Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời

BÀI 4:

NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI

A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.

I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:

1. Đọc:

 - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).

 - Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến).

 - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần).

 - Thực hành Tiếng Việt.

 - Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh).

2. Viết:

 Kể lại một trải nghiệm của bản thân (hình thức một bài văn hoặc một đoạn văn).

3. Nói và nghe.

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

4. Ôn tập.

II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 13 tiết- KHGD

1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết

2. Viết: 2 tiết

 3. Nói và nghe: 2 tiết

 4. Ôn tập: 1 tiết

B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại: Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân sau khi học xong văn bản.

- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ, biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

 

docx 78 trang Khánh Đăng 27/12/2023 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời

Kế hoach bài dạy Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Những trải nghiệm trong đời
BÀI 4: 
NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI
A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
1. Đọc:
 - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
 - Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến).
 - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần).
 - Thực hành Tiếng Việt.
 - Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh).
2. Viết:
 Kể lại một trải nghiệm của bản thân (hình thức một bài văn hoặc một đoạn văn).
3. Nói và nghe.
Kể lại một trải nghiệm của bản thân.	
4. Ôn tập.
II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 13 tiết- KHGD
Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết
2. Viết: 2 tiết
 3. Nói và nghe: 2 tiết
 4. Ôn tập: 1 tiết
B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại: Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Rút ra được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân sau khi học xong văn bản.
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ, biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
2. Bảng mô tả năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh.
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
Có khả năng thu thập tài liệu liên quan đến truyện đồng thoại nói chung và các văn bản của bài học nói riêng.
Đ1
2
Biết cách tìm và chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trong các truyện đồng thoại.
Đ2
3
 Nhận xét được những chi tiết tiêu biểu, quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3
4
Nhận xét được ý nghĩa của các truyện đồng thoại.
Đ4
5
 Viết được một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
V1
Có khả năng giải quyết các bài tập mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
6
Có khả năng tạo lập một văn bản biểu cảm: cảm nhận của cá nhân về một nhân vật hoặc một vấn đề trong văn bản đã học.
V2
7
Có khả năng trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề trải nghiệm trong cuộc sống một cách hữu ích nhất.
N1-NGH
8
Kể được một trải nghiệm của bản thân mà mình nhớ nhất.
N2-NGH
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
- Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực cá nhân).
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NHÂN ÁI
 11
- Có thái độ nhân ái, khoan dung với người khác.
 - Biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.
- Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống khiêm tốn, giản dị, tích cực.
NA,
TN.
Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA:
 - Đ: Đọc (1,2,3,4,5: Mức độ).
 - N-NGH: Nói - Nghe (1,2: mức độ)
 - V: Viết (1,2: mức độ)
 - GT-HT: Giao tiếp – hợp tác. 
 - GQVĐ: Giải quyết vấn đề.
 - TN: trách nhiệm.
 - NA: Nhân ái
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo	
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
-  Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
- Phiếu học tập số 1
Ngoại hình Dế Mèn
Tính cách Dế Mèn
............
...........
......
......
.....
.......
- Phiếu học tập số 2: Lời kể và lời thoại.
Lời kể của Dế Mèn
Lời đối thoại của Dế mèn
Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt...
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao biết sợ ai hơn tao nữa!
(Dế Mèn đối thoại với Dế Choắt)
......
......
.....
.......
Phiếu học tập 3: Sắp xếp các sự việc và lựa chọn sự việc quan trọng trong văn bản:
Hệ thống sự việc
Sắp xếp lại
Sự việc quan trọng nhất
1. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô, hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.
2. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn cánh cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.
3.Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bọ Dừa mất ngủ. 
4. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.
5. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.
Phiếu học tập 4. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Mở bài
Giới thiệu:
Ý 1
Thân bài
Ý 2
Ý 3
.
Kết bài
Ý nghĩa:
2. Học sinh.
- Đọc văn bản theo hướng dẫn Chuẩn bị đọc trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong
3. Bảng tham chiếu các mức độ cần đạt.
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
 - Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến).
 - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần).
- Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh).
- Đưa ra những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 Chỉ ra chủ đề của các truyện đồng thoại trong GSK.
- Nắm được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong các truyện đồng thoại.
Phân tích những đặc điểm về ngoại hình, phẩm chất của nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt
- Kể lại một truyện đồng thoại Bài học đường đời đầu tiên.(sử dụng ngôi thứ 3).
- Vận dụng hiểu biết về nội dung của các truyện đồng thoại để phân tích, cảm nhận về ý nghĩa câu chuyện.
- Viết được một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
- Trình bày một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
- So sánh tính cachs, lối sống của các nhân vật.
 - Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về ý nghĩa của văn bản.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của truyện đồng thoại.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết và trình bày về ý nghĩa lối sống nhân ái, khoan dung, khiêm tốn, giản dị. 
Thực hành Tiếng Việt.
Phân biệt từ, cụm từ, thành phần chính của câu
Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng các cụm từ.
Chỉ ra tác dụng của cụm danh từ, cụm tính từ trong câu.
Viết
Cách viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.
Lên ý tưởng, tạo dàn ý cho bài viết
Viết hoàn chỉnh một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Nói- nghe
Cách trình bày một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Lập dàn ý bài thuyết trình.
Trình bày hoàn chỉnh bài văn kể kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
D. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC.
1. Hệ thống câu hỏi về văn bản, kiến thức Tiếng Việt.
2.Phiếu học tập.
3. Bài tập : Sơ đồ tư duy về bài học (kết hợp trong hoặc sau tiết học).
4. Rubric
 Mức độ
 Nội dung
 Mức 1
 Mức 2
 Mức 3
Thiết kế sơ đồ tư duy về các truyện đồng thoại đã học. (4 điểm)
Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung
 (1-1,5 điểm)
Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.
 (2-3 điểm)
 Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.
(4 điểm)
Thiết kế một kịch bản (sân khấu hóa) về một đoạn văn bản trong các truyện đồng thoại vừa học.
(6 điểm)
Kịch bản đúng hướng nhưng chưa đầy đủ nội dung , diễn viên chưa nhập vai tốt.
(3 điểm)
Kịch bản đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn, các diễn viên diễn có ý thức diễn xuất nhưng chưa tạo được ấn tượng sâu . 
(4- 5 điểm)
Kịch bản đầy đủ nội dung và hấp dẫn, cuốn hút người đọc, diễn viên diễn xuất tốt, mang lại cảm xúc cho người xem.
(6 điểm)
E. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
 Kết nối – tạo tâm thế tích cực.
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học .
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
-Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
- Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức 
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1,GT-HT,GQVĐ
I.Tìm hiểu chung về truyện đồng thoại.
 II. Đọc hiểu văn bản.
- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
 - Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến).
 - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần).
III.Đọc mở rộng theo thể loại.
- Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh).
IV.Thực hành Tiếng Việt: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
V.Viết: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
VI. Nói – nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; 
Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập 
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng 
N1, V1, V2, GQVĐ
Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
HĐ mở rộng
 Mở rộng
Tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn.
Dạy học hợp tác, thuyết trình;
- Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
- GV và HS đánh giá.
G. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 ĐỌC
 - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
 - Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến).
 - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động: Quan sát một tình huống và trả lời câu hỏi.
bài viết và nhận xét
c. Sản phẩm: Câu trả lời giải quyết tình huống.
d. Tổ chức thực hiện:
Cách thứ nhất:
1. GV dùng máy chiếu chiếu trực tiếp một tình huống về trải nghiệm cuộc sống:
Tình huống như sau: Mẹ nói với An: 30/4 tới đây, con được nghỉ học thì cả nhà mình về thăm ông bà ngoại vì mấy tháng rồi, dịch bệnh chưa về quê được.
- An: Không. 30/4 chúng con có dự định đi chơi công viên rồi. Hôm ấy lại là ngày sinh nhật của bạn con.
- Mẹ: Công viên lần này con chưa tới thì lần sau con tới, còn việc về thăm ông bà thì bố mẹ đã lên kế hoạch rồi
- An: Con đã bảo con không về quê. Ông bà ngày nào chẳng gọi điện lên nhà mình ạ!
- Mẹ: (Cúi mặt, khuôn mặt lộ rõ nỗi buồn).
- An:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1. Em có đồng ý với lời nói và suy nghĩ của An không? Trong tình huống này, em sẽ hành động như thế nào?
2. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.
 Cách thứ 2:
- GV cho HS xem video câu chuyện về chú mèo Hello Kitty
Ở nước Nhật, có một câu chuyện cảm động về sự ra đời của chú mèo “Luôn biết lăng nghe” người khác.
- GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé?
+ Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Nhận xét.
* Bước 4: Cùng trải nghiệm, logic vấn đề với bài học mới: 
 Cuộc sống của mỗi người là một chuỗi những trải nghiệm. Có trải nghiệm tạo ra niềm vui, hạnh phúc. Có trải nghiệm mang đến kinh nghiệm. Có trải nghiệm để lại sự nuối tiếc, day dứt. Tất cả đều là bài học quý giá trong hành trình khôn lớn, trưởng thành của chúng ta.
Hôm nay, các em sẽ được trải nghiệm về những bài học đáng quý ấy qua những truyện đồng thoại – những bài học giúp chúng ta trưởng thành hơn.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC.
 a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4, N1, GT-HT, GQVĐ
 (HS hiểu truyện đồng thoại, ý nghĩa của từng truyện đồng thoại trong SGK)
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhó ...  trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm (YC)
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ:Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Bài nói nhằm mục đích gì?
- Người nghe là ai?
- Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày?
- Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút?
- Hãy lập dàn ý cho bài nói của mình?
- Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụđể bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Trình bày sản phẩm trước nhóm, các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập.
+ GV quan sát, khuyến khích
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
 Em hãy tự tập luyện bằng cách:
- Đứng trước gương để tập kể lại câu chuyện.
- Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói.
-Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau.
1. Chuẩn bị nội dung nói
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gia nói (trình bày).
 Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
 Bước 3: Luyện tập và trình bày.
Bước 4:Trao đổi, đánh giá.
* Bảng tự kiểm tra bài nói.
Nội dung kiểm tra
Đạt/
chưa đạt
- Bài nói có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Người kể trình bày chi tiết các sự việc xảy ra.
- Các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
- Các hành động của nhân vật được kể đầy đủ.
- Người kể dùng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện.
- Người kể thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung được kể.
Lí giải được sự quan trọng, ý nghĩa của câu chuyện được kể.
 2. Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: N1- GQVĐ . Biết cách, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.
 b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong.
 c. Sản phẩm: Phần trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm (YC)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Gọi một số 
- HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những hS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điến vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn
 -HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
2. Trình bày bài nói
 3. Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: N1- GQVĐ , HS được rèn kĩ năng đánh giá bài nói, kĩ năng nghe, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi khi thực hiện bài nói trước tập thể 
b. Nội dung: HS chắt lọc kiến SGK và trả lời câu hỏi.
 c. Sản phẩm: Phiếu đánh giá bài nói .
d. Tổ chức thực hiện.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm (YC)
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói trước lớp của bạn. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi.
-HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
*Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
3. Đánh giá bài nói
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
 NHÓM............................
TIÊU CHÍ
Chưa đạt
(0 điểm)
Đạt 
(1 điểm)
Tốt
(2 điểm)
1. Chọn được câu chuyện hay, có ý nghĩa
Chưa có chuyện để kể
Có chuyện đểkể nhưng chưa hay
Câu chuyện hay và ấn tượng
2. Nội dung câu chuyện hay, phong phú, hấp dẫn
Nôi dung sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu được nội dung câu chuyện.
Có đủ chi tiết để người nghe hiểu được nội dung câu chuyện.
Nội dung câu chuyện hay, phong phú, hấp dẫn
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm
Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại ngập ngừng nhiều lần.
Nói to, nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu.
Nói to, truyền cảm hầu như không lặp lại hay ngập ngừng 
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,..) phù hợp
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.
Điệu bộ tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe, nét mặt sinh động.
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí
Không chào hỏi và/ hoặc không có lời kết thúc bài nói.
Chào hỏi và/ có lời kết thúc bài nói.
Chào hỏi và/ có lời kết thúc bài nói ấn tượng.
Tổng: ................/10 điểm
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ
 	I. Mục tiêu tiết ôn tập: Ôn tập - GQVĐ
 1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về đọc hiểu văn bản, viết, nói, nghe, Tiếng Việt của cả chủ đề 
2. Năng lực
- Có khả năng tóm tắt được các văn bản đã học trong chủ đề.
 - Nhận biết được kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân. 
- Nhận ra được đặc điểm văn bản thuộc thể loại truyện đồng thoại
- Có khả năng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống (sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phụ trợ khác)
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK, SGV
- Phiếu học tập
- Máy tính, ti vi (máy chiếu).
* Phiếu học tập của tiết ôn tập
 Phiếu học tập số 1: Tóm tắt văn bản
Văn bản
Nội dung chính
Bài học đường đời đầu tiên
Giọt sương đêm
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Phiếu học tập số 2: Cách cảm nhận về cuộc sống của ba nhân vật chính
Nhân vật
Dế Mèn
(Bài học đường đời đầu tiên)
Bọ Dừa
(Giọt sương đêm)
Nhân vật “tôi”
(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Điểm giống
Nét khác
Phiếu học tập số 3: Đặc điểm kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
Mục tiêu: HS biết cách hệ thống kiến thức đã học.
Nội dung: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân và phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm
Tổ chức thực hiện.
Chủ yếu sử dụng phiếu học tập
Câu 1.
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở)
 (Chiếu phiếu HT số 1 lên máy chiếu)
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
 Bảng tóm tắt nội dung chính của ba văn bản
Văn bản
Nội dung chính
Bài học đường đời đầu tiên
Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách kiêu căng, xốc nổi đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình.
Giọt sương đêm
Văn bản kể về nhân vật Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Bọ Dừa đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy, ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ông tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau, Bọ Dừa đã quyết định trở về quê hương.
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Văn bản kể về nhân vật tôi đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống, nhắm mắt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, những món quà Qua đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con, cảm nhận được tình yêu cuộc sống.
 Câu 2. 
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau.
 (Chiếu phiếu HT số 2 lên máy chiếu)
 * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Nhân vật
Dế Mèn
(Bài học đường đời đầu tiên)
Bọ Dừa
(Giọt sương đêm)
Nhân vật “tôi”
(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Điểm giống
Các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua các trải nghiệm đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá.
Nét khác
Nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình.
Nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu: quê hương.
Nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên, con người xung quanh mình.
Câu 3.
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy?
*Bước 2: HS trả lời cá nhân.
*Bước 3: HS khác nhận xét.
*Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Gợi ý
Văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ thuộc thể loại truyện đồng thoại. Vì hai văn bản đều có những đặc điểm đặc trưng của truyện đồng thoại:
+ Nhân vật là các loài vật được nhân hoá.
+ Nhân vật mang những đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
Câu 4. 
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ sau vào vở và điền vào những đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.
 (Chiếu phiếu HT số 3 (có sẵn trong sgk) lên máy chiếu)
 *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
*Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Gợi ý:
Sơ đồ
Câu 5. 
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
 *Bước 2: HS trả lời cá nhân
*Bước 3: HS khác nhận xét
*Bước 4: GV nhận xét và đưa ra một số gợi ý
Gợi ý:
Bài học kinh nghiệm về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân 
Xác định đề tài và lựa chọn trải nghiệm của bản thân kỉ niệm sâu sắc, ý nghĩa.
Nhớ lại những sự việc và sắp xếp các ý theo trình tự câu chuyện hợp lí.
Khi kể cần phối hợp nhịp nhàng giữa ngôn ngữ kể, giọng điệu, các phương tiện hỗ trợ
Câu 6.
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta?
*Bước 2: HS trả lời cá nhân
*Bước 3: HS khác nhận xét
*Bước 4: GV nhận xét và đưa ra một số gợi ý
Qua những bài học này, mỗi chúng ta cần hiểu rằng trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống, cảm nhận thiên nhiên, con người và cuộc sống trọn vẹn hơn. Từ đó, chúng ta hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CHO CẢ CHỦ ĐỀ:
1. Mục tiêu: 
- HS biết vận dụng kiến thức đã học của cả chủ đề để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện sơ đồ tư duy bài học
2. Nội dung: Trả lời câu hỏi và tự thiết kế sơ đồ tư duy bài học, đóng kịch
3. Sản phẩm: Câu trả lời hoặc sơ đồ tư duy đã hoàn thiện của HS, đoạn kịch HS đã dàn dựng.
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
- Nhiệm vụ 1: Thiết kế sơ đồ tư duy về các truyện đồng thoại đã học (cá nhân)
- Nhiệm vụ 2: Thiết kế một kịch bản (sân khấu hóa) về một đoạn văn bản trong các truyện đồng thoại vừa học. (2 nhóm)
* Bước 2: HS làm việc theo nhóm (dự án HT)
* Bước 3: báo cáo sản phẩm (có thể báo cáo vào tiết học tự chọn)
* Bước 4: GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm:
 Mức độ
 Nội dung
 Mức 1
 Mức 2
 Mức 3
Thiết kế sơ đồ tư duy về các truyện đồng thoại đã học. (4 điểm)
Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung
 (1-1,5 điểm)
Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.
 (2-3 điểm)
 Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.
(4 điểm)
Thiết kế một kịch bản (sân khấu hóa) về một đoạn văn bản trong các truyện đồng thoại vừa học.
(6 điểm)
Kịch bản đúng hướng nhưng chưa đầy đủ nội dung , diễn viên chưa nhập vai tốt.
(3 điểm)
Kịch bản đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn, các diễn viên diễn có ý thức diễn xuất nhưng chưa tạo được ấn tượng sâu . 
(4- 5 điểm)
Kịch bản đầy đủ nội dung và hấp dẫn, cuốn hút người đọc, diễn viên diễn xuất tốt, mang lại cảm xúc cho người xem.
(6 điểm)
GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ:
+ Tự ôn lại kiến thức của bài học
+ Tập trung hoàn thiện dự án học tập trong khoảng 1 tuần
+ Chuẩn bị bài 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- SGK, SGV.
- CV5512, modun 1,2,3
- Tranh ảnh trên mạng Internet

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_4_nhung_tr.docx