Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ

I. MỤC TIÊU CẢ BÀI:

 1. Về năng lực

 * Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)

 – Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.

 – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

 – Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

 – Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

 – Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

 * Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

– Biết phân tích, tóm tắt những liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

 2. Về phẩm chất: Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.

- Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.

- Phiếu học tập:

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

docx 70 trang Khánh Đăng 27/12/2023 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ

Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
TRƯỜNG: THCS THỊ TRẤN
TỔ: XÃ HỘI
BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ
(Đọc và thực hành Tiếng Việt: 9 tiết; Viết: 3 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)
(Thời gian thực hiện: tuần 1, 2, 3, 4)
I. MỤC TIÊU CẢ BÀI:
 1. Về năng lực
 * Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
 – Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.
 – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
 – Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. 
 – Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. 
 – Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
 * Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
– Biết phân tích, tóm tắt những liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. 
 2. Về phẩm chất: Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
-  Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
- Phiếu học tập:
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1 - GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN 
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
 a. Năng lực đặc thù 
 - HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.
 - HS nắm được các khái niệm công cụ như đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
 - Xác định được thành phần trạng ngữ trong câu .
 - Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ .
 b. Năng lực chung
	- Hướng HS trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác.
2. Phẩm chất
 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các văn bản được học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT, Máy tính, máy chiếu
- Vở ghi, SGK, phiếu học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
 1. Mục tiêu : 
 – HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.
 – HS nắm được các khái niệm công cụ như đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
 2. Nội dung: 
 HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức công cụ.
 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.
 4. Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV sử dụng kĩ thuật tổ chức cho HS chơi trò chơi “NHÌN TRANH ĐOÁN TRÒ CHƠI” 
- HS tham gia trò chơi
H? Hãy kể tên những trò chơi mà em đó tham gia; hoặc có thể chia sẻ những ấn tượng sâu đậm nhất về một trải nghiệm nào đó của bản thân.
* Bước 2: thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ
- GV quan sát, theo dõi 
* Bước 3: Báo cáo thảo luận.
- HS nghe và nhận xét 
- GV tổng hợp ý kiến
* Bước 4: Kết luận, bổ sung và kết nối với bài học: 
GV dẫn vào bài học : 
 Tuổi thơ là dòng nước mát chảy qua tim mỗi người, là cái nôi hình thành nhân cách của con người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bước vào đời. Bởi có lẽ, chính từ những trải nghiệm không quên, những lời dạy dỗ hay bao trận đòn roi thời tấm bé đó tạo nên chúng ta của ngày hôm nay các em.
 Những ký ức thuần khiết đó cũng vun đắp cho chúng ta tình yêu thương: ta yêu quê hương qua những lần rong ruổi khắp xóm làng, yêu bạn bè đã lớn lên cùng ta, yêu gia đình bởi khi đi xa ta mới nhận ra không nơi nào ấm áp như ngôi nhà nhỏ ở quê hương.
 Người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác, người có tuổi thơ hạnh phúc sẽ luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc trong hành trang vào đời. Ngày nay một số trẻ em đang dần bỏ phí tuổi thơ của mình vào ti vi, vào màn hình điện thoại. Và rồi các em sẽ đọng lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, bài học BẦU TRỜI TUỔI THƠ mở đầu trang sách Ngữ văn 7 hôm nay sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp thuần khiết và bí ẩn của thế giới, mở rộng tâm hồn để đón nhận và cảm nhận thiên nhiên, con người và nhịp sống quanh ta
Gợi ý đáp án:
Hình 1: TẮM MƯA
Hình 2: ĐÁNH CHUYỀN 
Hình 3: Ô ĂN QUAN
Hình 4: OẲN TÙ TÌ
Hình 5: ĐÁ BÓNG
Hình 6: KÉO CO
I. Giới thiệu bài học
- Chủ đề bài học: Bầu trời tuổi thơ
- Thể loại chính: Văn bản truyện
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC.
a. Mục tiêu: Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đó hoàn thiện của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là đề tài, chi tiết?
+ Tính cách nhân vật là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hs làm việc cá nhân , tham gia trò chơi
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét , bổ sung, chốt kiến thức 
II. Khám phá Tri thức ngữ văn 
- Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong các tác phẩm văn học. Để xác định đề tài, có thể dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả (đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình) hoặc nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài phụ nữ, đề tài người nông dân, đề tài người lớn). Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học. 
- Tính cách nhân vật là đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ. Tính cách của nhân vật cũng được thể hiện qua mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.
b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cách hiểu của mình
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào viết về đề tài thiếu nhi?
A. Cây tre Việt Nam
B. Cô Tô
C. Hang én
D. Gió lạnh đầu mùa
Câu 2: Đề tài trong tác phẩm là
A. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm
B. Vấn đề chính trong tác phẩm
C. Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh , thể hiện trực tiếp trong các tác phẩm
D. Cả 3 đáp án A,B,C
Câu 3: Để xác định đề tài, có thể dựa vào:
A. Phạm vi hiện thực được miêu tả
B. Nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm
C. Dựa theo dung lượng của tác phẩm 
D. Cả A và B
Câu 4: Đề tài chính của văn bản Cô bé bán diêm là
A. Đề tài người nông dân
B. Đề tài chiến tranh
C. Đề tài trẻ em
D. Đề tài văn học nước ngoài
Câu 5: Đề tài thuộc về phương diện nào của tác phẩm?
A. Nội dung
B. Nghệ thuật
C. Tư tưởng
D. Hình thức
Câu 6: Chọn đáp án sai
A. Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng
B. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết giữ vai trò trung tâm, có tác dụng làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được nói tới
C. Chi tiết có thể có hoặc không trong các tác phẩm văn xuôi
D. Cả A,B,C
Câu 7: Đáp án nào đúng khi nói về tính cách nhân vật:
A. Tính cách nhân vật thường được thể hiện qua hình dáng , cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc 
B. Tính cách của nhân vật cũng chính là tính cách của tác giả
C. Tính cách nhân vật cũng được miêu tả qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của người khác 
D. Cả A và C đúng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ 
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động 
- HS trả lời
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét , bổ sung 
- HS trả lời được câu hỏi
1- D
2- D
3- D
4- C
5- A
6- C
7. D
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh làm thẻ thông tin
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy làm thẻ thông tin ghi lại các từ khóa liên quan đến nội dung tiết học
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ 
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động 
- HS trả lời
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung 
- Hs làm thẻ thông tin
BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ
TIẾT 2, 3 – BẦY CHIM CHÌA VÔI 
 (Nguyễn Quang Thiều)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực đặc thù 
- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi ”.
- Tóm tắtvăn bản một cách ngắn gọn .
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Bầy chim chìa vôi ” .
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi ”.
- Viết được đoạn văn kể lại sự việc bằng ngôi kể thứ nhất (đóng vai nhân vật trong tác phẩm) .
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của GV giao cho trước khi tới lớp .
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt .
2. Về phẩm chất: 
-Yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
 - Bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu thiên nhiên , sự trân trọng đối với đời sống của muôn loài.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBG, SGK, SGV, Máy chiếu, máy tính , bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi ”.
- Vở ghi, SGK, Vở soạn, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 Hoạt động 1: Mở đầu
 1. Mục tiêu : Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú , khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.
 2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
 3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
 4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Giao nhiệm vụ:
 GV nêu nhiệm vụ: Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ mà em nhớ mãi. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó. 
Thực hiện nhiệm vụ: 
 – HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.
 – Lưu ý, nếu không nhớ trải nghiệm tuổi thơ thì có thể nhắc lại trải nghiệm mới nhất mà các em vừa trải qua.
Báo cáo , thảo luận: 
 Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viờn các em ...  VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Năng lực
	a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, hợp tác...
 b. Năng lực riêng biệt:
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
- HS biết cách nói và nghe phù hợp: Với tư cách người nói, HS có thể dựa trên bài đó viết, phát triển và làm phong phú hơn cho phần nói, biết phát huy những lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời; với tư cách người nghe, HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực.
2. Về phẩm chất: 
- Trách nhiệm: 
- Chăm chỉ: ham học và chăm làm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, phiếu học tập, phiếu bài tập,
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài “Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học)” sgk.53 tìm hiểu bài theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS về các đơn vị kiến thức trong bài 
b. Nội dung: HS đặt câu có trạng ngữ/ thêm trạng ngữ vào câu/ xác định trạng ngữ theo dẫn dắt của GV.
c. Sản phẩm: Câu của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
* HS tiếp nhận nhiệm vụ: Quan sát, lắng nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: HS hoạt động cá nhân, đặt câu vào giấy nháp. 
- GV: Theo dõi, quan sát, gợi mở hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả:
- GV: Yêu cầu 2 HS trình bày câu vừa đặt lên bảng.
- HS: HS trình bày kết quả lên bảng. 
Bước 4: Đánh giá kết quả: 
- GV: + Tổ chức HS nhận xét, đánh giá. GV tổng hợp ý kiến.
+ Nhận xét và kết nối vào bài mới.
Bài 1: 
BẦU TRỜI TUỔI THƠ
Tiết: 
 NÓI VÀ NGHE 
TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói .
a. Mục tiêu : Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS theo dõi sgk.81 kết hợp với việc tìm hiểu bài ở nhà và cho biết:
1. Mục đích nói của bài nói là gì? 
2. Những người nghe là ai?
- GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói :
+ Lựa chọn một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân và xã hội.
Ví dụ: Bạo hành trẻ em, trẻ điếc với vấn đề hàa nhập xã hội, người điếc và vấn đề việc làm,.
+ Sưu tầm các tư liệu để minh họa cho nội dung trình bày: tranh ảnh, bài thơ, đoạn phim ngắn,
+ Ghi ngắn gọn các ý cần trình bày.
Ví dụ: Biểu hiện của vấn đề, ý kiến của em, bài học rút ra,.
+ Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi.
+ GV hướng dẫn HS luyện nói : Tự nói một mình sau đó luyện nói cùng cặp đôi. 
Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói. Sử dụng các từ nối (.) 
Chuẩn bị mở đầu và phần kết thật hấp dẫn (phim ngắn, sự vật gợi tò mò,)
1. Tập nói một mình để nắm chắc nội dung tŕnh bày, tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói sao cho phù hợp. 
2. Tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý. Nắ́m rõ các tiêu chí đánh giá bài nói để gúp ý cho nhau về nội dung, cách nói.
3. Điều chỉnh dung lượng bài nói sao cho phù hợp với thời gian quy định.
* HS tiếp nhận nhiệm vụ: Quan sát, lắng nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Theo dõi ngữ liệu, thảo luận và trả lời.
- GV: Theo dõi, quan sát, gợi mở hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- GV: Yêu cầu HS trình bày tại chỗ.
- HS: HS trình bày kết quả bằng NNKH. 
Bước 4: Đánh giá kết quả: 
- GV: + Tổ chức HS nhận xét, đánh giá. GV tổng hợp ý kiến.
+ Nhận xét, bổ sung, chuẩn hóa kiến thức.
I.TRƯỚC KHI NÓI.
1. Mục đích nói và người nghe.
- Mục đích nói: Thuyết phục người nghe về ý kiến của em trước một vấn đề mà em quan tâm .
- Người nghe: Thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề được trao đổi.
* Lưu ý: Khi nói phải bỏm sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.
2. Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện.
* Chuẩn bị được bài nói : 
Bước 1: Lựa chọn đề tài, nội dung nói phù hợp.
Bước 2: Tìm ý, lập ý cho bài nói ; 
+ Tìm tài liệu minh họa.
+ Ghi ngắn gọn một số ý cần trình bày:
+ Dự kiến các nội dung mà người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi.
- Chỉnh sửa bài nói ;
* Tập luyện
- Nói một mình trước gương.
- Luyện nói cùng cặp đôi.
Hoạt động 2: Trình bày bài nói .
a. Mục tiêu : Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói .
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV lưu ý: bài nói trình bày về vấn đề mà em quan tâm thuộc phương thức nghị luận, nên cần có những dẫn chứng
1. Khi trình bày bài nói , người nói và người nghe cần chú ý điều gì? 
2. Phát phiếu đánh giá theo tiêu chí (Bảng kiểm) để HS đánh giá bài nói của bạn (có thể dựng nhiều màu mực khác nhau để đánh giá được nhiều bạn)
3. Gọi một số HS trình bày trước lớp, các HS cũn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi , nhận xét, đánh giá điền vào phiếu.
* HS tiếp nhận nhiệm vụ: Quan sát, lắng nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Nêu yêu cầu, trình bày bài nói và đánh giá vào bảng kiểm.
- GV: Theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- HS: đại diện trình bày trước lớp/Nhóm khác theo dõi .
Bước 4: Đánh giá kết quả: 
- GV: + Tổ chức HS nhận xét, đánh giá. GV tổng hợp ý kiến.
+ Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.
2. Trình bày bài nói .
a. Người nói
- Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói.
- Bám sát vào mục đích nói.
- Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị
- Nhấn mạnh ý kiến riêng của mình về vấn đề được trình bày.
- Chỳ ý sử dụng NNKH, tốc độ sử dụng NNKH; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ.
- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.
b. Người nghe.
- Tập trung quan sát, lắng nghe và ghi lại các ý quan trọng để nắm được nội dung trình bày của bạn.
- Chú ý cách trình bày vấn đề và thái độ của người nói.
- Ghi lại một số nội dung dự kiến sẽ thảo luận với người nói.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
Nhóm:.
Tiêu chớ
Mức độ
Chưa đạt
Đạt
Tốt
1. Chọn được vấn đề đáng quan tâm
Chưa chọn được vấn đề.
Chọn được vấn đề nhưng chưa hay, chưa tiêu biểu.
Vấn đề được hay và ấn tượng.
2. Bài nói có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Bài nói không có các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Bài nói có các phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng không rõ ràng.
Bài nói có các phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng, hợp lý.
3. Giới thiệu được vấn đề.
Chưa giới thiệu được vấn đề.
Giới thiệu được vấn đề nhưng chưa hay, chưa thuyết phục.
Giới thiệu được vấn đề hay, ấn tượng.
4. Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
Chưa đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng thuyết nhưng chưa đủ, không tiêu biểu, thuyết phục.
Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, thuyết phục, trình bày theo trình tự hợp lí.
5. Sử dụng NNKH, phát âm và biểu cảm truyền cảm.
NNKH ít, không phát âm; ngập ngừng
NNKH tốt nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu.
NNKH tốt, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. Thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung vấn đề được đề cập.
6. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.
 Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.
7. Mở đầu và kết thúc hợp lí
Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói .
Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.
Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.
TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói .
a. Mục tiêu : Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
1. Hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo bảng kiểm.
* Lưu ý với HS:
Người nghe
Người nói
Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:
- Những nội dung (hoặc những điểm) còn chưa rõ trong bài trình bày.
- ý kiến riờng của người nói về vấn đề được trao đổi.
- Lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng.
Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:
+ Giải thích những chỗ người nghe chưa rõ. 
+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.
+ Bổ sung những lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.
2. Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn? Khi nghe bạn nói , em có cảm xúc như thế nào?
3. Em thấy ý kiến gúp ý nào hợp lý nhất? Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của mình không ? 
* HS tiếp nhận nhiệm vụ: Quan sát, lắng nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Thảo luận theo nhóm và đánh giá.
- GV: Theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- HS: đại diện trình bày trước lớp/Nhóm khác theo dõi.
Bước 4: Đánh giá kết quả: 
- GV: + Tổ chức HS nhận xét, đánh giá. GV tổng hợp ý kiến.
 + Nhận xét, bổ sung, chuẩn hóa kiến thức.	
3. Trao đổi về bài nói .
- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
- Nhận xét của HS
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức để làm bài tập.
* Nội dung: HS vận dụng kiến thức, 
* Sản phẩm:
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
* HS tiếp nhận nhiệm vụ: Quan sát, lắng nghe nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Đọc, xác định yêu cầu bài tập và làm vào giấy nháp.
- GV: Theo dõi, quan sát, gợi mở hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- GV: Yêu cầu HS trình bày tại chỗ.
- HS: HS trình bày trước lớp/HS khác theo dõi .
Bước 4: Đánh giá kết quả: 
- GV: + Tổ chức HS nhận xét, đánh giá. GV tổng hợp ý kiến.
 + Nhận xét, bổ sung, sửa chữa chuẩn hóa kiến thức. 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : HS liên hệ bài học đến thực tiễn.
b. Nội dung: HS liên hệ thực tế và trình bày dưới sự dẫn dắt của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu của HS và nhận thức của HS về sự thay đổi nghĩa của câu khi thêm/bớt thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
* HS tiếp nhận nhiệm vụ: Quan sát, lắng nghe nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Liên hệ và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- HS: HS trình bày bằng NNKH/HS khác theo dõi .
Bước 4: Đánh giá kết quả: 
- GV: + Tổ chức HS nhận xét, đánh giá. GV tổng hợp ý kiến.
+ Nhận xét, bổ sung, sửa bài.
IV. Vận dụng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_bau_t.docx