Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Nguyễn Thị Ngọc

MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.

- Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.

- Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.

- Bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

2. Về phẩm chất: Bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.

- Video về tình yêu thương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

 

docx 76 trang Khánh Đăng 27/12/2023 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Nguyễn Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Nguyễn Thị Ngọc

Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Nguyễn Thị Ngọc
TRƯỜNG: THCS THỊ TRẤN
TỔ: XÃ HỘI
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN; NGUYỄN THỊ NGỌC
Tuần: 7,8,9,10 
CHỦ ĐỀ 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG
(13 tiết)
MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt.
* Năng lực đặc thù 
- Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
- Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.
- Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.
- Bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
2. Về phẩm chất: Bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.
- Video về tình yêu thương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề 
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.
b. Nội dung: 
GVtổ chức cho học sinh xem video về tình yêu thương và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân sau khi xem vieo.
HS chú ý quan sát, lắng nghe, suy ngẫm và nêu cảm nhận.
GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV cho HS xem video và đặt câu hỏi:
Em hãy xem vieo sau và nêu cảm nhận của bản thân sau khi xem.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=ZHn1_ybI_3s
Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, chú ý quan sát, lắng nghe và cảm nhận.
Báo cáo, thảo luận
GVkhuyến khích HS giơ tay phát biểu cảm nhận.
HS nêu cảm nhận sau khi xem xong video.
Kết luận, nhận định 
- GV gợi dẫn, tạo cảm hứng đến HS chuẩn bị vào bài học mới.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1 Đọc – hiểu văn bản 
TRI THỨC ĐỌC – HIỂU
a. Mục tiêu: HS bước đầu nắm được thế nào là thay đổi kiểu người kể chuyện và tác dụng của nó.
b. Nội dung: GV giới thiệu, dẫn dắt, yêu cầu HS thực hiện một số nhiệm vụ học tập để nắm được kiến thức cơ bản về thay đổi kiểu người kể chuyện.
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, đọc thầm phần tri thức ngữ văn về Thay đổi kiểu người kể chuyện(Tr.58) và trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là thay đổi kiểu người kể chuyện?
2. Tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện?
3. Em đã từng đọc văn bản nào sử dụng việc thay đổi kiểu người kể chuyện chưa? Hãy chia sẻ một vài ví dụ?
Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cặp đôi, suy nghĩ và trao đổi, tìm ra câu trả lời.
Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện 1-2 cặp đôi trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình
- Các bạn khác chú ý lắng nghe, chuẩn bị câu hỏi hoặc nhận xét, bổ sung cho bạn.
Kết luận, nhận định:
- HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- HS ghi bài.
Thay đổi kiểu người kể chuyện
- Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi thứ nhất; có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.
3. HĐ 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS dựa vào những kiến thức đã được tìm hiểu, trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS khi tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Hệ thống câu hỏi trong trò chơi:
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiềukhác nhau.
Câu 2: Có mấy cách thay đổi kiểu người kể chuyện?
Câu 3: Có mấy ngôi kể thường được sử dụng trong tác phẩm truyện? Đó là những ngôi kể nào?
Câu 4: Điền vào chỗ trống: “Sự thay đổi  luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả”. 
Câu 5: Người kể chuyện xưng tôi là ngôi kể nào? 
Câu 6: Mỗi ngôi kể trong truyện thường mang đến cách nhìn nhận, đánh giá riêng. Đúng hay sai?
Câu 7: Trong một tác phẩm truyện, tác giả có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau, có tác phẩm sử dụng hai, ba ngôi kể thứ ba. Đúng hay sai?
Câu 8: Sự thay đổi kiểu người kể chuyện khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Đúng hay sai?
4. HĐ 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS dựa vào những kiến thức đã được tìm hiểu, phát hiện, sưu tầm được những tác phẩm truyện có sử dụng sự thay đổi kiểu người kể chuyện.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS sưu tầm và đọc những tác phẩm văn học có sử dụng sự thay đổi kiểu người kể chuyện.
c. Sản phẩm:Những tác phẩm học sinh sưu tầm được.
d. Tổ chức thực hiện:HS thực hiện ở nhà.
.
VĂN BẢN 1 (2 TIẾT)
 VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù
- Nhận biết được tính cách nhân vật. Biết cách nhận xét đánh giá nhân vật trong tác phẩm truyện (1)
- Nhận biết được chủ đề của văn bản. (2)
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. (3)
- Nhận thức được cội nguồn yêu thương làm điểm tựa để con người hạnh phúc và luôn vững vàng trên hành trình trưởng thànhở mọi thời đại, biết trân trọng cảm phục những người sống biết yêu thương. (4)
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.(5)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. (6)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. (7)
2, Phẩm chất
- Nhân ái: Có thái độ cảm thông, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh. (8)
- Trung thực: Biết lên án thói xấu trong xã hội. (9)
- Trách nhiệm: Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện. (10)
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những câu hỏi của phần khởi động.
b. Nội dung: 
GV tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi phần trước khi đọc
HS trả lời câu hỏi
GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Kể tên các loài hoa mà em biết. Em có thể nhận ra chúng bằng cách nào?	
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ và chia sẻ
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV chỉ định học sinh trả lời 
- HS chia sẻ
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét câu trả lời của học sinh
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (’)
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Mục tiêu: (2), (3), (5), (6), (7)
Nội dung: HS thuyết trình .
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Qua sự chuẩn bị phiếu học tập ở nhà, các nhóm lên thuyết trình về tác giả?
Phiếu học tập 1:
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs tìm hiểu thông tin về tác giả
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS thuyết trình
- Các bạn lắng nghe và bổ sung
- Gv gợi và quan sát học sinh.
B4: Kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
- Chuyển dẫn mục sau
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
- Hướng dẫn đọc nhanh.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
+ Thể hiện rõ lời thoại tôi và bố cùng các nhân vật khác
- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
b, Tìm hiểu chung
Yêu cầu HS quan sát phiếu học tập số 2 đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi:
Xuất xứ
Thể loại
Ngôi kể
Người kể chuyện
Nhân vật
Bố cục
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.
2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.
1. Tác giả
Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng trên địa hạt văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.
- Chuyên sáng tác cho trẻ em
- Có cái nhìn tinh tế về thế giới trẻ thơ với thế giới trong trẻo, tươi mới và đầy chất thơ
- Tác phẩm tiêu biểu: Giăng giăng tơ nhện, giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II.
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất).
- Một thiên nằm mộng, NXB Kim Đồng 2002, giải A cuộc vận động sáng tác Thiếu nhi 2003
- Nhện ảo, NXB Kim Đồng 2003
- Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, giải B (không có giải A), sáng tác văn học dành cho Tuổi trẻ (NXB Thanh niên và báo Văn nghệ).
- Cha và con và...tàu bay - 2005.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
- Cách đọc
- Tóm tắt: Nhà của tôi có một khu vườn rộng. Bố trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, hai bố con ra vườn thi nhau tưới. Bố thường bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Tôi đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Khi Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm, bố rất trân trọng dù bố ít khi ăn ổi. Tôi nhận ra đó là vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Tôi nhận ra khu vườn, người bố là món quà to lớn, quý giá của cuộc đời cậu. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.
b, Tìm hiểu chung
* Xuất xứ: Đoạn trích rút từ chương 5 của tập truyện: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, đạt giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất).
* Thể loại: Truyện ngắn
* Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
* Người kể chuyện: xưng “tôi”- Cậu bé Dũng- 10 tuổi
- Nhân vật: 
+ Chính: Tôi, bố
+ Phụ: Tí, chú Hùng
* Bố cục:2 phần
- P1: Từ đầu đến “ Cháu có con mắt thần” : Bố dạy “ tôi” cách nhắm mắt đoán các loài hoa trong vườn
- P2: còn lại: Bố dạy “ tôi” cách đón nhận, trân trọng tình cảm của mọi người xung quanh
II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (’)
1. Nhân vật “tôi”
Mục tiêu: (1)-& ... , tỏ sự ngậm ngùi thương tiếc người anh vừa mất...
=>là người giả tạo, lạnh lùng độc ác, thâm hiểm và tàn nhẫn
à Là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo những hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ (không có tình thương) trong XH lúc bấy giờ. )
- Lúc đầu: toan trả lời”có” nhưng rồi lại cúi đầu không đáp mà chỉ cười đáp lại.
( bé Hồng nhạy cảm, nhận ra sự giả dối trong lời nói của bà cô)
- Sau:
+ lòng càng thắt lại, khoé mắt cay cay->Đau xót, phẫn uất
+ nước mắt ròng ròng rớt xuống, chan hoà đầm đìa ở cằm, ở cổ ->Sự đau đớn, phẫn uất không kìm nén nổi
+ cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng-> Sự đau đớn, uất ức lên đến cực điểm
+ suy nghĩ: “giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ.....nát vụn mới thôi”->Sự căm tức đến tột cùng những cổ tục tàn ác đã đày đoạ mẹ
- Cười dài trong tiếng khóc 
->nỗi đau xót, tức tưởi cao độ cho người mẹ đang dâng lên trong lòng.
à Luôn tin tưởng, thương yêu mẹ sâu sắc, mãnh liệt
à Hiểu rõ bản chất giả tạo, ác độc của người cô
- BPNT: so sánh, lời văn dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh: cắn, nhai, nghiến
->Khắc hoạ rõ nét tình cảm, cảm xúc của bé Hồng 
2. Niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ
Mục tiêu: [[1]; [2]; [3]; [6]; [7]; [8]
Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa bé Hồng và mẹ phần 2.
HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Nêu yêu cầu + Chia nhóm cặp đôi + Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Khi bất ngờ thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ, bé Hồng có hành động, suy nghĩ gì ?
- Nhận xét về câu văn: “Nếu người ấy quay lại..... ngã gục giữa sa mạc” Câu văn đó diễn tả tâm trạng gì của chú bé Hồng?
- Khi biết đúng là mẹ, thấy mẹ cầm nón vẫy, bé Hồng đã có cử chỉ, hành động gì? Cử chỉ, hành động đó thể hiện tâm trạng gì của chú bé? 
- Cảm nhận về mẹ và cảm giác của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ ôm ấp được tác giả diễn tả bằng từ ngữ, hình ảnh nào? Đó là cảm giác như thế nào?
(Nếu như giọt nước mắt khi trả lời bà cô là giọt nước mắt của căm giận, đau đớn, xót xa thì giọt nước mắt lần này là giọt nước mắt của tủi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.)
 (Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ được tác giả diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng với những rung động hết sức tinh tế. Nó tạo ra một không gian của ánh sáng, của màu sắc và hương thơm vừa lạ lùng, vừa gần gũi.
Nó là một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng, ăm ắp tình mẫu tử. Chú bộ bồng bềnh trụi trong cảm giác vui sướng, rạo rực không mảy may suy nghĩ gì. Những lời cay độc của bà cô, nhũng tủi cực phải trải qua giờ đây bị chỡm đi giữa dũng cảm xúc miờn man ấy. Điều đó làm cho đoạn trích, đặc biệt làphần cuối đó trở thành bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi.
- Qua tình cảm cảu bé Hồng với người mẹ của mình, em rút ra được điều gì cho bản thân ?
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao quý, chúng ta cần tin tưởng, yêu quý và trân trọng cha mẹ. Cần có những hành động cụ thể quan tâm, yêu thương chăm sóc nhau hàng ngày.
*Khi bất ngờ gặp mẹ 
- Hành động: đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi, mợ ơi, mợ ơi...
- Suy nghĩ:Đưa ra giả thiết: nếu không phải là mẹ... 
àcái lầm đó không những làm cho bé Hồng thẹn mà còn tủi cực nữa, khác nào cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
- Biện pháp tu từ:so sánh giả định độc đáo, mới lạ (nỗi thất vọng trở thành tuyệt vọng. Hi vọng tột cùng và thất vọng cũng tột cùng)
=>Nỗi khao khát được gặp mẹ cháy bỏng trong tâm can 
* Khi biết đúng là mẹ 
+ đuổi kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi 
+ khi trèo lên xe ríu cả chân lại, oà khóc nức nở 
=>Niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách 
* Khi ngồi trong lòng mẹ
- Cảm nhận về mẹ:
+ thấy mẹ không còm cõi, xơ xác, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng ... hai gò má
+ Thấy hơi quần áo, hơi thở của mẹ thơm tho một cách lạ thường.
- Cảm giác 
+ Thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi
 bỗng lại mơn man khắp da thịt.
+ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ ...mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng
+ Không nhớ mẹ đã hỏi và trả lời mẹ những gì, không mảy may nghĩ ngợi gì đến những câu nói của bà cô
* NT miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế và sinh động.
=>Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ. 
è Học sinh liên hệ bản thân
III. TỔNG KẾT
Mục tiêu: [2]; [3] 
Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung và những điều rút ra từ văn bản.
HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ”?
1. Nghệ thuật
- Mạch truỵện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thật.
- Kết hợp kể, tả và biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng người đọc.
- Khắc hoạ hình tượng nhân vật sinh động, chân thật qua các biện pháp so sánh, liên tưởng độc đáo
2. Nội dung
- Kể lại chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy báng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh 
3. Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. chúng ta cần tin tưởng, yêu quý và trân trọng cha mẹ. Cần có những hành động cụ thể quan tâm, yêu thương chăm sóc nhau hàng ngày.
2.2 Viết kết nối với đọc (7’)
 Mục tiêu:[3]; [8]
Nội dung: Hs viết đoạn văn
Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): 
Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) về người cha, người mẹ kính yêu của em
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn, GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn, những HS khác theo dõi, nhận xét
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).Ngày soạn:	
ĐỌC MỞ RỘNG (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nội dung chính, đặc điểm nghệ thuật: nhân vật, ngôi kể, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong các tác phẩm truyện, thơ sưu tầm được.
2. Năng lực – Thu thập và tìm hiểu một tác phẩm văn học
3. Phẩm chất - Chăm chỉ trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi yêu cầu HS ghi ra giấy những bài thơ, truyện về chủ đề: Yêu thương, cội nguồn mà em đã sưu tầm được.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV trình chiếu hình ảnh gợi nhắc đến 1 số tác phẩm liên quan đến chủ đề và đặt câu hỏi: ? Kể tên các tác phẩm em sưu tầm được với chủ đề: Yêu thương cội nguồn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV điều phối:
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;
+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học, mở rộng thêm vấn đề.
b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm đôi kết hợp PHT để làm bài tập số 1, gợi mở để HS sáng tạo các sản phẩm liên quan đến chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: PHT, sản phẩm sáng tạo của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: PHT để học sinh thảo luận theo hình thức nhóm đôi
Bài 1: Điền thông tin về đặc điểm của các tác phẩm em sưu tầm được vớ chủ đề: Yêu thương cội nguồn. (mỗi HS hoàn thiện ít nhất được 1 tác phẩm sưu tầm được).
PHT số 1
Nhan đề tác phẩm truyện
Nội dung chính
Chủ đề
Ngôi kể và tác dụng
Nhân vật ấn tượng
Nhan đề bài thơ
Thể thơ
Nội dung chính
Chủ đề
Hình ảnh
Vần, nhịp, biện pháp tu từ đặc sắc
Bài 2: Diễn tả nội dung một tác phẩm em đã đọc và tìm hiểu trong bài Yêu thương cội nguồn bằng một hình thức nghệ thuật mà em thích (tranh, truyện tranh, nhạc, kịch bản hoạt cảnh,)
Bài 3 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Cháu chiến đấu hôm nay,
Vì tình yêu Tổ quốc,
Vì xóm làng thân thuộc,
Bà ơi! Cũng vì bà,
Vì tiếng gà cục tác,
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2: Theo lời thơ trên, “người cháu” đã chiến đấu vì những lí do nào?
Câu 3: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn thơ và cho biết hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về thông điệp được gửi gắm qua đoạn thơ.
Dự kiến sản phẩm
Câu 1: Thơ 5 chữ. PTBD chính: biểu cảm
Câu 2: - Lí do chiến đấu của “cháu” là: tình yêu Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Câu 3: Biện pháp tu từ điệp ngữ: “vì” (4 lần)
Tác dụng: 
+ Tạo nhịp điệu nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.
	+ Nhấn mạnh vào lí do chiến đấu của người cháu. Cháu chiến đấu vì những thứ gần gũi, bình dị, thân thương nhất của mình. Tình yêu Tổ quốc xuất phát từ tình yêu những thứ bình dị, gần gũi nhất của mỗi con người.
	+ Thái độ yêu quê hương, đất nước. Trân trọng tình cảm gia đình, làng xóm và cả những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm.
Câu 4: Thông qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đó là:
– Đối với mỗi người, yêu đất nước xuất phát từ tình yêu quê hương, làng xóm, người thân và những thứ bình dị xung quanh mình.
– Con người phải có lí tưởng sống, chiến đấu tốt đẹp.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS trình bày sản phẩm thảo luận, nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(THỰC HÀNH ĐỌC)
a. Mục tiêu: HS sưu tầm, đọc thuộc, ghi nhớ những bài thơ với chủ đề đã học.
b. Nội dung: Gv hướng cho HS thi đọc thơ với chủ đề: Yêu thương cội nguồn
c. Sản phẩm học tập: Bài đọc của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Chia lớp thành 3 nhóm. Cho các nhóm thi đọc thơ.
+ Yêu cầu: Thơ 4 chữ hoặc 5 chữ viết về tình yêu con người, quê hương, đất nước.
Nhóm nào đọc được nhiều nhất, đọc hay, diễn cảm nhất sẽ giành chiến thắng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện, luân phiên đọc thuộc thơ một cách diễn cảm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS trình bày sản phẩm thảo luận, nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3_coi_n.docx