Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Màu sắc trăm miền - Nguyễn Thị Ngọc
BÀI 5: MÀU SẮC TRĂM MIỀN
TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được khái niệm chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của VB.
- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miẽn.
- Nhận biết, hiểu được khái niệm VB tường trình
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết, hiểu và ứng dụng được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của VB.
- Nhận biết, hiểu và ứng dụng được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miẽn.
- Nhận biết, hiểu và ứng dụng được VB tường
3. Phẩm chất
- Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Màu sắc trăm miền - Nguyễn Thị Ngọc
TRƯỜNG: THCS THỊ TRẤN TỔ: XÃ HỘI HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN; NGUYỄN THỊ NGỌC Tuần: 14,15,16,17,18 BÀI 5: MÀU SẮC TRĂM MIỀN TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được khái niệm chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của VB. - Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miẽn. - Nhận biết, hiểu được khái niệm VB tường trình 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: - Nhận biết, hiểu và ứng dụng được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của VB. - Nhận biết, hiểu và ứng dụng được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miẽn. - Nhận biết, hiểu và ứng dụng được VB tường 3. Phẩm chất - Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; 2. Chuẩn bị của HS SGK, SBT, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Việt Nam quê hương tôi” và chia sẻ cảm nhận c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho Hs thảo luận nhóm: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Việt Nam quê hương tôi”. Giai điệu bài hát khơi dậy trong em cảm xúc gì? Em thấy đất nước mình hiện lên như thế nào qua bài hát? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận - Gv quan sát, gợi mở, cố vấn Bước 3: Báo cáo và thảo luận - GV tổ chức cho hs báo cáo Bước 4: Đánh giá kết quả - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến Có lẽ các con cũng như cô, khi nghe bài hát này trong lòng bỗng trào dâng niềm tự hào, xúc động về vẻ đẹp của mọi miền trên đất nước, từ miền núi đến hải đảo xa xôi, từ Nam ra Bắc với hình ảnh con thuyền, ruộng bậc thang, đồi chè, biển đảo thiêng liêng, những danh lam thắng cảnh Và hôm nay, chúng ta phải cám ơn vì các tác giả của bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống đã dành riêng một chủ đề để kết nối các em với các miền đất gần xa của quê hương đất nước mình. Chủ đề có tên “Màu sắc trăm miền” - Học sinh lắng nghe, chia sẻ cảm xúc của mình + Cảm xúc: niềm tự hào, xúc động, tình yêu quê hương đất nước + Đất nước: muôn màu muôn vẻ, từ miền ngược, miền xuôi, biển đảo, đồi nũi, Bắc Nam B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: nhận biết, hiểu được thể tùy bút, tản văn, văn bản tường trình, ngôn ngữ vùng miền b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm c. Sản phẩm học tập: câu trả lời và thái độ học tập của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS theo dõi SGK, đọc thầm phần tri thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi: hoạt động nhóm lớn: 4 nhóm + Nhóm 1: Trình bày hiểu biết về thể kí và tùy bút? + Nhóm 2: Trình bày hiểu biết của em về tản văn? + Nhóm 3: Trình bày hiểu biết của em về văn bản tường trình? + Nhóm 4: Trình bày hiểu biết của em về ngôn ngữ vùng miền? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận - Gv quan sát, gợi mở, cố vấn Bước 3: Báo cáo và thảo luận - GV tổ chức cho hs báo cáo Bước 4: Đánh giá kết quả - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức 1. Tùy bút *Kí - Kí là tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thật; Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc; * Tùy bút - Là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. - Điểm tựa : là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tinh cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình; có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. - Bố cục: khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đé nhất định. - Ngôn từ: giàu hình ảnh, giàu chất thơ. 2. Tản văn - Là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá vé đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự. trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu... - Ngôn từ:gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự 3. Văn bản tường trình - Là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thể thức riêng; - Nội dung: trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét. làm rõ và giải quyết. - Người viết tường trình: là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát nhận thức của mình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. 4. Ngôn ngữ vùng miền - Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Bài 1: Trắc nghiệm: Tổ chức bằng hình thức “Rung chuông vàng” 1. Ký là một loại tác phẩm văn học chú trọng điều gì? A. Ghi lại một sự kiện quan trọng diễn ra trong ngày B. Ghi chép sự thực C. Ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất các xứ sở nào đó đó 2. Tùy bút là? A. Thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí B. Thể loại thơ thuộc loại hình kí C. Thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc 3. Tản văn là? A. Thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí B. Thể loại thơ thuộc loại hình kí C. Thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc 4. Người viết tường trình là? A. Là người có liên quan đến vụ việc B. Là người không liên quan đến vụ việc C. Có thể hoặc không liên quan đến vụ việc Bước 2: HS trao đổi, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Chia sẻ, lắng nghe Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết bài tập GV giao. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ: c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện: HS thực hiện ở nhà Hãy kể tên một số tác phẩm thuộc thể loại tùy bút, tản văn (ngoài chương trình SGK) mà em biết? Đọc - hiểu văn bản (1) THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT A, MỤC TIÊU Sau khi học xong bài 5 : Sắc màu trăm miền HS, có thể 1, Năng lực a, Năng lực chung : ( Năng lực giao tiếp và hợp tác ; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ) Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1]. Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2]. Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3]. b, Năng lực đặc thù ( năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học - Nhận biết được tri thức Ngữ văn (Dấu gach ngang, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ ) [ 4] - Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Vũ Bằng và văn bản “ Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt”[ 5 ] - Hiểu được nội dung chi tiết của văn bản [6 ] - Nhận biết phân tích nội dung chi tiết quy luật tình cảm con người với mùa xuân [7 Nhận biết chất trữ tình , cái tôi của tác giả ngôn ngữ của tùy bút , hiểu được mùa xuân miền Bắc trong niềm thương nỗi nhớ trong lòng tác giả nhất là khoảng khắc trước rằm tháng giêng và sau rằm tháng giêng [8] Viết được đoạn văn cảm nhận của em khi mùa xuân về [9] Xác định được dấu gạch ngang và công dụng của dấu gạch ngang [10]. Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ [11]. 2, Phẩm chất Yêu tiếng việt, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương đất nước. [12]. Biết yêu mến , trân trọng vẻ đẹp phong phú , đa dạng của các vùng miền [13] II, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy chiếu máy tính , bảng phụ và phiếu học tập Tranh ảnh về nhà văn Vũ Bằng và văn bản “ Tháng giêng , mơ về trăng non rét ngọt ” Các phiếu học tập ( phụ lục đi kèm ) III, Tiến trình dạy học 1 , HĐ1: Xác định vấn đề (5’) 1, Mục tiêu ; Giúp HS định hướng được nội dung bài học , tạo hứng thú khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS , kết nối trải nghiệm nhu cầu trong cuộc sống của các em với nội dung VB 2, Nội dung HS trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi 3, Sản phẩm : Câu trả lời của HS 4, Tổ chức thực hiện B1 : Giao nhiệm vụ ; GV giao nhiệm vụ : _ Em có biết những bài hát hay những bức tranh nào nói về mùa xuân ? Em hãy chia sẻ cùng các bạn . _ Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em GV chiếu slide ảnh mùa xuân cho Hs xem B2 :Thực hiện nhiệm vụ _ HS hoạt động cá nhân , kết nối thực tế , nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân . ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu _ Lưu ý nếu HS không nhớ thì GV gợi mở tới trải nghiệm gần nhất của em B3 : Báo cáo , thảo luận GV mời 3- 4 HS chia sẻ trải nghiệm bản thân một cách ngắn gọn xúc tích . GV động viên các em trả lời một cách tự nhiên và chân thật B4 : Kết luận , nhận định GV nhận xét cách trả lời của các bạn và. GV động viên các em trả lời một cách tự nhiên và chân thật, tự tin , không ngại ngùng chia sẻ trải nghiệm của mình trước đám đông 2, HĐ2 ; Hình thành kiến thức mới 2.1 Đọc – hiểu văn bản ( 59’) I, TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN ( 15’) 1, Mục tiêu: [1], [2], [3], [4],[5][6] 2, Nội dung : _ HS đọc VB , vận dụng “ tri thức ngữ văn ” làm việc cá nhân , làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ 3, Sản phẩm : Câu trả lời của HS , sản phẩm của nhóm , kết quả trong phiếu học tập 4, Tổ chức thực hiện : Hoạt động của GV và HS Dự kiến ghi bảng 1, Đọc và giải thích từ khó Chuyển giao nhiệm vụ : Đọc _GV hướng dẫn HS dùng ngữ điệu phù hợp khi đọc tùy bút . Tùy bút thiên về tính trữ tình , ở bài này tác giả thể hiện nỗi nhớ quê nhà cho nên khi đọc cần có ngữ điệu da diết, nhớ thương và chú ý đến các câu văn biểu cảm _ GV đọc mẫu một đoạn HS chú ý đọc thầm theo và theo dõi đến hộp chỉ dẫn bên tay phải SHS GV yêu cầu HS giải thích 1 số từ khó từ ( riêu riêu , ra ràng , mang mang , đêm xanh, huê tình .) _ HS tìm hiểu và giải thích nghĩa 1 số từ Thực hiện nhiệm vụ : _ GV hướng dẫn và theo dõi HS cách đọc và hỗ trợ học sinh nếu cần _ HS đọc văn bản các bạn khác theo dõi , quan sát bạn đọc Báo cáo thảo luận : GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi , hướng dẫn hỗ trợ HS nếu cần HS đọc bài và các bạn nhận xét cách đọc nếu cấn Báo cáo thảo luận : Nhận xét thái độ đọc của HS và việc trả lời các câu hỏi 2, Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm B1 : Giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh đọc SHS là ... trước lớp HS: - Nói theo dàn ý đã được chuẩn bị. - Các em khác theo dõi, ghi nhận xét ra giấy và cho điểm đối với bài của bạn trên zalo bằng cách kích tim (hoặc biểu quyết bằng tay) sau mỗi lượt nói. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí. - Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí. HS xem lại dàn ý của HĐ viết. B3: Thảo luận, báo cáo GV: - Yêu cầu HS nói, kịp thời hỗ trợ các em (nếu cần). - Quay video một vài em và đưa lên Padlet (ở các tiết nói sau, GV quay video lần lượt các thành viên khác). HS: Đại diện nói, các em còn lại theo dõi và ghi nhận xét ra giấy. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét chung về ý thức tham gia HĐ nói của HS và chuyển dẫn sang mục nhận xét HĐ nói. - HS nói trước lớp - Yêu cầu nói: + Nói đúng mục đích (Trình bày một nét văn hóa truyền thống trong hiện tại). + Bày tỏ rõ ý kiến, thái độ của mình về vấn đề được nói, có lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có giải pháp đề xuất + Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. SAU KHI NÓI a) Mục tiêu: [1]; [2]; [6] b) Nội dung: GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn dựa trên các tiêu chí nói. HS trình bày bản nhận xét của mình. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ Nhóm:. Tiêu chí Mức độ Chưa đạt Đạt Tốt 1. Chọn được nét văn hóa truyền thống hay, có ý nghĩa Chưa có nét văn hóa truyền thống để trình bày. Có nét văn hóa truyền thống để trình bày nhưng chưa hay. Có nét văn hóa truyền thống để trình bày hay và ấn tượng. 2. Nội dung nét văn hóa truyền thống phong phú, hấp dẫn ND sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu nét văn hóa truyền thống. Có đủ chi tiết để hiểu người nghe hiểu được nội dung nét văn hóa truyền thống. Nội dung nét văn hóa truyền thống phong phú và hấp dẫn. 3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung trình bày. Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 5. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn. TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. 2. Yêu cầu HS đánh giá các bạn nói theo tiêu chí. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS quan sát HĐ nói của bạn và ghi nhận xét ra giấy. B3: Thảo luận, báo cáo GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. HS thực hiện HĐ nói trình bày ý kiến của mình trước những ý kiến phản bác (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau. - Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Nhận xét của HS HĐ 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Bài nói của HS sau khi đã được rút kinh nghiệm từ nhận xét sau khi nói. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Căn cứ vào góp ý của các bạn và phiếu đánh giá tiêu chí, hoàn thiện bài nói của em (nếu cần). B2: Thực hiện nhiệm vụ HS hoàn thiện bài nói của mình. GV hướng dẫn HS hoàn thiện (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: Vận dụng (cho về nhà và nộp trên Padlet) a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa với du khách. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. **************************************************** ĐỌC MỞ RỘNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù - HS chia sẻ được với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB trong bài 4. Giai điệu đất nước và bài 5. Màu sắc trăm miền. Qua việc chia sẻ kết quả đọc mở rộng, HS thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng được học để tự đọc những VB mới thuộc thể loại thơ, tuỳ bút, tản - Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ và chất chữ tình, cái tôi của nhà văn, ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn. 2. Phẩm chất: - Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, chia lớp thành các nhóm nhỏ để tham gia trò chơi với câu hỏi: + Kể tên một số bài thơ, tùy bút, tản văn viết về tình yêu quê hương và vẻ đẹp đời sống ở các vùng miền trong và ngoài nước mà em biết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tham gia trò chơi - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS liệt kê được tên bài thơ, tùy bút, tản văn Vd: - Tháng Giêng - Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Chuyện cơm hến - Sông Đà - Cảnh sắc và hương vị đất nước - Quê hương tôi... - Cây tre Việt Nam HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Trao đổi kết quả tự đọc a. Mục tiêu: Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ và chất chữ tình, cái tôi của nhà văn, ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn. b. Nội dung: Hs trao đổi với các bạn trong nhóm . c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Học sinh nhắc lại khái niệm và đặc điểm của tùy bút, tản văn + GV yêu cầu HS: lựa chọn VB tự đọc và trao đổi với các thành viên trong nhóm. - HS cần chú ý đến từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp biện pháp tu từ và tình cảm, cảm xúc của tác giá thể hiện trong bài thơ; chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của bài tuỳ bút hay tản văn - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày ý kiến - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài 1. Trao đổi kết quả tự học - Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. - Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, giàu sức gợi - Với bài thơ hs cần chỉ ra: +Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ khiến em chú ý? + Cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ có gì đặc biệt? + Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? + Tác dụng biểu đạt của nó như thế nào? + Em có cảm nhận gì về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ? - Với tuỳ bút và tản văn, nội dung trao đổi, thảo luận có thể xoay quanh những câu hỏi như: + VB có điểm gì giống về mặt thể loại với các VB được học trong bài 5 (Các yếu tố cơ bản của VB có phải là cốt truyện, nhân vật...không hay là yếu tố nào khác?) + VB có gì thú vị? + Đó là VB hư cấu hay phi hư cấu? + Nó có gì khác so với các VB nghị luận và VB thông tin? Hoạt động 2.2: Trình bày kết quả tự đọc a. Mục tiêu: Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ và chất chữ tình, cái tôi của nhà văn, ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn. b. Nội dung: Hs chia sẻ trước lớp những ý kiến và thông tin đã trao đổi trong nhóm. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp những ý kiến và thông tin thú vị đã trao đổi trong nhóm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 2. Trình bày kết quả Hoạt động 2.3: Nhận xét hoạt động đọc a. Mục tiêu: HS rút kinh nghiệm, trao đổi cho nhau những hiểu biết. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs nhận xét bài của các thành viên - Gv nhận xét và khen ngợi những học sinh đã thể hiện tốt kết quả tự đọc sách - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 3. Nhận xét, rút kinh nghiệm HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ mà em yêu thích viết về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. THỰC HÀNH ĐỌC NHỮNG KHUÔN CỬA DẤU YÊU Trương Anh Ngọc - Hs tự đọc văn bản tại nhà, cần chú ý những vấn đề sau: + Chỉ ra được những đặc điểm của văn bản cho thấy văn bản thuộc thể loại tản văn. + Vẻ đẹp đất nước và con người I-ta-li-a qua văn bản. + Thấy được những cảm xúc của tác giả về đất nước và con người I-ta-li-a. _
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_5_mau_s.docx