Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hiền

Bài 2. KHÚC NHẠC TÂM HỒN

TIẾT 14 + 15: VĂN BẢN 1: ĐỒNG DAO MÙA XUÂN

 - Nguyễn Khoa Điềm -

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Biết được các đặc điểm về số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong bài thơ; đặc điểm vần, nhịp của thể thơ bôn chữ qua tìm hiểu bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

 - Hiểu được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh thơ (người lính trẻ, khung cảnh trận chiến trên rừng Trường Sơn), biện pháp tu từ (nói giảm nói tránh, điệp ngữ,.).

- Vận dụng kiến thức đã học để tập làm thơ 4 chữ, 5 chữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề: hoàn thành các câu hỏi trong phần chuẩn bị bài mới.

- Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập liên quan đến bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thể hiện trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực ngôn ngữ: trả lời phát vấn của giáo viên, quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác, phản biện giữa các nhóm.

- Năng lực văn học:

+ Hiểu được nội dung chính trong một văn bản thơ.

+ Cảm nhận được ý nghĩa và tình cảm, cảm xúc thông qua các hình tượng nhân vật trong thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

 

docx 63 trang Khánh Đăng 27/12/2023 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hiền

Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hiền
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
10/8/2023
17/8/2023
7A
Bài 2. KHÚC NHẠC TÂM HỒN
TIẾT 14 + 15: VĂN BẢN 1: ĐỒNG DAO MÙA XUÂN
 - Nguyễn Khoa Điềm - 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Biết được các đặc điểm về số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong bài thơ; đặc điểm vần, nhịp của thể thơ bôn chữ qua tìm hiểu bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
 - Hiểu được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh thơ (người lính trẻ, khung cảnh trận chiến trên rừng Trường Sơn), biện pháp tu từ (nói giảm nói tránh, điệp ngữ,...).
- Vận dụng kiến thức đã học để tập làm thơ 4 chữ, 5 chữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề: hoàn thành các câu hỏi trong phần chuẩn bị bài mới.
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập liên quan đến bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thể hiện trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác.
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực ngôn ngữ: trả lời phát vấn của giáo viên, quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác, phản biện giữa các nhóm.
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu được nội dung chính trong một văn bản thơ.
+ Cảm nhận được ý nghĩa và tình cảm, cảm xúc thông qua các hình tượng nhân vật trong thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu về tác giả tác phẩm.
- Máy tính, máy soi, bảng phụ, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ câu chuyện kỷ niệm của bản thân.
c) Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý, tạo sự kết nối HS với chủ đề bài học.
b. Nội dung: HS nghe ca khúc phổ nhạc từ bài thơ, chia sẻ suy nghĩ, GV kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ những suy nghĩ của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS nghe ca khúc “Tiếng Việt”, nhạc: Lê Tâm, phổ thơ: Lưu Quang Vũ, thể hiện: Ca sĩ Tân Nhàn.; và ca khúc “Tiếng đàn bầu” , nhạc: Nguyễn Đình Phúc, ca sĩ: Trọng Tấn.
 (https://www.youtube.com/watch?v=VOFD9Ik-fAw)
(https://www.youtube.com/watch?v=jbyJ4p132hQ)
*GV sử dụng KT phát vấn:
	- Hãy chia sẻ những suy nghĩ, ấn tượng của em khi nghe ca khúc này (tiết tấu, giai điệu; ca từ,); 
	- HS tự chia sẻ suy nghĩ, ấn tượng.
GV dẫn vào bài học: Các em ạ! Trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết: “Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”. Tự thuở còn nằm trong nôi, mỗi chúng ta hẳn đã được bà, được mẹ chăm chút, nâng niu, ầu ơ trong từng câu hát. Cùng với dòng sữa ngọt lành, những tiết tấu, âm thanh của tiếng nhạc, ý nghĩa thẳm sâu của mỗi ca từ “Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát/Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh” đã dần dần thẩm thấu vào hồn ta mỗi ngày, toả sáng trong hành trình dài rộng của cuộc đời. Bài học KHÚC NHẠC TÂM HỒN hôm nay sẽ đưa các em đi tìm những vẻ đẹp bình bị, đơn sơ, trong sáng, thuần khiết, đầy xúc cảm yêu thương của thể loại thơ, một thể loại có khả năng truyền dẫn tình cảm và khơi gợi tâm hồn hết sức mãnh liệt.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 2.1: Đọc - Tìm hiểu chung.
* NV1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định rõ mục đích, nội dung chủ đề và thể loại văn bản chính của bài học; khơi gợi hứng thú khám phá của HS.
b. Nội dung: HS chia sẻ suy nghĩ, hiểu biết về bài học.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Giới thiệu bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học (SGK/tr.38) và cho biết:
1) Hai đoạn văn trong lời giới thiệu cho ta biết điều gì? 
2) Bài học “Khúc nhạc tâm hồn” gồm những văn bản đọc chính nào?
3) Các VB đọc chính cùng thuộc thể loại gì?
4) VB đọc kết nối chủ đề thuộc thể loại gì?
5) Vì sao các VB đọc chính và VB3 (đọc kết nối chủ đề) lại cùng xếp chung vào bài học 2?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS đọc, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học.
- GV dẫn dắt giới thiệu vào phần khám phá tri thức ngữ văn của bài học.
- Chủ đề bài học: Tình cảm yêu thương của con người với thế giới xung quanh (con người, thiên nhiên, đất nước).
- Thể loại thơ: bốn chữ và năm chữ; VB kết nối chủ đề tình yêu thương.
- VB đọc chính:
- VB1: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm); 
- VB2: Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo); 
- VB thực hành đọc: Chiều sông Thương (Hữu Thỉnh).
Các VB đọc chính đều thuộc thể loại thơ.
- VB 3 đọc kết nối chủ điểm thuộc thể loại tản văn: Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư).
- Cả 4 VB đọc chính và đọc kết nối chủ đề cùng xếp chung vào bài 2 vì đều viết về những cung bậc khác nhau của tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.
* NV2. Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại thơ bốn chữ và năm chữ.
b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về những đặc điểm của thể loại thơ bốn chữ và thơ năm chữ.
- Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được những đặc điểm của thể loại thơ bốn chữ và thơ năm chữ như: số chữ, cách gieo vần, nhịp thơ, hình ảnh thơ. 
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
* Tìm hiểu đặc điểm thể thơ 4 chữ, 5 chữ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc 2 bài thơ (Lớp 5), chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát kĩ bài thơ, dựa vào phần Tri thức ngữ văn trong SGK, tr.39, điền các thông tin vào PHT số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài thơ, kết hợp phần Kiến thức Ngữ văn trong SGK, tái hiện lại kiến thức trong phần đó vào Phiếu HT. 
- HS thảo luận theo nhóm các nội dung có trong Phiếu HT.
- GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS của đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
I. Đọc - Tìm hiểu chung.
1. Tri thức ngữ văn:
Nhóm 1: Một số yếu tố hình thức của thể thơ bốn chữ
1. Số chữ (tiếng):
Mỗi dòng bốn chữ.
2. Cách gieo vần:
- Vần chân: đặt cuối dòng;
- Vần liền: gieo liên tiếp;
- Vần cách: Đặt cách quãng.
*Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),..
3. Cách ngắt nhịp:
- 2/2 hoặc 3/1.
(nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ).
4. Hình ảnh thơ:
- Dung dị, gần gũi (Gần với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện).
Nhóm 2: Một số yếu tố hình thức của thể thơ năm chữ
1. Số chữ (tiếng):
Mỗi dòng năm chữ.
2. Cách gieo vần:
- Vần chân: đặt cuối dòng;
- Vần liền: gieo liên tiếp;
- Vần cách: đặt cách quãng.
*Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),..
3. Cách ngắt nhịp:
- 2/3 hoặc 3/2. (nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ).
4. Hình ảnh thơ:
- Dung dị, gần gũi (gần với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện).
* NV3: Hướng dẫn đọc VB.
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng; chú ý cách ngắt nhịp, cảm xúc lắng sâu, nhẹ nhàng, tình cảm.
- GV đọc mẫu sau đó yêu cầu một số HS đọc toàn văn bản.
- GV y/c giải thích một số từ khó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
– Hs nêu cách đọc văn bản; đọc văn bản theo sự phân công, HS còn lại theo dõi SGK.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
– HS theo dõi GV đọc mẫu, 02 HS đọc lại, những HS còn lại theo dõi, nhận xét cách đọc của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
- GV nhận xét, bổ sung.
2. Đọc văn bản.
a. Đọc
b. Từ khó
* NV4. Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và văn bản “Đồng dao mùa xuân”.
b. Nội dung: GV sử dụng KT phát vấn, HS vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về tác giả và văn bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về tác giả và văn bản.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
* Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu nv:
Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm (tiểu sử cuộc đời, phong cách, sự nghiệp)?
- HS tiếp nhận nv.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào thông tin/SGK và thu thập thông tin đã chuẩn bị ở nhà để trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS trả lời nhanh.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.
3. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
- Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên-Huế.
- Ông là nhà thơ chiến sĩ, một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ ông tập trung thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (1973; Mặt đường khát vọng (1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
* Tìm hiểu chung về văn bản “Đồng dao mùa xuân”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*GV yêu cầu Hs hoàn thành PHT số 2:
1) Xác định thể loại, giọng điệu, bố cục? (Văn bản có thể chia thành mấy phần. Nội dung chính từng phần). 
2) Nêu đề tài của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
1. HS đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát và nhận xét;
2. HS suy nghĩ để hoàn thành nv.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau: Khám phá chi tiết văn bản.
b. Văn bản “Đồng dao mùa xuân”
* Thể loại: Thơ bốn chữ.
* Giọng điệu: nhẹ nhàng, xúc động, sâu lắng.
* Bố cục: 3 phần:
- Khổ 1, 2: Giới thiệu khái quát về người lính;
- Khổ 3, 4, 5, 6: Hình ảnh người lính nằm lại nơi chiến trường;
- Khổ 7, 8, 9: Tình cảm, cảm xúc đối với người lính.
* Đề tài: Người lính.
Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: 
- Giúp HS phát triển kĩ năng đọc VB thơ bốn chữ (Nhận biết đặc điểm hình thức thơ bốn chữ; khám phá giá trị nội dung bài thơ; ưu thế của thể thơ trong việc truyền đạt thông điệp của bài thơ) và bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn những người đã góp phần làm nên cuộc sống hôm nay. 
b. Nội dung: GV sử dụng PP thảo luận nhóm, KT bể cá, KT đặt câu hỏi, HS làm việc nhóm để tìm hiểu đặc điểm hình thức thể thơ bốn chữ và giá trị nội dung bài thơ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
* NV1: Tìm hiểu đặc điểm về vần, nhịp, khổ của bài thơ 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút, thực hiện 2 nhiệm vụ sau (có thể tổ chức cho HS thi với nhau, bàn nào nhanh hơn):
1) Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu ý nghĩa của cách chia đó. (Chú ý xác định số lượng khổ trong bài; so sánh để thấy được sự khác nhau về số lượng dòng giữa các khổ với nhau);
2) Nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ; thực hiện vào Phiếu HT số 3.
Bước 2: Thực hiện nhiệ ... tập và bảng kiểm theo trật tự vào hồ sơ học tập.
Chuẩn bị phần Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc).
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
10/8/2023
17/8/2023
7A
BÀI 2 - TIẾT 25: NÓI VÀ NGHE:
TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một tác phẩm trong văn học (“Đồng dao mùa xuân”; “Gặp lá cơm nếp”).
- Hiểu được kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
- Vận dụng tham gia trao đổi tích cực về các vấn đề gợi ra từ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Với tư cách là người nói, HS biết cách trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ những tác phẩm văn học đã đọc trong bài 2 (Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp) như hình ảnh người lính, tình yêu đất nước, sự hoà quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương,... sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết tiếp thu các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe với tinh thần cầu thị.
+ Với tư cách là người nghe, HS biết chú ý lắng nghe, ghi chép để nắm đầy đủ, chính xác các nội dung của bài nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề bạn trình bày.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: chủ động tìm hiểu tài liệu, soạn bài, hoàn thành phiếu học tập.
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu
- Bảng phụ HS.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Kết nối, tạo hứng thú cho HS, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời:
 Kể tên một số tác phẩm văn học mà em đã được học từ chương trình Ngữ văn 6 đến giờ? Trong những tác phẩm ấy, em thích nhất tác phẩm nào? Vì sao?
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ của bản thân.
 *Gợi ý: 
Bài học đường đời đầu tiên.
Nếu cậu muốn có một người bạn.
Chuyện cổ tích về loài người.
Mây và sóng.
Bức tranh của em gái tôi
Thánh Gióng.
Đồng dao mùa xuân.
Gặp lá cơm nếp...
 => GV kết nối dẫn dắt vào mục tiêu bài học: Ở phần Đọc, hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp hẳn đã gợi cho em những suy nghĩ về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hoà quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương,Trong phần Nói và nghe hôm nay, các em sẽ cùng nhau chia sẻ suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc để phát triển kĩ năng nói của bản thân. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 2.1: Trước khi nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh xác định mục đích nói và người nghe và phần chuẩn bị trước khi nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ.
+ GV lưu ý HS về sự cần thiết của việc xác định mục đích nói và đối tượng nghe.
+ GV đặt câu hỏi thảo luận: Khi chia sẻ suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học), điều chúng ta cần hướng đến là gì? Ai sẽ là người lắng nghe?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động.
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần trước khi nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm luyện nói theo các chủ đề đã xác định, thống nhất nội dung (thời gian:7 phút)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Trước khi nói
1. Xác định mục đích nói và người nghe
- Mục đích: chia sẻ suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học) và thuyết phục người nghe về vấn đề đó.
- Người nghe: thầy cô, bạn bè, người quan tâm đến vấn đề em nói.
2. Chuẩn bị nội dung nói
- Dựa vào tác phẩm văn học đã đọc kết hợp với trải nghiệm của bản thân, thông tin từ sách báochọn nội dung phù hợp: người lính, tình yêu đất nước, lòng biết ơn
- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn để minh họa cho bài nói.
- Lập dàn ý cho bài nói.
3. Tập luyện
- Tập luyện để điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói.
- Nhờ người thân, bạn bè lắng nghe và góp ý.
- Điều chỉnh dung lượng bài phù hợp với thời gian.
Hoạt động 2.2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày bài nói.
+ Gv quan sát hoạt động thảo luận của HS, kịp thời đưa ra những gợi dẫn và định hướng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động.
- Hs báo cáo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
II. Trình bày bài nói
1. Người nói:
- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị
- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe
- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát) để bài nói thuyết phục hơn
2. Người nghe:
- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày.
- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày.
- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói.
- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói.
Bài viết tham khảo
 Sau khi đọc xong những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay. Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước. Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.   
Hoạt động 2.3: Trao đổi về bài nói.
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ.
+ GV hướng dẫn HS xem kĩ bảng yêu cầu trong SHS để nắm được những đòi hỏi cơ bản với người nghe, người nói, trước khi thực hiện việc trao đổi ý kiến
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động.
- Hs báo cáo.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
3. Trao đổi về bài nói
3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ.
Thực hành luyện nói và quay lại video gửi cho GV.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động.
- Hs báo cáo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hs luyện nói và quay video.
PHIẾU NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG NÓI
Các nội dung nhận xét
Các yêu cầu
Đạt
Chưa đạt
Nội dung bài nói
Giới thiệu chung về vấn đề
Nêu những suy nghĩ về các khía cạnh khác nhau của vấn đề
Khái quát lại suy nghĩ của vấn đề
Hình thức trình bày
Tốc độ nói vừa phải
Âm lượng vừa đủ
Giọng nói truyền cảm
Cử chỉ, dáng điệu đúng mực
Tương tác với người nghe phù hợp
BẢNG KIỂM
(Tự kiểm tra bài nói)
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
- Bài nói đã biết mở đầu, trình bày nội dung bài nói, phần kết thúc bài nói chưa.
- Mở bài nêu lên cảm nhận được điều em sắp nói là tác giả, tác phẩm đã học gây cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ.
- Thân bài: Em đã trình bày cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chưa.
- Tập trung nêu được nội dung cốt lõi, mang tính tiêu biểu cho đề tài. 
- Kết thúc bài nói đã nhấn mạnh vào cảm xúc của em về tác phẩm chưa. 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx