Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn
A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
1. Đọc và thực hành tiếng Việt:
- Đọc – hiểu các văn bản: Lẵng quả thông ( Pao-tốp-xơ-ki ), Con muốn làm một cái cây (Võ Thu Hương).
- Đọc kết nối chủ điểm: Và tôi nhớ khói (Đỗ Bích Thuý)
- Đọc mở rộng theo thể loại: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
- Thực hành Tiếng Việt: Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
2. Viết:
Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
3. Nói và nghe.
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
4. Ôn tập
II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết
1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết
2. Viết: 2 tiết
3. Nói và nghe: 1 tiết
4. Ôn tập: 1 tiết
B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC
I. Năng lực
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện (chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản).
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật (hình dáng, trang phục, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật); những điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật chính qua các văn bản khác nhau.
- Nhận biết được cấu trúc câu, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
- Viết được bài văn kể được một trải nghiệm của bản thân.
- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn
BÀI 9: Ngày soạn .................. Ngày dạy:................... NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN “Hãy làm hết sức để gieo những hạt giống của tâm hồn bạn vào những người đi cùng bạn trên đường đời, và hãy đón nhận những điều quý giá mà họ tặng lại cho bạn.” – Albert Schweitzer A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN. I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN: 1. Đọc và thực hành tiếng Việt: - Đọc – hiểu các văn bản: Lẵng quả thông ( Pao-tốp-xơ-ki ), Con muốn làm một cái cây (Võ Thu Hương). - Đọc kết nối chủ điểm: Và tôi nhớ khói (Đỗ Bích Thuý) - Đọc mở rộng theo thể loại: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) - Thực hành Tiếng Việt: Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản. 2. Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân. 3. Nói và nghe. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 4. Ôn tập II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết 1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết 2. Viết: 2 tiết 3. Nói và nghe: 1 tiết 4. Ôn tập: 1 tiết B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC I. Năng lực - Nhận biết được một số yếu tố của truyện (chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản). - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật (hình dáng, trang phục, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật); những điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật chính qua các văn bản khác nhau. - Nhận biết được cấu trúc câu, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản. - Viết được bài văn kể được một trải nghiệm của bản thân. - Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. II. Phẩm chất Biết yêu con người, yêu cái đẹp; lòng biết ơn; trân trọng, yêu quý những món quà tinh thần, những kỉ niệm.... Bảng mô tả cụ thể các năng lực và phẩm chất cần hình thành cho HS: STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : ĐỌC - VIẾT - NÓI VÀ NGHE 1 Nhận biết được một số yếu tố của truyện (chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, tình cảm , cảm xúc của người viết). Đ1 2 Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật (hình dáng, trang phục, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật); những điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật chính qua các văn bản khác nhau. Đ2 3 Chỉ ra ý nghĩa tác động của văn bản tới suy nghĩ và tình cảm của người đọc. Đ3 4 Nhận biết được cấu trúc câu, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản. Đ4 5 Viết được bài văn kể được một trải nghiệm của bản thân. V1 6 Biết trình bày cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về đặc sắc nội dung và các hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu. N1 7 Nghe bạn trình bày và tóm tắt được nội dung trình bày của bạn. N2 8 Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. N3 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 11 - Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. - Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra. GT-HT 12 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực HS cấp THCS). GQVĐ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI , TRÁCH NHIỆM 13 - Biết yêu con người, yêu cái đẹp; - Lòng biết ơn; trân trọng, yêu quý những món quà tinh thần, những kỉ niệm.... NA Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA: - Đ: Đọc (1,2,3,4,5: Mức độ). - V: Viết (1: mức độ) - N: Nghe – nói (1,2,3: mức độ) - GT-HT: Giao tiếp – hợp tác. - GQVĐ: Giải quyết vấn đề. - NA: Nhân ái C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . - Thiết kể bài giảng điện tử. - Phương tiện và học liệu: + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... +Học liệu:Tranh ảnh và phim: GV sử dụng ảnh, tranh, cảnh phim, video . + Phiếu học tập: sử dụng phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe. 2. Học sinh. - Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK. - Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. C. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC. 1. Câu hỏi: Theo Phiếu học tập 2. Bài tập : - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. - Tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. 3. Bảng kiểm Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn viết về hình ảnh quê hương mà em gắn bó: Tiêu chí Đạt/Chưa đạt Nội dung: Cảm xúc về một hình ảnh quê hương Hình thức: Đoạn văn khoảng 150 chữ; kết hợp biểu cảm với các phương thức biểu đạt khác. Cảm xúc của người viết Chính tả, từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn phần Thực hành Tiếng Việt STT Tiêu chí Đạt/ Chưa đạt 1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 150-200 chữ. 2 Đoạn văn tập trung kể lại một kỉ niệm với người thân, người kể ở ngôi thứ nhất . 3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn 4 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. 5 Đoạn văn có sử dụng 1 câu văn có nhiều vị ngữ và 1 câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá. Bảng kiểm bài viết kể lại một trải nghiệm của bản thân Các phần Nội dung kiểm tra Đạt/Chưa đạt Mở bài Dùng ngôi kể thứ hất để kể. Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. Thân bài Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. Miêu tả chi tiết các sự việc Thể hiện cảm xúc cảu người viết đối với sự việc được kể Kết bài Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân Bảng kiểm kĩ năng kể lại một trải nghiệm: Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa đạt Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc. Câu chuyện kể về trải nghiệm của nguời nói. Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Các sự việc được kể theo trinh tự hợp lí Kết hợp kể và tả khi kể. Trình bày suy nghĩ/ bài học rút ra từ câu chuyện. Bảng kiểm kĩ năng nghe kể về một trải nghiệm: Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa đạt - Nắm và hiểu được nội dung chính của trải nghiệm mà bạn kể; -Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn hay điểm hạn chế của bạn. -Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn kể chuyện D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá HĐ 1: Khởi động Kết nối – tạo tâm thế tích cực. Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học. - Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại, gợi mở -Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; - Do GV đánh giá. HĐ 2: Khám phá kiến thức Đ1,Đ2,Đ3,Đ4, Đ5,N1,N2,N3 GT-HT,GQVĐ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Đọc hiểu văn bản : Lẵng quả thông ( Pao-tốp-xơ-ki ). - Đọc hiểu văn bản Con muốn làm một cái cây (Võ Thu Hương). - Đọc kết nối chủ điểm văn bản Và tôi nhớ khói (Đỗ Bích Thuý) - Đọc mở rộng theo thể loại: văn bản Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) - Thực hành Tiếng Việt: Lựa chọn cấu trúc câu VIẾT Kể lại một trải nghiệm của bản thân NÓI VÀ NGHE Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; -Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá. - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. - Đánh giá qua rubic. HĐ 3: Luyện tập Đ3,Đ4,GQVĐ Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Kỹ thuật: động não - Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá. - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. HĐ 4: Vận dụng N2, V1,GQVĐ Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá. - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. Hướng dẫn tự học Tự học Giao nhiệm vụ, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn. Tự học - Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. - GV và HS đánh giá. E. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC 9 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. Khắc sâu tri thức chung cho bài học nhằm giới thiệu chủ đề của bài học 9 là Nuôi dưỡng tâm hồn gắn với thể loại Truyện ngắn. 2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ 3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ: L Ụ C B Á T Â N M Â Y V À S Ó N G T H Á N H G I Ó N G B Ồ N C H Ồ N D Ế M È N Ô từ khoá: có 06 chữ cái Hàng ngang 1 (06 chữ cái) : Tên một thể thơ của dân tộc. Hàng ngang 2 (02 chữ cái) : Người anh hùng Thánh Gióng đã đánh tan giặc gì? Hàng ngang 3 (09 chữ cái) : Tên một bài thơ viết về tình mẫu tử của nhà thơ Ta-go. Hàng ngang 4 (10 chữ cái): Tên một truyền thuyết đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I. Hàng ngang 5 (07 chữ cái) : Chỉ trạng thái thấp thỏm, mong ngóng, chờ đợi một việc gì chưa đến, chưa biết sẽ ra sao Hàng ngang 6 (05 chữ cái): Tên nhân vật chính trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) Ô từ khoá: TÂM HỒN ? Em hiểu tâm hồn là gì? Theo em, tâm hồn có cần nuôi dưỡng không và nuôi dưỡng bằng cách nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Giới thiệu bài học 9: Mỗi con người là một thể thống nhất giữa thể chất và tâm hồn. Nếu sự lớn lên về thể chất cho em sức khoẻ thì sự lớn lên về tâm hồn cho em một trái tim giàu cảm xúc và yêu thương. Các truyện ngắn trong chủ đề bài học 9 hôm nay sẽ giúp các em sống nhân ái, biết yêu thương mọi người hơn, góp phần bồi đắp một tâm hồn cao đẹp. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC BÀI HỌC 9 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Tiết.. Văn bản 1: LẴNG QUẢ THÔNG (Pao-tốp-xơ-ki) (trích) I. Mục tiêu 1. Năng lực - Nhận biết được một số yếu tố cốt truyện của truyện ngắn: hệ thống nhân vật, người kể chuyện, các sự kiện chính. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề trong truyện ngắn. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn; rút ra những nhận thức, tình cảm của bản thân sau khi đọc tác phẩm. 2. Về phẩm chất: - Yêu con người, yêu cái đẹp - Yêu mến giá trị tinh thần những món quà tinh thần vun đắp, nuôi dưỡng tâm hồn. - Lòng biết ơn với những người đưa đến những món quà ý nghĩa vun đắp vẻ đẹp tâm hồn cho chúng ta. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập, Rubric. - Các video, clip, hình ảnh liên quan đến tác giả, tác phẩm, nội dung bài học. III.Tiến trình dạy học ... rất nguy hiểm. Những lúc trời mưa thì lũ quét, bùn lầy, trời nắng thì đất nứt nẻ, khô cằn. Và có thể, chính những điều đó đã tôi luyện cho các bạn học sinh nơi đây sự chăm chỉ, chịu khó. Em cùng các thầy cô và các bạn vận chuyển em những thùng mì tôm, những bao gạo, tập sách vở, đồ dùng đã quyên góp từ trên ô tô xuống, di chuyển vào khu vực tổ chức lễ trao quà từ thiện. Sau lời giới thiệu và màn vỗ tay giòn giã của các thầy cô giáo và các em nhỏ trường tiểu học Phìn Ngan, thầy Hiệu trưởng trường em lên phát biểu và giới thiệu về đoàn từ thiện. Giây phút đúng lên cùng vẫy tay, gửi lời chào đến trường bạn, em thấy vô cùng tự hào và xúc động. Đoàn từ thiện trường em lần lượt trao quà cho các em nhỏ theo từng tốp. Nhìn những nụ cười hồn nhiên, những ánh mắt trong veo ánh lên niềm hạnh phúc của các em khi được nhận quà, em thấy hạnh phúc vô cùng. Em ấn tượng nhất với hình ảnh của một em nhỏ khi lên nhận quà còn đi chân đất giữa tiết trời mùa đông, thật sự rất xót xa. May quá, trong số quà gửi tặng, mọi người nhanh chóng tìm ra một đôi dép cho em đi tạm Nhìn HS của mình phấn khởi nhận quà, các thầy cô trường tiểu học Phìn Ngan không ném được niềm xúc động và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đoàn từ thiện. Qua lời chia sẻ của cô Hiệu trưởng điểm trường tiểu học Phìn Ngan, nơi đây thiếu thốn về mọi mặt. Các em HS đã vất vả, các thầy cô giáo nơi đây còn vất vả hơn, có những thầy cô phải xa gia đình lên công tác trên này đã hơn chục năm, không nỡ bỏ lại các em mà đi Buổi phát quà từ thiện có thật nhiều tiếng cười, niềm vui, nhưng đâu đó là những giọt nước mắt phải lau vội. Đoàn phát quà xong thì trời cũng đã trưa. Cô Hiệu trưởng trường tiểu học Phìn Ngan đã nhiệt tình mời đoàn ở lại dùng bữa cơm rau rừng với cô trò nhà trường. Mọi người chia nhau đi hái rau và nấu cơm. Đoàn trường em góp mấy gói xúc xích, ít chả giò được mang theo. Mọi người đều vui vẻ trò chuyện và sẻ chia công việc với nhau vô cùng thân thiết và gần gũi. Bữa cơm giữa núi rừng Tây Bắc đạm bạc mà chan chứa tình người. Nhìn những em nhỏ cầm những cây xúc xích ăn ngon lành mà lòng em thấy thật vui. Kết thúc bài nói: (Giọng lắng lại, nhẹ nhàng) Khi đã thu dọn xong mọi thứ, đúng 14h00, Đoàn chào tạm biệt cô trò trường Tiểu học Phìn Ngan để ra về. Mọi người ai nấy đều lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Buổi từ thiện đã để lại cho em những kỉ niệm khó quên và có những người bạn mới thật thú vị. Hy vọng rằng sau này em có thể tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa để làm những việc có ích. Cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết cho đi, lan toả tình yêu thương tới mọi người. Chuyến đi từ thiện nơi vùng cao là một chuyến đi đáng nhỡ, để lại cho em nhiều điều bổ ích. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để em có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa. Em thấy mình may mắn hơn các em nhỏ vùng cao khi được sống trong hoàn cảnh đủ đầy hơn, được cha mẹ, thầy cô quan tâm. Em cũng tự hứa với lòng mình sẽ tích cực làm thêm nhiều việc tốt, tích cực làm từ thiện hơn nữa bởi “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng” Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài chia sẻ về chuyến đi đáng nhớ của em. Rất mong nhận được những góp ý và chia sẻ từ mọi người. . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CẢ BÀI HỌC 9 ÔN TẬP BÀI 9 I. Mục tiêu: 1. Năng lực HS biết cách hệ thống lại các đơn vị kiến thức đã học ở bài học 9 bao gồm 4 kĩ năng: đọc – viết- nói và nghe. 2. Phẩm chất - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm mọi người; yêu cái đẹp. II. Chuẩn bị của GV và HS - Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập. - Học sinh: Đọc lại các VB và tự làm các bài tập mục Ôn tập trước ở nhà. HS có thể ghi lại những khó khăn, thắc mắc để trao đổi tại lớp trong tiết Ôn tập. III.Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi: “Nhìn tranh đoán tác phẩm (Đuổi hình bắt tác phẩm)” : GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết bức tranh minh hoạ cho nội dung của văn bản đọc hiểu nào trong bài học 9. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhìn tranh, đoán nhanh tác phẩm. Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, khen và biểu dương các HS trả lời nhanh và đúng nhất. - GV tái hiện và dẫn dắt vào tiết Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức. KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: +Văn bản 1: Lẵng quả thông (Pao-tôp –xơ-ki) + Văn bản 2: Con muốn làm một cái cây (Võ Thu Hương) Đọc kết nối chủ điểm: Văn bản 3 : Và tôi nhớ khói (Đỗ Bích Thuý) Thực hành Tiếng Việt: Lựa chọn cấu trúc câu Thực hành đọc hiểu: + Văn bản 4: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen). Viết Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân . Nói và nghe Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học 9 để hoàn thành các bài tập trong mục Ôn tập. b. Nội dung: Trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập SGK. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm NV1: Bài tập 1: Bước 1: Giao nhiệm vụ : Hoạt động nhóm: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập theo bảng trong SGK theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm theo Phiếu học tập số 01: Nhóm Văn bản Nội dung chính Nhóm 1 Lẵng quả thông Nhóm 2 Con muốn làm một cái cây Nhóm 3 Và tôi nhớ khói Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, thảo luận. - GV lần lượt gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, phản biện theo phân công. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức NV2: Bài tập 2: GV hướng dẫn HS làm sổ nhật kí và viết lại những cảm xúc tích cực hàng ngày theo mẫu: - HS thực hiện nhiệm vụ NV3: Bài tập 3: Kĩ thuật khăn trải bàn Bước 1: Giao nhiệm vụ : Yêu cầu thảo luận câu hỏi lớn được đặt ra ở đầu bài học: ? Nuôi dưỡng tâm hồn phong phú sẽ mang đến điều gì cho chúng ta? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ + Mỗi HS suy nghĩ và viết câu trả lời của cá nhân ra vị trí được quy định trong Phiếu học tập của cả nhóm. + Thảo luận, thư kí tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm ghi vào phần trung tâm của Phiếu học tập. Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, thảo luận. - GV lần lượt gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, phản biện theo phân công. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Bài tập 1 (SGK): Phiếu học tập số 1 Văn bản Nội dung chính Lẵng quả thông Khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người Con muốn làm một cái cây Ý nghĩa của những kí ức tươi đẹp tuổi thơ với mỗi người; tình cảm ông cháu. Sự cô đơn của những đứa trẻ khi xa rời không gian sống quen thuộc. Và tôi nhớ khói Những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương, qua đó bộc sự tình yêu và sự gắn bó với quê hương. Bài tập 2: HS ghi nhật kí những việc làm và cảm nhận cá nhân. Mục đích: Giúp nuôi dưỡng tâm hồn HS mỗi ngày, bồi đắp những cảm xúc tích cực. Cách thức: HS ghi nhật kí, có thể cùng thực hiện với phụ huynh. Bài tập 3: Ý nghĩa của việc nuôi dưỡng tâm hồn: Giúp con người: - Có một cuộc sống phong phú, giàu cảm xúc - Giúp con người có tình yêu và lòng biết ơn cuộc sống - Giúp con người sống có ý nghĩa, cân bằng - Giúp con người có những điểm tựa tinh thần khi trải qua biến cố trong cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG CẢ BÀI HỌC 9 1. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế. 2. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra. 3. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm học tập nhóm của HS. 4. Tổ chứcthực hiện: * Nhiệm vụ 1: Viết đoạn văn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS làm việc cá nhân. + GV quan sát, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Tổ chức trao đổi, nêu ý kiến. + HS nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): GV tổng hợp, nhận xét ý kiến, định hướng bài học cho HS. - Hiện nay trong xã hội hiện đại, con người quá quan tâm đến điện thoại di động, những thiết bị thông minh và thế giới ảo mà quên đi những điều xung quanh cuộc sống thật. - Hậu quả, tác hại của việc quá lạm dụng những thiết bị công nghệ: + Con người tốn quá nhiều thời gian để kết nối ảo trên mạng mà lại không có những giây phút cho những mối quan hệ thật ở ngoài đời, cho những người mình yêu thương. + HS quá chú tâm vào điện thoại, máy tính dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng: kết quả học tập giảm sút; không có thời gian trau dồi các kĩ năng sống; không có thời gian khám phá cs xung quanh để bồi đắp tâm hồn, tri thức,.. - Tác dụng của việc buông máy tính, điện thoại xuống, giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại + Biết trân trọng những gì là thực chất. + Có thời gian suy ngẫm cs, quan tâm đến những người xung quanh, những mối quan hệ máu thịt, có những mối quan hệ bền chặt. + Có thời gian tận hưởng cuộc sống, thư giãn tâm hồn. + Có thời gian theo đuổi sở thích, đam mê thay vì mất thời gian với máy tính, điện thoại. - Mở rộng, nâng cao - Điện thoại, máy tính chỉ là phương tiện liên lạc, làm việc khi cần thiết, không nên quá nâng tầm quan trọng của nó để thay thế con người, thay thế những người thân xung quanh. - Điện thoại, máy tính, những thiết bị thông minh phản ánh trình độ phát triển ngày càng cao của xã hội công nghệ thông tin, phải có văn hóa sử dụng để thể hiện mình là con người thông minh, không lệ thuộc vào sự phát triển công nghệ. - Bài học hành động và liên hệ bản thân + Bản thân em đã sử dụng điện thoại, máy tính như thế nào? + Bài học *Nhiệm vụ 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Kĩ thuật Phòng tranh (Giao về nhà) Bài tập: Vẽ tranh minh hoạ nội dung các văn bản đọc hiểu trong bài học 9 Mỗi nhóm sẽ lựa chọn 01 tác phẩm để vẽ minh hoạ. Mỗi thành viên sẽ vẽ 01 hình ảnh, khi sắp xếp nối tiếp để trưng bày cả nhóm sẽ tạo thành 01 câu chuyện theo mạch nội dung văn bản đọc hiểu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, lên ý tưởng, làm việc nhóm - GV khích lệ, giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm báo cáo sản phẩm theo hình thức triển lãm phòng tranh. - Các nhóm nhận xét, góp ý cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS. - Cho điểm hoặc phát thưởng cho các nhóm. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tìm hiểu thông tin về tác giả của các văn bản đã học: thu thập các nguồn tư liệu khác nhau như bài viết, ảnh, video,... Đọc thêm các tác phẩm của cùng tác giả. Hệ thống hoá kiến thức bài học 9 bằng sơ đồ tư duy. Chuẩn bị bài 10 : Mẹ thiên nhiên H. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, tập 2 - Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT. - Nội dung modul 1, 2, 3 được tập huấn. - Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet I. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_9_nuoi_duong_tam_ho.docx