Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Năm học 2021-2022

Tiết: 82+83, Văn bản 1: NHỮNG CÁNH BUỒM

 -Hoàng Trung Thông-

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Xác định được câu chuyện được kể trong bài thơ.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, nội dung, đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả)

- Nhận biết được những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; rút ra những nhận thức, tình cảm của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.

3. Phẩm chất:

 - Biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình và quan tâm người thân trong gia đình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- KHBD, phiếu học tập,

- Đoạn nhạc về bài hát “Cha già rồi đúng không” (Sáng tác: Phạm Hồng Phước;Viết lại lời: Trấn Thành).

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động: Khởi động

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới.

 

docx 31 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Năm học 2021-2022
 Ngày soạn: 12/01/2022 Ngày dạy: 19/01/2022 
TUẦN 20 Bài 7:
GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Tiết: 82+83, Văn bản 1: NHỮNG CÁNH BUỒM 
 -Hoàng Trung Thông-
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Xác định được câu chuyện được kể trong bài thơ. 
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, nội dung, đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả)
- Nhận biết được những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; rút ra những nhận thức, tình cảm của bản thân sau khi đọc bài thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
3. Phẩm chất:
 - Biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình và quan tâm người thân trong gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- KHBD, phiếu học tập,
- Đoạn nhạc về bài hát “Cha già rồi đúng không” (Sáng tác: Phạm Hồng Phước;Viết lại lời: Trấn Thành).
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
-GV cho HS nghe video Cha già rồi đúng không – Nhạc phim Bố già (Sáng tác: Phạm Hồng Phước; Viết lời mới: Trấn Thành)
Link: https://www.youtube.com/watch?v=GYxggtZberM
HS xem video và trả lời câu hỏi:
? Em cảm nhận gì về tình cảm của người con trong bài hát? Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu?
? Hãy kể ngắn gọn một kỉ niệm em nhớ mãi giữa em và cha mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 3: Đánh giá, kết luận
=>GV dẫn vào bài: Tình cảm cha con luôn là thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông) không chỉ cho người đọc thấy tình cảm cha con thân thiết, tràn đầy yêu thương mà con cho thấy sự tiếp nối ước mơ giữa hai thể hệ. Tiết học hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
I. Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
b. Nội dung hoạt động: 
 - Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về đặc điểm của bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
 HĐ của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
*Làm việc cá nhân.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Dựa trên việc HS đã đọc mục Tri thức đọc hiểu trong SGK, cho biết:
1.Về hình thức, thơ có chia chia làm mấy loại?
2. Ở học kì I, em đã được học những bài thơ nào? Bài thơ đó thuộc thể thơ gì? Chỉ ra những dấu hiệu của văn bản thơ trong tác phẩm đó.
3. Theo em, việc thêm yếu tố tự sự và miêu tả vào bài thơ có tác dụng gì?
4. Nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Hs trao đổi theo cặp trong bàn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
Bước 4: Đánh giá, kết luận
I. Tri thức Ngữ văn
1. Một số đặc điểm chung của thể loại thơ
- Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. 
- Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt:
+ Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... 
+ Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. 
- Một số yếu tố hình thức của bài thơ:
+ Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn.Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. 
+ Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) phần vần của âm tiết. Vân có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng.
+ Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ. Ngắt nhịp tạo ra sự hài hoà, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ.
2. Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ
- Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả: làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. 
+ Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. 
+ Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần.
- Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.
3. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. 
- Tìm hiểu một bài thơ cũng chính là khám phá những tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi gắm qua ngôn ngữ thơ.
II. Đọc -Tìm hiểu chung 
a. Mục tiêu: 
-Nắm được kiến thức khái quát về tác giả Hoàng Trung Thông
-HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích; nắm được một số đặc điểm chung của thể loại thơ
b. Nội dung hoạt động: 
- Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về tác giả Hoàng Trung Thông và bài thơ “Những cánh buồm”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về tác giả và bài thơ.
 d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Tìm hiểu tác giả Hoàng Trung Thông:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Qua tìm hiểu các nguồn tài liệu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Hoàng Trung Thông ?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
Bước 4: Đánh giá, kết luận 
 II. Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
- Tên thật: Hoàng Trung Thông, bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm.
- Năm sinh – năm mất: (1925 –1993)
- Quê quán: Nghệ An
- Thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng; nhiều bài thơ được phổ nhạc.
- Tác phẩm chính:Quê hương chiến đấu (1955); Đường chúng ta đi (1960), 15 bài thơ; Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ;Hương mùa thơ (1984); Tiếng thơ không dứt (1989); Mời trăng (1992);
* GV hướng dẫn cách đọc: Đọc toàn bài với giọng chậm rãi dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn đạt tình cảm của cha với con.
+ Lời của con: ngây thơ, hồn nhiên
+ Lời của cha: ấm áp, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con, về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp của các thế hệ.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Gọi 3 HS lần lượt đọc
- GV nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
 GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
*Gv HD HS tìm hiểu chung về VB
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Nêu xuất xứ của bài thơ.
?Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 
? Chỉ ra các phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản?
? Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung chính từng phần?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác: 1963
- Bài thơ được rút từ tập thơ cùng tên.
b.Kiểu văn bản và PTBĐ
-Thể thơ: tự do
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự.
c.Bố cục: 3 phần
+ P1: Từ đầu lòng vui phơi phới.
à Cảnh người cha và người con đi dạo trên bãi cát
+ P2: Tiếp theo đếnđể con đi
à Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con
+ P3: Còn lại
à Suy ngẫm của người cha. 
III. Đọc- hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản 
b. Nội dung hoạt động: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh hai cha con đi dạo trên bờ biển
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ:
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Xác định không gian, thời gian được miêu tả.
2. Nhà thơ đã dùng những chi tiết nào để miêu tả cảnh vật, con người? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn là gì?
3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh của hai cha con? 
4. Em có cảm nhận gì về tình cảm của hai cha con trong bài thơ? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức.
III. Đọc hiểu văn bản
1. Cảnh hai cha con đi dạo trên bờ biển * Yếu tố miêu tả:
- Không gian: ở bãi cát trên biển
→ Không gian bao la, vô tận
-Thời gian: buổi sáng, sau trận mưa đêm
→ Tươi sáng, mát mẻ
- Cảnh vật
+ ánh mai hồng
+ cát càng mịn
+ biển càng xanh
→ Khung cảnh trong trẻo, vui tươi, rực rỡ
-Con người:
+ bóng cha dài lênh khênh
+ bóng con tròn chắc nịch
+ cha dắt con đi
+ lòng vui phơi phới
→ vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc
Yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ hình dung hình ảnh, tâm trạng của hai cha con trong khung cảnh đẹp đẽ
Nghệ thuật: điệp ngữ, đối lập, từ láy
=>Tình cảm của hai cha con thân thiết, hạnh phúc vừa đơn sơ, giản dị, vừa thiêng liêng, cao cả. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau. Hình ảnh “cha dắt con đi” còn gợi ra sự dìu dắt, chở che trên hành trình cùng con đi đến tương lai. 
+ Con người hòa nhập, chan hòa với thiên nhiên.
2. Cuộc trò chuyện giữa hai cha con
PHIẾU HỌC TẬP 02:
Tìm hiểu cuộc trò chuyện của hai cha con
Lời nói
BP nghệ thuật
đặc sắc
Ý nghĩa lời nói
Câu hỏi của con
Câu trả lời của cha
*Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc trò chuyện giữa hai cha con
*Thảo luận nhóm 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu HT số 02.
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về câu hỏi của người con.
Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về câu trả lời của người cha.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả 
Bước 4: Đánh giá kết quả 
- GV nhận xét, đánh giá, (sửa chữa nếu cần) rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
2. Cuộc trò chuyện giữa hai cha con
 *Yếu tố tự sự: kể lại cuộc trò chuyện
- Câu hỏi của người con:
“Cha ơi!
.. không thấy người ở đó?”
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi”
→ Câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi.
- Câu trả lời của người cha:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
→ Người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. Người cha có phần tiếc nuối xa xăm về ước mơ dang dở chưa thực hiện được.
=>Yếu tố tự sự giúp ta cảm nhận cuộc trò chuyện gần gũi, thân thiết của hai cha con.
*Nghệ thuật đặc sắc: 
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Ánh nắng chảy đầy vai”→ Làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển.
+ Hình ảnh cánh buồm: 
→ Biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con.
+ Dấu chấm lửng: “Để con đi” 
→ sự tiếp nối của thế hệ sau
=> Tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khao khát được khám phá những điều chưa biết của người con. Và sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha.
Tiết 2
*Hướng dẫn HS tìm hiểu suy ngẫm của người cha ở khổ cuối bài thơ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận theo cặp:
? Lời nói của người con gợi cho người cha suy nghĩ gì?
? Em hiểu như thế nào về câu thơ: Cha gặp  ...  cho tôi nhiều cảm xúc, cha, con, bài thơ
- Tữ ngữ thay thế (Phép thế):
 + Những cánh buồm - Bài thơ
 + hình ảnh đứa con và sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha- những câu thơ này
 + tình cha con thắm thiết - Tình cảm ấy
à Liên kết các câu văn với nhau, tạo nên đoạn văn liền mạch. Góp phần thể hiện được cảm xúc người viết.
(Tiết 2)
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết viết đoạn văn đúng quy trình các bước và đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- HS viết bài.
- Đánh giá, tự sửa chữa bằng bảng kiểm. 
c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh và kết quả đánh giá bài viết dựa trên bảng kiểm.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ?
Sản phẩm dự kiến:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.
- Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ.
- Đọc kĩ lại bài thơ để hiểu bài thơ.
 Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
 a.Tìm ý
- Xác định cảm xúc mà bài thơ mang lại.
- Xác định chủ đề của bài thơ.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, biện pháp tu từcó trong bài thơ.
- Ghi nhanh những cụm từ thể hiện ý tưởng trên.
b. Lập dàn ý.
 Sắp xếp các ý theo trình tự cảm xúc thành một dàn ý gồm 3 phần:
 *Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.
* Thân đoạn:
Trình bày chi tiết cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
- Nêu lên các lí do khiến em thích.
* Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Bước 3: Viết 
Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Chú ý lựa chọn các từ ngữ phù hợp để diễn tả cảm nghĩ của em về bài thơ.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa:
+ Kiểm tra dàn ý đã xây dựng và xác định các lỗi về nội dung cần chỉnh sửa.
+ Kiểm tra đoạn văn đã viết, phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về viết: dùng từ, chính tả, ngữ pháp, trình bày,...
Nhiệm vụ 2: Thực hành viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
*Sản phẩm dự kiến:
Ví dụ: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Mây và sóng” (R. Ta-go)
1. Bước 1: Chuẩn bị
- Xem lại nội dung văn bản Mây và sóng (R. Ta-go).
- Chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ này và tác dụng của chúng.
2. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
+ Mở đoạn: 
-Giới thiệu tác giả R. Ta-go và bài thơ “Mây và sóng”.
-Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
+ Thân đoạn: Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
+ Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa bài thơ 
3. Bước 3: Viết
-Dựa vào dàn ý, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh ghi lại cảm xúc về bài thơ “Mây và sóng” (R. Ta-go).
BẢNG KIỂM ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
Các phần của đoạn văn
Nội dung kiểm tra
Đạt/
Chưa đạt
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
Mở đoạn
Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ.
Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.
Thân đoạn
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.
Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu.
Kết đoạn
Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
Đoạn văn tham khảo:
“Mây và sóng” là một bài thơ nổi tiếng của R. Ta-go – nhà thơ hiện đại vĩ đại nhất của Ấn Độ. Bài thơ đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng qua hình thức thơ tự do đầy sáng tạo. Nhà thơ đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em bé cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Như vậy, chính nhờ sức mạnh của tình mẫu tử đã giúp em bé chiến thắng những cám dỗ để em luôn muốn bên mẹ. Qua bài thơ, tôi nhận ra rằng hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương ngay bên ta. Tôi muốn nhắn nhủ tới mọi người là trên đời này không có thứ gì có thể thay thế được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng. Tôi tự nhắc nhở mình cần chăm học, nghe lời hơn để mẹ tôi luôn vui lòng. 
* Hướng dẫn về nhà
-Hoàn thiện lại đoạn văn, bổ sung các từ ngữ để liên kết các câu văn nếu còn thiếu.
-Chuẩn bị bài nói nghe: Tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
****************************************
Ngày soạn: 12/02/2022 Ngày dạy: 18/02/2022 
Tiết 91+92, NÓI VÀ NGHE:
THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN CÓ
GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất
- Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.
- Biết lắng nghe, hợp tác nhóm.
II. Thiết bị và học liệu
-SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
Yêu cầu: Các em đã học cách thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất ở bài Lắng nghe lịch sử nước mình” (Ngữ văn 6, tập 1). Em hãy nêu các bước thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất?
*Sản phẩm dự kiến:
-Các bước thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất:
1.Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm và phân công công việc.
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.
- Thống nhất thời gian và mục tiêu của buổi thảo luận.
2.Bước 2: Thảo luận.
a. Cách trình bày ý kiến:
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu.
- Các ý kiến phải sắp xếp theo trình tự thống nhất để người nghe dễ hình dung, dễ nhận xét và bổ sung.
- Chú ý phân tích, lập luận để ý kiến thảo luận được chặt chẽ và có chiều sâu.
b. Phản hồi ý kiến.
- Chú ý lắng nghe bạn trình bày để nắm và hiểu được ý kiến thảo luận của các bạn trong nhóm; đưa ra những nhận xét về ưu điểm, yếu tố sáng tạo hay hạn chế trong ý kiến đóng góp của các thành viên.
- Cần có thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, đúng mực, động viên khi nghe các thành viên đưa ra ý kiến thảo luận.
→Thành công của buổi thảo luận là thống nhất được giải pháp.
GV dẫn dắt vào nội dung tiết học: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về thảo luận nhóm nhỏ 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- GV yêu cầu HS qua sát nội dung sách giáo khoa. GV đặt câu hỏi: 
+ Lắng nghe và ghi chép nhằm mục đích gì?
+ Người trình bày và người nghe là ai?
-GV yc mỗi HS tự hoàn thành theo phiếu học tập sau. Sau đó, tổng hợp theo ý kiến của tổ 
Ý kiến của tôi
Lí do
Chủ đề: Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn?
1. Chuẩn bị bài nói
2. Các bước tiến hành
- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Thảo luận.
Hoạt động 2: Thảo luận
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, lần lượt các thành viên trình bày ý kiến. 
- Thư kí ghi chép nội dung thảo luận, các thành viên
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạ và có sự phản hồi
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS luyện nói
+ HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng.
3. Trình bày bài nói
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục làm việc: thư kí đọc tóm tắt những ý kiến đã đuọc trình bày trong buổi thảo luận, nhóm quyết định giải pháp tối ưu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
4. Trao đổi về bài nói
- Cần tôn trọng nhau
- Sẵn sàng chia sẻ với nhau
- Ăn cơm cùng nhau
- Không đòi hỏi cha mẹ
- Không tạo áp lực lên con cái
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_7_gia_dinh_yeu_thuo.docx