Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hiền
Bài 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ
TIẾT 1 + 2 + 3: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI
- Nguyễn Quang Thiều -
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, ngôi kể, đặc điểm của lời kể và lời của nhân vật trong một văn bản; tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.
- Hiểu và tóm tắt được cốt truyện. Hiểu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện hoặc lời của các nhân vật khác.
- Vận dụng kiến thức vào những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề: hoàn thành các câu hỏi trong phần chuẩn bị bài mới.
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, xem video, hoàn thành phiếu học tập liên quan đến bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thể hiện trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: trả lời phát vấn của giáo viên, quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác, phản biện giữa các nhóm.
- Năng lực văn học:
+ Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.
+ Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hiền
Ngày soạn Ngày giảng Lớp 10/8/2023 17/8/2023 7A Bài 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ TIẾT 1 + 2 + 3: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI - Nguyễn Quang Thiều - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, ngôi kể, đặc điểm của lời kể và lời của nhân vật trong một văn bản; tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Hiểu và tóm tắt được cốt truyện. Hiểu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện hoặc lời của các nhân vật khác. - Vận dụng kiến thức vào những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề: hoàn thành các câu hỏi trong phần chuẩn bị bài mới. - Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, xem video, hoàn thành phiếu học tập liên quan đến bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thể hiện trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: trả lời phát vấn của giáo viên, quá trình thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm, tương tác, phản biện giữa các nhóm. - Năng lực văn học: + Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB. + Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. 3. Phẩm chất - Nhân ái: biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống. - Chăm chỉ: chủ động tìm hiểu tài liệu, soạn bài, hoàn thành phiếu học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu về tác giả tác phẩm. - Máy tính, máy soi, bảng phụ, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB. b) Nội dung: Hs xem video về những kỉ niệm tuổi thơ, nêu cảm nhận và chia sẻ trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. GV nêu nhiệm vụ: - Hãy theo dõi video và nêu cảm nhận của em. - Chia sẻ một trải nghiệm của tuổi thơ mà em nhớ mãi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu. Lưu ý: nếu không nhớ trải nghiệm tuổi thơ thì có thể nhắc lại trải nghiệm mới nhất mà các em vừa trải qua. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - Một số HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viên các em phát biểu một cách tự nhiên, chân thật. Bước 4: Kết luận, nhận định. - GV khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới: Tuổi thơ là dòng nước mát chảy qua tim mỗi người, là cái nôi hình thành nhân cách của con người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bước vào đời. Người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác, người có tuổi thơ hạnh phúc sẽ luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc trong hành trang vào đời. Ngày nay một số trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào ti vi, vào màn hình điện thoại. Và rồi các em sẽ đọng lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, bài học BẦU TRỜI TUỔI THƠ mở đầu trang sách Ngữ văn 7 hôm nay sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp thuần khiết và bí ẩn của thế giới, mở rộng tâm hồn để đón nhận và cảm nhận thiên nhiên, con người và nhịp sống quanh tađể sống sâu hơn đời sống của con người. Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của bản thân). 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 2.1: Đọc - tìm hiểu chung. * NV1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Giúp HS xác định rõ mục đích, nội dung chủ đề và thể loại văn bản chính của bài học; khơi gợi hứng thú khám phá của HS. b. Nội dung: HS chia sẻ suy nghĩ, hiểu biết về bài học. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Giới thiệu bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Làm việc cá nhân: - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học (SGK/tr.9) và cho biết: 1) Bài học 1 gồm những văn bản đọc chính nào? 2) Các VB đọc chính cùng thuộc thể loại gì? 3) VB đọc kết nối chủ đề thuộc thể loại gì? 4) Vì sao các VB đọc chính và VB3 (đọc kết nối chủ điểm) lại cùng xếp chung vào bài học 1? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học. - GV dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học. - VB đọc chính: + VB1: Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều); + VB 2: Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi); + VB 4 thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây (trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô). => Các VB đọc chính đều thuộc thể loại truyện. - VB 3 đọc kết nối chủ điểm thuộc thể loại thơ: Ngàn sao làm việc (Võ Quảng). - Cả 4 VB đọc chính và đọc kết nối chủ điểm cùng xếp chung vào bài 1 vì đều viết về những kí ức, những trải nghiệm thời tuổi thơ của mỗi người. * NV2. Khám phá Tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện. b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về một số yếu tố cơ bản của thể loại truyện. - Hoàn thành PHT số 1 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số yếu tố cơ bản về thể loại truyện như: đề tài, chi tiết, nhân vật, d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK/tr.10. - HS trao đổi theo cặp Phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị trước tại nhà. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc phần Tri thức Ngữ văn trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. - HS thảo luận cặp đôi nội dung câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ góp ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày cá nhân. - Các HS khác nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chuẩn kiến thức. I. Đọc - Tìm hiểu chung 1. Tri thức Ngữ văn. * Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học. - Để xác định và gọi được tên đề tài, có thể dựa vào loại sự kiện được miêu tả, không gian được tái hiện hoặc loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm. - Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính. * Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng. * Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ. * NV3: Hướng dẫn đọc VB. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng; chú ý phân biệt lời người kể chuyện và lời nói của nhân vật. GV phân công đọc phân vai: + 01 HS đọc lời của người kể chuyện; + 01 HS đọc lời của nhân vật Mon; + 01 HS đọc lời của nhân vật Mên. - GV yêu cầu HS trao đổi về những từ ngữ khó trong VB. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS đọc văn bản theo sự phân công, HS còn lại theo dõi SGK. - Tìm hiểu nghĩa của các từ khó, ghi lại những từ chưa hiểu; vận dụng các câu hỏi trong khi đọc để hiểu VB. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - Một HS nêu cách đọc của văn bản. - HS theo dõi GV đọc mẫu, một HS đọc tiếp, những HS còn lại theo dõi, nhận xét cách đọc của bạn. - HS giải thích nghĩa của các từ được chú thích trong SGK, nêu những từ khó mà chưa được chú thích. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 2. Đọc văn bản a. Đọc b. Từ khó * NV4. Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Đồng dao mùa xuân”. b. Nội dung: GV sử dụng KT phát vấn, HS vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về tác giả và văn bản: đề tài, ngôi kể, cốt truyện, bố cục, c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về tác giả và văn bản. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Quang Thiều Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Thiều (tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào thông tin SGK và thu thập thông tin đã chuẩn bị ở nhà để trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời nhanh. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. 3. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả Nguyễn Quang Thiều - Tên thật là Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957 - Quê: thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. - Là người nghệ sĩ đa tài: sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,... - Sự nghiệp văn học: đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch; từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế. - Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật: Bí mật hồ cá thần (1998); Con quỷ gỗ (2000); Ngọn núi bà già mù (2001), * Tìm hiểu chung về văn bản “Bầy chim chìa vôi” *GV yêu cầu Hs hoàn thành PHT số 2: 1) Nêu xuất xứ, xác định thể loại, các nhân vật? 2) Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật, từ đó xác định ngôi kể của văn bản. - Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau (Câu hỏi 2, SGK tr.16,17) 2) Văn bản có thể chia thành mấy phần. Nội dung chính từng phần?. 3) Nêu đề tài của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 1. HS đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát và nhận xét; 2. HS suy nghĩ để hoàn thành nv. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau: Khám phá văn bản. b. Tác phẩm - Xuất xứ: trích từ tác phẩm Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội nhà văn (2012). - Thể loại: truyện ngắn. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. - Đề tài chính: Tuổi thơ và thiên nhiên (Hai đứa trẻ và bầy chim chìa vôi) - Ngôi kể: ngôi thứ ba. + Lời người kể chuyện: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: ; - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; + Lời nhân vật: - Anh Mên ơi, anh Mên! - Gì đấy? Mày không ngủ à? - Nhân vật chính: Mon và Mên. - Bố cục: 3 phần + Phần 1: từ đầu => sinh nở của chúng: Câu chuyện nửa đêm của hai anh em Mên và Mon về bầy chìa vôi. + Phần 2: tiếp => lấy đò ông Hảo mà đi: Kế hoạch giải cứu bầy chìa vôi. + Phần 3: còn lại: Hành động dũng cảm của hai anh em Mên và Mon. Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Nhận biết đặc điểm tính cách nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm và cách nhà văn thể hiện nhân vật qua các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và qua nhận xét của người kể chuyện. b. Nội dung: GV sử dụng PP thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi, HS ... phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm. Có thể lựa chọn một trong những vấn đề sau: - Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (ti vi, điện thoại, máy tính,) - Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu. - Trẻ em với việc học tập. - Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội). a. Chuẩn bị nội dung nói - Bước 1: Xác định đề tài/vấn đề, người nghe, mục đích, người nghe không gian và thời gian thực hiện/trình bày bài nói. (SGK, tr.30). - Bước 2: Thu thập tư liệu. (SGK, tr.31) - Bước 3: Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng. (SGK, tr.31) +Nêu vấn đề và biểu hiện của vấn đề; + Nguyên nhân; + Tác động: Lợi ích/tác hại; mặt tốt/mặt xấu; + Bài học: Nhận thức và hành động. - Bước 4: Dự kiến trao đổi các nội dung mà người nghe phản hồi. b. Luyện tập - Tập trình bày, lắng nghe nhận xét góp ý và hoàn thiện bài nói. 2. Trình bày bài nói Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tiến hành: 1) Chia lớp thành 03 nhóm, các nhóm theo dõi, chấm chéo nhau vào Phiếu đánh giá theo tiêu chí. 2) Mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp (Lưu ý: HS cần tận dụng các lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời như: sử dụng ngữ điệu, cử chỉ điệu bộ và sự tương tác tích cực với người nghe để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài nói) 3) Yêu cầu HS khác tập trung lắng nghe để tóm tắt nội dung của bài trình bày và dự kiến một số vấn đề sẽ trao đổi, thảo luận với người nói. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Đại diện HS các nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm HS khác lắng nghe, ghi chép, góp ý, dự kiến nội dung cần góp ý, trao đổi. - GV quan sát, khuyến khích, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện HS trình bày bài nói; HS khác nêu vấn đề cần trao đổi. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt kiến thức. 3. Sau khi nói - GV yêu cầu HS trao đổi về bài nói theo các gợi ý trong SGK, tr.32; - GV cho các nhóm HS thảo luận và hoàn thiện PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ; - HS nêu thắc mắc hoặc những điều cần trao đổi lại. - GV tổng kết, nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm. - Người nghe: Trao đổi về bài nói trên tinh thần xây dựng và tôn trọng; - Người nói: lắng nghe, phản hồi những ý kiến trên tinh thần cầu thị. BÀI NÓI THAM KHẢO 1) Chào hỏi, giới thiệu vấn đề sẽ nói: Xin chào Thầy /Cô và các bạn. Em tên là......................, học lớp......., trường................. Sau đây em xin trình bày (Giọng tâm tình, vừa phải): 2) Thuyết trình nội dung chính: (Nói to, rõ ràng; giọng truyền cảm...) 3) Kết thúc bài nói: (Giọng lắng lại, tha thiết) Các bạn thân mến! Cảm ơn Thầy/Cô và các bạn đã lắng nghe bài của em. Rất mong nhận được những góp ý và chia sẻ từ mọi người. Em xin chân thành cảm ơn! BÀI 1: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (ti vi, điện thoại, máy tính,) Xã hội phát triển, những thiết bị điện tử công nghệ như: ti vi, điện thoại, máy tính,..đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngay lập tức, chúng trở nên hấp dẫn và thu hút, đặc biệt với học sinh. Vấn đề này đang gây lo lắng cho không ít gia đình. Trong các gia đình hiện nay, những hình ảnh xuất hiện khá phổ biến đó là các bạn học sinh thường dán mắt vào màn hình ti vi hoặc cặp kè bên người chiếc điện thoại, chiếc máy tính để học hoặc chơi game, xem phim, ảnhTheo một nghiên cứu có từ năm 2009 của tổ chức Kaiser Family Foundation, trẻ từ 8-18 tuổi đang tiếp xúc với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trung bình 7,5 tiếng/ngày. Trong khi đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ thì lại khuyến cáo thời gian nhìn vào màn hình trong một ngày không nên kéo dài quá 2 tiếng. Nguyên nhân là do dịch bệnh kéo dài, học sinh phải học trực tuyến, hoặc bố mẹ bận mải công việc nên thiếu kiểm soát. Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do chính bản thân các bạn chưa ý thức hết những tác động mà các thiết bị công nghệ mang lại. Tiếp cận quá sớm với các thiết bị công nghệ như vậy mang lại một số lợi ích nhất định như giúp các bạn học sinh cập nhật thông tin, học trực tuyến trong những ngày dịch bệnh không thể đến trườngNhưng chúng cũng sẽ gây ra những tác hại không lường hết. Điều lo ngại nhất là học sinh đã tiếp cận với những nội dung xấu mà người lớn không thể biết. Dùng điện thoại, máy tính quá nhiều sẽ còn gây hại đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh như cận thị, trầm cảm, ngại giao tiếp và những bệnh liên quan đến não, giảm khả năng tưởng tượng và sáng tạo Chính vì vậy, ngoài thời gian sử dụng thiết bị để học, các bạn cần giới hạn thời gian sử dụng. Các bậc phụ huynh phải có những công cụ quản lý thời gian của con em mình, đảm bảo sức khoẻ của tốt nhất, tránh gây ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt là mắt và yếu tố tâm lý. Đồng thời, các bạn cần tích cực rèn thói quen đọc sách hằng ngày; thường xuyên trò chuyện với cha mẹ; tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí để tăng cường và cân bằng sức khoẻ. Ngày nay việc sử dụng các thiết bị công nghệ đã trở nên thực sự hữu ích nhưng chúng ta không nên làm dụng chúng mà chỉ nên sử dụng khi cần thiết, phục vụ cho việc học tập và giải trí lành mạnh. BÀI 2: Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu Hiện nay, trẻ em đang được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục ngày càng tốt hơn, nhất là đảm bảo các nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, trong một xã hội phát triển như vũ bão, nhiều vấn nạn đang xâm hại không nhỏ đến trẻ em rất cần người lớn quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu. Tại gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội, trẻ em đang phải đối diện với nhiều vấn đề như: áp lực học tập, thiếu nơi vui chơi giải trí an toàn, bạo lực học đường, sức khỏe dinh dưỡng, phân biệt đối xử, các tệ nạn xã hội... Một số trẻ em ở thành phố vì áp lực học tập mà thiếu thời gian và không gian vui chơi giải trí lành mạnh, nạn bạo lực học đường gia tăng. Ở vùng sâu, vùng xa trẻ em chịu thiệt thòi hơn vì còn thiếu trường học, bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng,Chính những điều đó đã khiến cho một số em trở nên trầm cảm hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, sa vào tệ nạn xã hội, nhảy lầu tự tử, Nguyên nhân là do nhiều cha mẹ mải làm ăn hoặc thiếu kiến thức, thiếu quan tâm lắng nghe và thấu hiểu con trẻ; bản thân trẻ em còn non nớt chưa đủ nhận thức để vượt qua những trở ngại mà bản thân gặp phải. Một số nhà trường đôi khi chỉ chú trọng việc dạy kiến thức trên lớp để đi thi mà chưa thường xuyên đổi mới sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Chính vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần tạo môi trường bình đẳng cho mọi trẻ em được tham gia, nói lên tiếng nói của bản thân, giúp trẻ em có những định hướng đúng đắn. Lắng nghe trẻ em nói, thấu hiểu điều trẻ em cần sẽ giúp các em có điều kiện, môi trường tốt nhất để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, trẻ em cũng cần chủ động chia sẻ với cha mẹ và thầy cô những vướng mắc mà bản thân gặp phải để cùng nhau tháo gỡ. Chung tay chăm sóc, bảo vệ trẻ em chính là động lực, nền tảng đưa xã hội ngày càng phát triển. Người lớn kiên trì lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em để đưa ra những giải pháp phù hợp đúng đắn, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. BÀI 3: Trẻ em với việc học tập Học tập là công việc hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là với trẻ em. Ngày nay, việc học tập càng quan trọng hơn bởi sự tiến bộ của thế giới đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải đầu tư cho việc học của mình nhiều hơn. Học không bao giờ là thừa hay vô ích. Chỉ khi bạn không học thì bạn mới trở nên vô dụng đối với xã hội. Khi bạn nỗ lực trong học tập, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Khi đó, bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và biết rằng sẽ có kết quả tốt nếu bạn cố gắng. Thành công chỉ đến với người siêng năng và chăm chỉ, không đến với kẻ lười biếng. Trong học tập cũng vậy, hãy cố gắng hết mình, bạn sẽ có được thành công như mong muốn. Việc học là một hành trình kéo dài suốt đời, mỗi người cần cố gắng học tập không ngừng để nâng cao tri thức. Từ đó, nâng cao khả năng tư duy để có thể tiếp nhận những tác động xung quanh cuộc sống thông qua các giác quan của mình. Học tập để nắm bắt cơ hội, tự tạo ra hạnh phúc của riêng mình. Học tập để hiểu biết hơn, từ đó vun đắp lòng yêu thương, học cách sẻ chia, tôn trọng xung quanh, đó có lẽ là gia tài lớn nhất mà một nhân cách có được. Học tập có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp ta thêm hiểu biết, để làm người, để lập nghiệp và có một cuộc sống ổn định. Học để có kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh. Việc học không chỉ quan trọng đối với cha mẹ mà còn được xã hội đặc biệt quan tâm, hãy biết trách nhiệm của mình để không ngừng học hỏi phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp sau này. Hãy cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện bản thân để mang lại thành công trong tương lai. Muốn vậy, bạn cần có sức khoẻ tốt, ăn uống hợp lí, làm việc có kế hoạch, có mục tiêu rõ ràng để kiểm soát thời gian một cách chủ động đồng thời phải nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân thì bạn mới mong thực sự tiến bộ, bài chưa xong bạn bè rủ đi chơi cũng cần biết từ chối BÀI 4: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) Bạo hành trẻ em đang là một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Trong những năm gần đây, xã hội thực sự lo lắng về tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều những vụ bạo hành trẻ em diễn ra trầm trọng, xảy ra ở nhiều địa điểm như gia đình, nhà trường và ngoài xã hội,Điều đáng buồn trẻ em bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần, bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập ngược đãi thậm tệ, bị lăng mạ, sỉ nhục,Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh trong việc bảo vệ trẻ em. Mới đây nhất vụ bé Vân Anh mười tuổi bị chính cha ruột và mẹ kế đánh đập dã man dẫn đến cái chết thương tâm. Hay một bé gái ba tuổi bị người tình của mẹ đóng mười cái đinh vào đầu dẫn đến tổn thương quá nặng và qua đời. Nhiều em học sinh bị thầy cô chửi mắng, bắt phạt quỳ gối trước cả lớp,Những hành vi trên đã gây những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần khiến trẻ trở nên tự ti, trầm cảm, thậm chí nguy hiểm hơn nó đã cướp đi mạng sống của chính các em. Nguyên nhân của những hiện tượng trên là do áp lực cuộc sống đói nghèo, do nhận thức non kém, do thiếu hiểu biết về quyền trẻ em; cha mẹ li hôn, mắc tệ nạn xã hội, bỏ mặc trẻ nhỏ; các cơ quan pháp luật chưa kịp thời phát hiện và xử lí; các quy định bảo vệ trẻ em chưa có hình thức xử phạt cụ thể và nghiêm khắc, Bạo hành trẻ em là hành vi rất đáng lên án và cần được nghiêm trị. Để bảo vệ trẻ em, tránh những hậu quả đáng tiếc do nạn bạo hành gây ra thì các cơ quan pháp luật cần phải nghiêm trị những kẻ bạo hành; tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội; tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em. Mọi người cần sống quan tâm, yêu thương chia sẻ nhiều hơn để tránh những sự việc đau lòng do nạn bạo hành gây ra. 3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ ? Thực hành luyện nói và quay lại video gửi cho GV. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS hiện nhiệm vụ - HS về nhà t/h nhiệm vụ; Hs luyện nói và quay video * Hướng dẫn về nhà - Hs nắm được nội dung bài học. - Chuẩn bị bài 2: Khúc nhạc tâm hồn: Văn bản: Đồng dao mùa xuân.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_7_bai_1_bau_troi_tuoi_tho_nam_hoc_2.docx