Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 22, Đọc hiểu văn bản 3: Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư)

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể loại tạp văn

- HS phân tích hình ảnh gió chướng và tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi gió chướng về

a. Năng lực chung:

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác.

b. Năng lực riêng:

- Năng lực văn học: nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong văn bản

- Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài

2. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học.

 - Bồi đắp cho HS những xúc cảm thẩm mĩ trước thiên nhiên, con người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án, Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

A: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

 

docx 6 trang Khánh Đăng 27/12/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 22, Đọc hiểu văn bản 3: Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 22, Đọc hiểu văn bản 3: Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư)

Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 22, Đọc hiểu văn bản 3: Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư)
TÊN BÀI DẠY- Đọc hiểu văn bản 3
TRỞ GIÓ
 - Nguyễn Ngọc Tư-
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết). Tiết 22
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể loại tạp văn
- HS phân tích hình ảnh gió chướng và tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi gió chướng về
a. Năng lực chung:
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực văn học: nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong văn bản
- Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài
2. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học.
 - Bồi đắp cho HS những xúc cảm thẩm mĩ trước thiên nhiên, con người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
A: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đăt câu hỏi gợi mở vấn đề: Thời tiết lúc giao mùa thường gợi cho chúng ta rất nhiều cảm xúc, hãy lựa chọn một khoảnh khắc lúc giao mùa và ghi lại cảm xúc của em nhé!
- GV dẫn dắt vào bài mới: Miền Tây sông nước, nổi tiếng với những cánh đồng lúa chín thẳng cánh cò bay, những miệt vườn trái cây thơm nức lòng du khách thập phương. Nhắc đến mảnh đất ấy, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư – người con của đất phương Nam đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình với một một nét đặc trưng đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Nam Bộ mỗi mua gió chướng về. Chúng ta cùng tìm hiểu trong văn bản hôm nay.
B: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức -> Ghi lên bảng.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Tổ chức hoạt động nhóm đôi
Hoàn thành phiếu học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Ngọc Tư (1976)
- Quê quán: Cà Mau
- Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết
- Văn trong sáng, mộc mạc, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
- Sáng tác tiêu biểu: Hành lý hư vô; Không ai qua sông
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015
- Thể loại: thể loại tạp văn
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Bố cục: 2 phần
- Tóm tắt: Đoạn trích là cuộc hẹn của nhân vật “tôi” cùng với những cơn gió chướng. Đối với tác giả, mỗi lần mùa gió về, tâm trạng của “tôi” lại lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa không rõ ràng. Mặc dù nuối tiếc vì thời gian trôi gấp gáp với nhiều chuyện chưa thể thực hiện, nhưng nhân vật “tôi” vẫn mong gió chướng về, bởi những cơn gió này đã trở thành một phần của cuộc sống, của những kí ức tươi đẹp nơi quê nhà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
a. Mục tiêu: Phân tích được Hình ảnh hình ảnh gió chướng và tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi gió chướng về
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Thao tác 1: Hình ảnh gió chướng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoàn thành PHT cá nhân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh gió chướng
a. Hình ảnh gió chướng
- Mỗi năm gió đến vào một ngày khác nhau.
- hơi thở gió rất gần, sẽ sàng từng giọt tinh tang.
- thoảng và e dè như ai đó đứng đằng xa, như đang ngại ngần
 - mừng húm; hừng hực, dạt dào
 - cồn cào; nồng nhiệt; dịu dàng
 BPNT: so sánh nhân hóa + các từ láy miêu tả tính cách, tâm trạng, cảm xúc
-> Gió chướng hiện lên sống động, giống như một con người có đời sống nội tâm phong phú, giàu suy tư, cảm xúc dạt dào, nồng nhiệt 
-> Tình yêu của tác giả đối với gió chướng
b. Ý nghĩa của gió chướng
Mùa gió chướng là mùa thu hoạch 
- lúa vừa chín tới
- liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu
- Còn dưa hấu nữa
- vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng
-> Mùa màng bội thu, Gió chướng về mang theo rất nhiều niềm vui đến cho con người – niềm vui của sự no ấm, đủ đầy (lí do mọi người mong chờ gió chướng)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hỏi: 
- Đọc văn bản và cho biết nhân vật tôi đã có tâm trạng như thế nào khi gió chướng về?
- Em hãy tìm những câu văn miêu tả tâm trạng (lộn xộn, ngổn ngang; mong ngóng, chờ đợi; nhớ da diết) khi gió chướng về của nhân vật tôi? 
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào? Để thể hiện nổi bật được cảm xúc của mình, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức.
2. Tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gió chướng về
a. Tâm trạng khi gió chướng về
- Lộn xộn, ngổn ngang
+ Mừng đó rồi bực đó
+ Đứng trong gió đầm đìa, tôi cũng buồn, buồn muốn chết
+ Gió về là sắp hết năm, sắp già thêm tuổi đây..
+ Sắp mất một cái gì đó không rõ ràng.
- Mong ngóng, chờ đợi
+ Tôi vẫn mong ngóng gió chướng về
+ Gió chướng với tôi là gió Tết
+ Gió chướng cũng là gió mùa thu hoạch.
+ Đáng chờ lắm, đáng đợi lắm
- Nhớ da diết
+ Ở đó siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, có ai bán một mùa gió cho tôi.
NT: những câu văn miêu tả, liệt kê
-> Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.
b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả
* Khi còn nhỏ
- Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy.
- Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại.
* Khi lớn lên
- nó “gợi” khủng khiếp
* Khi xa quê
Ai đó nhắc tới 2 từ gió chướng:  ngay lập tức tôi sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà có ai bán một gió mùa cho tôi
NT: điệp, liệt kê -> Cảm xúc đợi chờ, nhớ nhung da diết. Đó là tình yêu, sự gắn bó tha thiết với con người, cảnh sắc quê hương.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Ghi lên bảng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.
2. Nội dung
- Miêu tả ngọn gió chướng
- Thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương
C: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi Ôn tập bài học
Luật chơi: Có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi khi trả lời đúng được 1 điểm, trả lời đúng đến câu nào thì được điểm tương ứng với câu hỏi đó. Trong quá trình trả lời, học sinh được sử dụng 2 quyền trợ giúp trong bất kì thời điểm nào: 
- Quyền hỏi ý kiến Tổ tư vấn 
- Quyền trợ giúp 50/50 (giáo viên chỉ ra 2 phương án sai).
Câu hỏi số 1: Câu văn “Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi...” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
 B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Cả A, B, C đều sai
Câu hỏi số 2: Ở câu thơ cuối bài, Nhân vật tôi tìm mua thứ gì?
A. Dưa hấu
B. Cơn gió
C. Bánh chưng
D. Dưa hành
Câu hỏi số 3 : Nhân vật tôi thường đón gió chướng với tâm trạng thế nào?
A.  Háo hức
B. Buồn buồn
C. phấn khởi
D. Lộn xộn, ngổn ngang
Câu hỏi số 4: Mỗi lần gió chướng về, người mẹ có tâm trạng như thế nào?
A. Buồn man mác
B. Thích thú
C. Sợ không lo nổi một cái Tế tử tế cho cả nhà 
D. Xao xuyến, bang khuâng
Câu hỏi số 5: Với nhân vật tôi, gió chướng là:
A. gió Tết
B. gió ngày mùa
C. gió bão
D. gió heo may
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: viết một đoạn văn ngắn từ (5- 7 dòng) cảm nhận về quê hương em đã, đang sống.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet_22_doc.docx