Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Võ Thị Thiên Nga

MÔN:TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Điều kì diệu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ.

- Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai, nhưng khi hoà chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện, thống nhất.

- Biết danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,.), tìm được danh từ thông qua việc quan sát các sự vật xung quanh.

- Biết các đặc điểm của một đoạn văn (về nội dung và hình thức), biết tìm câu chủ đề trong đoạn.

- Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.

- Trân trọng vẻ đẹp riêng của những người xung quanh.

 

docx 78 trang Khánh Đăng 28/12/2023 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Võ Thị Thiên Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Võ Thị Thiên Nga

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Võ Thị Thiên Nga
TUẦN 1
Thời gian thực hiện: Từ ngày 05 tháng 9 đến ngày 09 tháng 9 năm 2023
MÔN:TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: 
Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Điều kì diệu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. 
Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai, nhưng khi hoà chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện, thống nhất.
Biết danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,...), tìm được danh từ thông qua việc quan sát các sự vật xung quanh. 
Biết các đặc điểm của một đoạn văn (về nội dung và hình thức), biết tìm câu chủ đề trong đoạn. 
Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.
Trân trọng vẻ đẹp riêng của những người xung quanh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
KHBD, bài giảng điện tử, SGK
b. Học sinh
SHS Tiếng Việt 4, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1: ĐỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với chủ điểm.
b. Cách thức tiến hành:
- GV trình chiếu tranh chủ điểm SGK tr.7 và nêu câu hỏi: Cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá về tranh chủ điểm:Tranh vẽ các bạn nhỏ đang đứng trong một vườn cây rộng với rất nhiều loại cây. Mỗi cây có một kích thước khác nhau (cao thấp, to nhỏ), mỗi loại lá khác nhau, thậm chí màu sắc cùng không giống nhau (cây lá vàng, cây lá đỏ, cây lá tím, cây lá xanh). Các bạn nhỏ đang đứng để chụp ảnh, mỗi bạn tạo một dáng, không ai giống ai. Sự khác biệt giữa các bạn nhỏ và giữa các loại cây cối trong tranh mang ý nghĩa tượng trưng cho “Mỗi người một vẻ”, là tên của chủ điểm đầu tiên trong SHS Tiếng Việt 4.
- GV giới thiệu chủ điểm Mỗi người một vẻ: Đây là chủ điểm mở đầu của sách Tiếng Việt 4. Ở chủ điểm “Mỗi người một vẻ”, các em sẽ được đọc những câu chuyện, bài thơ, bài văn... viết về vẻ riêng của các bạn nhỏ, của các sự vật. Mỗi người, mỗi vật đều có vẻ riêng của mình và vẻ riêng nào cũng đẹp, cũng đáng quý. Qua đó, các em sẽ khám phá được vẻ riêng của chính bản thân mình và những người xung quanh, để từ đó biết trân trọng sự khác biệt của mỗi người.
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi khởi động:
+ Cả nhóm oẳn tù tì hoặc rút thăm để lần lượt chọn ra người chơi. 
+ Người chơi sẽ được bịt mắt, sau đó nghe từng thành viên còn lại nói 1 – 2 tiếng để đoán tên người nói. 
+ Người chơi giỏi nhất là người đoán nhanh và đúng tên của tất cả các thành viên trong nhóm. 
+ HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của nhóm trưởng.
- GV tổng kết trò chơi và khen ngợi các nhóm. 
-GV đặt câu hỏiVì sao các em có thể nhận ra bạn qua giọng nói nhỉ? 
- GV mời 1 -2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, chốt đáp án: Đó là vì mỗi bạn có một giọng nói khác nhau, không ai giống ai. Giọng nói là một trong những đặc điểm tạo nên vẻ riêng của mỗi người.
- GV trình chiếu tranh minh họa SGK tr.8: 
- GV mời 1 – 2 HS nêu nội dung tranh minh họa.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang ngân nga hát. Các bạn không hề giống nhau (bạn cao, bạn thấp, bạn gầy, bạn béo, bạn tóc ngắn, bạn tóc dài,...) và dù không nghe thấy các bạn nói hay hát, chúng ta cũng đoán được giọng của các bạn cũng sẽ khác nhau. Những sự khác biệt đó có thể nhìn thấy rất rõ, nhưng không hề ảnh hưởng đến sự gắn kết của các bạn nhỏ, cũng như không làm cho bức tranh mất cân đối hoặc giảm đi vẻ đẹp đẽ của chúng. Mỗi người một vẻ nhưng khi hoà quyện lại vô cùng thống nhất và gắn kết, có lẽ đó chính là nội dung mà bức tranh muốn truyền tải.
- GV dẫn dắt và giới thiệu bài học: Hôm nay các em sẽ luyện đọc bài thơ Điều kì diệu. Các em sẽ đọc kĩ để hiểu bài thơ nói đến điều kì diệu gì trong cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc được cả bàiĐiều diệu kì với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ giàu sức gợi tả.
- Luyện đọc theo cặp, cá nhân. 
b. Cách thức tiến hành
- GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV mời 2 em đọc nối tiếp các khổ thơ. 
- GV hướng dẫn đọc: 
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lạ, liệu, lung linh, vang lừng, nào...). 
+ Đọc diễn cảm từng khổ thơ thể hiện cảm xúc của nhân vật:
Từ khổ đầu đến khổ thứ ba -băn khoăn.
Khổ 4, 5 - vui vẻ. 
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc luân phiên từng khổ đến hết bài, sau đó đổi lại.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài 1 lượt. 
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. 
- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọcĐiềukì diệu.
b. Cách thức tiến hành:
- GV hướng dẫn HS dùng từ điển tìm nghĩa những từ chưa biết. 
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1:Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”?
+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi.
+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Những chi tiết cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác” là:
Chẳng giọng nào giống nhau.
Có bạn thích đứng đầu.
Có bạn hay giận dỗi.
Có bạn thích thay đổi. 
Có bạn nhiều ước mơ.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2:Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó?
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu trả lời.
+ GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Bạn nhỏ lo lắng nếu khác nhau nhiều như thế, liệu các bạn ấy có cách xa nhau (không thể gắn kết, không thể làm các việc cùng nhau...).
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3:Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ?
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi trao đổi theo nhóm (4 HS).
+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Trong vườn hoa của mẹ, mỗi bông hoa có một màu sắc riêng, nhưng bông nào cũng lung linh, cũng đẹp. Giống như các bạn ấy, mỗi bạn nhỏ đều khác nhau, nhưng bạn nào cũng đáng yêu, đáng mến.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4:Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng và các đáp án. 
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi theo nhóm.
+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: B. Một tập thể thống nhất.
+ GV mở rộng:Qua việc so sánh sự khác biệt của các bạn nhỏ với sự đa dạng của vườn hoa, của giọng hát trong dàn đồng ca, tác giả bài thơ muốn gửi đến chúng ta hai điều. 
Thứ nhất, trong cuộc sống này, không ai giống ai, mỗi người đều có vẻ riêng của mình, từ hình thức, giọng nói đến suy nghĩ, tính cách... Mỗi người có một giọng hát riêng cũng giống như mỗi bông hoa có màu sắc, dáng vẻ, hương thơm... riêng. 
Thứ hai, mặc dù mỗi người một vẻ, nhưng khi hoà vào một tập thể, thì sự khác biệt của mỗi người khiến cho tập thể đa dạng hơn, có nhiều màu sắc phong phú hơn, bổ sung cho nhau, khiến cho tập thể trở nên thống nhất, hoà quyện. Cũng giống như mỗi người một giọng hát, nhưng khi cùng hoà giọng trong một dàn đồng ca thì âm hưởng vang lên thống nhất và hoà quyện, tạo thành một bài ca hấp dẫn.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5:Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em?
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS). 
+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét, khen ngợi HS trả lời đúng, hợp lý. 
+ GV nhận xét và tổng kết đáp án: Điều kì diệu mà bài thơ muốn nói đến là: Trong cuộc sống, mỗi người có một vẻ riêng, nhưng những vẻ riêng đó không khiến chúng ta xa nhau mà bổ sung, hòa quyện với nhau, tạo thành một tập thể đa dạng mà thống nhất. Trong lớp học, điều kì diệu thể hiện qua việc mỗi bạn HS có một về khác nhau HS có thể nêu một số đặc điểm của các bạn xung quanh: 
Bạn A cao lớn, bạn B nhỏ bé, bạn C vui tính, hay đùa, bạn D điểm tĩnh, nghiêm túc,...), nhưng khi hòa vào tập thể, các bạn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Khi chơi bóng, bạn A cao lớn có thể kiểm soát bóng trên cao, ban B nhỏ bé nhưng nhanh thoăn thoắt có thể dẫn bóng qua rất nhiều đối thủ...). Vì thế, cả lớp là một tập thể hài hòa, đa dạng nhưng thống nhất.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Thuộc lòng và đọc diễn cảm toàn bài Điều kì diệu.
b. Cách thức tiến hành
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
+ Làm việc cả lớp: 
GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.
GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.
GV hướng dẫn HS học 1- 2 khổ theo cách GV cho là hiệu quả.
+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài. 
- GV mời đại diện 1 HS đọc thuộc diễn cảm toàn bài trước lớp. 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Củng cố kiến thức đã học.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạnnhững điều đặc biệt của mỗi thành viên trong tổ của mình.
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm:
+ HS nghĩ đến những thành viên trong tổ của mình.
+ HS nghĩ đến những đặc điểm của người đó và vẻ riêng chỉ người đó có (vẻ khác hoặc nổi bật so với các thành viên còn lại).
- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu về những nét đặc biệt của các thành viên trong tổ.
- GV khuyến khích HS chia sẻ về những điều mang tính tích cực của các thành viên trong tổ.
- GV nhận xét, tổng kết: Đây là bài đọc đầu tiên của chủ điểm Mỗi người một vẻ trong sách Tiếng Việt 4. Bài học Điều kì diệu cho các em thấy vẻ đẹp riêng là nét đẹp của mỗi người, góp phần làm cho cuộc sống tập thể đa dạng, phong phú mà vẫn gắn kết, hòa quyện.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài Điều kì diệu, hiểu ý nghĩa bài đọc.
+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.
+ HS trao ... T ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. 
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh được không?
+ Người ta đã sản xuất ra nước hoa thế nào?
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh ngoài vai trò để trang trí, làm đẹp còn có thể chữa bệnh, sản xuất nước hoa,....
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây:
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.
- GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường học, công viên, đường phố, văn phòng,...
- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh.
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: 
+ Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết. 
+ Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các không gian đó. 
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
Hoạt động sáng tạo
- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,...
- GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và chia sẻ cho cả lớp. 
* GV rút ra kết luận chung: 
- Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,...
- Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò làm sạch không khí của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu đượchoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm sạch không khí.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong hình 2. 
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a – cây nha đam, b – cây lan ý, c – cây ngọc ngân, d – cây vạn niên thanh, e – cây lưỡi hổ, g – cây phát lộc.
- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số loài cây quen thuộc ở địa phương có khả năng làm sạch không khí.
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể thêm một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí đang được trồng ở gia đình, nhà trường, địa phương. 
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động sáng tạo
- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em.
+ GV mở rộng kiến thức về nguyên nhân tồn tại các chất độc hại trong không khí: chất thải từ các thiết bị điện, nấu ăn, chất thải nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động của nhà máy,...
+ GV lưu ý HS: Giải thích lí do lựa chọn loại hoa, cây cảnh. 
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. 
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh ý tưởng cho các nhóm.
- GV nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học: lan ý, cây xanh, cúc đồng tiền,...
* GV rút ra kết luận chung: Nhiều loại hoa, cây cảnh có khả năng một số loại khí có mùi hôi và khí độc, mang lại cho chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát. 
Hoạt động 3: Cung cấp Oxygen cho con người của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa về tinh thần, hoa và cây cảnh còn có vai trò vô cùng quan trọng là cung cấp oxygen cho con người. Giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người, giáo dục cho HS trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. 
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 3 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 3 và tìm cụm từ thích hợp thay cho các số trong các câu:
Hoạt động của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1) từ không khí và tạo ra khí (2).
Hoạt động hô hấp (hít thở) của con người đã lấy khí (3) từ không khí và thải ra khí (4). 
+ Hình 3 thể hiện vai trò gì của hoa, cây cảnh với con người?
+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Nếu không có hoa, cây cảnh thì con người sễ lấy oxygen ở đâu để thở?
- GV mời đại đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí carbon dioxide (C02) từ không khí và tạo ra khí oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và động vật.
Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin phần mở rộng SHS tr.9 để hiểu rõ về vai trò cung cấp oxygen của cây cho con người. 
- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ hoa, cây cảnh nói riêng và cây xanh nói chung. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò thể hiện tình cảm của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa củaviệc tặng hoa, cây cảnh trong các dịp lễ tết.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 4 SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 4 và cho biết hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm trong những dịp lễ nào?
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,....
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về việc sử dụng hoa, cây cảnh trong dịp lễ tết:
Hoạt động luyện tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm mà em đã tặng hoa cho người thân, bạn bè hoặc em được người thân, bạn bè tặng hoa. 
- GV khuyến khích HS xung phong chia sẻ kỉ niệm của bạn thân. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tặng hoa trong các dịp lễ thể hiện sự chúc mừng hoặc bày tỏ tình cảm đối với người được tặng
Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục mở rộng SHS tr.10 để tìm hiểu về một số vai trò khác của hoa và cây cảnh. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. 
+ GV chia HS thành 2 đội (4 – 6 HS/đội). 
+ GV mời đại diện các đội lần lượt liệt kê các vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống. 
+ Câu trả lời của 2 đội không được trùng lặp nhau. Đội nào có nhiều hơn câu trả lời đúng, đội đó là người chiến thắng.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. 
- GV kết luận: 
+ Một số loài hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh, làm nước hoa,...
+ Hoạt động trồng và chăm sóc hoa giúp con người rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên, mang lại niềm vui trong cuộc sống và lợi ích kinh tế. Chúng ta cần yêu quý, trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa, cây cảnh.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
- Phần trắc nghiệm
Câu 1. Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở:
A. Đường phố. 
B. Văn phòng. 
C. Công viên.
D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 2. Loài cây nào dưới đây không có khả năng làm sạch không khí?
A. Cây kim tiền. 
B. Cây phượng vĩ.
C. Cây lưỡi hổ. 
D. Cây ngọc ngân.
Câu 3. Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí..........từ không khí.
A. Carbon.
B. Oxygen.
C. Carbon dioxide. 
D. Nito. 
Câu 4. Loài hoa nào dưới đây không được dùng để làm nước hoa?
A. Hoa hồng. 
B. Hoa thược dược.
C. Hoa oải hương. 
D. Hoa cẩm chướng.
Câu 5. Trồng, chăm sóc hoa và cây cảnh sẽ giúp con người:
A. Rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên. 
B. Mang lại niềm vui trong cuộc sống. 
C. Mang lại lợi ích kinh tế. 
D. Cả A, B, C đều đúng.
Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
D
B
C
B
D
- Phần tự luận
Câu 1. Hoa, cây cảnh thường được trang trí ở những nơi nào?
Câu 2. Kể tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. 
Câu 3. Mọi người thường tặng hoa, cây cảnh cho nhau vào những dịp nào? Nhằm mục đích gì?
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống.
+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở.
+ Đọc trước Bài2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến (SHS tr.11).
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát hình ảnh. 
- HS lắng nghe 
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm. 
- HS lắng nghe ý tưởng của các nhóm. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát hình ảnh. 
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi, liên hệ thực tế. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS chia thành các nhóm. 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS đề xuất ý tưởng trước lớp. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát hình ảnh. - HS làm việc cặp đôi. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc bài. 
- HS chơi trò chơi. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
. 
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kiểm tra ngày 6/9/2023
 Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Thu Hường

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1.docx