Kế hoạch dạy học Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Năm học 2023-2024
BÀI 3 CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
- Nhận biết chủ đề của bài học
- Nhận biết được tính cách nhân vật. Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
- Nhận biết đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.
- Bước đầu viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
a. Năng lực chung:
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực văn học: nhận biết được tính cách nhân vật. Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
- Năng lực ngôn ngữ: nhận biết đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.
2. Phẩm chất:
- Bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Các phương tiện kỹ thuật
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Năm học 2023-2024
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN MÔN HỌC: NGỮ VĂN 7 - BỘ SÁCH KNTT VỚI CUỘC SỐNG BÀI 3 CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG Tiết thứ Nội dung bài học Số tiết Thời điểm Thiết bị dạy học Địa điểm dạy học 26 27,28 Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ 3 7 SGK, KH bài dạy, máy chiếu, máy tính Lớp học 29 Thực hành tiếng Việt 1 8 30 31 Người thầy đầu tiên 2 32 Thực hành tiếng Việt 1 33 34 Ôn tập giữa học kì I 2 9 35 36 Kiểm tra giữa học kì I 2 KH bài dạy (Biên soạn đề kiểm tra), Đề photo. Lớp học 37 38 Quê hương 2 10 SGK, KH bài dạy, máy chiếu, máy tính Lớp học 39 40 41 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học 3 11 42 Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) 1 BÀI 3 CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG I. Mục tiêu 1. Năng lực: - Nhận biết chủ đề của bài học - Nhận biết được tính cách nhân vật. Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể. - Nhận biết đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả. - Bước đầu viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: - Năng lực văn học: nhận biết được tính cách nhân vật. Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể. - Năng lực ngôn ngữ: nhận biết đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả. 2. Phẩm chất: - Bồi đắp, trân trọng tình yêu thương. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Tiết 26,27,28 VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ - Nguyễn Ngọc Thuần- Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh xem video: TRAO YÊU THƯƠNG ĐỂ NHẬN NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC, yêu cầu học sinh chia sẻ cảm nhận - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV dẫn dắt vào bài mới: “Tình yêu là câu trả lời cho mọi thứ”, Tình yêu thương sẽ luôn là điểm tựa, con người có tình yêu thương sẽ luôn vững vàng trên hành trình trưởng thành. Trong bài học “CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG” chúng ta, với những văn bản, tác phẩm truyện, chúng ta sẽ có thêm cơ hội và khám phá một các sâu sắc hơn về những nguồn mạch yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Giới thiệu bài học, tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề và thể loại chính của bài học b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Tại sao lại có cái tên nhan đề của bài học như vậy? chúng ta thấy rằng nhan đề được kết cấu tạo từ hai từ “cội nguồn, yêu thương” +Yêu thương là một tình cảm cao đẹp của con người, thể hiện qua lòng yêu mến, ước muốn gắn bó, sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau.... trong cuộc sống. ? Tại sao lại gọi là “cội nguồn yêu thương”? + Như cây cỏ cần bắt rễ vào đất, sẽ được xanh tươi, đơm hoa, kết trái, con người sống có tình yêu thương sẽ có được điểm tựa để vững vàng trên hành trình trưởng thành tìm được nguồn cội, để nuôi dưỡng tâm hồn, để hạnh phúc trong cuộc sống. => Nhan đề đã nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống của mỗi chúng, ta tình yêu thương chính là nguồn cội để giúp cho mỗi con người vững vàng và bản lĩnh hơn trong cuộc sống này, để giúp chúng ta có một cái đích đến một định hướng và chúng ta có được một cuộc sống hạnh phúc mà mình ao ước/. Từ ý tưởng đó mà các thầy cô trong bài số 3 đã lấy một lời đề từ “Tình yêu thương là câu trả lời cho mọi thứ I. Giới thiệu bài học, tri thức ngữ văn 1. Giới thiệu bài học - Chủ đề bài học: Cội nguồn yêu thương -> Yêu thương là điểm tựa hạnh phúc và giúp con người vững vàng trên mọi hành trình tưởng thành - Thể loại chính: truyện, thơ + Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ + Người thầy đầu tiên + Quê hương PHT: - 3 phút TLCĐ 1. Thế nào là thay đổi kiểu người kể chuyện? 2. Tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện? 3. Em đã từng đọc văn bản nào sử dụng việc thay đổi kiểu người kể chuyện chưa? Hãy chia sẻ một vài ví dụ? Vai trò của người kể chuyện. + Việc lựa chọn người kể chuyện nằm trong ý đồ nghệ thuật của tác giả. + Câu chuyện được kể qua cách nhìn, cách suy nghĩ , cảm nhận của người kể chuyện sẽ: ++ Góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật đặc điểm các sự việc của câu chuyện. ++ Thể hiện tư tưởng tác giả gửi gắm vào tác phẩm từ đó làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm với người đọc. 2. Tri thức ngữ văn - Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. + Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi thứ nhất + Có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Tác dụng: + Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. + Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa. GV chuyển ý: Trong thế giới muôn màu tươi đẹp chúng ta có vô vàn những loài hoa khác nhau, mỗi loài hoa lại mang một ý nghĩa riêng và mỗi chúng sẽ có những cách khác nhau để cảm nhận và thưởng thức vẻ đẹp của những loài hoa đó. Cậu bé trong bài học ngày hôm nay chúng học cũng có những cách riêng đầy thú vị khi thưởng thức vẻ đẹp của những loài hoa. Mời các em sẽ cùng tìm hiểu bài học: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Tổ chức thực hiện: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Ngọc Thuần (1972) - Quê: Hàm Tân- Bình Thuận - Là một nhà văn trẻ đầy triển vọng trên địa hạt văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam - Chuyên sáng tác cho trẻ em - Có cái nhìn tinh tế về thế giới trẻ thơ với thế giới trong trẻo, tươi mới và đầy chất thơ - GV yêu cầu HS: đọc phân vai truyện + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ lời thoại tôi và bố cùng các nhân vật khác - HS tiếp nhận nhiệm vụ. GV: Tổ chức hoạt động nhóm đôi Hoàn thành phiếu học tập + Tác dụng của ngôi kể thứ nhất. Cho phép thể hiện sinh động, chân thực những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật người kể chuyện, qua đó bộc lộ tính cách của nhân vật này. Chuyện được kể một cách chân thực, đáng tin cậy. Đặc biệt dưới góc nhìn và cảm nhận hồn nhiên, trong trẻo, ấm áp của trẻ thơ nên câu chuyện trở nên gần gũi, thân thương mà lại phong phú, bí ẩn đầy sức lôi cuốn. Thể hiện hình ảnh những nhân vật khác (bố, bạn Tý) một cách sinh động dưới góc nhìn của người kể chuyện. Theo em nhan đề: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ có ý nghĩa gì? GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. Tóm tắt Nhà của tôi có một khu vườn rộng. Bố trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, hai bố con ra vườn thi nhau tưới. Bố thường bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Tôi đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Khi Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm, bố rất trân trọng dù bố ít khi ăn ổi. Tôi nhận ra đó là vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Tôi nhận ra khu vườn, người bố là món quà to lớn, quý giá của cuộc đời cậu. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. -> Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất). 2. Tác phẩm a. Đọc, chú thích b. Tìm hiểu khái quát - Xuất xứ: Rút từ chương 5 của tập truyện: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Thể loại: truyện ngắn - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Người kể chuyện: nhân vật “tôi” - Nhân vật chính: “tôi”, “bố tôi” - Cốt truyện: Cốt truyện xoay quanh những trò chơi mà người bố nghĩ ra: + Trò chơi về xúc giác và chính xác: chỉ sờ chạm và lắng nghe để nhận biết các sự vật xung quanh. + Trò chơi về khứu giác: chỉ gửi mùi hương để nhận biết các loài hoa cỏ trong vườn. => Cốt truyện đơn giản nhưng thú vị và sinh động và các chi tiết chân thực, lời kể tự nhiên, tình huống hấp dẫn và những khám phá, phát hiện thú vị của một cậu bé lên 10 về thế giới xung quanh. - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “ Cháu có con mắt thần” : Bố dạy “ tôi” cách nhắm mắt đoán các loài hoa trong vườn + Phần 2: Còn lại: Bố dạy “ tôi” cách đón nhận, trân trọng tình cảm của mọi người xung quanh - Nhan đề: Cảm nhận cuộc sống theo cách thức mới lạ. Nhan đề độc đáo, thu hút người đọc, gợi sự hứng thú, tò mò của người đọc Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản a. Mục tiêu: Phân tích được hình tượng nhân vật tôi và nhân vật người bố b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động nhóm 4 Vòng 1: - Nhóm 1: Tìm những chi tiết thể hiện khả năng đặc biệt của nhân vật “ tôi”. Nhờ đâu mà “tôi” có năng lực đó? - Nhóm 2: Tìm các chi tiết thể hiện cảm xúc suy nghĩ của nhân vật tôi về bố và Tí? - Những chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” vế bố (yêu quý, gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với long biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn; bố là món quà “bự” nhất của “tôi”,...); về bạn Tí (coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con; thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi ầm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...). Những chi tiết tiêu biểu đó thể hiện tính cách của nhân vật “tôi”: nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương,... II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật tôi a. Những khả năng đặc biệt của “tôi” * Có cách nhìn đặc biệt - Nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cách ngửi mùi hương của hoa và cảm nhận từ đôi bàn tay - “Tôi có thể chạm bất cứ loại cây nào và nói đúng tên của nó” - “Tôi có thể vừa nhắm vừa đi mà không chạm vào vật gì” - “tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa” - “Tôi còn phân biệt đồng một lúc những hoa gì đang nở. Bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới!” - “Chú hùng nói: Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần” * Lắng nghe âm thanh tài tình - “Bây giờ, khi đang còn vùi đầu trong mền, tôi vẫn biết bố đang cách xa tô ... i của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi nói - HS tiếp nhận nhiệm vụ. III. SAU KHI NÓI Người nghe Kiểm tra lại các thông tin đã nghe được, trảo đổi với người nói trên tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi bằng cách: - Đặt câu hỏi để thu thập thêm thông tin về vấn đề thảo luận - Đưa ra lí do thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của người nói - Nhận xét về lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng Người nói Lắng nghe, phản hồi ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: - Trả lời câu hỏi, bổ sung thông tin cho những nội dung mà người nghe chưa rõ - Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng - Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài nói trên lớp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu: “BÀI HỌC VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG qua nhân vật mèo Gióc-ba Bài nói tham khảo Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về một cuốn sách mà tôi yêu thích, tại sao ư? Các bạn cùng lắng nghe nhé! Một trong những cuốn sách mà tôi rất yêu thích là “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Trong tác phẩm này, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Gióc-ba, một con mèo mùn được nhà văn xây dựng để gửi gắm bài học về tình yêu thương. Truyện kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự hỗ trợ trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã hoàn thành ba lời hứa của mình. Câu chuyện được bắt đầu từ một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba lại làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Từng trang sách được lật mở là từng cảm xúc khác nhau mà chúng ta đã trải qua: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách. Gióc-ba và họ nhà mèo đã nuôi lớn và dạy dỗ Lắc-ki bằng tình yêu thương chân thành, tha thiết. Một lần nọ, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki. Ở cuối truyện, Lắc-ki học được cách bay, giọt nước mắt mãn nguyện của chú mèo Gióc-ba đã cho thấy tình yêu thương thật lớn lao. Gióc-ba cảm thấy rất hạnh phúc vì mình đã giữ đúng lời hứa nhưng trong sâu thẳm lại buồn vời vợi vì từ đây sẽ xa đứa con nhỏ bé mà bấy lâu nay mình đã dành hết tình yêu thương cho nó một cách trọn vẹn nhất. Qua câu chuyện, nhà văn cũng truyền tải đến người đọc một thông điệp: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn”. Đây là một thông điệp vô cùng giá trị trong cuộc sống hiện đại hôm nay. “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã để lại cho người đọc cảm xúc đẹp đẽ. Chúng ta cũng nhận ra được bài học về tình yêu thương trong cuộc sống, để rồi chúng ta sống có ích hơn, yêu thương hơn và chia sẻ nhiều hơn. .Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. Bảng kiểm trình bày ý kiến về một vấn để trong cuộc sống Nội dung kiểm tra Đạt/chưa đạt Bài trình bày cỏ đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc. Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút. Thể hiện được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe. Người trình bày nói rõ ràng, rành mạch và đúng thời gian quy định. Người trình bày tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí. Người trình bày ghi nhận và phàn hồi thỏa đáng những câu hỏi, lí lẽ phản biện của khán giả. Hoạt động 4: Vận dụng, CỦng cố, mở rộng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Thực hành luyện nói và quay lại video, thời gian không quá 5 phút - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. BÀI TẬP 1. Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và ghi lại một chi tiết mà em cho là tiêu biểu, đáng nhớ nhất về từng nhân vật trong các văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Người thầy đầu tiên. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn. Văn bản Nhân vật Chi tiết tiêu biểu Lí do lựa chọn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nhân vật “tôi” - Nhân vật tôi chia sẻ một bí mật cho mọi người - Đây là bài học đúc kết được từ nhân vật sau một thời gian được chỉ dạy từ các trò chơi, bài học của bố, nó thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tài năng của nhân vật. Nhân vật người bố - Bố đã tặng và giải thích cho con về ý nghĩa của món quà - Đây là bài học, là lời dạy ý nghĩa của người bố, nó cũng thể hiện được phẩm chất tốt đẹp và tình yêu thương con của người bố. Người thầy đầu tiên Nhân vật thầy Đuy-sen - Thầy đã không quản khó khăn cõng các em nhỏ qua suối, đi chân không giày, tay làm liên tục ở khúc suối lạnh buốt - Chi tiết này đã chứng tỏ được tấm lòng yêu thương học trò và hết mình với các em của người thầy. Nhân vật An-tư-nai - Cô bé đã giúp thầy công việc ở con suối, muốn thầy chính là anh của mình và học tập rất chăm chỉ. - Chi tiết đã nhấn mạnh được tình yêu thương, kính trọng người thầy của mình. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: Trong lòng mẹ - Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng Bài tập 2. Chọn một nhân vật văn học mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau - GV phát phiếu học tập cho học sinh Cách miêu tả nhân vật Chi tiết trong TP Ngoại hình Hành động Ngôn ngữ Nội tâm MQH với nv khác Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Trả lời a, Nhân vật chú bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng Cách miêu tả nhân vật Chi tiết trong tác phẩm Ngoại hình Nhân vật không được khắc họa ngoại hình trong văn bản. Hành động - Cười dài trong tiếng khóc - Đuổi theo mẹ, gọi bối rối - Òa lên khóc rồi cứ thế nức nở - Lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ Ngôn ngữ - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về. - Sao cô biết mợ con có con? - “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi”, ngôn ngữ tự nhiên, thân mật. Nội tâm - Nhân vật “tôi” tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ - Không để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến tình yêu thương và sự kính trọng dành cho mẹ - Đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ. - Khi nghe hai tiếng “em bé” thì tâm can xoắn lại vì thương mẹ và căm tức tại sao mẹ lại sợ hãi những thành kiến tàn xác mà xa lìa anh em tôi, sinh nở một cách giấu giếm - Căm phẫn tới mới “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” + Khi thoáng thấy một người giống mẹ: lo sợ nỗi tuyệt vọng “Nếu người quay lại ấy là một người khác thì là một trò cười tức bụngVà cái lầm đó không làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnhgiữa sa mạc”. - Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ: xúc động mạnh mẽ cao độ khi được gặp mẹ: cuống cuồng, vội vã, những buồn vui, hờn tủi biến thành giọt nước mắt. - Khi được ngồi trong lòng mẹ: ngắm nhìn chân dung mẹ “không còm cõi xơ xác quá, gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má: tươi đẹp như thuở sung túc, hơi quần áo, hơi thở thơm tho lạ thường” và có suy nghĩ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹngười mẹ có một êm dịu vô cùng”. - Câu nói cay độc của người cô chợt hiện ra nhưng nhanh chóng bị chìm ngay đi nhờ tình yêu thương của mẹ xoa dịu Mối quan hệ với các nhân vật khác - Với nhân vật bà cô là mối quan hệ bằng mặt nhưng không bằng lòng, cậu bé dù không thích nhưng cư xử rất phải phép. - Với mẹ thì cậu luôn tha thiết nhớ mong từng ngày. b. Đặc điểm của nhân vật: nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát Câu 3 : Hãy kể tên các phó từ đứng trước và đứng sau động từ và tính từ. * Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung về quan hệ thời gian, sự tương tự hay tiếp diễn, sự phủ định, sự cầu khiến, - Chỉ quan hệ thời gian có các từ : đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ, vừa. - Chỉ mức độ có các từ: rất, lắm, bởi, cực kì,... - Chỉ sự tiếp diễn tương tự có các từ: cũng vẫn, đều, cứ, còn,... - Chỉ sự phủ định có các từ : không, vẫn chưa, chẳng,... - Tự cầu khiến có các từ: đừng, hãy, chớ,... * Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả: - Chỉ khả năng có các từ: mất, được, ... - Chỉ kết quả, hướng có từ: vào, ra, được, lên, xuống,... - Chỉ mức độ, có các từ: hay, lắm, quá, vô cùng , cực kì, Câu 4 : Tìm các phó từ trong đoạn văn sau và cho biết các phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì ? Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn mùi hoa hồng, hoa huệ, sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thui. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan đứng khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. Mùa xuân rất đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về! (Tô Hoài) Gợi ý: - Thế là mùa xuân mong ước đã đến. + Phó từ đã bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian. -Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đây hương thơm và ánh nắng mặt trời. + Phó từ không: bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định. + Phó từ còn, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diện tương tự. - Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thui. + Phó từ đã bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian. -Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. + Phó từ đều, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự. -Những cành xoan đứng khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. +Phó từ đường, sắp, bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian. +Phó từ lại, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự. +Phó từ ra, bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả và hướng. -Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. +Phó từ cũng, bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian. - Mùa xuân rất đẹp đã về! + Phó từ đã, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự. – Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về! + Phó từ cũng, bổ sung ý nghĩa tiếp diễn tương tự. + Phó từ sắp, bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian.
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx