Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024

Chủ đề 1: Làm việc khoa học

 Sinh hoạt dưới cờ: Nề nếp sinh hoạt hằng ngày

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh hiểu được vai trò và thực hiện việc sinh hoạt nề nếp hằng ngày một cách khoa học

- Học sinh nắm được các bước tiến hành chào cờ hằng tuần

II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Nhà trường:

- Tổ chức buổi lễ chào cờ theo nghi thức quy định.

2. Học sinh:

- Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi chào cờ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 48 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9 - Năm học 2023-2024
TUẦN 9
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2023
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 Chủ đề 1: Làm việc khoa học
 Sinh hoạt dưới cờ: Nề nếp sinh hoạt hằng ngày
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học sinh hiểu được vai trò và thực hiện việc sinh hoạt nề nếp hằng ngày một cách khoa học
Học sinh nắm được các bước tiến hành chào cờ hằng tuần
II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
1. Nhà trường: 
- Tổ chức buổi lễ chào cờ theo nghi thức quy định.
2. Học sinh: 
- Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi chào cờ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia chào cờ.
- Cách tiến hành:
- TPT Đội ổn định HS, gióng hàng ngang hàng dọc, nghiêm nghỉ, quay phải, trái sao cho đội hình toàn trường đẹp mắt
- HS nghiêm túc thực hiện
2. Sinh hoạt dưới cờ:Chào cờ đầu tuần
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia nghi lễ chào cờ đầu tuần.
- Cách tiến hành:
- Nhà trường tổ chức lễ chào cờ theo nghi lễ quy định (chào cờ, hát quốc ca,)
- Nhận xét tuần vừa qua: Tuyên dương các bạn có thành tích tốt, phê bình và có hình phạt thích đáng với các bạn thực hiện sai quy định, vi phạm.
- Triển khai kế hoạch học tập.
- HS tham gia lễ chào cờ
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ HS hiểu được vai trò của việc thực hiện nền nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học. 
- Cách tiến hành:
- TPT Đội phổ biến cho HS nghe về của việc thực hiện nền nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học. Trong đó, nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện nền nếp sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học đối với HS.
- GV mời HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về việc thực hiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày ( cách lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự công việc, lựa chọn công việc ưu tiên, phân bố thời gian hợp lí, kết quả thực hiện,.)
- Kết thúc, dặn dò.
- HS lắng nghe
-HS chia sẻ
IV, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Tiết 1 – 2: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm được các văn bản được học; bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc. 
- Hiểu nội dung bài đọc. Bước đầu biết tóm tắt văn vản, nêu được chủ đề của văn vản.
- Nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dạng, điệu bộ, hành động,.. thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật. 
- Nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng. 
- Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS nêu lại các chủ đề đã học. 
- HS nêu câu trả lời. 
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Luyện tập thực hành:
* Nói tên các bài đã học
- GV chiếu nội dung bài 1.
- YC 1 HS đọc nội dung bài. 
- YC HS quan sát, đọc thầm từng khổ thơ, lời nói của nhân vật trích từ các bài đã học. Sau đó viết ý kiến cá nhân vào nháp. 
- YC HS thảo luận nhóm 4 đối chiếu câu trả lời và thống nhất. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ nội dung thảo luận. 
- GV chốt câu trả lời. 
- HS quan sát. 
- HS thực hiện YC của GV. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- Từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. 
- HS lắng nghe.
* Nêu ngắn gọn nội dung các bài đã học
- GV YC HS đọc đề bài. 
- YC HS thảo luận nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời. 
- Tổ chức cho HS nhận xét. 
- GV chốt câu trả lời. 
- HS đọc đề bài
- HS thảo luận nhóm đôi đưa ra đáp án.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét. 
- HS lắng nghe. 
* Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất. 
- YC HS đọc đề bài. 
- GV chia nhóm tổ. 
- GV phát bảng nhóm thống kê đã chuẩn bị sẵn. 
- Quan sát và YC 3 – 4 HS mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời. 
-1 HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đưa ra ý kiến. 
- HS hoàn thiện bảng theo hướng dẫn của GV. 
- HS chia sẻ ý kiến. 
* Tìm danh từ chung va danh từ riêng
- YC HS đọc đề bài. 
- YC HS làm việc cá nhân bằng phiếu học tậpc tìm ra các danh từ chung và danh từ riêng. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời.
- GV chốt cấu trả lời đúng. 
-1 HS đọc đề bài. 
- HS tìm thực hiện yêu cầu
Danh từ chung
Danh tư riêng
Chỉ người
Chỉ vật
Chỉ hiện tượng tự nhiên
Tên người
Tên địa lý
nàng
Phố, chùa, tỉnh, chân, cành, trúc, chuông, chày, mặt gương, trời, nước, cơm, bạc, vàng
Gió, khói, sương, mưa, nắng
Tô Thị, Triệu Thị Trinh 
Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tam Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ. 
* Nghe – viết: 
- GV nêu YC nghe viết. 
- GV đọc nội dung đoạn văn sẽ viết. 
- GV YC HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn .
- GV đọc đoạn văn YC HS viêt bài. 
- GV nhận xét 3 – 4 bài viết của HS.
-HS lắng nghe. 
-2 HS nêu lại. 
-HS lắng nghe. 
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm và viết một đoạn văn có chưa danh từ chung và danh từ riêng. 
- HS thực hiện yêu cầu. 
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
TOÁN 
(Tiết 41)
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và các quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
- Thực hiện được việc tính toán với các số đo khối lượng và thực hiện được việc tính toán với các số đo khối lượng
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Mở đầu
- Nêu các đơn vị khối lượng đã học
- Điền >, <, =
5 tấn .... 50005kg
4 tạ 30kg ... 403kg
8 tấn 500kg .... 8500kg
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu - ghi bài.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS theo dõi
- HS ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời.
- Làm sao để tính được cân nặng của chim cánh cụt con.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- HS đọc.
- Chim cánh cụt bố và chim cánh cụt mẹ nặng 80kg.
Tổng chim cánh cụt bố, chim cánh cụt mẹ và chim cánh cụt con là 1 tạ.
- Cân nặng của chim cánh cụt con ?kg
- Chim cánh cụt con là 20kg
- HS trả lời 
 Đổi 1 tạ = 100kg
Chim cánh cụt con nặng số ki-lô-gam là: 100 – 80 = 20 (kg)
- HS theo dõi. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài ra vở sau đó đổi chéo.
- Yêu cầu 2HS lên bảng làm.
a) 124 tấn + 76 tấn = 200 tấn
c) 20 tấn x 5 = 100 tấn
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương.
=> Lưu ý: Viết đơn vị đo vào bên phải kết quả .
- Tính
- HS làm bài.
- HS thực hiện.
b) 365 yến – 199 yến = 166 yến
d) 2 400 tạ : 8 = 6 tạ
- HS chia sẻ, nhận xét.
- HS theo dõi, lắng nghe.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu làm việc theo cặp, thực hiện yêu cầu bài.
- Làm thế nào để em biết con voi đi qua được các cây cầu đó.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
- HS đọc.
- Con voi phải đi qua những cây cầu nào để đi từ bờ bên này sang bờ bên kia.
- HS thảo luận theo cặp.
Những cây cầu mà con voi đi qua ghi các số đo là: 2 tạ, 1 tấn, 160 kg.
- HS trả lời. ( Đổi các số đo khối lượng trên các cây cầu thành số đo khối lượng với đơn vị ki-lô-gam sau đó so sánh.)
1 tạ = 100kg 1tạ 40kg = 140kg 
7 yến = 70 kg 1tấn = 1000kg
2 tạ = 200kg 1 tạ 20kg = 120kg 
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài cho biết gì?
- Bài hỏi gì?
? Với yêu cầu đề bài thì 3 người có thể cùng lúc qua sông trong 1 lượt được hay không?
? Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: Làm như thế nào để 3 người qua được sông? (Lưu ý: Sau khi có 2 người đi qua sông thì luôn có một người chèo thuyền ngược trở lại để đón người cuối cùng). 
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc. 
- Có 3 người với cân nặng lần lượt là 52kg, 50kg, 45kg cần qua sông bằng một chiếc thuyền chỉ chở được tối đa 1 tạ hay 100kg.
- Ba người cần làm như thế nào để qua sông?
- Không. Vì tổng cân nặng của 3 người vượt quá khả năng chở tối đa của chiếc thuyền.
- Đại diện nhóm trả lời.
Đầu tiên, hai người có cân nặng 52kg và 45 kg cùng qua sông. Sau đó, người có cân nặng 45kg chèo thuyền chở về đón người còn lại.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tính
380 tạ + 220 tạ 758 yến – 347 yến
12 tấn x 6 1768 kg : 6
- Nếu cách thực hiện tính có chứa đơn vị đo.
- GV nhận xét tiết học.
- HS tính
- HS nêu
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh, bổ sung:
........................................... .....................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
	CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
BÀI 5: GIEO HẠT VÀ TRONG CÂY CON TRONG CHẬU (T1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Năng lực đặc thù:
Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt và trồng cây con trong chậu.
Giới thiệu được sản phẩm chậu gieo hạt do mình làm ra.
Nhận xét được sản phẩm chậu gieo hạt theo các tiêu chí đánh giá.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc chia sẻ được lợi ích của giao hạt và trồng cây con trong chậu ở trường hoặc gia đình.
Năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: tự thực hiện giao hợp một số loại hoa trong chậu.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
Phẩm chất.
Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức học tập nghiêm túc, luôn cố gắng để khám phá các kiến thức mới.
Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức về an toàn sức khỏe, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong khi gieo hạt và trồng cây con trong chậu.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật thí nghiệm:
+ Vật liệu, dụng cụ: hạt giống, cây con, chậu trồng cây có đĩa lót, ăn bón, đá dăm hoặc sỏi dăm, giá thể.
+ Dụng cụ gieo hạt, trồng cây con: bình tưới cây, xẻng nhỏ, găng tay.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
+ GV hỏi: Theo em, làm thế nào để từ hạt
- HS trả lời: Để tạo thành chậu hoa
giống hoa có thể tạo thành chậu hoa như trong
như hình, cần gieo hạt giống vào chậu
hình trên dưới đây?
và chăm sóc để cây lớn lên phẩi khỏe
mạnh, cho hoa đẹp..
- Mời một số HS trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài
- HS ... ia sẻ trong nhóm đôi.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV chấm vở 3-5HS nhanh nhất.
- HS đọc.
- Mặt sàn hình vuông cạnh 3m, tấm gỗ có chiều dài 5dm và chiều rộng 1dm. 
- Cần bao nhiêu tấm gỗ để lát kín sàn mặt căn phòng.
- HS nêu. (tính diện tích của căn phòng và diện tích của tấm gỗ sau đó tìm số tấm gỗ).
- HS làm bài và chia sẻ.
- HS chia sẻ đáp án. ( Cần 180 tấm gỗ để lát kín căn phòng)
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Trò chơi: HS hoạt động theo nhóm 2
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh, bổ sung: .......................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Bài 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ( tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực 
Năng lực đặc thù: 
- Học sinh xác điịnh được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên bản dồ hoặc lược đồ.
- Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên về địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ, lược đồ, các tư liệu có liên quan, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
2. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu nước, yêu thiên nhiên và có việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. 
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Địa lí.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với môi trường sống, không đồng tình với hành vi xâm hại thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu hình ảnh trong sách giáo khoa để khơỉ động bài học. 
+ Em quan sát trong tranh thấy có những yếu tố tự nhiên nào?
+ Yếu tố tự nhiên đó có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi
+ Trong tranh có cây cối, dòng sông, nhà của, cánh đồng,..
+ Dòng sông dài, uốn lượn, cánh đồng rộng nằm rải rác, cây cối um tùm,...
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Học sinh xác định được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên bản dồ hoặc lược đồ
+ Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên về địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ, các tư liệu có liên quan, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí (làm việc nhóm đôi)
 - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 2 SGK và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy quan sát hình 2
 và cho biết:
+ Xác định vị trí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ?
+ Kể tên những vùng tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- GV mời một số HS trả lời
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV mời đại diện một số HS lên chỉ ranh giới, vị trí, các nơi tiếp giáp vùng Đồng bằng Bắc
- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận:
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta, có dạng hình tam giác, tiếp giáp với: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ. 
2. Đặc điểm về thiên nhiên
a) Địa hình
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 2, nêu đặc điểm địa hình của Đồng bằng Bắc Bộ?
+ Độ cao chủ yếu của vùng Đồng bằng Bắc Bộ khoảng bao nhiêu mét?
+ So sánh địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ với địa hình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- GV nhận xét, kết luận, truyên dương.
Địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình trên 25m. Đồng bằng có dạng hình tam giác nay vẫn tiếp tục được mở rộng ra phía biển. Có diện tích khoảng 15 000km²
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát bản đồ đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta 
+Tiếp giáp với vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ
+Vùng được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- Một số Hs lên thực hiện, cả lớp quan sát, nhận xét bổ sung.
- HS quan sát, suy nghĩa 1’ rồi trả lời
+ Vùng đồng bằng Bắc Bộ có độ cao chủ yếu dưới 50 m. 
+ Vùng đồng bằng Bắc Bộ có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng không nhiều đồi núi như vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
3.Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành.
- GV giới thiệu bản dồ Tự nhiên Việt Nam yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ. (cũng có thể trình chiếu bản đồ trên màn hình)
- Gọi một vài em lên bảng chỉ vị trí địa lí
 của đồng bằng Bắc Bộ và nêu vùng tiếp giáp
- GV mời cả lớp cùng quan sát và đánh giá kết quả.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát tìm vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ. 
- HS lên chỉ trên bản đồ TNVN và nêu các vùng tiếp giáp.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: LÀM VIỆC KHOA HỌC
SHL: NHẬT KÍ CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Chia sẻ được nhật kí thực hiện công việc hằng ngày theo kế hoạch đã xây dựng
- Có ý thức và trách nhiệm thực hiện các công việc trong ngày theo kế hoạch
- Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự chia sẻ được nhất kí của mình
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo trong các hoạt động
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn trong việc thực hiện công việc chung của tổ.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, yêu quý và lắng nghe bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ để hoàn thành nhật kí hoạt động trong ngày.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng nền nếp, nội quy lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “ Ghép đúng” bằng cách nêu các hoạt động hàng ngày của bản thân trong một ngày, sau đó HS khác nêu thời gian thích hợp với hoạt động đó. 
- GV cho HS chơi
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe phổ biến luật chơi
- HS chơi 
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc theo tổ)
- GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần:
+ Sinh hoạt nền nếp.
+ Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
+ Một số nội dung phát sinh trong tuần...
- Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4 hoặc theo tổ)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội cờ đỏ.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế hoạch và mời GV nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. 
- Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết quả kết quả hoạt động trong tuần.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả hoạt động cuối tuần.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Chia sẻ được nhật kí thực hiện công việc hằng ngày theo kế hoạch đã xây dựng
+ Có ý thức và trách nhiệm thực hiện các công việc trong ngày theo kế hoạch
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Chia sẻ nhật kí thực hiện các hoạt động trong ngày.
1. Tổ chức thực hiện: Làm việc nhóm
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhật kí của mình ghi lại việc thực hiện các hoạt động trong ngày với các bạn trong nhóm và có thể sắp xếp lại cho khoa học, hợp lí.
2. Tổ chức trình bày: Làm việc các nhân
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhật kí thực hiện công việc hàng ngày theo gợi ý”
+ Những việc em đã làm được theo thời gian biểu.
+ Tự đánh giá việc sử dụng thời gian trong ngày đã hợp lí hay chưa?
-GV nhận xét, điều chỉnh nếu thấy chưa hợp lí
- HS thảo luận nhóm, các bạn góp ý cho nhật kí của bạn.
- HS chia sẻ cá nhân
- HS nhận xét, góp ý
-HS lắng nghe, điều chỉnh theo góp ý của các bạn và GV
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Chia sẻ những thành quả đã cùng bạn thực hiện được.
+ Chia sẻ những công việc hàng ngày mình đã thực hiện được và chưa thực hiện được để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 KÝ CỦA GIÁO VIÊN, KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỜNG VÀ BAN GIÁM HIỆU
	GIÁO VIÊN TỔ TRƯỞNG
BGH

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_9.docx