Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024

BẦY CHIM CHÌA VÔI

 – Nguyễn Quang Thiều –

 I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].

- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài và chi tiết, tính cách nhân vật, văn bản tóm tắt, mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ) [4].

- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi” [5].

- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [6].

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” [7].

- Nhận biết và phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” [8].

- Viết được đoạn văn kể lại sự việc bằng ngôi kể thứ nhất (đóng vai nhân vật trong tác phẩm) [9].

- Xác định được thành phần trạng ngữ trong câu [10].

- Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ [11].

2. Về phẩm chất: Yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

 

docx 27 trang Khánh Đăng 27/12/2023 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024

Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024
Ngày soạn : 05/09/2023
 Ngày dạy : 06/09/2023
Tiêt:1,2,3
BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ 
Đọc văn bản 
BẦY CHIM CHÌA VÔI
 – Nguyễn Quang Thiều – 
 I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài và chi tiết, tính cách nhân vật, văn bản tóm tắt, mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ) [4].
- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi” [5].
- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [6].
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” [7].
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” [8].
- Viết được đoạn văn kể lại sự việc bằng ngôi kể thứ nhất (đóng vai nhân vật trong tác phẩm) [9].
- Xác định được thành phần trạng ngữ trong câu [10].
- Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ [11].
2. Về phẩm chất: Yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi”.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.
b. Nội dung: 
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi lật mảnh ghép về các loài chim.
HS lật mảnh ghép và trả lời các câu hỏi.
GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia lớp ra làm các đội chơi.
- Tổ chức trò chơi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS lắng nghe âm thanh tiếng chim, quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân để dự đoán câu trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV chỉ định đội chơi trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của trò chơi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Chốt đáp án và công bố đội giành chiến thắng.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1 Đọc – hiểu văn bản 
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 
Mục tiêu: 
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài và chi tiết, tính cách nhân vật, văn bản tóm tắt, mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ) [4].
- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi” [5].
- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [6].
Nội dung: 
GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tìm hiểu về tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.
HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).
- Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà trên nhóm zalo (hoặc Padlet) và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ.
(Phiếu học tập giao về nhà)
? Trình bày những nét cơ bản về nhà văn Nguyễn Quang Thiều?
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định 
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
- Hướng dẫn đọc nhanh.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
+ Thể hiện rõ lời thoại của Mên và Mon (đặc biệt là giọng điệu lo lắng của Mon và Mên).
- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
? Văn bản “Bầy chim chìa vôi” viết về đề tài gì?
? Văn bản được trích dẫn từ tập truyện nào của nhà văn Nguyễn Quang Thiều?
? Văn bản “Bầy chim chìa vôi” thuộc thể loại gì? 
? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là nhân vật nào? 
? Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi kể thứ mấy? Đó là lời kể của ai?
? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.
2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. 
1. Tác giả
- Nguyễn Quang Thiều sinh 1957
- Quê: Hà Nội
- Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều thường chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm; trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
- Cách đọc
- Tóm tắt
b) Tìm hiểu chung
- Đề tài: viết về trẻ em
- Xuất xứ: in trong tập “Mùa hoa cải bên sông”.
- Thể loại: truyện
- Nhân vật chính: Mên và Mon.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Bố cục: 3 phần
+ P1: Từ đầu  “bắt đầu mùa sinh nở của chúng” 
à Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở đoạn 1
+ P2: tiếp theo “Vâng! Cứ lấy đò của ông Hảo mà đi”.
 à Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở đoạn 2
+ P3: còn lại
à Cảnh bầy chim chìa vôi bay lên vào buổi bình minh.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
1. Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở phần 1 (20’)
Mục tiêu: 
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” [7].
Nội dung: 
GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon ở đoạn 1.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp.
- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5.
- Thời gian: 7 phút
* GV gợi ý bằng cách chiếu lời của Mon lên màn hình.
- Anh bảo mưa có to không? 
- Nhưng anh bảo nước sông lên có to không?
- Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?
- Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất.
- Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?
- Bố bảo chỉ có sông ở làng mình chim chìa vôi mới làm tổ như thế. Sao nó lại không làm tổ ở trên bờ hả anh?
1. Qua lời của Mon, những hình ảnh nào được nhắc đến? Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả lời thoại của Mon?
2. Qua đó, em hãy cho biết về nội dung của cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon? 
3. Quan sát lời thoại của Mên và Mon, tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của hai an hem?
4. Qua cuộc trò chuyện ấy, em thấy tâm trạng của Mên và Mon như thế nào?
5. Vì sao hai anh em Mên và Mon có tâm trạng như vậy?
Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 5.
Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS 
- Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).
- Đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”).
GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1 (đặc biệt là đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”. 
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.
Cuộc trò chuyện của Mên và Mon ở P1
Chi tiết
Thời gian
- Khoảng hai giờ sáng
Hoàn cảnh
- Mưa vẫn to
- Tiếng nước sông dâng cao xiên xiết chảy
 Nội dung cuộc nói chuyện
* Lời của Mon
- Mưa có to không?
- Nước sông lên có to không?
- Bãi cát giữa sông đã ngập chưa?
- Em sợ chim chìa vôi non bị chết đuối
- Chúng nó có bơi được không?
- Sao nó lại không làm tổ ở trên bờ?
* Lời của Mên
- Lại chẳng to.
- Bây giờ phải ngập đến cánh bãi dưới rồi.
- Sắp ngập đến bãi cát rồi.
- Tao cũng sợ
- Chim thì bơi làm sao được.
- Tao không biết
Tâm trạng của Mên và Mon
Mon: Em sợ
Mên: Tao cũng sợ
Nhận xét
- Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ bình dị, chân thật, gẫn gũi với đời thường.
- Nội dung: xoay quanh việc Mên và Mon lo sợ bầy chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối trước nguy cơ bãi cát giữa sông bị ngập do trời mưa to. 
à Mên và Mon là hai cậu bé hồn nhiên, ngây thơ, có trái tim trong sáng, giàu tình yêu thương đối với loài vật.
2. Cuộc trò chuyện của Mon và Mên ở phần 2 
Mục tiêu: 
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” [8].
Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon ở phần 2.
HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hỏi: Ở phần 2, Mon nói với Mên về chuyện gì?
- Chia nhóm cặp đôi.
- Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
GV: 
- Dự kiến KK: HS khó đưa ra nhận xét về nhân vật Mon.
- Tháo gỡ KK bằng cách đặt câu hỏi phụ (Nếu ở phần 1, Mon chủ yếu là hỏi thì ở phần 2 Mon chủ yếu nói về nội dung gì? Qua nội dung đó em sẽ nhận xét được về nhân vật Mon).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về t ... a đó ca ngợi trái tim ngây thơ, tràn đầy tình yêu thương, nhân hậu của trẻ nhỏ.
3. Những điều rút ra từ tác phẩm
a) Về cách lựa chọn đề tài khi kể
- Đề tài gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ ở chốn quê thanh bình.
b) Về cách kể
- Sử dụng ngôi kể thứ ba (người kể giấu mình, không xưng “tôi”).
- Ngôn ngữ đối thoại mộc mạc, gần gũi, tự nhiên.
- Ngôn ngữ kể tự nhiên.
c) Về lựa chọn chi tiết để kể/tả.
- Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để kể/tả.
2.2 Viết kết nối với đọc 
Mục tiêu
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” [8].
Nội dung: Hs viết đoạn văn
Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): 
Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) kể lại một sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mên hoặc Mon (ngôi kể thứ nhất).
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn, GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn, những HS khác theo dõi, nhận xét
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
- Chiếu (đọc) đoạn văn mẫu.
Đoạn văn mẫu: 
 Khi ánh bình minh vừa đủ sáng để soi tỏ những hạt mưa thì cũng là lúc dòng nước khổng lồ nuốt chửng phần còn lại của bãi cát. Trước mắt tôi một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra. Từ mặt nước loang loáng của dòng sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ vụt bay lên. Tôi và anh Mên không ai nói một câu nào, chúng tôi cứ đứng như thế, khắp người tôi một hơi nóng tỏa ra ngùn ngụt. Bây giờ, khi mặt trời nhô lên cao thì cũng là lúc con chim nong nớt cuối cùng cất cánh an toàn đến lùm dứa dại bên kia bờ sông.
 Ngày soạn : 05/09/2023
 Ngày dạy : 11 /09/2023
Tiêt: 4
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về năng lực
- Củng cố kiến thức về trạng ngữ, nắm vững đặc điểm về hình thức, chức năng của trạng ngữ; nhận ra những câu có trạng ngữ và giá trị biểu đạt của chúng.
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ôn tập kiến thức tiếng Việt đã học trước khi vào lớp. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập cụ thể
- Năng lực giao tiếp: học sinh trình bày bài làm của mình, chia sẻ kinh nghiệm khi làm bài, góp ý cho các bạn trong lớp. 
2. Về phẩm chất: Từ việc làm bài, học sinh được rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ, tinh thần hợp tác - đoàn kết với các bạn trong lớp để giải quyết vấn đề. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, KHBD, SGV
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Học sinh đặt câu có trạng ngữ là một cụm từ để miêu tả hoạt động ở một hình ảnh có sẵn.
1.2. Tổ chức thực hiện
a. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu một số hình ảnh, yêu cầu HS đặt câu có sử dụng trạng ngữ. 
Nội dung:
 Hình 1
Hình 2
Hình 3
b. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức, kĩ năng đã học.
Sản phẩm: 
Hình 1: Ngoài vườn, hoa đua nhau nở rộ. (TN chỉ địa điểm)
Hình 2: Bằng sự ân cần, bà chăm lo cho cháu. (TN chỉ cách thức)
Hình 3: Vì rét, cây bàng rụng lá. (TN chỉ nguyên nhân)
c. Báo cáo và thảo luận
- HS đặt được câu có sử dụng trạng ngữ.
- Giáo viên nhận xét phần trình bày của HS. 
d. GV kết luận, nhận định
- Giáo viên chốt lại kiến thức và dẫn dắt vào bài mới: Kiến thức về Trạng ngữ các con đã được học từ lớp dưới và chúng ta đều biết đó là thành phần phụ của câu, được thêm vào câu nhằm bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính của câu. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
1.2. Tổ chức thực hiện
a. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS nhận diện trạng ngữ của câu có thể là một từ hoặc cụm từ. Ví dụ:
 (1) Đêm, trời mưa như trút nước.
Đêm hôm đó, trời mưa như trút nước.
b. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức, kĩ năng đã học.
Trạng ngữ trong câu (1) là một từ, trạng ngữ trong câu (2) là cụm từ. Trạng ngữ trong câu (2) được mở rộng hơn so với trạng ngữ trong câu (1). Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu (2) cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian của sự việc trời mưa như trút nước.
c. Báo cáo và thảo luận
- HS xác định các thành phần câu và trả lời câu hỏi về vị trí, chức năng của trạng ngữ trong các ngữ liệu đã cho. 
- HS trình bày những băn khoăn của mình (nếu có).
- Giáo viên nhận xét phần trình bày của HS. 
d. GV kết luận, nhận định
- Giáo viên chốt lại kiến thức và dẫn dắt vào bài mới: Trạng ngữ thường có vị trí khá linh hoạt trong câu và nhờ có trạng ngữ, câu được bổ sung thêm về nội dung, giúp liên kết giữa các câu trong đoạn chặt chẽ hơn. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
3.1. Mục tiêu: Học sinh ôn tập lại các kiến thức đã học và vận dụng để hoàn thành bài tập. 
3.2. Tổ chức thực hiện
3.2.1. Nhiệm vụ 1: Làm bài tập số 1. 
a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm bài tập số 1 trong sách giáo khoa.
Nội dung: 
Xác định trạng ngữ trong các câu sau:
b. Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, thực hành làm bài. 
Sản phẩm
1. Bài tập 1 trang 17
a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.
 TN chỉ thời gian CN VN
b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
 TN chỉ thời gian CN VN
c. Báo cáo và thảo luận
- HS trình bày bài tập đã làm.
- HS chia sẻ những khó khăn gặp phải trong quá trình làm bài. 
d. GV kết luận, nhận định
GV chốt lại kiến thức
🡪 Trạng ngữ là thành phần phụ để chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc và hành động
2.2.2. Nhiệm vụ 2: Làm bài tập số 2. 
a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm bài tập số 2 trong sách giáo khoa.
Nội dung: 
So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
b. Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, thực hành làm bài. 
Sản phẩm
a.1 Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
a.2 Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn 
 TN chỉ nơi chốn (không gian lộng lẫy) CN VN
bức tường.
 (Tạ Duy Anh – Bức tranh của em gái tôi)
🡪 Ở ví dụ a.2, trạng ngữ được mở rộng hơn so với ví dụ ở a.1: không chỉ cung cấp thông tin về địa điểm như trạng ngữ trong gian phòng mà còn cho thấy đặc điểm của căn phòng (lớn, tràn ngập ánh sáng).
b.1 Thế là qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
b.2 Thế là qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
 (Thạch Lam – Gió lạnh đầu mùa)
🡪 Ở ví dụ b.2, trạng ngữ được mở rộng hơn so với trạng ngữ ở ví dụ ở b.1, nhờ vậy mà thời gian, đặc điểm của sự việc trời trở gió được nêu lên cụ thể hơn.
c.1 Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
c.2 Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
 (Trần Hoài Dương – Miền xanh thẳm)
🡪 Ở ví dụ c.2, trạng ngữ được mở rộng hơn so với trạng ngữ ở ví dụ ở c.1, nhờ vậy mà không gian – nơi người phụ nữ trẻ đang phơi thóc được hiện lên rất rõ nét và cụ thể: cho thấy đặc điểm và vị trí của lô côt (cũ, kề bên một xóm nhỏ).
c. Báo cáo và thảo luận
- HS trình bày bài tập đã làm.
- HS chia sẻ những khó khăn gặp phải trong quá trình làm bài. 
d. GV kết luận, nhận định
GV chốt lại kiến thức
Trạng ngữ giúp bổ sung thông tin cho câu, giúp cho câu diễn đạt được rõ ràng hơn, có thể biểu thị được điều mà người viết muốn nói một cách đầy đủ hơn. 
2.2.3. Nhiệm vụ 3: Làm bài tập số 3. 
a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm bài tập số 3 trong sách giáo khoa.
Nội dung: 
Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu. 
b. Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, thực hành làm bài. 
Sản phẩm
Dùng trạng ngữ bằng 1 từ sau đó mở rộng trạng ngữ bằng một cụm từ (dựa trên từ chỉ trạng ngữ ban đầu).
VD: Chiều, khu vườn rộn rã tiếng chim ca.
🡪 Mở rộng trạng ngữ: Vào buổi chiều mùa hè, khu vườn rộn rã tiếng chim ca.
c. Báo cáo và thảo luận
- HS trình bày bài tập đã làm.
- HS chia sẻ những khó khăn gặp phải trong quá trình làm bài. 
d. GV kết luận, nhận định
- GV chốt lại kiến thức
 Khi viết, cần biết mở rộng trạng ngữ, điều đó sẽ giúp cho câu được diễn đạt đầy đủ, sâu sắc hơn. 
2.2.4. Nhiệm vụ 4: Làm bài tập số 4 thực hành về từ láy. 
a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm bài tập số 4 trong sách giáo khoa.
Nội dung: 
Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau:
b. Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, thực hành làm bài. 
Sản phẩm
a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.
🡪 Từ láy “xiên xiết” miêu tả âm thanh của tiếng nước chảy, Xiên xiết là mức độ giảm nhẹ của xiết. Câu văn nói về cảm giác của Mên và Mon khi nghe tiếng mưa và tiếng nước sông dâng cao trong đêm. Hai đứa trẻ cảm nhận dòng nước xiết đang dâng dẩn lên và ẩn chứa sức mạnh ngầm, trong đó có sự nguy hiểm đang rình rập.
b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
🡪 Từ láy “bé bỏng” khắc họa hình ảnh những chú chim chìa vôi bé nhỏ, mới được sinh ra nên non nớt, yếu ớt. Hình ảnh những con chim bé bỏng đang bay vào bờ đối lập với dòng nước khổng lổ dâng cao xiên xiết chảy cho thấy vẻ đẹp, bản lĩnh của đàn chim non. Hình ảnh này giúp người đọc cảm nhận được sự kì diệu và sức sống mãnh liệt của thế giới tự nhiên.
c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
🡪 Từ láy mỏng manh miêu ta những cánh chim rất mỏng, nhỏ bé; từ run rẩy diễn tả sự rung động mạnh, liên tiếp và yếu ớt của đôi cánh. Qua đó, câu văn nhấn mạnh sự nhỏ bé, non nớt của đàn chim non mới nở. Nhưng đàn chim ấy đã thực hiện thành công một hành trình kì diệu: bay lên khỏi dòng nước khổng lồ để hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
c. Báo cáo và thảo luận
- HS trình bày bài tập đã làm.
- HS chia sẻ những khó khăn gặp phải trong quá trình làm bài. 
d. GV kết luận, nhận định
- GV chốt lại kiến thức
Khi muốn xác định tác dụng của từ láy, chúng ta nên dựa vào nội dung của câu để phán đoán được một cách chính xác tác dụng của từ láy. 
3. Hoạt động 3: Vận dụng (5 phút)
3.1. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn viết văn
3.2. Tổ chức thực hiện:
a. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh viết các câu văn có sử dụng trạng ngữ, từ láy trong câu. 
- GV giao bài tập về nhà để học sinh luyện tập
Nội dung: 
Viết đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên biển, trong đoạn có sử dụng trạng ngữ và từ láy. Gạch chân và chú thích rõ. 
b. Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe.
- HS tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được chuyển giao tại nhà.
c. Báo cáo và thảo luận
- HS chia sẻ những thắc mắc của cá nhân. 
d. GV kết luận, nhận định
- GV chốt lại những yêu cầu và những lưu ý kĩ năng cần thiết để HS có thể củng cố kiến thức và vận dụng tốt hơn. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_bau_t.docx