Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu

- HS trình bày, trao đổi kết quả đọc mở rộng ngay tại lớp. HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa trái tim, và bài 3. Yêu thương và chia sẻ để tự đọc VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB vừa học;

- HS nêu được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ - biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận ra những sai sót và sửa chữa

- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

- Năng lực lực hợp tác (Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể, thời gian cụ thể)

- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp

- Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ phu hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp

b. Năng lực đặc thù:

 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản đọc mở rộng

 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản đọc mở rộng

 - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề

3. Phẩm chất:

 - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

- Nhân ái: Học sinh biết tôn trọng, yêu thương và tự hào về con người và cảnh sắc quê hương.

- Chăm học, chăm làm: có ý thức vươn lên trong học tập để bày tỏ tình cảm, cảm xúc môt cách thích hợp, biết vận dụng bài học vào tình huống thực tế, có ý thức học hỏi không ngừng.

- Trách nhiệm: trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với quê hương, để thành người công dân có ích.

 

docx 54 trang trithuc 20/08/2022 8720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Quê hương yêu dấu
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TIẾT 43. ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ Yêu cầu cần đạt
- HS trình bày, trao đổi kết quả đọc mở rộng ngay tại lớp. HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa trái tim, và bài 3. Yêu thương và chia sẻ để tự đọc VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB vừa học;
- HS nêu được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v...
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ - biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận ra những sai sót và sửa chữa
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Năng lực lực hợp tác (Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể, thời gian cụ thể)
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp
- Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ phu hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp
b. Năng lực đặc thù:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản đọc mở rộng
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản đọc mở rộng 
 - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề
3. Phẩm chất:
 - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Nhân ái: Học sinh biết tôn trọng, yêu thương và tự hào về con người và cảnh sắc quê hương.
- Chăm học, chăm làm: có ý thức vươn lên trong học tập để bày tỏ tình cảm, cảm xúc môt cách thích hợp, biết vận dụng bài học vào tình huống thực tế, có ý thức học hỏi không ngừng.
- Trách nhiệm: trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với quê hương, để thành người công dân có ích.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Trò chơi xem tranh đoán bài: Quan sát và cho biết các ảnh này liên quan đến các tác phẩm nào
-Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;
- GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả, v.v...
b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại (truyện, thơ) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài: bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa Trái tim, bài 3. Yêu thương và chia sẻ, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm chọn một VB có cùng đặc điểm thể loại (truyện, thơ) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài trước, tiến hành đọc và trình bày nội dung và nghệ thuật của VB.
- GV gợi ý:
+ Để hoàn thành tốt tiết học hôm nay, các em hãy đọc lại phần Tri thức ngữ văn trong các bài học trước để nắm vững về thể loại, cũng như cách phân tích các đặc điểm nghệ thuật;
+ Người kể chuyện trong VB là ai?
+ Cốt truyện? (Nêu các sự kiện chính trong câu chuyện)
+ Nhân vật (Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai?)
+ Đối với VB truyện: Tìm lời người kể chuyện và lời nhân vật (Cho biết đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật)
+ Đối với VB thơ: tìm và nêu cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU
Việt nam đất nước ta ơi
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
 (Nguyền Đình Thi)
Môn: Ngữ văn 6 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết
* Phạm vi của bài
1. Đọc
- Đọc hiểu các văn bản: 
+ VB1. Chùm ca dao về quê hương đất nước
+VB2. Chuyện cổ nước mình ( Lâm Thị Mỹ Dạ)
+ VB3. Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
+ VB thực hành đọc. Hành trình của bầy ong ( Nguyễn Đức Mậu)
- Thực hành tiếng Việt: Từ đồng âm và từ đa nghĩa, biện pháp tu từ hoán dụ
2. Viết
- Tập làm một bài thơ lục bát
- Viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát
3. Nói và nghe
Trình bày suy nghĩ về tình cảm con người với quê hương
* Thời lượng: 12 tiết
- Đọc và thực hành tiếng Việt: 7 tiết
- Viết: 4 tiết
- Nói và nghe: 1 tiết
MỤC TIÊU CHUNG 
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;
- Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và tác dụng của việc sử dụng hoán dụ;
- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát;
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
- Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
TIẾT 44: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát
- Bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích một bài thơ lục bát
- Rèn kĩ năng tự học, sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng hợp tác và giải quyết vấn đề
- Tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức. 
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ - biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận ra những sai sót và sửa chữa
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Năng lực lực hợp tác (Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể, thời gian cụ thể)
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ phu hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, năng lực sử dụng, phân tích ngôn ngữ... 
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ).
- Năng lực tin học: Thu thập thông tin liên qun đến bài học.
- Năng lực đọc diễn cảm, năng lực trình bày
 3. Phẩm chất
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Nhân ái: Học sinh biết tôn trọng, yêu thương và tự hào về con người và cảnh sắc quê hương.
- Chăm học, chăm làm: có ý thức vươn lên trong học tập để bày tỏ tình cảm, cảm xúc môt cách thích hợp, biết vận dụng bài học vào tình huống thực tế, có ý thức học hỏi không ngừng.
- Trách nhiệm: trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với quê hương, để thành người công dân có ích.
 - Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Các phương tiện kỹ thuật;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ (kiểm tra nội dung liên quan kiến thức cuộc sống – lồng ghép trong hoạt động khởi động)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
- HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Quê Hương” suy nghĩ cá nhân và HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. (https://www.youtube.com/watch?v=1h2kZ54m5qo)
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
- Nội dung của bài hát: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Việt Nam
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
*Cách 1. GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
- Em hãy quan sát các đoạn văn bản sau và cho biết đoạn văn bản ấy thuộc văn bản dân gian hay văn học viết? Tìm điểm chung giữa các văn bản về nội dung và hình thức ?
1. “Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)
2. Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
3. Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, trả lời và chia sẻ.
* Cách 2. Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:
- Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:
- Hãy kể tên một bài hát hoặc câu ca dao, tục ngữ cùng chủ đề mà em đã nghe? 
- Em thích bài hát nào về chủ đề quê hương (em thích câu ca dao nào về chủ đề quê hương?)
* Cách 3: Kể tên các thể thơ mà em biết?
- HS tham gia trả lời
Sản phẩm: thơ lục bát, tự do, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Trình bày những hiểu biết về chủ đề được nhắc đến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV giới thiệu về chủ đề: 
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở và trở thành một truyền thống tốt đẹp , đáng quý của dân tộc Việt Nam
 Đến với bài học hôm này, chúng ta cùng thả hồn theo những vần thơ lục bát viết về quê hương để cùng lắng nghe và suy ngẫm.
Khác nhau: văn bản 1 và 3 là văn học viết ... ỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài tập làm thơ lục bát
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với bài tập làm thơ lục bát.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Theo em, yêu cầu đối với một bài tập làm thơ lục bát là gì?
- GV gợi ý:
+ Làm một bài thơ lục bát có cần tuân theo vận luật của thơ lục bát không?
+ Ngôn ngữ và nội dung của bài thơ phải như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
1. Yêu cầu đối với một bài tập làm thơ lục bát
- Đúng luật của thơ lục bát;
- Nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, bộc lộ những tình cảm đẹp đẽ, chân thành;
- Ngôn ngữ thích hợp, sinh động, gợi cảm.
Hoạt động 2: Thực hành tập làm một bài thơ lục bát theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được cách làm một bài thơ lục bát.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gợi dẫn: Sáng tác một bài thơ không phải là điều dễ dàng. Nhưng em có thể thử sức để hiểu rõ hơn cách mà một bài thơ xuất hiện. Đó quả thật là một điều kỳ diệu!
- GV yêu cầu HS: xác định đề tài, tập gieo vần, phát triển ý tưởng
+ Hình dung cụ thể về đề tài em định viết. Thử tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ theo đề tài mà em định chọn;
+ Bắt đầu bằng cách thử viết dòng 6 đầu tiên, cặp lục bát đầu tiên. Chú ý sử dụng số tiếng, lựa chọn vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát;
+ Viết những dòng lục bát tiếp theo;
+ Thử phát triển ý tưởng, cảm xúc và hình ảnh thơ theo nhiều cách khác nhau.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
2. Các bước tiến hành
a. Khởi động viết
- Tập gieo vần;
- Xác định đề tài.
b. Thực hành viết
c. Chỉnh sửa
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV yêu cầu HS: Dựa vào phiếu chỉnh sửa, hãy chỉnh sửa lại bài thơ lục bát của em cho hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* Trò chơi: Thi làm thơ
PP: Trò chơi.
Thành lập hai đội chơi
GV phổ biến luật chơi.
GV nêu VD chơi thử.
HS tiến hành chơi trò chơi làm thơ lục bát về chủ đề thầy cô, bạn bề, mái trường hoặc về chính quê hương em.
Đội 1 xướng câu lục, đội 2 đối câu bát trong thời gian 30s và ngược lại. Tính số lượt thắng thua. Sau 5-7 lần chơi sẽ thông báo kết quả. GV làm trọng tài.
 HS tiến hành chơi. Đội thắng sẽ được những tràng pháo tay cổ vũ.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
TIẾT 53: VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC 
VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS viết được đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;
- HS yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ - biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận ra những sai sót và sửa chữa
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Năng lực lực hợp tác (Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể, thời gian cụ thể)
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ phu hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, năng lực sử dụng, phân tích ngôn ngữ... 
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ.
- Năng lực tin học: Thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tình cảm yêu mến thơ ca, tự hào về ngôn ngữ phong phú của đất nước.
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
 Tự lập, tự tin, tự chủ ; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt..
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp vấn đáp
- Thảo luận nhóm
- Nêu vấn đề
- Thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Các bài thơ, ca dao lục bát luôn để lại trong lòng ta rất nhiều dư âm. Vậy đứng trước một bài thơ, một bài ca dao lục bát, em có cảm xúc như thế nào? Hãy thể hiện cảm xúc của mình về một bài thơ lục bát để cô và các bạn cùng nghe nhé!
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ về những kỷ niệm;
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Trong những tiết học trước, chúng ta đã học viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Em hãy nhắc lại yêu cầu đối với một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Theo em, yêu cầu đối với một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đáp ứng những yêu cầu gì? Có gì giống và khác giữa thể hiện cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả với thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát?
- GV gợi ý:
+ Có cần nêu tên tác giả, tên bài thơ đó không?
+ Có cần nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát đó không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
1. Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Giới thiệu bài thơ, tác giả (nếu có);
- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ;
- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v)
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để cùng đọc VB trong SGK và phân tích VB theo các chỉ dẫn (bên phải) trong SGK.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
2. Đọc và phân tích bài viết tham khảo
- Giới thiệu bài ca dao (thơ lục bát);
- Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao;
- Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài ca dao.
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết đoạn văn;
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc;
- GV hướng dẫn HS tìm ý và hoàn thành vào Phiếu học tập (đính kèm trong phần Hồ sơ dạy học).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV yêu cầu HS:
+ Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa trong SGK;
+ Làm việc nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu Phiếu học tập (đính kèm trong phần Hồ sơ dạy học).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
3. Các bước tiến hành
a. Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý
- Lập dàn ý
b. Viết bài/ viết đoạn
c. Chỉnh sửa bài viết
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Dựa vào phiếu chỉnh sửa, hãy chỉnh sửa lại đoạn văn của em cho hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx