Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

TUẦN 3

Từ ngày 18/9 đến ngày 22/9/2023.

Tiếng Việt

Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.

- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 52 trang Khánh Đăng 28/12/2023 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024
TUẦN 3
Từ ngày 18/9 đến ngày 22/9/2023.
Tiếng Việt
Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về thói quen, môi trường sống điển hình của lạc đà, chim cánh cụt, cú.
- HS nối tiếp trả lời.
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài.
-HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS trả lời.
-GV nhận xét, chốt lại: Bài chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thằn lằn xanh.
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến đói quá rồi!
+ Đoạn 3: Tiếp đó đến Mình đói quá rồi!
+ Đoạn 4: Còn lại.
-HS theo dõi.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (thằn lằn, thầm nghĩ, bụi cỏ, làm sao, đổi lại, trở lại,..)
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Mình không thể bò trên tường/ giống như tắc kè,/cũng không thể kiếm ăn/ theo cách của tắc kè. Thằn lằn xanh/ trở về với cái cây của mình/ và thích thú đi kiếm ăn/ vào ban ngày.
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tnhân vật: Ồ, một người bạn mới!; Tớ chán những bức tường lắm rồi.; Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!; Mình đói quá rồi!
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS luyện đọc theo phân vai nhân vật.
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp.
- 1 -2 HS đọc.
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? 
- HS trả lời. 
- GV nhận xét, kết luận: Các bạn đã tự giới thiệu tên và tập tính của mình.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc cho nhau?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- HS trả lời
- Các bạn đã cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?
- HS trả lời. 
-Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung ứng với mỗi ý trong sách học sinh.
- HS nêu nối tiếp.
- GV kết luận, khen ngợi HS.
a. Thế là hai bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau đến về cuộc sống.
b. Thằn lằn xanh nhận ra đến quá rồi!
c. Trong khi đó đến quá rồi!
- HS lắng nghe
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Khi con người bắt các động vật hoang dã nhốt chúng vào trong một không gian nhỏ, hẹp thì môi trường sống đó có thực sự phù hợp với các con vật không?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe.
- Tìm hiểu thêm về thói quen và tập tính của một số loại động vật em thích.
- HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và phân loại một số nhóm danh từ theo đặc điểm về nghĩa.
- Nói và viết được câu văn sử dụng danh từ.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Danh từ là gì? Đặt 1 câu có sử dụng danh từ đã học.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS trả lời (Tìm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong đoạn văn dưới đây)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
- GV mời HS đại diện nhóm phát biểu
- HS trả lời.
- GV cùng HS nhận xét.
+Danh từ chỉ thời gian: đêm đêm, ngày.
+Danh từ chỉ con vật: vành khuyên.
+Danh từ chỉ cây cối: lá, bưởi, cỏ.
-HS lắng nghe.
-Yêu cầu HS tìm thêm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong bài Thăn lằn xanh và tắc kè.
- HS chia sẻ nối tiếp.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu
- Tổ chức HS chơi trò chơi Xì điện tìm tiếp các danh từ chỉ nguời cho mỗi nhóm.
- HS tham gia chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Trong gia đình: bố, ông, bà, anh, chị, em,
+Trong trường học: học sinh, cô giáo, bạn bè, hiệu trưởng,..
+ Trong trận bóng đá: cầu thủ, thủ môn, tiền đạo, trung vệ, trọng tài,
- HS lắng nghe
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc
- Cho HS làm bài cá nhân: Tìm từ điền vào chỗ trống, đọc lại câu để kiểm tra.
- HS làm bài vào nháp.
- Tổ chức cho HS nêu kết quả điền từ và nhận xét, chỉnh sửa câu: nắng, mây, gió, chớp, sấm, mưa.
- HS chia sẻ.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc.
-Yêu cầu HS viết câu vào vở.
- HS thực hiện.
-Tổ chức HS chia sẻ, nhận xét và chỉnh sửa câu.
- HS chia sẻ.
- GV tuyên dương HS đặt câu văn hay, sáng tạo.
-HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu HS cùng người thân thi tìm nhanh danh từ thuộc 2 nhóm (danh từ chỉ động vật hoang dã, danh từ chỉ cây ăn quả).
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
Tiếng Việt
Viết: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV phát bài cho HS.
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- HS nhận bài làm của mình.
2. Luyện tập, thực hành:
- GV cho HS tự đọc lại bài làm của mình và lời nhận xét.
- HS đọc lại bài.
- GV nhận xét chung về bài làm.
- HS theo dõi.
-Cho HS làm bài tốt đọc bài làm của mình.
- 2 -3 HS đọc bài.
-Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi đọc bài và sửa lỗi bài theo nhận xét về:
+ Cách viết mở đầu, triển khai, kết thức.
+ Cách trình bày lí do, dẫn chứng.
+Cách dùng từ, đặt câu.
+ Chính tả. 
-HS thực hiện nhóm đôi.
- GV bao quát, hỗ trợ HS.
- HS theo dõi.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về bài làm của em.
-HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiếng Việt
Đọc: NGHỆ SĨ TRỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nghệ sĩ trống. Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của dân trên đảo, lời độc thoại của cô bé Mi – lô, với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của cô bé Mi – lô thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ,; nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hóa, trong xây dựng nhân vật. 
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Để thực hiện ước mơ, mỗi người cần nỗ lực, cố gắng vượt lên hoàn cảnh, vượt lên khó khăn.
- Biết chia sẻ suy nghĩ, nhận thức, cách đánh giá của mình về ước mơ, đam mê của bạn bè. Biết thể hiện sự trân trọng đối với những cố gắng, nỗ lực thực hiện ước mơ của bạn bè, không kì thị giới tính.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc bài Thằn lằn xanh và tắc kè nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc nối tiếp
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?
- HS trả lời
- Hai bạn nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- 2-3 HS trả lời.
- Trao đổi với bạn về nhạc cụ mà em thích? Theo em, nam hay nữ chơi nhạc cụ đó thì phù hợp?
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
-HS chia sẻ.
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS lắng nghe, theo dõi
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- HS nêu.
-GV nhận xét, kết luận: Bài chia làm 5 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến một ban nhạc. 
Đoạn 2: Tiếp đến con sóng xô bờ.
Đoạn 3: Tiếp đó đến thầm nghĩ.
Đoạn 4: Tiếp đó đến nhún nhảy.
Đoạn 5: Đoạn còn lại.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Cu – ba, chim ruồi, chơi trống, trống bông – gô, Ku – chi – tô, A – na – ca – ô - na,...)
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: Cu – ba, chim ruồi. Cho HS quan sát tranh và giới thiệu 1 só loại nhạc cụ: Tim – pan – ni, Công – ga, Bông – gô.
-HS quan sát.
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện hành động, suy nghĩ, cảm xúc,...
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Bài đọc cho biết những thông tin gì về Mi – lô? 
- HS Làm việc theo bàn và chia sẻ.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hỏi: Mọi người làm gì khi thấy Mi -lô chơi trống? Vì sao họ lại làm như vậy?
- Đại diện nhóm chia sẻ.
-GV nhận xét, chốt lại: Mọi người hét lên: “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái”
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới của Mi – lô có những thuận lợi và khó khăn gì?
- HS thảo luận và chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá: (Thuận lợi: Mi -lô rất đam mệ chơi trống, gia đình, nhà trường luôn hỗ trợ; khó khăn: Người dân nơi Mi – lô sống có một quy ước chỉ con trai mới được chơi trống,)
- Em có ấn tượng nhất với hành động nào của Mi – lô? Vì sao?
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân.
- GV chốt: Mi – lô rất chăm chú lắng nghe tất cả những am thanh xung quanh, cho thấy bạn ấy rất nỗ lực thu nhận những âm thanh xung quanh và đưa vào tiếng trống của mình.
- HS lắng nghe
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Chọn sự vật được gọi là nhạc cụ?
- HS trả lời.
-GV nhận xét, kết luận: pi – a – nô, sáo trúc, ghi – ta, vi – ô – lông, trống cơm.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu hoạt động nhóm 2: Tìm từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.
- HS trao đổi, chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét và sửa bài.
- Nhận xét tiết học.
-HS theo dõi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được cách viết báo cáo thảo luận nhóm.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ ... HĐ 2: Bảo vệ nguồn nước
- GV tổ chức cho HS chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình về tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm và vì sao phải bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập.
- GV gọi HS chia sẻ kết quả bài làm.
- GV kết luận, tuyên dương
- GV cho HS liên hệ Kể những việc làm khác bảo vệ nguồn nước.
- GV kết luận, tuyên dương
- HS trả lời
- HS nêu
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ
- HS thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm (2’)
- GV tổ chức cho HS liên hệ các việc làm để vận động người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
Khoa học 
Bài 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được và vận động được những gười xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về một số cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nước bẩn, cốc có mỏ nhọn và chất khử trùng
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
 (3’)
Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS,dẫn dắt vào bài mới
Hát, múa vận động phụ hoạ 
- GV giới thiệu- ghi bài
HĐ3: Sử dụng tiết kiệm nước
2. Khám phá (20’)
Mục tiêu: Thực hiện được và vận động được những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 3 cho biết vì sao cần tiết kiệm nước.
- Gọi HS chia sẻ bài làm.
Cách tiết kiệm nước: Để người khác có nước dùng; giảm chi phí sinh hoạt; Bảo vệ nguồn tài nguyên nước tránh bị cạn kiệt.
- GV kết luận, tuyên dương
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 4 cho biết việc nên làm và không nên làm
- GV gọi HS trình bày
- GV kết luận, tuyên dương và gọi HS chia sẻ thêm một số việc làm khác để tiets kiệm nguồn nước.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời
- HS nêu
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
- HS nêu
- HS trả lời
Trình bày được một số cách làm sạch nước.
HĐ4: Môt số cách làm sạch nước
- GV tổ chức HS thảo luận theo nhóm 4 tiến hành thí nghiệm ( cách đọc thông tin, cách thực hiện, yêu cầu an toàn khi thí nghiệm)
- HS thực hiện
- Gọi các nhóm chia sẻ kết quả
Cách lọc
Loại bỏ được các chất không hoà tan trong nước
Cách đun sôi
Làm chết hầu hết vi khuẩn và loại bỏ bớt các chất gây mùi cho nước
Cách khử trùng
Khử được vi khuẩn trong nước
- GV gọi HS chia sẻ cách phù hợp làm sạch nước và trình bày theo thực tế gia đình em.
- HS thực hiện
3. Luyện tập, thực hành (10’)
Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ tư duy theo nội dung bài
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 thể hiện nội dung bài em đã học : sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước, một số cách làm sạch nước.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá
- HS hoạt động
4. Vận dụng, trải nghiệm (2’)
Mục tiêu: Củng cố ND bài học, liên hệ thực tế.
- Nêu một số cách làm sạch nước, nêu các việc em đã làm và sẽ làm để tiết kiệm nước.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
	LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
Bài 3. 
LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- Mô tả được một số nét đặc trưng chính về văn hoá nơi địa phương em.
- Trình bày được một số hoạt động về văn hoá truyền thống nơi địa phương em.
- Thể hiện được tình cảm với địa phương và bảo vệ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương. 
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, ti vi, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, tài liệu về bản sắc văn hoá, địa phương em đang ở tranh ảnh, video.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: (tiết 1)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ.
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Khám phá:
*HĐ1. Tìm hiểu về các nét văn hoá truyền thống 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 hoạt động kinh tế ở địa phương
+ Nhóm 1: Phong tục tập quán
+ Nhóm 2: Trang phục truyền thống.
+ Nhóm 3: Nhà ở 
- Yêu cầu HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ trước lớp
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ CỦA TỈNH
Hoạt động văn hoá
Đặc điểm
Phong tục tập quán
Trang phục truyền thống.
Nhà ở
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
- GV đánh giá, tuyên dương HS
- GV đánh giá, tuyên dương HS
*HĐ2. Tìm hiểu và kể chuyện về danh nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm hiểu về
+ Về văn hoá: Giới thiệu một kiểu trang phục, hoặc một món ăn; một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.
- GV gọi HS nêu
- GV bổ sung thêm tư liệu và cung cấp thêm các thông tin khác. 
- HS thực hiện 
*HĐ3. Luyện tập, thực hành: (tiết 2)
Bài 1:
- GV phát phiếu cho HS
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào phiếu
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát, hỗ trợ HS
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
*HĐ4. Vận dụng, trải nghiệm.
- GV tổ chức cho HS giới thiệu về một địa danh nổi tiếng ở địa phương em.
- GV tuyên dương, khích lệ HS
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TUẦN 3: (3 tiết)
Bài 3: Giao lưu tài năng học trò với chủ đề “Nụ cười lan toả niềm vui”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Xác định và giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân.
Chia sẻ được kết quả thực hiện những việc làm theo dự kiến để phát huy niềm tự hào của bản thân.
Chia sẻ những đặc điểm và việc làm tốt đẹp của mình, từ đó có động lực duy trì, phát huy các việc làm đó.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Xác định những việc làm đáng tự hào của bản thân và giới thiệu những việc làm đó.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
Tiết 1+2:
Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu tài năng học trò với chủ đề: Nụ cười lan toả niềm vui
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần
a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua.
b. Cách tiến hành
- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 4 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 5.
- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.
Hoạt động 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khả năng điều chỉnh cảm xúc 
a. Mục tiêu: HS phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm 4 HS và yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực theo các gợi ý sau:
+ Em đã vượt qua được cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn qua những tình huống nào?
+ Em đã suy nghĩ tích cực như thế nào trong tình huống?
+ Em đã thể hiện suy nghĩ ấy qua lời nói, hành động như thế nào?
+ Cảm xúc của em khi đó như thế nào?
+ Em thấy bản thân đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực trong những tình huống đã gặp chưa?
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV nêu yêu cầu: Sau khi nghe bạn chia sẻ, em có cảm nghĩ gì?
- GV khen HS và đề nghị các HS khác chia sẻ thêm về ích lợi của việc suy nghĩ tích cực và quyết tâm tiếp tục rèn luyện suy nghĩ tích cực trong tương lai.
- GV cho HS xem video về 7 cách sống tích cực mỗi ngày 
- GV kết luận: Việc rèn luyện suy nghĩ tích cực ttrong các tình huống thực tế rất quan trọng, giúp chúng ta có được cảm xúc và hành vi, việc làm phù hợp.
- GV yêu cầu HS tiếp tục rèn luyện khả năng điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.
- HS lắng nghe yêu cầu và thảo luận.
- GV mời HS chia sẻ:
Gợi ý:
+ Em đã vượt qua cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn khi em hẹn bạn đi đá bóng nhưng đợi mãi không thấy bạn đến.
+ Em đã suy nghĩ rằng có thể bạn bị hỏng xe nên không thể đến đúng giờ.
+ Hành động: Em bình tĩnh và đợi bạn thêm một lúc nữa. Nếu bạn chưa đến thì em sẽ đi một mình và hỏi bạn lý do sau.
+ Cảm xúc của em lúc đầu có chút bực bội nhưng sau đó suy nghĩ tích cực em sẽ cảm thông cho bạn.
+ Em thấy bản thân đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực trong tình huống đó.
- HS trả lời: Sau khi nghe bạn chia sẻ, em thấy bạn đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực.
- HS chia sẻ: Lợi ích của việc suy nghĩ tích cực:
+ Sức khỏe tốt, tâm lý thoải mái.
+ Giảm căng thẳng.
+ Thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
+ Bình tĩnh hơn trong mọi vấn đề.
+ Mang lại sự tự tin.
+ Cải thiện kĩ năng sống.
- HS xem video.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Điều chỉnh cảm xúc 
Đánh giá hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: HS đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động của bản thân
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
+ Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.
+ Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
+ Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- GV phát cho HS Phiếu đánh giá và yêu cầu: Mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động của em đã thực hiện trong chủ đề Nhận diện bản thân. Sau đó, em hãy đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề của em.
- GV yêu cầu HS về nhà xin ý kiến người thân về việc em đã thực hiện.
- GV ghi ý kiến nhận xét vào Phiếu đánh giá và tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe tiêu chí đánh giá.
- HS tự đánh giá và đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn.
- HS về nhà xin ý kiến người thân.
- HS lắng nghe.
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên:
Lớp:
Trường:
1. Tự đánh giá và bạn đánh giá em
Tô màu vào J với mỗi nội dung em tự đánh giá và bạn đánh giá theo gợi ý dưới đây:
Hoàn thành tốt: 
Hoàn thành: 
Chưa hoàn thành: 
STT
Nội dung
Em tự đánh giá
Bạn đánh giá em
1
Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
2
Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.
3
Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
4
Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
2. Ý kiến của người thân:
3. Ý kiến của giáo viên

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_3.doc