biểu để đảm bảo sinh hoạt nền nếp, nâng cao hiệu quả trong công việc, tổ chức cuộc sống khoa học, đạt mục tiêu đã đặt ra
- Học sinh chia sẻ cảm xúc, suy nghi sau khi bắt đầu thực hiện thời gian biểu đã điều chỉnh.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng:
- Trong lớp học, bàn ghế kê thành nhóm.
- Giấy A5 đủ cho mỗi học sinh
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động tổng kết tuần
* Tổng kết các hoạt động trong tuần:
.
.
.
* Dự kiến hoạt động tuần sau:
- Ban cán sự lớp cử người thực hiện theo yêu cầu của GV
- GV bổ sung, đánh giá.
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm.
- GV đề nghị HS chia sẻ theo cặp về kết quả ban đầu thực hiện nền nếp sinh hoạt theo thời gian biểu theo gợi ý:
+ Những việc đã làm theo thời gian biểu.
+ Những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. 
+ Chia sẻ những điều chỉnh ( nếu có)
- HS làm nêu những việc đã làm theo thời gian biểu; nêu những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. HS chia sẻ những điều chỉnh
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bạn trình bày kết quả thức hiện nền nếp sinh hoạt; chia sẻ những ý định, những mong muốn thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân
- HS chia sẻ cảm xúc cá nhân; ý định, những mong muốn thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân.
3. Trò chơi Nếu quên..., bạn nên....
- GV tổ chưc cho HS viết công việc mình chưa thực hiện được theo đúng thời gian biểu lên tở giấy rồi thả vào một chiêc hộp. - GV tổ chức cho các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt bắt thăm từng tờ, đọc to nội dung và đề nghị các bạn khác đưa ra lời khuyên tương ứng.
- HS làm việc theo nhóm 4
- Các thành viên trong nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên thuyết phục nhất. Thành viên được được khuyên ghi lại lời khuyên để thức hiện và sẽ phản hồi sau.
- GV kết luận: HS có thể tin tưởng, chia sẻ với bạn bè trong lớp những vấn đề băn khoăn để nhận được sự hỗ trợ, phương án giải quyết. Việc thức hiện thời gian biểu thường phải có điều chỉnh: điều chỉnh thời gian cho phù hợp
- HS làm việc nhóm 2
4. Cam kết hành động.
- GV nhắc HS tiếp tục thực hiện hoạt động theo thời gian biểu đã điều chỉnh.
- GV nhắc nhở HS thực hiện lời khuyên đã nhận được từ bạn
- Đề nghị HS chuẩn bị các câu đố cho hoạt động tuần sau.
- HS thực hiện công việc theo thời gian biểu đã điều chỉnh; theo lời khuyên của bạn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_5.doc