Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 06

Bài 11: TẬP LÀM VĂN (3tiết)

Tiết 1: Đọc

I. YÊU CÂU CÂN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và diễn cảm bài đọc Tập làm văn, biết đọc phân biệt lời kê chuyện của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi”) và những câu văn bạn viết trong bài tập làm văn của mình, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết đề thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của bạn nhỏ (trên đường đi đò dọc về quê đến khi về đến quê, quá trình quan sát cây hoa hồng, việc tưới nước cho cây,.tương ứng với việc bắt đầu viết bài tập làm văn cho đến khi hoàn thành bài viết).

- Hiểu vì sao bài văn của bạn nhỏ có thêm các chỉ tiết đặc sắc. Hiều điều tác giả

muốn nói qua câu chuyện. (VD: Muốn viết bài văn miêu tả, cần có những trải nghiệm thực tế, cần quan sát kĩ sự vật được miêu tả, cần phát huy trí tưởng tượng của người viết, )

- Biết khám phá, cảm nhận, miêu tả, trân trọng và giữ gìn vẻ đẹp cuộc sống xung

quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

 

docx 22 trang Khánh Đăng 28/12/2023 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 06", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 06

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 06
TUẦN 6: CHỦ ĐÈ 2: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
Bài 11: TẬP LÀM VĂN (3tiết)
Tiết 1: Đọc
I. YÊU CÂU CÂN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm bài đọc Tập làm văn, biết đọc phân biệt lời kê chuyện của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi”) và những câu văn bạn viết trong bài tập làm văn của mình, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết đề thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của bạn nhỏ (trên đường đi đò dọc về quê đến khi về đến quê, quá trình quan sát cây hoa hồng, việc tưới nước cho cây,...tương ứng với việc bắt đầu viết bài tập làm văn cho đến khi hoàn thành bài viết).
- Hiểu vì sao bài văn của bạn nhỏ có thêm các chỉ tiết đặc sắc. Hiều điều tác giả
muốn nói qua câu chuyện. (VD: Muốn viết bài văn miêu tả, cần có những trải nghiệm thực tế, cần quan sát kĩ sự vật được miêu tả, cần phát huy trí tưởng tượng của người viết, )
- Biết khám phá, cảm nhận, miêu tả, trân trọng và giữ gìn vẻ đẹp cuộc sống xung
quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: biết yêu quý cây xanh, yêu quý thiên nhiên.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát Em yêu cây xanh 
-GV tổ chức trò chơi: Hộp quà bí ẩn: (KT bài Tiếng nói của cỏ cây)
H1: Đọc đoạn 1 và TL CH1
H2: Đọc đoạn 2 và TL CH2
H3: Đọc đoạn 3 và TL CH3
H4: Đọc đoạn 4 và TL CH4
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV giao nhiệm vụ:
+ Trao đổi theo nhóm 4 để trả lời câu hỏi: Khi muốn miêu tả một sự vật, làm thế nào để tả đúng đặc điểm của sự vật đó?
+ Cách thực hiện: Từng em nêu ý kiến, sau đó cả nhóm thống nhất câu trả lời của nhóm để trình bày ý kiến trước lớp.
(GV có thể gợi ý: Ở lớp 2 và lớp 3, các em đã viết các đoạn văn tả đồ vật. Hãy nhớ lại cách mình đã làm để có thể phát hiện và miêu tả đúng đặc điểm của sự vật)
-GV NX, chốt
-GV dẫn dắt vào bài mới. Nêu tên bài, ghi bảng
2. Khám phá.
- Mục tiêu: Đọc đúng và diễn cảm bài đọc Tập làm văn, biết đọc phân biệt lời kể chuyện của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi”) và những câu văn bạn viết trong bài tập làm văn của mình, biết nhấn gi
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng.
- GV đọc mẫu lần 1: GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện dòng suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến để dở dang bài văn
+ Đoạn 2: Tiếp teo đến bông hồng thả sức đẹp
+ Đoạn 3: Còn lại
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: gặp lại, bụi dạ lí, sương lã chã, ốc luộc, kết luận, múc nước,...
- GV hướng dẫn luyện đọc câu: 
 Cuối tuần, ba cho tôi về quê / để tôi tìm được nhiều ý cho bài văn / “Tả cây hoa nhà em”
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm ngắt, thể hiện diễn cảm giọng nhân vật, thể hiện đúng cảm xúc của bạn nhỏ.
- Mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3 (mỗi học sinh đọc 1 đoạn và nối tiếp nhau cho đến hết sau đó đổi đoạn đọc).
- GV theo dõi sửa sai.
- GV cho đọc nhóm trước lớp
- GV cho đọc thầm toàn bài
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ GV nhận xét tuyên dương
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của bạn nhỏ (trên đường đi đò dọc về quê đến khi về đến quê, quá trình quan sát cây hoa hồng, việc tưới nước cho cây,...tương ứng với việc bắt đầu viết bài tập làm văn cho đến khi hoàn thành bài viết). Hiểu vì sao bài văn của bạn nhỏ có thêm các chi tiết đặc sắc.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. (VD: Muốn viết bài văn miêu tả, cần có những trải nghiệm thực tế, cần quan sát kĩ sự vật được miêu tả, cần phát huy trí tưởng tượng của người viết,...)
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc mục Từ ngữ (có lời giải nghĩa từ xào xạc và lã chã). GV hỏi HS có từ ngữ nào trong bài chưa hiểu, GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn HS tra từ điển.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Câu 1: Mục đích về quê của bạn nhỏ là gì?
+ GV cho HS đọc Câu 1:
+GV cho HS nêu câu TL
+GV NX, chốt
- Câu 2: Khi ở quê, bạn nhỏ đã làm gì để tả được cây hoa theo yêu cầu?
+ GV nêu câu 2:
+ GV cho HS nêu câu TL
+GV NX, chốt
- Câu 3: Những câu văn nào là kết quả của sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của bạn nhỏ?
+ GV cho HS đọc câu 3:
+ YCHS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm (từng bạn nêu câu trả lời của mình, sau đó thống nhất ý kiến). 
+GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp.
+GV cho HS nêu câu TL
+GV NX, chốt: Trong bài văn của bạn nhỏ, tất cả những câu văn có hình ảnh so sánh cũng được coi là câu văn kết hợp sự quan sát và trí tưởng tượng/liên tưởng của bạn nhỏ. Trên đây là 2 câu văn thể hiện rõ nhất trí tưởng tượng của bạn nhỏ.
- Câu 4: Em thích nhất câu văn nào trong bài văn của bạn nhỏ? Theo em, bài văn của bạn nên viết thêm những ý nào?
+ GV nêu câu 4
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
Bước 1: Đọc kĩ lại bài văn (đoạn in nghiêng trong câu chuyện), chọn câu văn mình yêu thích, có thể nêu lí do vì sao mình yêu thích câu văn đó.
Bước 2: Suy nghĩ để bổ sung ý cho bài văn của bạn nhỏ. Có thể viết câu văn em muốn thêm vào bài văn tả cây hoa hồng của bạn.
+ GV cho HS nêu câu TL
+ GV khích lệ HS nêu những ý nên bổ sung cho bài văn tả cây hoa hồng của bạn nhỏ trong câu chuyện. GV khen ngợi những ý kiến hay, mới mẻ
- Câu 5: Em học được điều gì về cách viết văn miêu tả sau khi đọc câu chuyện trên?
+ GV cho HS đọc Câu 5
+ GV cho HS nêu câu TL
+GV NX các ý kiến của HS
- GV nhận xét và chốt: Ở lớp 4, sang học kì 2 HS được học thêm cách viết bài văn miêu tả cây cối. Lúc đó, các em hãy học tập hoặc tham khảo cách tả cây của bạn nhỏ trong câu chuyện này nhé.
3.2. Luyện đọc lại.
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV cho HS đọc nhóm đôi.
- GV cho HS đọc trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng cách thi The Voice lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TUẦN 6: 	 CHỦ ĐỀ 2: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
Bài 11: TẬP LÀM VĂN (3 tiết)
Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được động từ chỉ hoạt động nói chung và động từ chỉ hoạt động di chuyển nói riêng, tìm được động từ thích hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh, đặt được câu với động từ chỉ hoạt động.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu danh từ, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học: Đuổi hình bắt chữ. GV đưa 4 tranh cho HS đoán động từ
+ Câu 1: viết
+ Câu 2: ăn
+ Câu 3: vẫy
+ Câu 4: chạy
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dùng tranh minh họa và từ chạy để giới thiệu vào bài mới. Ghi bảng
2. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Điền động từ chỉ hoạt động phù hợp với nội dung đoạn văn. Nhận biết được động từ chỉ hoạt động nói chung và động từ chỉ hoạt động di chuyển nói riêng, tìm được động từ thích hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh, đặt được câu với động từ chỉ hoạt động.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Tìm động từ trong ngoặc đơn thay cho bông hoa
- GV nêu yêu cầu của bài tập 1, hướng dẫn HS làm bài:
+ Làm lần lượt bài a rồi đến bài b
+ Đọc từ ngữ cho sẵn dưới mỗi đoạn văn
+ Đọc đoạn văn
+ Lựa chọn động từ phù hợp thay cho mỗi bông hoa trong từng đoạn
- GV có thể làm mẫu 1 từ để HS nắm được phương pháp (thử đặt từ vào vị trí từng bông hoa để biết từ đó thích hợp với bông hoa ở vị trí nào trong đoạn).
-GV cho HS thảo luận nhóm 2
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- GV động viên HS: Các em còn được luyện tập nhiều về động từ, sẽ ngày càng hiểu rõ và sử dụng thành thạo hơn từ loại này.
Bài tập 2: Tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện. Quan sát kĩ từng bức tranh để dựa vào đó, suy đoán người hoặc vật trong tranh đang làm gì để tìm động từ phù hợp. 
-Làm mẫu: GV nêu câu hỏi và mời HS trả lời dựa vào 1 tranh.
+ Tranh 1 vẽ gì? 
+ Người được vẽ trong tranh đang làm gì? 
- GV gọi HS nêu câu trả lời, lưu ý HS Với mỗi tranh, các em có thể tìm ra những từ ngữ khác nhau, miễn là những từ ngữ đó phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh.
-GV hỏi:
+Các động từ tìm được ở tranh 1,3,4 có đặc điểm chung gì?
+Tìm thêm các động từ chỉ hoạt động di chuyển khác
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV chốt động từ chỉ hoạt động di chuyển có thể gồm di chuyển trên mặt đất, trên không, dưới nước 
Bài tập 3: Ghi lại các động từ chỉ hoạt động di chuyển tìm được ở bài 2 và đặt câu với các từ đó
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS nêu lưu ý khi viết câu
- GV YC HS làm cá nhân vào vở.
- GV cho trình ... ọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân,
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Điều lạ mà cô bé Ma – ri – a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì?
+Câu 2: Tìm trong bài đọc các thông tin về việc làm thí nghiệm của Ma – ri – a
 Địa điểm
 Dụng cụ
 Mục đích
+Câu 3: Câu trả lời Ma – ri – a tìm được sau thí nghiệm là gì?
+Câu 4: Câu nói của người cha: “ Đây sẽ là giáo sư thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?
→ GV chốt giúp hiểu được ý nghĩa câu nói của người cha về Ma-ri-a là câu nói đầy tự hào của người cha về cô con gái giỏi giang của mình.
+Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Khi quan sát, tìm tòi những hiện tượng quanh có thể phát hiện những điều lí thú. Những trải nghiệm và khám phá sẽ đem lại niềm vui cho mỗi người.
3.2. Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu lần 2: Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện hoạt động, suy nghĩ, cảm xúc,... của nhân vật: nghĩ mãi, mà vẫn lặng lẽ, hết sức, nâng bổng, đi thẳng, hân hoan...
-GV nêu YC đọc phân vai nhóm 3: lời người dẫn chuyện, lời của nhân vật trong câu chuyện (cha của Ma – ri – a) với giọng điệu phù hợp.
-GV cho HS thi đọc trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.3. Luyện tập theo văn bản.
1. GV cho HS đọc đề bài 1: Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng “gia”, nêu nghĩa của từ đó. 
- Mời học sinh làm việc nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
2. GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2: Chuyển câu sử dụng dấu ngoặc kép thành câu sử dụng dấu gạch ngang.
- GV làm bài cá nhân vào vở.
- Mời một số HS trình bày kết quả 
-GV chốt đáp án, hỏi khai thác:
-? Dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
?Dùng dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép có gì khác nhau khi trình bày?
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu thêm về Maria Goeppert Mayer: sinh năm 1906 tại TP Kattowitz (nay là Katowice), Ba Lan (khi đó là một phần của Đức). Bà xuất thân từ một gia đình có bề dày học thức. Xét về phía cha, Mayer là thế hệ giáo sư đại học thứ bảy liên tiếp trong nhà, theo Nobel Prize organisation. Cha bà, Friedrich Goeppert - giáo sư nhi khoa tại Đại học Göttingen, mẹ bà, Maria Wolff - con gái của một giáo sư toán học. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 6: 	 CHỦ ĐỀ 2: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
Bài 12: NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI (4 tiết)
Tiết 3: VIẾT
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết sử dụng câu văn đúng, hay và phù hợp kể lại một câu chuyện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu đặc điểm và câu chủ đề trong đoạn văn, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết lắng nghe ý kiến của bạn nêu để xem xét và thống nhất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS nêu tên những bài đọc là câu chuyện đã học từ đầu năm
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Để kể lại những câu chuyện thật hay, đủ ý và hấp dẫn chúng ta sẽ cùngđi tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Tìm hiểu cấu trúc và nội dung của một bài văn kể lại câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu
- GV mời 2 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài.
-GV nêu câu hỏi a
+a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và cho biết nội dung của mỗi phần
+GV mời HS trả lời
+GV NX, chốt, đua cấu tạo bài văn kể chuyện: Mở bài, thân bài, kết bài
- GV cho HS đọc câu b
+Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây
+GV cho HS thảo luận nhóm 2
+ GV mời HS trình bày từng sự việc
+ GV nhận xét, tuyên dương HS
- GV nêu câu c:
+ Trong bài văn, câu chuyện được kể theo cách nào?
+GV mời HS trả lời
+GV chốt: Câu chuyện được kể theo sự việc được diễn ra trong câu chuyện là kể chuyện theo trình tự thời gian
-GV cho HS đọc câu d: Những từ ngữ in đậm trong bài văn có tác dụng gì?
+GV cho HS đọc lại các từ in đậm
+GV mời HS trả lời
- GV nhận xét chung và chốt nội dung.
- GV nhận xét chung, đưa ra cấu tạo bài văn kể chuyện, YC HS nhắc lại
+Mở bài: giới thiệu câu chuyện
+Thân bài: kể toàn bộ các diễn biến câu chuyện từ đầu đến kết thúc
+Kết bài: Nêu suy ngĩ cảm nhận về câu chuyện
Bài 2. Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện
- GV mời 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV nêu YC thảo luận nhóm 4, hướng dẫn HS cách chuẩn bị ý kiến để trao đổi. Đọc hoặc nhớ lại các câu trả lời ở bài tập 1, tìm thêm những điểm cần lưu ý, cần biết, cần thể hiện trong bài văn kể chuyện.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV NX, có thể chốt các ý HS cần nhớ khi viết bài văn kể lại câu chuyện.
- GV yêu cầu HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SHS hoặc trình chiếu phần ghi nhớ lên bảng để HS đọc lại.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết sử dụng câu văn đúng, hay và phù hợp với hoàn cảnh để nêu ý kiến của mình với tập thể.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. HS giơ thẻ chọn đáp án đúng
+ CH1: Bài văn kể lại một câu chuyện gồm mấy phần đó là những phần nào?
CH2: Nội dung phần Kết bài trong Bài văn kể lại một câu chuyện là gì?
CH3: Nội dung câu chuyện trong bài văn kể lại một câu chuyện được kể theo trình tự nào?
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 6: 	 CHỦ ĐỀ 2: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
Bài 12: NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI (4 tiết)
Tiết 4: ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc mở rộng theo yêu cầu (đọc bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm trong cuộc sống), biết ghi vào phiếu đọc sách các thông tin về bài đọc, biết trao đổi với bạn về một trải nghiệm thú vị của mình với người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nâng cao kĩ năng nói và nghe trong giao tiếp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết lắng nghe và nhận xét về bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài hát “Bố ơi mình đi đâu thế” để khởi động bài học.
+ Đố các em bài hát nói về điều gì?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Có rât nhiều câu chuyện về những chuyến trải nghiệm cùng gia đình hoặc trường lớp thú vị như trong bài hát.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Đọc mở rộng theo yêu cầu (đọc bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm trong cuộc sống)
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Bài 1: Đọc bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm trong cuộc sống: 
- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- GV cho HS đọc gợi ý bài đọc theo YC:
+Có thể nói rõ tại sao mình chọn đọc câu chuyện đó (câu chuyện có ý nghĩa gì với em).
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập gới thiệu câu chuyện mình đã đọc tên truyện, tên tác giả đọc ở đậu...
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
2.2. Bài 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV giao nhiệm vụ làm việc cá nhân tự hoàn thành phiếu.
- GV cho HS chia sẻ trong nhóm 4
- GV mời nhóm trình bày phiếu đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương
2.3. Bài 3: Trao đổi với bạn về một trải nghiệm thú vị của em và người thân:
-GV cho HS đọc bài 3
- GV cho HS trao đổi nhóm bàn về trải nghiệm thú vị của mình với người thân, giao lưu với bạn về điều thú vị của trải nghiệm đó (Đi cùng ai? Thời gian? Địa điểm? Điều thú vị đáng nhớ? Suy nghĩ cảm xúc của ban thân?)
-GV quan sát, giúp đỡ, giao lưu với HS
-GV mời HS trình bày trước lớp
-GV nhận xét, tuyên dương HS
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng cuộc thi “Siêu trí tuệ”.
+ GV tổ chức cho lớp nói lại 1 trải nghiệm mình ấn tượng nhất của 1 bạn trong lớp đã chia sẻ
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_06.docx