Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2022-2023

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

 - Đánh giá kỹ năng đọc hiểu truyện ngắn.

 - Đánh giá kỹ năng viết đoạn văn trình bày cách nghĩ, bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.

II. PHẠM VI NỘI DUNG CẦN ĐÁNH GIÁ:

 1. Kiến thức: Đoạn trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết phương thức biểu đạt, ngôi kể trong văn bản.

 - Nhận biết chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

 - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu về ngoại hình nhân vật.

 - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

 - Nêu được nội dung văn bản.

 - Nhận ra đồng âm, từ láy.

 - Xác định được từ Hán Việt thông dụng.

 - Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra.

 - Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.

 3. Thái độ:

 Nghiêm túc, sáng tạo trong giải quyết vấn đề.

 III. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ:

 - Hình thức: Trắc nghiệm 40% + Tự luận 60%

 - Cách tổ chức: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút tập trung theo kế hoạch của nhà trường.

 

docx 8 trang Khánh Đăng 27/12/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2022-2023

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2022-2023
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN NGỮ VĂN 6
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
 - Đánh giá kỹ năng đọc hiểu truyện ngắn.
 - Đánh giá kỹ năng viết đoạn văn trình bày cách nghĩ, bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
II. PHẠM VI NỘI DUNG CẦN ĐÁNH GIÁ:
 1. Kiến thức: Đoạn trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937.
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết phương thức biểu đạt, ngôi kể trong văn bản.
 - Nhận biết chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
 - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu về ngoại hình nhân vật.
 - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
 - Nêu được nội dung văn bản.
 - Nhận ra đồng âm, từ láy.
 - Xác định được từ Hán Việt thông dụng.
 - Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 
 - Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc, sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
 III. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ: 
 - Hình thức: Trắc nghiệm 40% + Tự luận 60%
 - Cách tổ chức: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút tập trung theo kế hoạch của nhà trường.
 IV. THIẾT LẬP MA TRẬN CHO ĐỀ KIỂM TRA:
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
 Truyện ngắn
6
0
2
0
0
0
0
0
40
2
Viết
- Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật bác Lê trong đoạn trích.
- Trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.
1
1
60
Tổng
3,0
0
1,0
0
0
2,0
0
4,0
100
Tỉ lệ %
30%
10%
20%
40%
Tỉ lệ chung
40%
60%
Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TT
Kĩ năng
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
Truyện ngắn
Nhận biết:
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu về ngoại hình nhân vật.
- Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nhận ra từ đồng âm, từ láy.
Thông hiểu: 
- Nêu được nội dung văn bản.
- Xác định được từ Hán Việt thông dụng.
6 TN
2TN
2
Viết
- Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật bác Lê trong đoạn trích.
- Trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống
Vận dụng: 
Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 
Vận dụng cao:
Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.
1TL
1TL
Tổng
6 TN
2 TN
1TL
1 TL
Tỉ lệ %
30
10
20
40
Tỉ lệ chung
40
60
V. ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm) 
 Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
 Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một ngươì con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
 Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
 Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Thằng con lớn thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra, vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi làm một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi chung quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
                   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
 Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? 
 A. Ngôi thứ nhất	 B. Ngôi thứ hai
 C. Ngôi thứ ba	 D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
 Câu 2. Đoạn trích đã kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? 
 A. Tự sự và miêu tả	 B. Tự sự và biểu cảm
 C. Miêu tả và biểu cảm	 D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
 Câu 3. Chi tiết nào miêu tả ngoại hình bác Lê?
 A. Một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. 
 B. Bác ta ở một nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác.
 C. Mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.
 D. Dưới manh áo rách nát Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết.
 Câu 4. Từ đồng âm với từ “bó” trong cụm từ “vơ lấy bó lúa” là 
 A. một bó đũa 	 B. hai bó rau
	 C. ba bó mạ	D. đang bó củi
 Câu 5. Từ nào là từ Hán Việt?
 A. Cha B. Thân mẫu C. Bác D. Con
 Câu 6. Từ nào trong các từ sau đây là từ láy? 
 A. Lụp xụp B. Cánh đồng C. Bông lúa D. Mái tranh
 Câu 7. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
 A. Cuộc sống nghèo khó, đáng thương của mẹ con bác Lê.
 B. Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng của mẹ con bác Lê.
 C. Những ước mơ về cuộc sống ấm no của mẹ con bác Lê.
 D. Nỗi buồn của bác Lê về gia đình.
Câu 8. Đoạn trích đã thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật?
 A. Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của tình người giữa mẹ con bác Lê.
 B. Tố cáo xã hội tàn ác đã gây nên nỗi khổ cho con người, đẩy họ vào bước đường cùng.
 C. Xót xa, thương cảm cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê.
 D. Trân trọng ước mơ đổi đời của người nông dân.
II. VIẾT (6,0 điểm) 
 Câu 1: (2,0 điểm) 
 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật bác Lê trong đoạn trích.
 Câu 2: (4,0 điểm) 
 Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
VI. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
(4,0 điểm)
1
 C
0,5
2
 A
0,5
3
 A
0,5
4
 D
0,5
5
 B
0,5
6
 A
0,5
7
 A
0,5
8
 C
0,5
II
VIẾT
 (6,0 điểm)
1
(2,0 điểm)
Yêu cầu chung:
1. Hình thức:
- HS viết một đoạn văn, không xuống dòng, đảm bảo số câu, giữa các câu phải đảm bảo tính liên kết, mạch lạc
- Không mắc lỗi về dùng từ ngữ pháp, lỗi chính tả
2. Nội dung: Nêu suy nghĩ của bản thân về nhân vật bác Lê 
- Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề 
- Thân đoạn: 
+ Là người có ngoại hình khắc khổ, từng trải.
+ Hoàn cảnh khó khăn: nghèo khổ, đông con, phải đi làm thuê làm mướn.
+ Là một người phụ nữ, một người mẹ với nhiều phẩm chất tốt đẹp: là một phụ nữ chịu thương, chịu khó; một người mẹ giàu tình yêu thương các con.
- Kết đoạn: Trân trọng, yêu thương, xót xa cho hoàn cảnh của gia đình bác Lê nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung.
 Lưu ý: Nếu học sinh không đảm bảo yêu cầu về hình thức trừ 0,25 điểm.
0,5
1,5
2
(4,0 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Đảm bảo yêu cầu một bài văn nghị luận: có kết cấu 3 phần, có lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay.
0,5
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: 
 Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện”... 
b. Thân bài:
- Giải thích: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính....Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn đến nghiện
- Biểu hiện: Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ..., bỏ bê học hành, công việc...
- Nguyên nhân: 
 + Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội.
 + Chủ quan: Do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân,...
 - Tác hại: 
 + Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém
 + Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bênh về mắt: cận thị, loạn thị...cơ thể suy nhược, gầy yếu...
 + Tinh thần: Bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực...
 + Ảnh hưởng đến đaọ đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người...sa vào các tệ nạn xã hội...
- Bài học: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng...
- Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện...tập trung cố gắng nỗ lực học tập...
 c. Kết bài:
 - Khái quát lại tác hại của hiện tượng quá đam mê điện tử của học sinh hiện nay.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
2.5
* Chính tả, ngữ pháp
 Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
* Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5
VII. THẨM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2022_2023.docx