Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 10: Mẹ thiên nhiên
A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
1. Đọc và thực hành tiếng Việt:
- Đọc – hiểu các văn bản: Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro (Văn Quang- Văn Tuyên); Trái Đất - Mẹ của muôn loài (Trịnh Xuân Thuận)
- Đọc kết nối chủ điểm: Hai cây phong (Ai-ma-tốp)
- Đọc mở rộng theo thể loại: Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ (Nhóm biên soạn)
- Thực hành Tiếng Việt: Dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng.
2. Viết:
Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện;.
3. Nói và nghe.
Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
4. Ôn tập
II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết
1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 9 tiết
2. Viết: 3 tiết
3. Nói và nghe: 1 tiết
4. Ôn tập: 1 tiết
B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC
I. Năng lực
- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nhận biết được tác dụng của một số yếu tố, chi tiết trong văn bản thông tin; cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả; tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 10: Mẹ thiên nhiên
BÀI 10: Ngày soạn .................. Ngày dạy:................... MẸ THIÊN NHIÊN (14 TIẾT) “Môi trường là nơi chúng ta gặp nhau, là nơi đem lại lợi ích cho mọi người, là điều mà tất cả chúng ta đều chia sẻ”- Lady Bird Johnson “Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn những gì ta tìm kiếm” – John Muir – Albert Schweitzer A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN. I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN: 1. Đọc và thực hành tiếng Việt: - Đọc – hiểu các văn bản: Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro (Văn Quang- Văn Tuyên); Trái Đất - Mẹ của muôn loài (Trịnh Xuân Thuận) - Đọc kết nối chủ điểm: Hai cây phong (Ai-ma-tốp) - Đọc mở rộng theo thể loại: Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ (Nhóm biên soạn) - Thực hành Tiếng Việt: Dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng. 2. Viết: Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện;. 3. Nói và nghe. Tóm tắt nội dung trình bày của người khác. 4. Ôn tập II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết 1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 9 tiết 2. Viết: 3 tiết 3. Nói và nghe: 1 tiết 4. Ôn tập: 1 tiết B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC I. Năng lực Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. Nhận biết được tác dụng của một số yếu tố, chi tiết trong văn bản thông tin; cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả; tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong văn bản. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân. Nhận biết dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng. Bước đầu viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; tóm tắt được nội dung trình bày của người khác. II. Phẩm chất Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống của muôn loài. Bảng mô tả cụ thể các năng lực và phẩm chất cần hình thành cho HS: STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : ĐỌC - VIẾT - NÓI VÀ NGHE 1 Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. Đ1 2 Nhận biết được tác dụng của một số yếu tố, chi tiết trong văn bản thông tin; cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả; tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong văn bản. Đ2 3 Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân. Đ3 4 Nhận biết dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng. Đ4 5 Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. V1 6 Biết trình bày cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về đặc sắc nội dung và các hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu. N1 7 Nghe bạn trình bày và tóm tắt được nội dung trình bày của bạn. N2 8 Biết tóm tắt nội dung trình bày của người khác. N3 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 11 - Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. - Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra. GT-HT 12 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực HS cấp THCS). GQVĐ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI , TRÁCH NHIỆM 13 Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống của muôn loài NA Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA: - Đ: Đọc (1,2,3,4,5: Mức độ). - V: Viết (1: mức độ) - N: Nghe – nói (1,2,3: mức độ) - GT-HT: Giao tiếp – hợp tác. - GQVĐ: Giải quyết vấn đề. - NA: Nhân ái C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . - Thiết kể bài giảng điện tử. - Phương tiện và học liệu: + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... +Học liệu: GV sử dụng ảnh, tranh ảnh hoặc clip về môi trường, thiên nhiên. + Phiếu học tập: sử dụng phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe. 2. Học sinh. - Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK. - Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. C. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC. 1. Câu hỏi: Theo Phiếu học tập 2. Bài tập : - Viết đoạn văn theo chủ đề cho trước. - Tham gia thảo luận nhóm nhỏ giải quyết vấn đề. 3. Rubric Rubric đánh giá viết đoạn văn theo chủ đề: Mức độ Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Đoạn văn có chủ đề Để Trái Đất mãi là “hành tinh xanh”, độ dài 5-7 câu (10 điểm) Nội dung đoạn văn còn sơ sài; mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp ( 5 – 6 điểm) Nội dung đoạn văn tương đối chi tiết; trình bày được suy nghĩ riêng có sức thuyết phục về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (7- 8 điểm) Nội dung đoạn văn chi tiết; trình bày được suy nghĩ riêng có sức thuyết phục về chủ đề, diễn đạt sáng tạo, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (9- 10 điểm) Rubric đánh giá viết đoạn văn theo chủ đề: Mức độ Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Đoạn văn có chủ đề Để Trái Đất mãi là “hành tinh xanh”, độ dài 5-7 câu (10 điểm) Nội dung đoạn văn còn sơ sài; mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp ( 5 – 6 điểm) Nội dung đoạn văn tương đối chi tiết; trình bày được suy nghĩ riêng có sức thuyết phục về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (7- 8 điểm) Nội dung đoạn văn chi tiết; trình bày được suy nghĩ riêng có sức thuyết phục về chủ đề, diễn đạt sáng tạo, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (9- 10 điểm) RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC THEO TIÊU CHÍ Nhóm/Tên:. Tiêu chí Mức độ Chưa đạt Đạt Tốt 1. Nghe và tóm tắt được nội dung trình bày của người khác. Nghe và tóm tắt nội dung còn sơ sài, chưa tóm tắt được nội dung người khác trình bày. Nghe và tóm tắt đủ dung trình bày để người nghe hiểu được nội dung sự việc. Nghe và tóm tắt tốt nội dung trình bày của người khác một cách rõ ràng. 2. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 3. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 4. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn, thu hút. TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm Rubric đánh giá sản phẩm vẽ tranh/porter tuyên truyền bảo vệ môi trường tự nhiên: Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường (10 điểm) Các nét vẽ không đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc; thông điệp chưa rõ ràng. ( 5 – 6 điểm) Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú; tranh đã thể hiện đươc thông điệp. (7 – 8 điểm) Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn; thông điệp được truyền đạt mạnh mẽ, gây ấn tượng. (9 - 10 điểm) 4. Bảng kiểm Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn nêu cảm xúc về một hình ảnh/chi tiết trong văn bản: Tiêu chí Đạt/Không đạt Nội dung: Cảm xúc về một hình ảnh/chi tiết trong văn bản Hình thức: Đoạn văn khoảng 5-7 dòng; kết hợp biểu cảm với các phương thức biểu đạt khác. Cảm xúc của người viết Lỗi chính tả, lỗi cấu trúc ngữ pháp Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích: STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt 1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 150-200 chữ. 2 Đoạn văn tập trung giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích theo phương thức biểu đạt chính là thuyết minh (có thể xưng ngôi kể thứ nhất trong bài viết) 3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn 4 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. 5 Đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy. Bảng kiểm bài viết thuyết minh thuật lại một sự kiện: Các phần của bài viết Nội dung kiểm tra Đạt/Chưa đạt Mở bài Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội Thân bài Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát nơi diễn ra lễ hội. Thuật lại các hoạt động theo diễn biến thời gian của lễ hội Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy. Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm phù hợp. Kết bài Nêu ra được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện. D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá HĐ 1: Khởi động Kết nối – tạo tâm thế tích cực. Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học. - Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại, gợi mở -Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; - Do GV đánh giá. HĐ 2: Khám phá kiến thức Đ1,Đ2,Đ3,Đ4, Đ5,N1,N2,N3 GT-HT,GQVĐ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Đọc hiểu văn bản : Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro (Văn Quang- Văn Tuyên) - Đọc hiểu văn bản Trái Đất - Mẹ của muôn loài (Trịnh Xuân Thuận) - Đọc kết nối chủ điểm văn bản Hai cây phong (Ai-ma-tốp) - Đọc mở rộng theo thể loại: văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ - Thực hành Tiếng Việt: Dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng. VIẾT Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện NÓI VÀ NGHE Tóm tắt nội dung trình bày của người khác. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; -Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá. - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. - Đánh giá qua rubic. HĐ 3: Luyện tập Đ3,Đ4,GQVĐ Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Kỹ thuật: động não - Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá. - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. HĐ 4: Vận dụng N2, V1,GQVĐ Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá. - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. Hướng dẫn tự học Tự học Giao nhiệm vụ, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn. Tự học - Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. - GV và HS đánh giá. E. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC 10 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. Khắc sâu tri thức chung cho bài học nhằm giới thiệu chủ đề của bài học 10 là Mẹ thiên nhiên gắn với thể loại văn bản thông tin. 2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ 3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV chiếu cho HS xem video múa bóng “Mẹ thiên nhiên” Link video ... g Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. II. TRÌNH BÀY BÀI TÓM TẮT - HS trình bày bài nói tóm tắt trước lớp - Yêu cầu nói: + Tóm tắt đầy đủ nội dung trình bày của bạn. + Nói to, rõ ràng, có điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. - Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Nhận xét của HS. TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN LỚP VỀ BÀI NÓI TÓM TẮT a. Mục tiêu: N1- GQVĐ , HS được rèn kĩ năng đánh giá bài nói, kĩ năng nghe, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi tóm tắt nội dung trình bày của người khác. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Phiếu đánh giá bài nói tóm tắt. d. Tổ chức thực hiện. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói tóm tắt trước lớp của bạn. - Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi vào phiếu đánh giá bạn, bổ sung ý kiến. - HS rút ra kinh nghiệm về việc lắng nghe và ghi chép tóm tắt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét khả năng nghe, ghi chép nội dung và trình bày bài tóm tắt nội dung trình bày của HS. Lưu ý một số kinh nghiệm khi nghe và ghi chép: + Khi nghe: Cần tập trung lắng nghe, chú ý quan sát ghi chép tóm tắt nội dung đã nghe bằng các gạch đầu dòng, theo dàn ý, sơ đồ tư duy, sơ đồ xương cá, + Khi trình bày tóm tắt: cần tóm tắt ngắn gọn những nội dung chính. III. TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN VỀ BÀI NÓI TÓM TẮT - Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Nhận xét của HS RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC THEO TIÊU CHÍ Nhóm/Tên:. Tiêu chí Mức độ Chưa đạt Đạt Tốt 1. Nghe và tóm tắt được nội dung trình bày của người khác. Nghe và tóm tắt nội dung còn sơ sài, chưa tóm tắt được nội dung người khác trình bày. Nghe và tóm tắt đủ dung trình bày để người nghe hiểu được nội dung sự việc. Nghe và tóm tắt tốt nội dung trình bày của người khác một cách rõ ràng. 2. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 3. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 4. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn, thu hút. TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CẢ BÀI HỌC 10 ÔN TẬP BÀI 10 I. Mục tiêu: 1. Năng lực HS biết cách hệ thống lại các đơn vị kiến thức đã học ở bài học 10 bao gồm 4 kĩ năng: đọc – viết- nói và nghe. 2. Phẩm chất Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống của muôn loài. II. Chuẩn bị của GV và HS - Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập. - Học sinh: Đọc lại các VB và tự làm các bài tập mục Ôn tập trước ở nhà. HS có thể ghi lại những khó khăn, thắc mắc để trao đổi tại lớp trong tiết Ôn tập. III.Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu các nhóm điền nhanh các đơn vị kiến thức của bài học 10 theo mẫu sau: Phiếu học tập 01: BÀI HỌC 10. CHỦ ĐỀ: MẸ THIÊN NHIÊN KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: +Văn bản 1: .. + Văn bản 2: .. Đọc kết nối chủ điểm: Văn bản 3 : . Thực hành Tiếng Việt: . Thực hành đọc hiểu: + Văn bản 4: Viết Viết: . Nói và nghe Nói và nghe: ... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm hoàn thành nhanh phiếu học tập. Chỉ 02 nhóm hoàn thành nhanh nhất được treo sản phẩm lên bảng. Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn dắt vào tiết Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức. KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: +Văn bản 1: Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro (Văn Quang- Văn Tuyên) + Văn bản 2: Trái Đất - Mẹ của muôn loài (Trịnh Xuân Thuận) Đọc kết nối chủ điểm: Văn bản 3 : Hai cây phong (Ai-ma-tốp) Thực hành Tiếng Việt: Dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng. Thực hành đọc hiểu: + Văn bản 4: Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ (Nhóm biên soạn) Viết Viết: Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Nói và nghe Nói và nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác. Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học 10 để hoàn thành các bài tập trong mục Ôn tập. b. Nội dung: Trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập SGK. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm NV1: Bài tập 1: Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung chính của 02 văn bản. Bước 1: Giao nhiệm vụ : Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện tóm tắt văn bản bằng sơ đồ tư duy: Nhóm 1- 2: Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro Nhóm 3 - 4: Văn bản Trái đất – Mẹ của muôn loài Thời gian thực hiện thiết kế sơ đồ tư duy: 07 phút. Phiếu học tập số 02: Nhóm Văn bản Nội dung chính Nhóm 1 - 2 Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro Nhóm 3 - 4 Trái đất – Mẹ của muôn loài Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, thảo luận. - GV lần lượt gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, phản biện theo phân công. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức NV2: Bài tập 2: Tìm hiểu những lưu ý khi viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện Bước 1: Giao nhiệm vụ: Thảo luận theo bàn: ? Khi viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện cần lưu ý những điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, thảo luận. - GV gọi đại diện một số bàn lên trình bày kết quả thảo luận. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, phản biện theo phân công. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức NV3: Bài tập 3: Bước 1: Giao nhiệm vụ : Kĩ thuật khăn trải bàn Yêu cầu thảo luận câu hỏi lớn được đặt ra ở đầu bài học: ? Giữ gìn những báu vật mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ + Mỗi HS suy nghĩ và viết câu trả lời của cá nhân ra vị trí được quy định trong Phiếu học tập của cả nhóm. + Thảo luận, thư kí tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm ghi vào phần trung tâm của Phiếu học tập. Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, thảo luận. - GV lần lượt gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, phản biện theo phân công. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Bài tập 1 (SGK/Tr 96): Phiếu học tập số 02 Văn bản Nội dung chính Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ – ro Thời gian: Từ 15 đến 30/3 âm lịch Cách thức: + Làm cây niêu + Phụ nữ lớn tuổi đi rước hồn lúa + Lễ vật: Heo, gà, bánh, bông lúa, rượu cần nhà làm. + Già làng khấn nguyện trên nền nhạc cồng chiêng. + Mở tiệc tại nhà sàn chính, người phụ nữ lớn tuổi nhất sẽ uống ly rượu đầu tiên và mời khách theo thứ bậc. Ý nghĩa + Thể hiện sự gắn bó, ân tình giữa con người và thiên nhiên. + Góp phần làm phong phú nền văn hóa của dân tộc. Trái đất – Mẹ của muôn loài Giới thiệu về Trái Đất + Là hành tinh duy nhất có sự sống của Hệ Mặt Trời. + Những hoạt động địa chấn của TĐ tạo ra sự sống. +m¾ bề mặt là nước. Quá trình hình thành và phát triển của trái đất + 140 triệu năm trước: Sự phát triển của thực vật, động vật + 6 triệu năm trước: Xuất hiện loài người + 30.000-40.000 năm trước: Xuất hiện người tinh khôn Sự ảnh hưởng của trái đất với môi trường Giúp sinh vật tiến hóa hoặc biến mất. Ý nghĩa Mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng muôn loài. Bài tập 2: Những lưu ý khi viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện: Giới thiệu được sự kiện, thời gian, địa điểm. Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo trình tự hợp lý. Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy khi thuật lại sự kiện. Nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện. Bài văn đảm bảo đủ bố cục. Có thể sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,) để bài viết thuyết phục, lôi cuốn người đọc hơn. Bài tập 3: Ý nghĩa của việc giữ gìn những báu vật mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng: *Những báu vật mà thiên nhiên ban tặng: đó là tài nguyên đất, nước, không khí, núi rừng, đại dương,.. và sự sống muôn loài trên Trái Đất. * Bảo vệ, giữ gìn những báu vật mà Mẹ Thiên Nhiên đã ban tặng nghĩa là giữ cho môi trường sống của chúng ta luôn được trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. =>Ý nghĩa của việc giữ gìn những báu vật mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng: Việc giữ gìn những báu vật mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng tạo nên sự bền vững của môi trường sống, sự sống của muôn loài, trong đó có con người. Môi trường sống của con người sẽ bị hủy hoại nếu chúng ta không giữ gìn và bảo vệ nó. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG CẢ BÀI HỌC 10 1. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế. 2. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra. 3. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm học tập nhóm của HS. 4. Tổ chứcthực hiện: *Nhiệm vụ: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Kĩ thuật Phòng tranh (Giao về nhà) Bài tập: Vẽ tranh cổ động hoặc thiết kế porter để tuyên truyền bảo vệ môi trường thiên nhiên. Mỗi nhóm nhỏ (2-3 HS) sẽ vẽ 01 bức tranh và trưng bày cả lớp trên bảng. Chấm trao giải. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, lên ý tưởng, làm việc nhóm nhỏ. - GV khích lệ, giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm báo cáo sản phẩm theo hình thức triển lãm phòng tranh. - Các nhóm nhận xét, góp ý cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS. - Cho điểm hoặc phát thưởng cho các nhóm. GV cung cấp Rubric đánh giá: Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường (10 điểm) Các nét vẽ không đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc; thông điệp chưa rõ ràng. ( 5 – 6 điểm) Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú; tranh đã thể hiện đươc thông điệp. (7 – 8 điểm) Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn; thông điệp được truyền đạt mạnh mẽ, gây ấn tượng. (9 - 10 điểm) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tìm hiểu thông tin về tác giả của các văn bản đã học: thu thập các nguồn tư liệu khác nhau như bài viết, ảnh, video,... Đọc thêm các văn bản thông tin khác cùng chủ đề. Hệ thống hoá kiến thức bài học 10 bằng sơ đồ tư duy. Chuẩn bị bài 11 : Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào? H. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, tập 2 - Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT. - Nội dung modul 1, 2, 3 được tập huấn. - Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet I. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_10_me_thien_nhien.docx