Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Tình bạn cao đẹp được thể hiện qua 3 văn bản đọc.
- Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ.
- Biện pháp tu từ so sánh.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.
- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.
- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1
Bài Nội dung soạn Tên người soạn Địa chỉ Bài 1 Tôi và các bạn Bài học đường đời đầu tiên Hoàng Thị Hà THCS Xuân Trúc – Ân Thi – Hưng Yên Nếu bạn muốn có một người bạn Vũ Thị Dịu THCS Hạ Lễ - Ân Thi – Hưng Yên Bắt nạt Hoàng Thị Hải Quỳnh PTDTBT THCS Cốc Ly 1 – Bắc Hà – Lào Cai Viết, nói và nghe Đỗ Thị Thu THCS Cấn Hữu – Quốc Oai – HN Bài 1 TÔI VÀ CÁC BẠN (16 tiết) - Hạnh phúc đi đâu đấy? - Đến chỗ có tình bạn! (Ngạn ngữ phương Tây) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật). - Tình bạn cao đẹp được thể hiện qua 3 văn bản đọc. - Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ. - Biện pháp tu từ so sánh. 2. Về năng lực: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật). - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. - Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước. - Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Khám phá tri thức Ngữ văn. b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV. HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Tình bạn tuổi thơ” suy nghĩ cá nhân và trả lời. c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được - Nội dung của bài hát: hát về tình bạn tốt đẹp. - Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở). - Tri thức ngữ văn (truyện và truyện đồng thoại; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật; từ đơn và từ phức). d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi: ? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? - Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK. - Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ: ? Hãy kể tên một số truyện mà em đã đọc? Em thích nhất truyện nào? ? Ai là người kể trong truyện này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy? ? Nếu muốn tóm tắt lại nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào? ? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nêu 1 vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó? ? Giới thiệu ngắn gọn một truyện đồng thoại và chỉ ra những “dấu hiệu” của truyện đồng thoại trong tác phẩm đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân. - Đọc phần tri thức Ngữ văn. - Thảo luận nhóm: + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe bài hát. - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc - Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2.1 Đọc văn bản Văn bản (1) BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích “Dế mèn phiêu lưu kí”) – Tô Hoài – 1. MỤC TIÊU 1.1 Về kiến thức: - Những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài. - Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. - Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ - Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. 1.2 Về năng lực: - Xác định được ngôi kể trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. - Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng nhân vật. - Phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn. - Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân. 1.3 Về phẩm chất: - Nhân ái, khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt. 2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. + Phiếu số 1: Hình dáng (Dế mèn) Hành động (Dế mèn) Suy nghĩ (Dế mèn) Nhận xét:. Nhận xét: .. + Phiếu số 2 Làm việc nhóm Tái hiện lại hình ảnh dế Choắt qua hình ảnh và ngôn ngữ trong 3 phút. a/ Hình ảnh Dế Choắt Trạc tuổi .. Người ., cánh .., càng ..., râu .. Mặt mũi: ... Xưng hô: Ăn ở: . Choắt: ... Đối lập với .. + Phiếu học tập số 3 b. Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế nào? Gọi Choắt là: Khi sang thăm nhà Choắt: Khi Choắt nhờ giúp đỡ: Dế Mèn: + Phiếu học tập số 4 Trước khi trêu chị Cốc Sau khi trêu chị Cốc Kết quả Hành động Thái độ + Phiếu học tập số 5 Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1 HĐ 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc 1 truyện kể về một sai lầm và sự ân hận của ai đó chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. 3.2 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 3.2.1 Đọc – hiểu văn bản I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” cũng như đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. Tô Hoài - Tô Hoài (1920 – 2014) - Tên: Nguyễn Sen - Quê: Hà Nội - Ông viết văn từ trước CMT8/1945 - Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi - Các tác phẩm chính: “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Dê và Lợn”, “Đôi ri đá”, “Đảo hoang” 2. Tác phẩm a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục) b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” thuộc loại truyện nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Cung cấp thêm thông tin về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . a) Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc theo hướng dẫn. b) Tìm hiểu chung - Văn bản là truyện đồng thoại nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài. - Hệ thống nhân vật là loài vật (nhân vật chính: Dế Mèn). - Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của Dế Mèn). - Văn bản chia làm 3 phần + P1: Từ đầu sắp đứng đầu thiên hạ rồi. à Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn. + P2: còn lại: à Bài học đường đời đầu tiên. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được những chi tiết nói về ngoại hình, hành động, suy nghĩ và ngôn ngữ của Dế Mèn. - Đánh giá nét đẹp và nét chưa đẹp của Dế Mèn. b) Nội dung: - GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên sâu (7 phút) - Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3 (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)... - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: Nhóm 1,2: Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của Dế Mèn. Nhóm 3,4: Tìm những chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn. Nhóm 5,6: Tìm những chi tiết nói về suy nghĩ của Dế Mèn. * Vòng mảnh ghép (8 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu? 2. Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng khi miêu tả Dế Mèn? 3. Lối miêu tả Dế Mèn thường được sử dụng ở loại truyện nào? 4. Nhận xét về hình dáng, hành động và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (chỉ ra nét đẹp và nét chưa đẹp của nhân vật)? B2: Thực hiện nhiệm vụ * Vòng chuyên sâu HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). * Vòng mảnh ghép (7 phút) HS: - 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. - 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong ... iểu người nghe hiểu được nội dung câu chuyện. Nội dung câu chuyện phong phú và hấp dẫn. 3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 5. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn. TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học b) Nội dung: - GV yêu cầu HS lắng nghe một đoạn ngữ liệu (câu chuyện) và giao nhiệm vụ cho HS. - HS lắng nghe câu chuyện được kể và trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: - HS xác định được nội dung của tiết học là nói về một trải nghiệm của bản thân d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đọc cho HS nghe một đoạn ngữ liệu và giao nhiệm vụ cho HS: ? Nội dung của đoạn văn bản? Nhân vật trong đoạn văn bản kể về điều gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và suy nghĩ cá nhân - GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung (nếu có). B3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài HĐ 2: Hình thành kiến thức mới TRƯỚC KHI NÓI Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe - Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói Nội dung: - GV hỏi và nhận xét xâu trả lời của HS - HS trả lời câu hỏi của GV Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Mục đích nói của bài nói là gì? ? Những người nghe là ai? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ câu hỏi của GV. - Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi. - Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ. ? Em sẽ nói về nội dung gì? B3: Thảo luận, báo cáo - HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b CHUẨN BỊ BÀI NÓI a) Xác định mục đích nói và người nghe (SGK). Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói ? Nơi em sống, có những hoạt động, công việc nào thường diễn ra? ? Hoạt động nào em cảm thấy ấn tượng nhất? Vì sao? Em hãy chọn một hoạt động mà em thích nhất để kể lại nó. ? Hoạt động đó thường diễn ra ở đâu, thời gian nào? Quang cảnh lúc đó ra sao? Em ấn tượng nhất điều gì? ? Có những ai, vật gì, con gì tham gia vào hoạt động này? Những đối tượng đó thường có hành động, lời nói như thế nào? ? Hoạt động đó mang lại cảm xúc gì cho em? - GV hướng dẫn HS luyện nói: Tự nói một mình sau đó luyện nói cùng cặp đôi. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS chuẩn bị bài nói - HS luyện nói tại chỗ B3: Thảo luận, báo cáo - HS báo cáo tiến độ làm việc của cá nhân và nhóm B4: Kết luận, nhận định (GV) GV nhận xét tinh thần và hiệu quả làm việc của HS, chuyển sang hoạt động nói. b) Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện. * HS chuẩn bị được bài nói bằng cách trả lời những câu hỏi gợi dẫn của giáo viên, sắp xếp lại thành bài văn hoàn chỉnh. * Tập luyện - HS nói một mình - HS luyện nói cùng cặp đôi TRÌNH BÀY NÓI Mục tiêu: - Luyện kĩ năng nói cho HS - Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. Nội dung: GV yêu cầu : - HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS nói theo dàn ý đã chuẩn bị. - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xem lại dàn ý đã chuẩn bị. - GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí B3: Thảo luận, báo cáo - HS nói (4 – 5 phút). - GV hướng dẫn HS nói B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau. - HS nói trước lớp - Yêu cầu nói: + Nói đúng mục đích (kể lại một trải nghiệm). + Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI Mục tiêu: Giúp HS - Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. Nội dung: - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. - Yêu cầu HS đánh giá B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy. B3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau. - Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Nhận xét của HS HĐ 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS “Kể về một chuyến du lịch của gia đình em.” B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại câu chuyện. - GV hướng dẫn HS: liệt kê các sự việc, sắp xếp theo trình tự phù hợp. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần nói và nghe của HS. HĐ 4: Củng cố, mở rộng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Hãy quay lại bài nói của em về “Một trải nghiệm nơi em sống hoặc từng đến” thành một video B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS lắng nghe và ghi chép B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành: gửi video về địa chỉ mail của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. PHIẾU SỐ 1 PHIẾU TÌM Ý Họ và tên HS: .Lớp:. Nhiệm vụ: Em hãy tìm ý cho bài văn Tả cảnh sinh hoạt Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. Em sẽ tả cảnh gì? Cảnh sinh hoạt diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Nhìn bao quát, khung cảnh hiện lên như thế nào? Cảnh sinh hoạt có những chi tiết nào đặc sắc? Trong cảnh sinh hoạt, con người có những hoạt động nào? Em có cảm xúc gì khi quan sát cảnh đó? \\\ PHIẾU SỐ 2 THANG ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ HỌC TẬP Tiêu chí Đánh dấu (x) 1. Chưa tích cực: nhóm trưởng phân công chưa hợp lý, các thành viên hoạt động chưa thật tích cực, tự giác. 2. Tích cực: nhóm trưởng biết điều khiển nhóm, giao nhiệm vụ hợp lý, còn một vài thành viên chưa thật tích cực, tự giác trong hoạt động. 3. Rất tích cực: nhóm trưởng biết điều khiển nhóm, giao nhiệm vụ hợp lý, các thành viên tích cực, tự giác hoạt động. RUBRICS ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT STT Tiêu chí Mức độ Mức 5 (Giỏi) Mức 4 (Khá) Mức 3 (Trung bình) Mức 2 (Yếu) Mức 1 (Kém) 1 Xđ đúng thể loại, kiểu bài (1.0 đ) Xác định đúng, chính xác kiểu bài, sử dụng kết hợp phù hợp, linh hoạt các phương thức biểu đạt: bài văn miêu tả cảnh – vẻ đẹp của cảnh vật, cảnh sinh hoạt có kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm linh hoạt. Xác định đúng, chính xác kiểu bài, sử dụng kết hợp phù hợp các phương thức biểu đạt: bài văn miêu tả cảnh – miêu tả cảnh vật, cảnh sinh hoạt có kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm phù hợp. Xác định đúng, kiểu bài, có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: bài văn miêu tả cảnh – miêu tả toàn cảnh bãi biển bước đầu có kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm. Xác định đúng, kiểu bài, bài văn miêu tả cảnh – miêu tả toàn cảnh bãi biển chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt khác. Không xác định được đối tượng miêu tả 2 Nội dung (5.0 điểm) - Bài viết tái hiện một cách sinh động các vẻ đẹp của cảnh vật, cảnh sinh hoạt. - Bài viết tái hiện một cách chân thật, cụ thể cảnh vật, cảnh sinh hoạt. - Bài viết tái hiện được những nét đẹp cơ bản của cảnh vật, cảnh sinh hoạt. Miêu tả được những nét đẹp cơ bản của cảnh vật, cảnh sinh hoạt nhưng còn sơ sài, chung chung. Không miêu tả được những nét cơ bản về cảnh vật, cảnh sinh hoạt. 3 Liên kết (1.0 điểm) Bài viết có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn tạo nên tính mạch lạc, logic và có sức thuyết phục cao. Bài viết có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần các đoạn tạo nên tính mạch lạc. Bài viết có sự liên kết xuyên suốt nhưng đôi chỗ chưa mạch lạc Bài viết có liên kết nhưng nhiều chỗ chưa mạch lạc Chưa thể hiện được sự liên kết. 4 Tình cảm cảm xúc đối với nhân vật (0.5 điểm) - Thể hiện được cảm xúc, rung động trước vẻ đẹp của cảnh vật, cảnh sinh hoạt bằng việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phong phú, sinh động có tính gợi hình gợi cảm cao. Người viết thể hiện được tình yêu mến với vẻ đẹp của của cảnh vật, cảnh sinh hoạt bằng việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phong phú, sinh động. Người viết thể hiện được tình yêu mến với của cảnh vật, cảnh sinh hoạt bằng việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phù hợp. Người viết thể hiện được tình cảm với của cảnh vật, cảnh sinh hoạt nhưng cảm xúc chưa rõ ràng Chưa bày tỏ được cảm xúc với của cảnh vật, cảnh sinh hoạt 5 Diễn đạt (1.0 điểm) - Bài viết có cách diễn đạt mới mẻ, trôi chảy. - Cách dùng từ, đặt câu sáng tạo, chuẩn xác. - Không sai chính tả. - Biết kết hợp phong phú các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và khả năng liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. - Bài viết có cách diễn đạt trôi chảy. - Cách dùng từ, đặt câu chuẩn xác. - Không sai chính tả. - Biết kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và có khả năng liên tưởng, tưởng tượng. - Bài viết có cách diễn đạt trôi chảy. - Cách dùng từ, đặt câu chuẩn xác. - Còn mắc một số lỗi chính tả. - Bước đầu biết kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá. - Biết cách dùng từ, đặt câu. - Còn mắc một số lỗi dùng từ, đặt câu. - Có mắc một số lỗi chính tả Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả. 6 Trình bày (1.0 điểm) Bố cục rõ ràng, hợp lý, bài sạch, chữ đẹp, không gạch xóa. Bố cục rõ ràng, bài sạch, chữ rõ, không gạch xóa. Bố cục rõ ràng, chữ viết rõ ràng, ít gạch xóa. Bố cục rõ ràng, chữ viết tương đối rõ ràng, còn nhiều gạch xóa. Chưa thể hiện được bố cục, chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xóa. 7 Sáng tạo (0.5 điểm) - Có nhiều ý tưởng độc đáo, mới mẻ. - Có khá nhiều ý tưởng mới mẻ. - Có một số ý tưởng mới mẻ. - Có một ý tưởng mới mẻ. Không có sự sáng tạo. **************************************************
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx