Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023

Bài 1. BẦU TRỜI VÀ TUỔI THƠ

Môn: Ngữ văn 7 - Lớp: 7A,B

Số tiết: 13 tiết

Tiết PPCT: 1

TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

 

docx 115 trang Khánh Đăng 27/12/2023 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 1/9/2022
Tiết 1-13
Bài 1. BẦU TRỜI VÀ TUỔI THƠ
Môn: Ngữ văn 7 - Lớp: 7A,B
Số tiết: 13 tiết
Tiết PPCT: 1
TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
- Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
3. Phẩm chất: 
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Bức ảnh bí mật”
c) Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho học sinh quan sát các hình ảnh thể hiện sự khác biệt của trẻ em và người lớn, từ đó hỏi: Nhận xét về cách nhìn của trẻ em so với người lớn? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả tham gia trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
Người lớn và trẻ em có cách nhìn khác nhau, người lớn thực tế hơn, còn trẻ em có cái nhìn lạc quan, thơ ngây, hồn nhiên
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được chủ đề. Thể loại chính
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
 Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi:
Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ
- GV lắng nghe, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh 
I. Giới thiệu bài học
- Chủ đề bài học: Bầu tời tuổi thơ
- Thể loại chính: Văn bản truyện
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là đề tài, chi tiết?
+ Tính cách nhân vật là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức 
II. Khám phá Tri thức ngữ văn 
- Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong các tác phẩm văn học. Để xác định đề tài, có thể dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả (đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình) hoặc nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài phụ nữ, đề tài người nông dân, đề tài người lính). Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học. 
- Tính cách nhân vật là đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ. Tính cách của nhân vật còn được thể hiện qua mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi để hướng dẫn học sinh luyện tập 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào viết về đề tài thiếu nhi?
A. Cây tre Việt Nam
B. Cô Tô
C. Hang Én
D. Gió lạnh đầu mùa
Câu 2: Đề tài trong tác phẩm là
A. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm
B. Vấn đề chính trong tác phẩm
C. Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong các tác phẩm
D. Cả 3 đáp án A,B,C
Câu 3: Để xác định đề tài, có thể dựa vào:
A. Phạm vi hiện thực được miêu tả
B. Nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm
C. Dựa theo dung lượng của tác phẩm 
D. Cả A và B
Câu 4: Đề tài chính của văn bản Cô bé bán diêm là
A. Đề tài người nông dân
B. Đề tài chiến tranh
C. Đề tài trẻ em
D. Đề tài văn học nước ngoài
Câu 5: Đề tài thuộc về phương diện nào của tác phẩm?
A. Nội dung
B. Nghệ thuật
C. Tư tưởng
D. Hình thức
Câu 6: Chọn đáp án sai
A. Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng
B. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết giữ vai trò trung tâm, có tác dụng làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được nói tới
C. Chi tiết có thể có hoặc không trong các tác phẩm văn xuôi
D. Cả A,B,C
Câu 7: Đáp án nào đúng khi nói về tính cách nhân vật:
A. Tính cách nhân vật thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc
B. Tính cách của nhân vật cũng chính là tính cách của tác giả
C. Tính cách nhân vật cũng được miêu tả qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của người khác
D. Cả A và C đúng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ 
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động 
- HS trả lời
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung 
- Hs trả lời được câu hỏi
1- D
2- D
3- D
4- C
5-A
6-C
7.D
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm thẻ thông tin
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy làm thẻ thông tin ghi lại các từ khóa liên quan đến nội dung tiết học
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ 
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động 
- HS trả lời
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung 
- Hs làm thẻ thông tin
Tiết PPCT: 1-2-3
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
VĂN BẢN 1. BẦY CHIM CHÌA VÔI
Nguyễn Quang Thiều
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Câu chuyện về hai cậu bé giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương bầy chim nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
3. Phẩm chất: 
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
C1: Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: 
- Biết cách đọc văn bản
- Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật
+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
+ GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi suy luận, theo dõi
+ Giải nghĩa từ khó
+ Trình bày vài thông tin về tác giả, tác phẩm và tóm tắt thông tin chính của văn bản
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
I. Đọc và tìm hiểu chung 
1. Đọc
- HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi suy luận
- HS biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc, phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tiểu sử
- Nguyễn Quang Thiều (1957)
- Quê quán: thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)
b. Sự nghiệp
- Là một nhà thơ, nhà văn
- Làm việc tại báo Văn nghệ từ năm 1992 và rời khỏi năm 2007
- Ông sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,... và từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế
- Các tác phẩm chính: Ngôi nhà tuổi 17 (1990), Thơ Nguyễn Quang Thiều (1996), Mùa hoa cải bên sông (1989),  Người, chân dung văn học (2008)...
c. Phong cách sáng tác
- Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều rất chân thực, gần gu ...  nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi
1. Trước khi tóm tắt
a. Đọc kĩ văn bản gốc
b. Xác định nội dung chính cần tóm tắt
- Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản
- Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác định quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn
- Tìm các từ ngữ quan trọng
c. Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
- Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc
- Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc 
2. Viết văn bản tóm tắt
- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí
- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt
- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
3. Chỉnh sửa
Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
 Tóm tắt văn bản Bầu trời lung linh
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn
- GV quan sát, gợi mở 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- HS trình bày sản phẩm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
- Hs viết theo hướng dẫn
STT
Tiêu chí
Đạt
Không đạt
1
Đọc kĩ VB gốc để hiểu đúng nội dung, chủ đề của VB
2
Xác định nội dung chính cần tóm tắt
3
Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí
4
Xác định yêu cầu về độ dài của VB tóm tắt
5
Viết VB tóm tắt theo trật tự nội dung chính đã xác định
6
Đọc lại và chỉnh sửa VB tóm tắt
Tiết PPCT: 13 
NÓI VÀ NGHE
TRAO ĐỔI MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
2. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh, giấy, màu, băng keo, keo, kéo...
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy liệt kê những khó khăn mà em hoặc những người bạn cùng độ tuổi với em đang trải qua
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
Gợi ý: Bạo hành, bóc lột sức lao động
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được kiểu bài trao đổi một vấn đề mà em quan tâm (yêu cầu kiểu bài, mục đích...)
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh xác định mục đích nói và người nghe và phần chuẩn bị trước khi nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ GV lưu ý HS về sự cần thiết của việc xác định mục đích nói và đối tượng nghe.
+ GV đặt câu hỏi thảo luận: Khi tham gia thảo luận về một vấn đề mà em quan tâm, điều chúng ta cần hướng đến là gì? Ai là người sẽ nghe ta trình bày ý kiến?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần trước khi nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm luyện nói theo các chủ đề đã xác định, thống nhất nội dung (thời gian:7 phút)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
1. Xác định mục đích nói và người nghe
- Mục đích: thuyết phục người nghe về ý kiến của mình trước một vấn đề mà em cho là quan trọng, ý nghĩa
- Người nghe: thầy cô, bạn bè, người quan tâm đến vấn đề được trao đổi.
I. Trước khi nói
1. Chuẩn bị nội dung nói
- Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa. Gợi ý:
+Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ.
+Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
+Trẻ em với việc học tập.
+Bạo hành trẻ em
- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:
- Nhớ lại những trải nghiệm của em
- Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói
- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận
- Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi
2. Tập luyện
- Em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. 
- Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày bài nói.
+ Gv quan sát hoạt động thảo luận của HS, kịp thời đưa ra những gợi dẫn và định hướng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs báo cáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
II. Trình bày bài nói
1. Người nói:
- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị
- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe
- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát) để bài nói thuyết phục hơn
2. Người nghe:
- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày
- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày.
- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói
- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói
Bài viết tham khảo
 Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ,  tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy, khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn HS xem kĩ bảng yêu cầu trong SHS để nắm được những đòi hỏi cơ bản với người nghe, người nói, trước khi thực hiện việc trao đổi ý kiến
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs báo cáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
3. Trao đổi về bài nói
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
Thực hành luyện nói và quay lại video gửi cho GV
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs báo cáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
Hs luyện nói và quay video
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
Nhóm:
Tiêu chí
Mức độ
Chưa đạt (0đ)
Đạt (1đ)
Tốt (2đ)
1. Thể hiện ý kiến của người nói về của người nói về một người nói về một vấn đề mà mình quan tâm
Chưa thể hiện được ý của người nói về của người nói về một người nói về một vấn đề đời sống
Thể hiện được ý kiến của người nói về một vấn đề đời sống
Thể hiện được ý kiến của người nói về một vấn đề đời sống m ột cách rõ ràng ấn tượng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_bau_t.docx