Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nghĩa Hà

TÊN BÀI DẠY: BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

Môn học: Ngữ văn lớp 7

Thời gian thực hiện: 13 (số tiết)

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức:

 a/ Đọc hiểu và thực hành tiếng Viêt:

 -Nêu được ấn tượng chung về ba văn bản “ Bầy chim chìa vôi”; “ Đi lấy mật” và “ Ngàn sao làm việc” nhận biết được thể loại, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

 -Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

 -Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

 -Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ

 b/ Viết: Biết tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn bản.

 c/ Nói và nghe

 - Nói: Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

 -Nghe

 +Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

 +Nói nghe tương tác

 *Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

 Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

2. Về năng lực:

 a/ Năng lực đọc: Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,.

 b/ Năng lực viết: Nắm được quy trình tóm tắt văn bản và viết đoạn tóm tắt theo yêu cầu.

 c/ Năng lực nói và nghe

 - Năng lực nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,.

 - Năng lực nghe: gồm các yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,

 -Năng lực nói và nghe có tính tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,

 

docx 23 trang Khánh Đăng 27/12/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nghĩa Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nghĩa Hà

Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nghĩa Hà
TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 4 Ngày soạn 05/09/2023
TÊN BÀI DẠY: BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ
Môn học: Ngữ văn lớp 7
Thời gian thực hiện: 13 (số tiết)
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức: 
 a/ Đọc hiểu và thực hành tiếng Viêt:
 -Nêu được ấn tượng chung về ba văn bản “ Bầy chim chìa vôi”; “ Đi lấy mật” và “ Ngàn sao làm việc” nhận biết được thể loại, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
 -Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc
 -Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
 -Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ
 b/ Viết: Biết tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn bản.
 c/ Nói và nghe
 - Nói: Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
 -Nghe
 +Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
 +Nói nghe tương tác
 *Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
 Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
2. Về năng lực: 
 a/ Năng lực đọc: Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...
 b/ Năng lực viết: Nắm được quy trình tóm tắt văn bản và viết đoạn tóm tắt theo yêu cầu.
 c/ Năng lực nói và nghe
 - Năng lực nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,...
 - Năng lực nghe: gồm các yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,
 -Năng lực nói và nghe có tính tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn, 
3. Về phẩm chất: Giáo dục học sinh hướng tới các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trong khi học bài 1
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
-Thiết bị dạy học: Máy tính, Tivi, giáo án PP
-Học liệu: Sgk Ngữ văn, KHBD
Học sinh:Soạn bài vào vở theo hướng dẫn sgk, phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Tuần 1 tiết 1,2,3: Thể loại 1: Truyện
 Văn bản1 “ Bầy chim chìa vôi” 
–Trích truyện ngắn” Mùa hoa cải bên sông” của Nguyễn Quang Thiều-	
Hoạt động: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
b) Nội dung: giới thiệu bài học
c) Sản phẩm: Nhận thức của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (Cá nhân)
Đọc phần giới thiệu bài học
Đọc tri thức Ngữ văn
Thử trình bày các kiến thức mình phải học ở bài 1
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, Gv theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
Bước 4: Gv, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập và chiếu mục tiêu và giới thiệu bài 1 cho học sinh.
Hoạt động: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu: 
 -Nêu được ấn tượng chung về văn bản “ Bầy chim chìa vôi” nhận biết được thể loại, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
 -Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc
 -Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
 -Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ
b) Nội dung: Khai thác bài học sgk
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1: tìm hiểu chung
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ: ( Cá nhân)
-Trình bày những nét cơ bản về nhà văn Nguyễn Quang Thiều?
- Đọc văn bản theo hướng dẫn của gv
- Văn bản “Bầy chim chìa vôi” viết về đề tài gì?
-Văn bản được trích dẫn từ tập truyện nào của nhà văn Nguyễn Quang Thiều?
- Văn bản “Bầy chim chìa vôi” thuộc thể loại gì? 
-Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là nhân vật nào? 
- Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi kể thứ mấy? Đó là lời kể của ai?
- Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: GV khái quát, chốt ý
Nhiệm vụ 2:Đọc hiểu văn bản
* Đọc hiểu phần 1 và 2 của văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (Hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập)
 Hoàn thành phiếu học tập số 1, 2
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đại diện báo cáo, nhận xét
Bước 4: Gv kết luận ghi bảng
*Đọc hiểu phần cuối của văn bản( Cá nhân)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-Đọc đoạn cuối của văn bản. Nêu nội dung chính.
- Trình bày: Cảnh bầy chim chìa vôi cất cánh
+ Thời gian xảy ra sự việc
+Khung cảnh bãi sông
+Miêu tả lại cảnh bầy chim chìa vôi cất cánh
+Miêu tả lại và cảm nhận tâm trạng của Mên, Mon khi chứng kiến cảnh ấy.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả
Bước 4: GV nhận xét, chốt 
Nhiệm vụ 3:Tổng kết và những điều rút ra từ tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ( Linh hoạt giữa hoạt động cá nhân và nhóm)
-Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
-Nội dung chính của văn bản “Bầy chim chìa vôi”?
-Sau khi học xong văn bản “Bầy chim chìa vôi”, em học tập được điều gì về cách lựa chọn đề tài, về cách kể chuyện và về việc lựa chọn chi tiết của tác giả khi kể chuyện?
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Gv khái quát 
I. Tìm hiểu chung
 1/Tác giả 
 - Nguyễn Quang Thiều sinh 1957.Quê: Hà Nội
 - Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều thường chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm; trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật.
 2./Tác phẩm
- Đọc và tóm tắt
- Đề tài: viết về trẻ em
- Xuất xứ: in trong tập “Mùa hoa cải bên sông”.
- Thể loại: truyện
- Nhân vật chính: Mên và Mon.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Bố cục: 3 phần:
+ Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở đoạn 1
+Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở đoạn 2
+ Cảnh bầy chim chìa vôi bay lên vào buổi bình minh.
II/ Đọc hiểu văn bản
 1)Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở phần 1
 Mên và Mon là hai cậu bé hồn nhiên, ngây thơ, có trái tim trong sáng, giàu tình yêu thương đối với loài vật.
2.Cuộc trò chuyện của Mon và Mên ở phần 2
 Mon là cậu bé có trái tim nhân hậu.
3. Cảnh bầy chim chìa vôi cất cánh
- Cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi: 
+ Một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra.
+ Những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ...
+ Cuối cùng bầy chim đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời của chúng
- Tâm trạng của Mon và Mên 
+ Đứng không nhúc nhích
+ Trên gương mặt tái nhợt của chúng hửng lên ánh ngày.
+ Cả hai đã khóc tự lúc nào.
+ Chúng cùng nhìn nhau và bật cười.
à Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
III/ Tổng kêt
1. Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ đối thoại.
- Miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Nội dung
- Kể về cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi non qua điểm nhìn của hai cậu bé Mên và Mon.
- Qua đó ca ngợi trái tim ngây thơ, tràn đầy tình yêu thương, nhân hậu của trẻ nhỏ.
3. Những điều rút ra từ tác phẩm
a) Về cách lựa chọn đề tài khi kể
- Đề tài gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ ở chốn quê thanh bình.
b) Về cách kể
- Sử dụng ngôi kể thứ ba (người kể giấu mình, không xưng “tôi”).
- Ngôn ngữ đối thoại mộc mạc, gần gũi, tự nhiên.
- Ngôn ngữ kể tự nhiên.
c) Về lựa chọn chi tiết để kể/tả.
- Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để kể/tả.
Hoạt động : Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại những kĩ năng kiến thức đã được học
b) Nội dung: Bài tập viết kết nối với đọc
c) Sản phẩm: Đáp án
.d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ( Cá nhân)
Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu đóng vai nhân vật Mên hoặc Mon kể lại tâm trạng khi chứng kiến bầy chim chìa vôi bay lên.
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, Gv theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Gv, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
Hoạt động : Vận dụng
a) Mục tiêu: phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn 
b) Nội dung: Hoạt động tiếp nối
1/ Hoàn thành bài tập viết đoạn
2/ Chuẩn bị bài thực hành tiếng Việt. Đọc tri thức Ngữ văn, ôn lại kiến thức từ láy và làm bài tập.
c) Sản phẩm: bài soạn
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp.
Tuần 1 tiết 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 (Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ và từ láy)
Hoạt động: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
b) Nội dung: Đọc tri thức Ngữ văn phần tiếng Việt, ôn lại kiến thức từ láy
c) Sản phẩm: đáp án của câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: đã giao từ bài trước
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, Gv theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả, thảo luận
Bước 4: Gv, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ và vào bài mới
Hoạt động : Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu: Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ
b) Nội dung: Khai thác bài học sgk
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ: Nắm vững các vấn đề liên quan mở rộng thành phần câu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (cá nhân)
-Đọc kĩ phần tri thức Ngữ văn và cho biết:
+Mở rộng các thành phần của câu để làm gì?
+Cách mở rộng như thế nào? Kể tên các thành phần câu có thể mở rộng.
-Nhắc lại hiểu biết của em về từ láy
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: báo cáo
Bước 4: GV khái quát
I/ Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
-Các thành phần câu có thể mở rộng: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
-Cách mở rộng: bằng cụm từ chính phụ như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
-Tác dụng: Giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. 
Hoạt động : Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại những kĩ năng, kiến thức đã được học
b) Nội dung: Bài tập sgk
c) Sản phẩm: Đáp án
.d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Làm hết bài tập sgk
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, Gv theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Gv, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
I/ Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
Bài tập 1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau
a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. 
 TN chỉ thời gian CN VN
b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
 TN chỉ thời gian CN VN
Bài tập 2: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
a.1 Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
a.2 Trong gian phòng lớn tràn ngập án ... được các ý chính do người khác trình bày
-Biết trao đổi một cách xây dựng các ý kiến khác biệt
b) Nội dung: Hoạt động nói và nghe
c) Sản phẩm: bài nói và nhận xét của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
1/ Trước khi nói trên lớp ( Chuẩn bị ở nhà)
-Lựa chọn vấn đề mà em quan tâm ( dựa sgk) chuẩn bị trước ở nhà.
-Tập luận nói trước gương, người lớn ở nhà
2/ Thực hành luyện nói trên lớp ( Nói cá nhân và nói theo nhóm)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-Đọc yêu cầu người nói, người nghe trong sgk
-Dùng bảng tiêu chí để đánh giá cho điểm
Bước 2: Học sinh tiếp nhận từng nhiệm vụ, Gv theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện từng nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Gv, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện từng nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập và chia sẻ nội dung
I/Đề: Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa.
Tham khảo:
+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (TiVi, điện thoại, máy tính)
+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
+ Trẻ em với việc học tập.
+ Bạo hành trẻ em (Trong gia đình, ngoài xã hội)
II/ Thực hành nói và nghe
 Hoạt động : Vận dụng
a) Mục tiêu: phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn 
b) Nội dung: Hoạt động tiếp nối
1/ Thực hiện lại bài nói một mình
2/ Chuẩn bị bài ôn tập theo hướng dẫn sgk
c) Sản phẩm: bài soạn
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp.
TUẦN 4 TIẾT 13: HOẠT ĐỘNG 4:
ÔN TẬP BÀI 1 – ĐỌC VĂN BẢN “ NGÔI NHÀ TRÊN CÂY
 Hoạt động : MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
b) Nội dung:Bài soạn
c) Sản phẩm: đáp án của câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Soạn bài vào vở theo hướng dẫn sgk
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, Gv theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả, thảo luận
Bước 4: Gv, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ và vào bài mới
Hoạt động : Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại những kĩ năng, kiến thức đã được học ở bài 1
b) Nội dung: Bài tập sgk
c) Sản phẩm: Đáp án
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:( Linh hoạt cá nhân và nhóm)
1: Phát phiếu học tập
2: Gợi ý học sinh làm bài
Bài 1:Vận dụng tri thức ngữ văn và kết quả phần đọc hoàn thành các cột
stt
Văn bản
Đề tài
Ấn tượng chung về văn bản
Bài 2:Kể trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống để hiểu thêm nhân vật.
Bài 3: Đọc văn bản Ngôi nhà trên cây và trả lởi câu hỏi theo sách giáo khoa
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, Gv theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Gv, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
Bài 1:Vận dụng tri thức ngữ văn và kết quả phần đọc hoàn thành các cột
stt
Văn bản
Đề tài
Ấn tượng chung về văn bản
1
Bầy chim chìa vôi
Tuổi thơ và thiên nhiên hoặc hai đứa trẻ và bầy chim chìa vôi
Sức sống kì diệu của bầy chim chìa vôi; tâm hồn trong sáng, nhân hậu của hai nhân vật Mên và Mon
2
Đi lấy mật
Tuổi thơ và thiên nhiên hoặc đi lấy mật trong rừng U Minh
Vẻ đẹp phong phú, hoang sơ, bí ẩn của rừng U Minh và tâm hồn trong sáng, tinh tế của nhân vật An.
3
Ngàn sao làm việc
Tuổi thơ và thiên nhiên hoặc vẻ đẹp của bầu trời đêm qua con mắt trẻ thơ
Khung cảnh bầu trời đêm trong trẻo, rộn rã, tươi vui và trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của tré thơ
Bài tập 2: Củng cố yêu cầu cần đạt:
Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
Bài 3: Đọc văn bản thực hành theo hướng dẫn sgk.
Bài 4: Đọc văn bản ngoài sgk và tóm tắt. 
 Hoạt động : Vận dụng
a) Mục tiêu: phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn 
b) Nội dung: Hoạt động tiếp nối
1/Tìm và đọc thêm Người đàn ông cô độc giữa rừng – Trích Đất rừng phương Nam của Đoàn giỏi và viết tóm tắt từ 5 đến 7 câu.
2/Chuẩn bị bài 2 với chủ đề “ Khúc nhạc tâm hồn” theo các hoạt động đọc - thực hành Tiếng Việt -Viết - Nói nghe của sgk
c) Sản phẩm: bài soạn
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp. 
Rút kinh nghiệm bài 1:
 Về phần đọc văn bản và thực hành Tiếng Việt
.
Về phần viết:
Về phần nói và nghe:.
Phụ lục
1/Phiếu học tập
Văn bản: Bầy chim chìa vôi
Phiếu học tập số 1
Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở P1
Chi tiết
Thời gian
- Khoảng hai giờ sáng
Hoàn cảnh
- Mưa vẫn to
- Tiếng nước sông daagn cao xiên xiết chảy
Nội dung cuộc nói chuyện
- Mưa
- Nước sông lên to
- Bãi cát giữa sông
- Chim chìa vôi
Tâm trạng của Mên và Mon
Mon: Em sợ
Mên: Tao cũng sợ
Nhận xét
- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ bình dị, chân thật, gẫn gũi với đời thường.
- Nội dung: xoay quanh việc Mên và Mon lo sợ bầy chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối trước nguy cơ bãi cát giữa sông bị ngập do trời mưa to.
 Phiếu học tập số 2
* Giải cứu bầy chim chìa vôi
Lời của Mon
Lời của Mên
- Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa?
- Tổ chim sẽ bị chìm mất.
- Hay mình mang chúng nó vào bờ.
- Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng nó vào bờ, anh ạ.
- Vâng, cứ lấy đò của ông Hảo mà đi.
- Chưa.
- Thế làm thế nào bây giờ?
- Bây giờ nước to lắm, làm sao mà lội ra đấy được.
- Đi bây giờ à?
Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ đối thoại.
 Nội dung: Thể hiện quyết tâm giải cứu bầy chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông của hai đứa trẻ.
* Giải cứu cá bống
- Mon trộm con cá bống của bố đem thả ra sông.
Văn bản 2/ Đi lấy mật
(Phiếu học tập số 1)
Nhân vật tía nuôi 
Chi tiết
Ngoại hình
- Bên hông lủng lẳng chiếc túi, lưng mang gùi, tay cầm chả gạc
Cử chỉ, hành động
- Đi trước, phạt ngang nhánh gai -> dọn đường 
 Lời nói
- Bảo dừng nghỉ -> ăn cơm -> vì thấy An đã mệt ( nghe tiếng thở)
“tía nuôi tôi chỉ nghe tiếng thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu” 
-Kiên nhẫn chỉ cho An cách quan sát đường ong bay trong rừng
Nhận xét
- Hình dáng: toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm: vóc dáng khỏe mạnh, vững chãi, cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát
- Lời nói, cách xư xử: thể hiện sự quan tâm, yêu thương dành cho cậu con nuôi (nghe tiếng thở biết An mệt cần nghỉ chân, chú tâm chăm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng) 
Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và bảo vệ đàn ong, trân trọng sự sống. 
à Một người lao động dạn dày kinh nghiệm; tính cách mạh mẽ, giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên.
Nhân vật Cò (Phiếu học tập số 2)
Chi tiết
Ngoại hình
- Cặp chân như cặp giò nai lội suốt ngày trong rừng cũng chẳng nhằm nhò gì.
Cử chỉ, hành động
- Đi rừng An chỉ quẩy tòn ten 1 cái gùi bé -> Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm.
- Khi An đã thấm mệt thì Cò vẫn chưa nhằm nhò gì
-Khoát tay ra hiệu đi thật khẽ. Tổ ong kìa!
 Lời nói
- Hỏi An: “Đố mày biết con ong mật là con nào?”
-Giải thích cho An cách quan sát để phát hiện đường ong bay “Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khoảng trống giữa hai nhánh tràm cao kia. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá. Nó tới liền bây giờ.
-Khi An ồ lên vì thấy rất nhiều chim -> Cò: “Thứ chim này đẹp gì Thứ đổ bỏ. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết”
Nhận xét
à Cò là một cậu bé sinh ra, lớn lên ở vùng đất rừng phương Nam
Nhân vật An( Phiếu học tập số 4)
Chi tiết
Cử chỉ, lời nói, hành động
- Quảy tòn ten một cái gùi bé 
- “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả”.
- “Chim đẹp quá Cò ơi! Ở đây nhiều chim quá!”
- “Sao biết nó về cây nào mà gác kèo?”
- “Kèo là gì hở má?”
- “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”
Cảm nhận về má nuôi, tía nuôi, về Cò
- “Quả là tôi đã mệt thật.”
- Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết
- Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành.
- Muốn hỏi Cò đủ thứ về rừng U Minh, về cách gác kèo, cách quan sát phát hiện bầy ong, về sân chim
 Suy nghĩ về cách “ăn ong” của người dân U Minh
- So sánh cách nuôi ong của ngườ La Mã, người Ai Cập, người Mê Tây Cơ, ở Phi châu, ở xứ Tây Âu để thấy được sự độc đáo của người dân U Minh trong cách “ăn ong”.
Nhận xét
à Với tía nuôi, má nuôi: An rất yêu quý, luôn nghĩ về họ với những tình cảm gần gũi, thân thuộc, ấm áp.
à Với Cò: có lúc An cảm thấy “ghen tị” vì Cò đi rừng thành thạo, biết nhiều về rừng U Minh; luôn ngạc nhiên, ngưỡng mộ trước sự hiểu biết về rừng U Minh của Cò 
à Với so sánh về cách thuần hóa ong của các dân tộc: An là người ham hiểu biết, thông minh.
èTừ các nhân vật như tía nuôi, Cò, An -> chân dung những người con phương Nam vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên, nhân hậu vừa mạnh mẽ, phóng khoáng
2. Vẻ đẹp của rừng U Minh( Phiếu học tập số 5)
Chi tiết
Ánh sáng
- Rừng yên tĩnh, không khí mát lạnh (không khí, sông ngòi, mương rạch, đất ẩm, thảo mộc thở ra từ bình minh.
-Ánh sáng trong vắt, hơi gợn chút óng ánh trên đầu hoa tràm rung rung  cảm giác như là nó bao qua 1 lớp thủy tinh.
Âm thanh, mùi hương
-Rừng cây im lặng quá, một chiếc lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. Chim chóc chẳng nghe con nào kêu.
-Bóng nắng lên, gió bắt đầu rao rao theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.
-Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên 
- Chim hót líu lo
-Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất
Cảnh vật
- Mấy con kỳ nhông nằm phơi mình
-Những loại cây và màu sắc của từng phiến lá 
- Hàng ngàn con chim rừng vụt bay lên
- Những loài côn trùng bé nhỏ, kỳ lạ
- Thế giới đầy bí ẩn của loài ong.
Nhận xét
- Qua cái nhìn của An, rừng U Minh hiện ra với vẻ đẹp kỳ thú, đầy chất thơ, vừa giàu có, hoang sơ:
+ Bình minh yên tĩnh, trong vắt, mát lành.
+ Buổi trưa tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương thơm của hoa tràm, rộn ràng tiếng chim, tiếng ong, tiếng côn trùng và rực rỡ sắc màu của cây, lá
-Bức tranh thiên nhiên ấy còn cho thấy An là cậu bé có khả năng quan sát tinh tế, có tâm hồn trong sáng biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
Văn bản 3/ Ngàn sao làm việc
( Phiếu học tập số 1)
-Thời gian: bóng chiều, trở tối mò, ngàn sao.
-Không gian: bờ bụi rậm, đồng quê đang xanh thẫm, trời yên tĩnh, ngàn sao
è Cánh đồng quê vào buổi chiều tối yên tĩnh, thanh bình.
-Nhân vật trữ tình “tôi”:
+Là một bạn nhỏ sống ở làng quê.
+Dắt trâu về giữa khung cảnh làng quê yên bình
( Phiếu học tập số 2)
-Dải Ngân Hà – dòng sông chảy giữa trời.
-Sao Thần Nông – chiếc vó bằng vàng.
-Những sao dọc ngang – tôm cua bơi lội
-Sao Hôm – đuốc đèn soi cá	
-Nhóm Đại Hùng tinh – gàu tát nước bên sông.
2/Bảng kiểm hoạt động nói nghe
Bảng kiểm bài nói kể lại một vấn đề em quan tâm
Nội dung kiểm tra
Đạt/ Chưa đạt
Bài nói có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Bài nói hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục
Bài nói có làm rõ những chi tiết liên quan đến sự việc được kể 
Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí
Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện
Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí
Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, video

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx