Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10

Tiếng Việt

Đọc: VẼ MÀU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Vẽ màu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh.

- Nhận biết được màu sắc của các sự vật, cách gọi màu sắc của sự vật trong bài thơ; nhận xét được đặc điểm, cách gợi màu sắc của sự vật cùng những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Cần trân trọng, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 12 trang Khánh Đăng 28/12/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10
TUẦN 10
Tiếng Việt
Đọc: VẼ MÀU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Vẽ màu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh.
- Nhận biết được màu sắc của các sự vật, cách gọi màu sắc của sự vật trong bài thơ; nhận xét được đặc điểm, cách gợi màu sắc của sự vật cùng những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Cần trân trọng, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Đọc nối tiếp bài Trước ngày xa quê và trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ không muốn xa quê?
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu chủ điểm: Niềm vui sáng tạo. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh chủ điểm và cho biết tranh nói với em điều gì về chủ điểm?
- GV giới thiệu bài: Vẽ màu
- HS quan sát và chia sẻ.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu cả bài hoặc gọi HS đọc (lưu ý đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc, sự khám phá của nhân vật).
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Còn màu xanh chiếu là; Làm mát những rặng cây; Màu nâu này biết không;..
+ Đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật)
- 5HS đọc nối tiếp cả bài thơ.
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- Gọi HS đọc trước lớp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm nghĩa của từ đại ngàn.
- HS trả lời 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và trả lời câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật (hoa hồng, nắng đêm, lá cây, hoàng hôn, rừng đại ngàn)
- HS làm vào phiếu bài tập
Hoa hồng – màu đỏ; nắng – màu vàng; đêm – màu đen (mực); lá cây – màu xanh; hoàng hôn – màu tím; rừng đại ngàn – màu nâu.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?
- HS thảo luận và chia sẻ
Đáp án: Khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở buổi sáng (bình minh ở khổ 2), buổi chiều tối (hoàng hôn ở khổ 3), buổi đêm (đêm ở khổ 4)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ “Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi..”?
- HS trả lời
- GV nêu yêu cầu: Nếu được vẽ một bức trang với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu vẽ nào để vẽ? Vì sao?
- HS trả lời. 
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp, đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với mẹ? Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: BIỆN PHÁP NHÂN HÓA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa và nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa.
- Nói và viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV và học sinh cùng múa, hát một bài hát: Cháu vẽ ông mặt trời.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- HS múa hát
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời 
- Gọi 1 HS đọc to các từ in đậm: anh, cô, chú, ả, chị, bác.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
GV chốt: Tác dụng của các từ hô gọi trên làm cho các con vật trong đoạn văn trở nên sinh động, gần gũi với con người hơn. Đoạn văn viết về những con vật như nói về con người.
- HS đọc
- HS thảo luận và thống nhất câu trả lời.
Stt
Từ in đậm
Con vật
1
anh
Chuồn chuồn ớt
2
cô
Chuồn chuồn kim
3
chú
Bọ ngựa
4
ả
Cánh cam
5
chị
Cào cào
6
bác
Giang, dẽ
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài: Tìm trong đoạn thơ những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.
- HS nêu
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- HS đọc bài thơ, tìm từ ngữ theo yêu cầu của bài tập. 
Bụi tre
Tần ngần, gỡ tóc
Hàng bưởi
Bế lũ con
Chớp
Rạch ngang trời
Sấm
Ghé xuống sân, khanh khách cười
Cây dừa
Sải tay bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
- GV chốt bài
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài: Trong đoạn thơ, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hóa? Chúng nhân hóa bằng cách nào?
- HS đọc
- HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở
- HS tìm và viết vào vở
Mầm cây tỉnh giấc; Hạt mưa trốn tìm; Cây đào lim dim, cười; Quất gom nắng.
- GV nhận xét: Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để nói về hoạt động, đặc điểm của vật.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu: Đặt 1-2 câu về con vật, cây cối, đồ vật, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
- GV yêu cầu HS đặt câu vào vở, đổi vở chia sẻ cặp đôi.
- HS đọc yêu cầu
- HS đặt câu.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào?
- 2-3 HS trả lời
- Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa nói về học tập.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
_____________________________________
Tiếng Việt
Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Biết thể hiện sự trân trọng những sáng tạo của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV và HS khởi động bằng trò chơi hoặc bài hát.
- GV giới thiệu bài.
- HS khởi động.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS làm việc nhóm và thực hiện theo yêu cầu.
Bài 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc nghe, em thích viết cách nào?
- GV yêu cầu HS đọc 3 cách viết đoạn văn tưởng tượng được nêu trong sách.
- GV mời 2-3 cặp chia sẻ về cách viết đoạn văn tưởng tượng mà em thích, nêu lí do tại sao em thích cách viết đó.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những cách viết đoạn văn tưởng tượng được gợi ý ở BT 2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, đưa ra những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng về một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm
- HS đọc
- HS chia sẻ
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS: Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.
- Dặn HS ôn Bài 17 và đọc trước Bài 18.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiếng Việt
Đọc: ĐỒNG CỎ NỞ HOA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Đồng cỏ nở hoa.
- Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của các nhân vật Bống, ông họa sĩ trong câu chuyện với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua điệu bộ, hành động, suy nghĩ, nhận biết được cách liên tưởng, so sánh,.. trong việc xây dựng nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Đam mê hội họa sẽ đem đến niềm vui cho các bạn nhỏ.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc bài Vẽ màu nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc nối tiếp
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: Nếu có thời gian rảnh rỗi, em sẽ làm gì?
- HS trả lời
- Vì sao em thích làm việc đó?
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới: Đồng cỏ nở hoa
- HS trả lời
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (xấp tranh, tặc lưỡi, trầm trồ, chóp nhọn,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS lắng nghe, theo dõi
- Bài chia làm 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình tiết quan trọng hoặc những câu nói thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện.
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc chú giải từ ngữ.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Tài năng hội họa của Bống được giới thiệu như thế nào ở đoạn mở đầu? 
- HS trả lời (Tài năng hội họa của Bống được giới thiệu ở đoạn mở đầu: Bống là một cô bé có tài hội họa; Bống rất mê vẽ; Bống vẽ rất tự nhiên như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe;)
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là gì?
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3: Em hiểu thế nào về nhận xét của ông họa sĩ Phan đối với tranh Bống vẽ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!”?
- Cho HS làm phiếu cá nhân, rồi chia sẻ cặp đôi.
- GV nêu câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận và chia sẻ (Bống vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau.)
- HS đọc yêu cầu
- HS làm phiếu và chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc yêu cầu: Em có ấn tượng với nhân vật nào trong các bức vẽ của Bống? Vì sao?
- HS đọc yêu cầu.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em có thích vẽ không? VÌ sao?
- HS trả lời 
- Em cảm thấy thế nào khi mình vẽ đẹp?
- GV cùng HS nhận xét và sửa câu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Viết: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã được nghe.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện.
- Thi đọc trước lớp
- GV giới thiệu ghi bài
- HS đọc
2. Luyện tập, thực hành:
- Cho HS đọc yêu cầu và làm bài tập
- HS đọc yêu cầu và làm bài tập
Câu 1: 
- Sáng tạo: tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.
- sáng chế: nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có.
- sáng tác: làm ra tác phẩm văn học nghệ thuật.
Câu 2: Đặt 1-2 câu với từ ở cột A
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những câu văn, những điều em muốn học tập
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã được nghe.
- Viết được đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sách, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
2. Luyện tập, thực hành:
* Chuẩn bị
- Gọi HS đọc đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- GV hướng dẫn HS
+ Lựa chọn câu chuyện yêu thích
+ Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng.
- GV hướng dẫn trao đổi trong nhóm.
* Tìm ý
- GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả của phần Chuẩn bị để tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng.
Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng, tưởng tượng.
Triển khai: Kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã lựa chọn.
Kết thúc: Nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
* Chỉnh sửa
- Gv hướng dẫn HS làm việc nhóm để chia sẻ, chỉnh sửa.
- GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện
- HS trao đổi trong nhóm.
- HS thực hiện
- HS thực hiện nhóm.
- HS đọc trước lớp.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về những kết quả học tập của mình.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Nói và nghe: CHÚNG EM SÁNG TẠO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Giới thiệu được một sản phẩm mà em tự tay làm ra.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sách, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
2. Luyện tập, thực hành:
* Chuẩn bị
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS đọc kỹ một số gợi ý về cách lựa chọn sản phẩm, về cách giới thiệu sản phẩm và cách sử dụng phương tiện khi nói.
* Nói
- GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả của phần Chuẩn bị để giới thiệu trong nhóm.
- Gọi 3-4 HS giới thiệu trước lớp.
* Trao đổi góp ý.
- GV mời HS nhận xét sau khi nghe bạn giới thiệu.
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS trao đổi trong nhóm.
- HS thực hiện
- HS trao đổi, nhận xét.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu: 
+ Chia sẻ với người thân về sản phẩm em đã giới thiệu ở hoạt động Nói và nghe.
+Tìm đọc sách, truyện về các phát minh khoa học.
+ Nêu suy nghĩ về các phát minh đó hoặc nêu điều em biết về tác giả của các phát minh.
- Khen ngợi, động viên học sinh.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_10.doc