Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05 - Năm học 2023-2024

HĐTN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thứcSau tuần học này, HS sẽ: Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Sáng tạo những mảnh ghép diệu kì.

- Thể hiện niềm tự hào của bản thân trước lớp.

3. Phẩm chất

- Tự tin, trách nhiệm: tự tin thể hiện niềm tự hào của bản thân, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Viết thư cho tương lai

 

doc 30 trang Khánh Đăng 28/12/2023 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 05 - Năm học 2023-2024
TuÇn 5: Thø hai ngµy 2 th¸ng 10 n¨m 2023 
HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thứcSau tuần học này, HS sẽ: Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng: 
Sáng tạo những mảnh ghép diệu kì.
Thể hiện niềm tự hào của bản thân trước lớp. 
3. Phẩm chất
Tự tin, trách nhiệm: tự tin thể hiện niềm tự hào của bản thân, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Viết thư cho tương lai
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
b. Cách tiến hành
- GV Tổng phụ trách Đội giới thiệu cuộc thi Viết thư cho tương lai gồm nội dung chính sau: 
+ Nêu mục đích tổ chức, ý nghĩa, phổ biến nội dung, hình thức tổ chức của cuộc thi Viết cho tương lai. 
+ Nội dung: Mỗi HS sẽ viết một bức thư gửi cho chính mình ở một thời điểm trong tương lai
+ GV hướng dẫn cụ thể như sau:
- HS suy nghĩ về ước mơ của bản thân ở một thời điểm trong tương lai.
- Viết một bức thư cho bản thân trong tương lai chia sẻ về những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của mình và những ước mơ mong muốn đạt được. 
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe hướng dẫn viết thư. 
- HS suy nghĩ về ước mơ của bản thân ở một thời điểm trong tương lai. 
- HS viết một bức thư theo yêu cầu. 
Tiếng Việt
Đọc: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng.
- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con. 
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con 
gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình .
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước,nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về những con vật mà em yêu thích,
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Một mà trời đất đã lâu/ Đólà một màu nâu,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật lúc còn ở trong quả trứng(vào những từ ngữ lặp lại) và lúc nhìn thấy bầu trời xanh...
- HS đọc
- Bài chia làm 2 đoạn, 
Doạn 1: Từ đầu đến Cứ việc mà yên nghỉ
Đoạn 2: Còn lại
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? 
- HS thảo luận theo cặp và trả lời 
- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và giới thiệu( Có thể dùng vật thật cho gần gũi với HS)
- HS chỉ tranh và giới thiệu
+ Lúc còn ở trong quả trứng
+ Lúc bước ra thế giới bên ngoài.
- Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng ?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn?
- HS trả lời
-Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Củng cố sử dụng đơn vị đo góc.
- Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng công cụ toán học, năng lực thẩm mĩ.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập, ê-ke lớn.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Lên bảng thực hiện thao tác đo và kiểm tra 1 số góc?
- HS lên bảng thực hiện và trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu
- GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi. 
- HS các nhóm đại diện nêu miệng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Nêu kết quả đo em vừa thực hiện được?
+ Trong các góc em vừa đo, góc bẹt có số đo bao nhiêu độ?
+ Góc nhọn có số đo bao nhiêu độ?
+ Số đo góc tù là bao nhiêu độ?
- HS trả lời. (quan sát hình)
- GV nhận xét, chốt KT: Góc nhọn có số đo góc nhỏ hơn 90o, góc vuông có số đo góc bằng 90o, góc tù có số đo góc lớn hơn 90o và góc bẹt có số đo góc bằng 180o.
- HS lắng nghe
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
? Bài yêu cầu làm gì?
- HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm cá nhân sau đó tìm cặp góc bằng nhau trong số các góc vừa đo, thảo luận, kiểm tra trong nhóm 2
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS nêu.
+ Vì sao em cho rằng góc phần c có số đo góc bằng với góc phần d?
- HS giải thích cách làm
+ Ngoài các góc bài hỏi, em còn tìm được góc nào khác cũng có số đo bằng nhau không?
- HS nêu
- GV chốt đáp án (đưa lên màn hình PP)
- HS quan sát, lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài cho biết gì và yêu cầu làm gì?
- HS nêu yêu cầu
- Y/c HS làm phiếu sau đó thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- HS nêu (tương tự như bài 2)
+ Tìm số đo góc đỉnh O, cạnh OM, OP trong đáp án vừa tìm được?
- HS nêu
+ Bài tập củng cố và cho em biết thêm điều gì?
- HS nêu
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
- HS lắng nghe
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu theo trò chơi Bắn tên
- HS nêu: góc bẳng, góc ghế, góc vở, hoa văn trên vải, cánh quạt, miếng bánh, niếng dưa hấu,...
- Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhóm khác nhận xét
 GV củng cố cách nhận diện góc trong thực tế
- HS lắng nghe 
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Bài học hôm nay củng cố cho em kiến thứuc gì?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử và địa lí (Tiết 9)
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Bài 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, hình ảnh, video về thiên tai, biện pháp phòng chống thiên tai.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
- HS trả lời
+ Nêu những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV giới thiệu- ghi bài
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 4: Biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
- GV gọi HS đọc thông tin trong SGK.
- HS đọc
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
- HS lần lượt kể tên một số thiên tai
*Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét đậm, rét hại,
- GV chiếu video, hình ảnh về thiên tai xảy ra ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS xem video
- Em có cảm nhận gì sau khi xem video
- HS nêu suy nghĩ
- Ở nơi em sinh sống có những thiên tai nào xảy ra?
- HS trả lời
- Đọc thông tin và sơ đồ hình 15, em hãy nêu một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
- HS nêu
*Một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Xây dựng các công trình thủy lợi.
+ Di chuyển người dân khỏi nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
- GV nhận xét kết hợp chiếu hình ảnh về các biện pháp phòng chống thiên tai.
- HS quan sát
- Em và người dân ở nơi em sinh sống đã làm gì để phòng chống thiên tai?
- HS trả lời
3. Luyện tập, thực hành:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc
- GV cho HS trả lời Đ/S bằng thẻ ý kiến
- HS bày tỏ ý kiến và giải thích câu trả lời.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét
a) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Campuchia (Cambodia). ( S. Vì vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Trung Quốc. )
b) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh nhất cả nước. ( Đ )
c) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn thuận lợi cho phát triển thuỷ điện. ( Đ )
d) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước. ( Đ )
- GV nhận xét chung, khen ngợi HS đã đưa ra đáp án đúng
4. Vận dụng:
- Nếu đi du lịch ở thị xã Sa Pa, em sẽ chọn đi vào mùa nào trong năm? Vì sao?
- HS suy nghĩ và viết vào vở
- GV gọi HS chia sẻ bài làm
- 2 – 3 HS chia sẻ lựa chọn và lí do của bản thân
- GV nhận xét, chốt lại KT
- HS nhận xét
* Chọn đi vào cuối mùa xuân và mùa hè (khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch) vì:
+ Vào khoảng thời gian này, thời tiết ở Sa Pa tương đối ôn hòa: ban ngày nắng ấm, ban đêm se lạnh.
+ Đây là khoảng thời gian mà các thung lũng hoa ở Sa Pa đang khoe sắc. Với các loại hoa như: mơ, mận, đỗ quyên,
- Nhận xét tiết học.
Thø ba ngµy 3 th¸ng 10 n¨m 2023 
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Tìm được động từ trong các câu tục ngữ. Đặt được câu có chứa động từ phù hợp.
* NL chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Chơi trò chơi: Con thỏ
- Em vừa làm những động tác nào của con thỏ?.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- HS thực hiện
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS ...  thù:
- Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Tại sao người ta sử dụng máy sục để thả vào trong bình cá cảnh?
+ Tại sao chúng ta cảm thấy khó thở khi chùm chăn kín đầu?
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK để biết thế nào là không khí bị ô nhiễm, sau đó HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 5 và trả lười câu hỏi.
- Yêu cầu các nhóm chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt kiến thức: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khí thải từ phương tiện giao thông, cháy rừng, đổ rác bừa bãi, khí thải từ các nhà máy.
(Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thì nguyên nhân cháy rừng có thể do thiên nhiên hoặc con người, các nguyên nhân còn lại đều do con người trực tiếp gây ra.)
- HS thực hiện.
- HS thảo luận
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe. 
3. Thực hành, luyện tập
HĐ 4: Bảo vệ bầu không khí trong lành
- GV hướng dẫn HS chia sẻ từ trải nghiệm thực tế.
HĐ 4.1 và 4.2: GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi và kiểm tra chéo nhau.
- GV nhận xét, chốt: Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể bị mắc bện đau mắt, viêm họng, viêm đường hô hấp,... Vì vậy cần phải bảo vệ bầu không khí trong lành vì bầu không khí bị ô nhiễm sẽ làm cho con người mắc một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. 
HĐ 4.3: GV hướng dẫn HS quan sát hình 6 và thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, đưa ra ví dụ: 
- Các việc nên làm như vệ sinh lớp học, trồng cây,..
- Việc không nên làm như đốt rơm rạ, đun nấu bằng bếp than tổ ong,...
* GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung chính trong bài đã học. Ví dụ: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
- Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, vì sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Đề xuất và giải thích cách dập đám cháy nhỏ, mới cháy.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
Công nghệ
Bài 2: Một số loại hoa, cây cảnh nổi tiếng (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được loại hoa đăc trưng ngày Tết miền Nam (hoa mai) và Quốc hoa của Việt Nam (hoa sen).
* Năng lực chung: năng lực quan sát, mô tả, ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: Yêu hoa, yêu cây, thích thú với các loại hoa, cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
+ Hãy mô tả lại loài hoa đặc trưng ngày Tết của miền Bắc?
- HS nêu.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Khám phá
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa mai.
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được cây hoa mai thông qua một số đặc điểm cơ bản 
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, SGK/13 và thảo luận nhóm đôi mô tả đặc điểm lá, hoa của cây hoa mai theo gợi ý.
- HS quan sát, thảo luận.
- GV chiếu hình ảnh.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. 
+ Ngoài các gợi ý, nhóm nào có bổ sung gì thêm về cây hoa mai? (màu sắc, mùi hương, thân, nụ...)
- HS trình bày.
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cây hoặc cành hoa mai trưng bày trong dịp tết của gia đình em hoặc em biết trong nhóm đôi.
- HS thực hiện.
- Đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
+ Cây hoa mai có ý nghĩa như thế nào trong dịp tết ở miền Nam?
- HS nêu.
+ Cây hoa mai có công dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?
- HS nêu.
c. Kết luận:
- GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK/14
- Nhiều HS đọc.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa sen.
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được cây hoa sen thông qua một số đặc điểm cơ bản của.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, SGK/14 và thảo luận nhóm đôi mô tả chính xác đặc điểm của cây hoa sen (màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, hình dáng lá.)
- HS quan sát, thảo luận.
- GV chiếu hình ảnh.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
+ Em có biết câu ca dao nào nói về hoa sen không?
- HS nêu.
- GV đọc câu ca dao
 “Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng...”
+ Câu ca dao nói đến bộ phận nào của cây hoa sen?
- HS nêu.
-> Hoa sen gắn liền với đời sống người dân Việt Nam, đã đi vào trong câu ca dao tục ngữ. Hoa sen được coi là “Quốc hoa” của Việt Nam
- HS lắng nghe
+ Cây hoa sen thường được trồng ở đâu? Hoa nở vào mùa nào?
- HS trình bày.
+ Các bộ phận trên cây hoa sen có công dụng gì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
- HS nêu.
c. Kết luận:
- GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK/15
- Nhiều HS đọc.
3. Vận dụng, trải nghiệm
+ Vì sao hoa sen được coi là “Quốc hoa” của Việt Nam?
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét chung.
+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS nêu cảm nhận sau tiết học.
Thø sáu ngµy 6 th¸ng 10 n¨m 2023
Tiếng Việt
Nói và nghe: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- Nói được trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, nội dung buổi trải nghiệm cụ thể
- HS: dàn y của tiết học trước, tranh ảnh có liên quan..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Hát: Trờ nắng, trời mưa
2. Luyện tập, thực hành:
- Thảo luận nhóm thuật lại hoạt động trải nghiệm đã chuẩn bị.
- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn về những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
* Trao đổi, góp y theo nội dung SGK 
- HS thực hiện
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về những trải nghiệm của các bạn ở lớp đã chia sẻ.
- Tìm đọc những bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống.
- HS thực hiện
Toán 
Tiết 24: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
HS nhận biết, đọc và viết số tròn chục triệu, trăm triệu. HS nhận biết được lớp triệu và các hàng tương úng.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
* Khởi động: 
- HS hát và vận động theo nhạc
- GV giới thiệu bài - ghi tên bài
2. Khám phá và hình thành kiến thức:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phần khám phá, nêu dân số của Hy Lạp và Việt Nam năm 2022.
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện chia sẻ.
+ Năm 2022, dân số của Hy Lạp là khoảng mười triệu người và dân số của Việt Nam là khoảng một trăm triệu người.
- Em hiểu “Mười triệu”, “một trăm triệu” có nghĩa là gì?
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- GV nhận xét, tổng kết bằng cách dẫn về số đã biết: Mười lần một triệu thì chúng ta có mười triệu. Mười lẩn mười triệu như vậy chúng ta sẽ có một trăm triệu (hoặc một trăm lần một triệu như vậy thi chúng ta có một trăm triệu).
- HS theo dõi
- GV giới thiệu cách viểt số 10 000 000 và 100 000 000 và cách đọc.
+ Mười triệu hay Một chục triệu viết là 10 000 000
+ Một trăm triệu viết là 100 000 000
- HS đọc lại
- GV đưa ra một số các số tròn chục triệu, trăm triệu để HS đọc. (VD: 30 000 000, 40 000 000, 500 000 000, 14 000 000, 743 000 000,...)
- HS đọc
* GV giới thiệu vể lớp triệu và các hàng tương ứng 
- GV cho HS quan sát mô hình đơn giản như trong phần khám phá và hỏi: số đã cho gổm mấy triệu, chục triệu, trăm triệu? 
- HS nêu
- GV giới thiệu tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
- Kết luận về lớp triệu.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ số có 9 chữ số và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu
- HS viết ví dụ số có 9 chữ số ra nháp và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc và nêu yêu cầu: Đọc giá tiền các đồ vật trong hình
- GV yêu cầu HS ghi cách đọc vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- Em hãy nêu nhận xét về giá tiền các đồ vật trong hình
 -  là các số tròn triệu, chục triệu, trăm triệu
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
Bài 2: 
- Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc và nêu: Điền số còn thiếu theo các bậc thứ tự.
- GV yêu cầu HS viết hai dãy số tương ứng vào vở. (Ví dụ: 1 000 000,2 000 000,3 000 000,...)
- GV soi bài, cho HS nhận xét, chia sẻ
- HS thực hiện viết vào vở .
- HS nhận xét, chia sẻ
- Em hãy nêu nhận xét về các số em vừa ghi
-  là các số tròn triệu và các số tròn trăm triệu
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Xác định chữ số 2 ở mỗi số thuộc hàng nào? lớp nào?
- GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em xem thông tin trên mạng về giá tiền của một số loại ti vi, xe máy, ô tô và đọc số tiền đó.
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.
HĐTN:
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Trò chơi chuyến xe kì thú
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần
- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 1 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 2.
- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.
Hoạt động 2: Trò chơi chuyến xe kì thú. 
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm:
+ GV chia lớp thành các nhóm.
+ GV chuẩn bị cho mỗi nhóm: xúc xắc, các quân chơi và sơ đồ chơi trong SGK tr.18
+ GV giới thiệu cho HS trò chơi Chuyến xe kì thú và phổ biến luật chơi: 
- Từng bạn trong nhóm gieo xúc xắc và di chuyển số ô bằng số chấm trên xúc xắc.
- Thực hiện yêu cầu trên ô tương ứng bằng hành động hoặc mô tả cụ thể.
- Người về đích đầu tiên là người thắng cuộc. 
- GV hướng dẫn làm việc cả lớp: 
+ GV tổ chức các nhóm cùng chơi Chuyến xe kì thú.
+ GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi. 
- GV kết luận: Chúng ta đã thực hiện xong trò chơi Chuyến xe kì thú. Trò chơi giúp chúng ta có cơ hội và mạnh dạn thể hiện đặc điểm tự hào của bản thân. 
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
- GV dặn dò HS viết bức thư tham gia cuộc thi Viết thư cho tương lai. 
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS về nhóm theo hướng dẫn.
- HS nhận dụng cụ từ GV.
- HS lắng nghe. 
- HS tham gia chơi trò chơi. 
- HS chia sẻ về cảm xúc của bản thân.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_05.doc