Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN

 .

Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: .

Số tiết: 16 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;

- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng:

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

 

docx 330 trang Khánh Đăng 27/12/2023 3461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN
..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: ..
Số tiết: 16 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng:
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trải qua 5 năm học Tiểu học, em có bạn thân nào không? Theo em những người bạn có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Tôi, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: khám phá bản thân trong mối quan hệ với bạn bè, kết bạn và ứng xử với bạn, nhận thức về vẻ đẹp và vai trò của tình bạn 
HS lắng nghe
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
Hãy chọn một truyện và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:
+ Ai là người kể chuyện trong tác phẩm này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
+ Nếu muốn tóm tắt nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào
+ Nhân vật chính của truyện là ai? Nêu một vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng
GV bổ sung:
Nhân vật là con người, thần tiên, ma quỷ, con vật, đổ vật,... có đời sống, tính cách riêng được nhà văn khác hoạ trong tác phẩm. Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của truyện kể, gắn chặt với chủ đế tác phẩm và thể hiện lí tưởng thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật của nhà văn vế con người. Nhân vật thường được miêu tả bằng các chi tiết ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhàn vật khác,...
Truyện đồng thoại: một thế loại truyện viết cho trẻ em, với nhân vật chính thường là loài vật hoặc đô vật được nhân hoá. Các tác giả truyện đồng thoại sử dụng “tiếng chim lời thú” ngộ nghĩnh để nói chuyện con người nên rất thú vị và phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Nhân vật đồng thoại vừa được miêu tả với những đặc tính riêng, vốn có của loài vật, đồ vật vừa mang những đặc điểm của con người. Vì vậy, truyện đồng thoại rất gần gũi với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc. Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động mang lại sức hấp dẫn riêng cho truyện đổng thoại. Thủ pháp nhân hoá và khoa trương cũng được coi là những hình thức nghệ thuật đặc thù của thể loại này.
Truyện và truyện đồng thoại
Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
Truyện đồng thoại lả truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.
Cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.
Nhân vật
Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường lá con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,...
Người kể chuyện
Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:
+ Ngôi thứ nhất;
+ Ngôi thứ ba.
Lời người kế chuyện và lời nhân vật
Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: lựa chọn một truyện mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT 2 – 3: VĂN BẢN 1. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIỀN
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt. Từ đó, hình dung được đặc điểm của từng nhân vật;
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật thường là loài vật, đồ vật, được nhân hóa; tác giả dùng “tiếng chim lời thú” để nói chuyện con người; cốt truyện vừa gắn liền với sinh hoạt của các loài vật, vừa phản ánh cuộc sống con người; ngôn ngữ miêu tả sinh động, hấp dẫn,
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn; rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài học đường đời đầu tiên;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài học đường đời đầu tiên;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
1. Có thể em đã từng đọc một truyện kể hay xem một bộ phim nói về niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua. Khi đọc (xem), em có suy nghĩ gì?
2. Chia sẻ với các bạn vài điều em thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng khi nghĩ về bản thân?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ và những kỉ niệm đáng nhớ nhất đã trải qua.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta phạm phải những lỗi lầm và khiến chúng ta phải ân hận. Những vấp ngã đó khiến chúng ta nhận ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống của mình. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản Bài học đường đời đầu tiên để tìm hiểu những lỗi lầm và bài học với Dế Mèn.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn ph ... iá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
. Các bước tiến hành
Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài;
- Tìm ý;
- Lập dàn ý.
Viết bài
Chỉnh sửa
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập;
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
TIẾT 70: NÓI VÀ NGHE
CHIA SẺ MỘT TRẢI NGHIỆM VỀ NƠI EM SỐNG HOẶC TỪNG ĐẾN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia;
- HS biết cách nói và nghe phù hợp: Với tư cách người nói, HS có thể dựa trên bài đã viết, phát triển và làm phong phú hơn cho phần nói, biết phát huy những lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời; với tư cách người nghe, HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em đã từng sống hay từng đến những đâu? Hãy chia sẻ về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi ở nơi đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói và nghe về chủ đề Chia sẻ một chủ đề về nơi em sống hoặc từng đến.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe;
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói;
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo cặp, nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành
Trước khi nói
- Lựa chọn đề tài, nội dung nói;
- Tìm ý, lập ý cho bài nói;
- Chỉnh sửa bài nói;
- Tập luyện.
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV điều phối:
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;
+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói
b. Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, thực hành nói và nghe lại.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
CỦNG CỔ MỞ RỘNG
GV hướng dẫn HS bám sát yêu càu để tự thực hiện 2 bài tập trong SHS
Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc và xem lại kiến thức đã học về hai VB Cô Tô và Hang Én, hoàn thành bài tập.
Bài tập 2: Yêu cầu HS tự chọn, tự tìm thêm các tác phẩm kí hoặc thơ viết về các vùng miền của đất nước, chỉ ra một vài nét tương đồng và khác biệt của những tác phẩm đó với các tác phẩm đã học trong bài.
THỰC HÀNH ĐỌC
GV cho HS tự thực hành đọc văn bản Nghìn năm tháp Khương Mỹ (Lam Linh) ở nhà, gợi ý HS chú ý những dấu hiệu cho thấy VB này thuộc thể loại du kí, vẻ đẹp của tháp Khương Mỹ, những thông tin hữu ích về lịch sử và văn hóa trong bài kí.
TIẾT 71: ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ Yêu cầu cần đạt
- HS chia sẻ với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB trong bài 4. Quê hương yêu dấu và bài 5. Những nẻo đường xứ sở. Qua việc chia sẻ kết quả đọc mở rộng, HS thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, và kỹ năng được học để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đã học;
- HS nêu được nội dung cơ bản của VB đọc; trình bày được một số yếu tố của thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ, nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ; nhận biết được người kể chuyện, cách ghi chép và cách kể chuyện trong bài kí.
2. Năng lực
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v
3. Phẩm chất
- Những phẩm chất được gợi ra từ nội dung của VB đọc;
- Ý thức tự giác, tích cực của HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV gợi dẫn và đặt câu hỏi:
+ Trong các bài học vừa qua, chúng ta đã được thầy/cô hướng dẫn đọc 1 VB cụ thể. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tự chọn ra các VB đã được yêu cầu để tiến hành đọc mở rộng.
+ Các em đã lựa chọn ra những VB nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;
- GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, và kỹ năng được học để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đã học (trình bày được một số yếu tố của thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ, nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ; nhận biết được người kể chuyện, cách ghi chép và cách kể chuyện trong bài kí).
b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại (thơ lục bát, kí) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài: bài 1 bài 4. Quê hương yêu dấu và bài 5. Những nẻo đường xứ sở, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm chọn một VB có cùng đặc điểm thể loại (thơ lục bát, kí) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài trước, tiến hành đọc, trình bày nội dung và nghệ thuật của VB.
- GV gợi ý:
+ Để hoàn thành tốt tiết học hôm nay, các em hãy đọc lại phần Tri thức ngữ văn trong các bài học trước để nắm vững về thể loại, cũng như cách phân tích các đặc điểm nghệ thuật;
+ Đối với VB thể kí, chú ý các kể, tả sự kiện cho mang tính chất chân thật hay không (người kể chuyện có tham gia vào câu chuyện hay không)? Cách kể chuyện có gì đặc biệt? (tuyến tính – theo thời gian hay phi tuyến tính)? Nêu tác dụng của cách kể này.
+ Đối với VB thơ lục bát, chú ý phân tích số tiếng, số dòng, vần, nhịp và những nét độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
TIẾT 72 – 73: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc_ki_1.docx