Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 04

TIẾNG VIỆT

Đọc: Những bức chân dung

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Những bức chân dung”.

- Biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.

- Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra.

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 13 trang Khánh Đăng 28/12/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 04", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 04

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 04
TUẦN 4
TIẾNG VIỆT
Đọc: Những bức chân dung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Những bức chân dung”.
- Biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV chiếu các nhân vật trong bài
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng nhân vật và tìm các đặc điểm (ngoại hình, hoạt động) của nhân vật đó. Sau đó thảo luận nhóm đôi: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì?
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc: 
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu....Thôi được
+ Đoạn 2: Còn lại
* Đọc nối tiếp đoạn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn
Dự kiến
Đoạn 1
- Đọc đúng: thực sự
- Ngắt câu: Hai bức chân dung.....nghệ thuật,/ bởi....tranh/....rất đẹp/ và ...thật.//
Đoạn 2
- Đọc đúng: nài nỉ, na ná, lúc đầu
- Ngắt câu: Màu Nước đã giải thích với các cô bé rằng/mỗi người....khác nhau,/ ....mắt to,/miệng nhỏ.../......cô bé/....ý mình.// Nhưng khi xếp....nhau,/ ..... nhận ra/....mình,/...rằng/...đúng.//
- Giải nghĩa từ: hao hao
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp.
- HS đọc
- HS trả lời
- Đọc nối đoạn theo dãy (1- 2 lần)
- H thảo luận nhóm 4 
- HS chia sẻ
- HS giải nghĩa
- HS đọc nhóm đôi.
- 2- 3HS đọc -> Nhận xét
b. Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1
 + Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh?
+ Em hiểu “chân dung” có nghĩa là gì?
+ Hoa Nhỏ đề nghị màu nước vẽ mình như thế nào?
+ Thảo luận nhóm đôi TLCH: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh?
- Dự kiến: Chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh được vẽ một cách tự nhiên và đúng với thực tế nên rất chân thực còn chân dung Hoa Nhỏ được vẽ theo yêu cầu của cô bé (mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn) nên người trong tranh chỉ hao hao giống cô bé.
- Thảo luận nhóm 4 thực hiện câu hỏi 3 trong SGK.
- GV gợi ý các bước thảo luận:
+ Đọc kĩ đoạn văn “Từ hôm đó.....theo ý mình”
+ Đặt mình vào vị trí của Màu Nước, dựa vào những lời cậu đã nói để đưa ra lí lẽ thuyết phục các cô bé để cậu vẽ cho giống thật nhất.
+ Trao đổi các ý kiến trong nhóm và thống nhất.
+ Thảo luận nhóm 2: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
- Dự kiến TL: Khi thấy các bức tranh hoàn thành đều na ná nhau, thậm chí còn rất khó nhận ra mình trong tranh, các cô mới nhận ra Màu Nước nói đúng.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1-3 câu
+ Sự việc đầu tiên: Màu Nước vẽ chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
+ Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác.
+ Sự việc cuối cùng: Các cô bé ngắm bức chân dung khi chúng được đặt cạnh nhau.
* Mức 4:
+ Ai có thể tóm tắt lại các sự việc trong toàn câu chuyện?
+ Bài đọc cho em biết điều gì?
=> Chốt: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
3. Luyện tập, thực hành: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc thầm
- HS nêu
- HS nêu theo ý hiểu
- Vẽ mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn.
- HS thảo luận N2
- HS chia sẻ 
- HS thảo luận nhóm 4 
+ Đại diện các nhóm trình bày 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện trình bày
- HS đọc thầm toàn bài
- HS tóm tắt từng sự việc. 
- HS tóm tắt câu chuyện
- HS nêu
- 2-3HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em có nhận xét gì về hình dáng của mỗi người xung quanh mình?
+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS trả lời.
- HS nêu
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
_______________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
+ Phân biệt được cách viết hoa tên các cơ quan tổ chức với cách viết hoa tên người.
+ Viết được tên các cơ quan tổ chức đúng quy tắc.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi, thẻ tên
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Hãy viết họ và tên của em vào bảng con.
- Nhận xét cách viết tên riêng chỉ người?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi bài
- HS viết bảng
- HS nêu
2. Luyện tập, thực hành 
Bài 1 
+ Nêu yêu cầu?
* Chữa bài: Trò chơi: Thi tiếp sức
- GV nêu luật chơi
- Tổ chức cho HS chơi
- Đáp án:
+ Tên cơ quan tổ chức: Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Tiểu học Ba Đình
+ Tên người: Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu
- GV cùng HS nhận xét.
=> Chốt: Nhận xét cách viết tên cơ quan tổ chức và tên người?
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập.
- HS lắng nghe
- HS chơi: Ghép các thẻ tên vào nhóm thích hợp
- HS nêu
Bài 2
+ Nêu yêu cầu?
=> Chốt: Cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức và tên người.
- Tên riêng của người: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng.
- Tên cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.
Bài 3
+ Nêu yêu cầu?
+ Nêu cách tách tên cơ quan, tổ chức thành các bộ phận?
+ Nhận xét cách viết hoa các bộ phận trong tên cơ quan, tổ chức?
=> Chốt: Ghi nhớ SGK/32
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS phân tích mẫu
- HS làm vở bài tập
- HS soi bài, nhận xét
- HS nêu
- 2-3HS đọc ghi nhớ 
Bài 4
+ Nêu yêu cầu?
Dự kiến:
+ Nêu cách viết tên trường?
+ Cách viết tên cơ quan, tổ chức khác cách viết tên người như thế nào?
- Nhận xét
=> Chốt: Khi viết tên cơ quan, tổ chức chú ý viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS làm vở
- Soi bài, nhận xét, chia sẻ
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
+ Hãy viết tên các trường học, cơ quan tổ chức gần nơi em sống mà em biết.
- HS viết nháp
* Mức 4
+ Hãy viết tên một tổ chức quốc tế được dịch nghĩa sang tiếng Việt?
- VD: Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới.....
- GV soi bài, nhận xét, tuyên dương 
+ Qua tiết học này em cảm nhận được điều gì?
- G nhận xét tiết học.
- HS tự nêu cảm nhận
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
..........................................................................................................................
_____________________________________________
TIẾNG VIỆT
Viết: Lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Giúp H biết lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
* Trò chơi: Phóng viên
+ Báo cáo thảo luận nhóm gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những thông tin gì?
+ Khi viết báo cáo thảo luận nhóm cần lưu ý gì?
- GV nhận xét
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi tên bài.
- HS chơi
- HS nêu
- HS nêu
2. Luyện tập, thực hành: 
- G Vchiếu các chủ đề thảo luận
a. Thảo luận
+ Nêu các bước khi thảo luận cho các chủ đề?
- GV chốt lại các bước:
+ Bước 1: Xác định nội dung thảo luận: Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức, phân công nhiệm vụ
+ Bước 2: Tổ chức thảo luận: Nêu ý kiến, trao đổi thảo luận, tổng hợp ý kiến và phân công nhiệm vụ 
+ Bước 3: Ghi chép kết quả
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 một chủ đề nhóm chọn 
b. Lập dàn ý
- Yêu cầu H lập dàn ý cá nhân vào vở nháp
c. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý
- Nhận xét
- HS đọc
- HS nêu
- HS thảo luận
- HS làm nháp
- HS trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
+ Nêu cảm nhận sau tiết học
- Nhận xét chung
- HS nêu
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về chủ đề thảo luận của em.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
_______________________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Đọc: Đò ngang
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Đò ngang”.
- Biết đọc đúng lời của người dẫn truyện, lời nói của đò ngang và lời nói của thuyền mành với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của đò ngang, thuyền mành thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ..., nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hóa... trong việc xây dựng nhân vật. 
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi người cần phải làm tốt công việc của mình bởi mỗi công việc có giá trị riêng, việc nào cũng mang lại lợi ích cho cuộc sống, việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc bài Những bức chân dung tiếp theo đoạn.
- HS đọc nối tiếp
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: 
+ Màu Nước khuyên các cô bé điều gì?
+ Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
- HS trả lời
- GV đưa hình ảnh đò ngang và thuyền mành
+ Trao đổi nhóm đôi về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền?
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- HS quan sát
- HS thảo luận
- HS chia sẻ
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến sang sông đón khách
Đoạn 2: Tiếp đến rộng lớn hơn
Đoạn 3: Còn lại
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (quay lái, lo việc, lộng gió, trưa nắng, nối lại...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ (đăm chiêu)
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS nêu
- HS đọc nối tiếp
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật.
+ Giọng kéo dài: “Ơ...đò...”.
+ Giọng reo vui: “Chào anh thuyền mành”
+ Giọng hào hứng: “Tuyệt quá!”, “Tôi chỉ mong được như vậy.”
+ Giọng thân mật, chậm rãi (Lời nói cảu thuyền mành)
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang ? 
- HS trả lời (Thuyền mành vạm vỡ...bến bờ xa lạ)
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào?
Dự kiến: Trong suy nghĩ của đò ngang, thuyền mành vạm vỡ, to lớn, khỏe mạnh, năng độngcòn đò ngang nhỏ bé, lặng lẽ. Về công việc đồ ngang thấy thuyền mành được đi đến những bến bờ xa, có nhiều điều mới lạ. Còn đò ngang chỉ làm công việc đưa đò, quanh quẩn giữa hai bến sông chật hẹp...
- HS thảo luận và chia sẻ 
- Em có đồng ý với suy nghĩ của đò ngang không?
=> Đò ngang đang tự mình có những suy nghĩ chưa được tích cực về bản thân. Thuyền mành đã động viên bạn: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi”
+ Mức 4: 
- Theo em thuyền mành muốn nói với đò ngang điều gì qua câu nói đó?
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- Thảo luận nhóm đôi: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào?
Dự kiến: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra: Hằng ngày đò ngang làm công việc rất hữu ích là đưa đò giúp mọi người qua sông nên luôn được mọi người yeu mến, ngóng đợ. Thậm chí thuyền mành cũng mong được mọi người yêu quý và ngóng đợi như vậy
- HS thảo luận
- HS chia sẻ 
- Theo em câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em?
=> Mỗi người sẽ có một công việc khác nhau. Chúng ta cần phải làm tốt công việc của mình bởi mỗi công việc có giá trị riêng, việc nào cũng mang lại lợi ích cho cuộc sống, việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.
- HS chọn đáp án hoặc nêu ý kiến
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A?
- HS làm bài vào vở bài tập
- Chữa theo nhóm đôi:1HS đọc thành ngữ - 1HS đọc cách giải thích
- Thành ngữ nào có thể thay thế cho bông hoa trong mỗi câu sau
- Chia sẻ với mọi người về công việc sau này mình muốn làm
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét 
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
________________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Viết: Viết báo cáo thảo luận nhóm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Giúp H biết cách viết báo cáo thảo luận nhóm.
- Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hơn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Em chọn chủ đề nào để báo cáo?
- GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết trước, trả lời câu hỏi:
+ Em có muốn thay đổi hoặc điều chỉnh gì ở dàn ý?
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- HS trả lời
- 2-3 HS đọc và trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
- GV cho HS viết đoạn văn dựa vào dàn ý đã lập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS viết bài vào vở.
- HS soi bài, nhận xét
- Yêu cầu HS tự soát lỗi theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Bản báo cáo thảo luận nhóm gồm mấy phần?
- HS trả lời
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
________________________________________ 
TIẾNG VIỆT
Đọc mở rộng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm đọc được những câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm có câu chuyện coa nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Luyện tập, thực hành
- Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ câu chuyện đã sưu tầm.
- HS đọc
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu
- HS viết phiếu
- Soi phiếu đọc sách, nhận xét
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn những điều thú vị về câu chuyện mà em đã đọc.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy tìm trong từ điển thành ngữ một số thành ngữ nói về con người. Trao đổi với người thân về nghĩa của những thành ngữ đó và ghi vào sổ tay.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_4.docx