Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024

Tiết 2: Tiếng Việt

ĐỌC: CON VẸT XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con vẹt xanh. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành đọng, việc làm và lời nói của nhân vật.

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.

- Biết cách giao tiếp với người lớn hơn tuổi một cách lịch sự, lễ phép; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Phát triển năng lực văn học: đọc hiểu, đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi trong bài, hiểu các thông tin trong văn bản.

- Hình thành phẩm chất yêu nước, chăm chỉ: Biết yêu các con vật, quý trọng các con vật xung quanh. Thông qua bài văn, biết yêu quý các loài vật, biết chia sẻ để hiểu hơn về các loài vật xung quanh. Chăm chỉ đọc bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, ti vi

2. HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 51 trang Khánh Đăng 28/12/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Năm học 2023-2024
TUẦN 7:
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 09 tháng 10 năm 2023
Tiết 1: Chào cờ (HĐTN)
 BIỂU DIỄN TIỂU PHẨM 
VỀ PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI TINH THẦN
*******************************************************
Tiết 2: Tiếng Việt
ĐỌC: CON VẸT XANH 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con vẹt xanh. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành đọng, việc làm và lời nói của nhân vật.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Biết cách giao tiếp với người lớn hơn tuổi một cách lịch sự, lễ phép; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Phát triển năng lực văn học: đọc hiểu, đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi trong bài, hiểu các thông tin trong văn bản.
- Hình thành phẩm chất yêu nước, chăm chỉ: Biết yêu các con vật, quý trọng các con vật xung quanh. Thông qua bài văn, biết yêu quý các loài vật, biết chia sẻ để hiểu hơn về các loài vật xung quanh. Chăm chỉ đọc bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Máy tính, ti vi
2. HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi: GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1,2: Trao đổi với bạn một điều thú vị mà em biết vè thế giới loài vật?
Nhóm 3,4: Quan sát tranh nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dùng tranh minh họa để khởi động vào bài mới.
2. Khám phá:
HĐ1. Đọc đúng:
- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: nhảy nhót, há mỏ, nựng, sửng sốt, lễ phép.
- Mời HS đọc chú giải trong SGK.
- GV chia đoạn: 3 đoạn theo thứ tự
 Đoạn 1: Từ đầu cho đến giỏi lắm
 Đoạn 2: Tiếp theo cho đến có một giọng the thé gắt lại “Cái gì?”
 Đoạn 3: phần còn lại
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp..
- GV hướng dẫn luyện đọc câu dài: 
 Vẹt mỗi ngày một lớn,/ lông xanh óng ả,/ biết huýt sáo lảnh lót/ nhưng vẫn không nói tiếng nào.
 Con vẹt nhìn Tú,/ dường như cũng biết lỗi/ nên nó xù lông cổ,/ rụt đầu,/ gì một cái/ nghe như tiếng: “Dạ!”
- GV HD giọng đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm
- NX các nhóm đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu lần 2: 
- Mời 3 HS đọc nối tiếp 
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 đoạn và nối tiếp nhau cho đến hết).
- GV theo dõi sửa sai.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ GV nhận xét tuyên dương.
3. Luyện tập:
3.1. Tìm hiểu bài:
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân,
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1:Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn
+ Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương vẹt?
+ Câu 3: Nêu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỗi tình huống (Nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người; Lần đầu tiên nghe Vẹt bắt chước tiếng mình; Nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh)
+ Câu 4: Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào?
+ Câu 5: Sắp xếp các câu trong SHS thành đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện Con vẹt xanh. 
- Liên hệ thực tế trong lớp học
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.
3.2. Luyện đọc lại.
- GV Hướng dẫn HS đọc bài theo nhóm
+ Mời HS đọc cá nhân trong nhóm
+ Mời HS đọc nối tiếp trong nhóm
+ Mời HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thi đọc diễn cảm bài văn
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
- Nhóm tham gia thảo luận và xung phong trình bày:
+ Nhóm 1,2: Nêu dược điều thú vị về đặc điểm hình thức, hoạt đọng và khả năng cuộc sống của loài vật em thích.
+Nhóm 3,4: Nêu được nội dung tranh vẽ khung cảnh một khu vườn. Mọt câuk bé đang ngồi chơi với một chú Vẹt màu xanh.
- HS lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Hs lắng nghe cách đọc.
- HS tìm và đọc từ khó.
- 1, 2 hs đọc.
- HS quan sát, chia đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp 
- 2-3 HS đọc câu.
- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- HS đọc theo nhóm 3.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe cách đọc diễn cảm.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
+ Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ HS lắng nghe, học tập lẫn nhau.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Tú chăm sóc nó rất cẩn thận
+ Tình cảm yêu thương Tú dành cho vẹt thể hiện qua các hoạt động và lời nói:
 Hoạt động: Tú chăm sóc vẹt rất cẩn thận, Tú chạy đến bên Vẹt ngay khi đi học về, Tú cho vẹt ăn và nựng vẹt như nựng trẻ con.
 Lời nói: “ Vẹt à”
+ Khi Nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người: Tú rất háo hức
 Lần đầu tiên nghe Vẹt bắt chước tiếng mình: tú rất sung sướng
 Nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh: tú sửng sốt và ân hận.
+ Tú đã nhận ra mình thường nói trống không với anh trai nên rất hối hận về điều đó. Hành động của Tú chỉ mong anh gọi để “ dạ” một tiếng thật lễ phép cho viết Tú sẽ thay đổi, nói năng lễ phép và kính trọng anh trong những lần sau.
+ 2 -3 HS đọc đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con vẹt xanh theo đáp án: 
 d – a – c – b
- Hs nêu một số tình huống và nêu bạn đã sửa chữa.
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bài
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS tham gia đọc bài văn
+ HS đọc cá nhân, mỗi bạn 1 đoạn văn.
+ HS đọc nối tiếp trong nhóm
+ Một số HS đọc diễn cảm trước lớp.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Một số HS tham gia thi diễn cảm bài văn
- Lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG TRĂM NGHÌN (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết làm tròn và áp dụng được để làm tròn được số đến hàng trăm nghìn.
- Vận dụng bài học vào thực tiễn.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học: Ước lượng giải quyết các bài toán thực tế; năng lực giao tiếp toán học thông qua rèn kĩ năng đọc và viết số. 
- Hình thành phẩm chất trách nhiệm: Tính cẩn thận, chính xác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: máy tính, ti vi. 
2. HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS ôn bài bằng trò chơi: Hỏi nhanh, đáp đúng.
- GV đưa ra 5 phiếu ghi số phiếu ghi số. Nhiệm vụ hai đội oẳn tù tì giành lượt chơi trước. Đội thắng bốc thẻ số, làm tròn đến hàng nghìn Nếu trả lời đúng được ghi 1 điểm. Kết thúc đội nào trả lời đúng nhiều sẽ chiến thắng.
-GV nhận định thắng thua, khen HS
+GV cho HS nhắc lại cách làm tròn đến hàng chục nghìn
- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học), ghi tên bài
2. Khám phá:
-GV chiếu hình ảnh SGK, 
+YC HS mô tả hình ảnh trong tranh
+? Số lượng xe máy bán ra của công ty A khoảng bao nhiêu?
+? Số lượng xe máy bán ra của công ty A chính xác là bao nhiêu?
-GV chiếu tia số và hỏi:
+Số 2712615 gần số 2700000 hơn hay gần số 2800000 hơn?
+Khi chúng ta ko nói chính xác số thì số 2700000 hay 2800000 gần đúng hơn? 
+Số 2700000 là số gì?
+Thế nào là số tròn trăm nghìn?
+So sánh 2700000 với 2712615
+Vậy trường hợp này là làm tròn gì?
-GV chốt: khi làm tròn số 2712615 đến hàng trăm nghìn thì được số 2700000
-GV đưa thêm VD cho HS làm tròn (để VD trên tia số)
-GV cho HS nêu cách làm tròn dựa vào cách làm tròn đến hàng nghìn
-GV chốt nêu quy tắc làm tròn, cho HS đọc lại:
“Khi làm tròn số đến hàng trăm nghìn, ta so sánh chữ số hàng chục nghìn với 5. Nếu chữ số hàng chục nghìn < 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên”
3. Hoạt động:
Bài 1: Làm tròn giá ghi các mặt hàng đến hàng trăm nghìn
- GV cho HS đọc đề bài 1.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi làm miệng
-GV gọi HS nêu giá làm tròn đến hàng chục nghìn cho từng sản phẩm
+Xe máy:
?Giá xe máy làm tròn thế nào?
?Thế nào là làm tròn lên đến hàng trăm nghìn?
+Xe đạp:
?Giá xe đạp làm tròn thế nào?
?Vì sao làm tròn xuống?
?Thế nào là làm tròn xuống đến hàng trăm nghìn?
+Điện thoại:
?Nêu cách làm tròn giá điện thoại
-GV nhận xét, chốt đáp án
-GV cho HS nêu cách làm tròn lên, cách làm tròn xuống
- GV chốt: BT1 các con được luyện kĩ năng làm tròn để ứng dụng thực tế khi báo giá sản phẩm. Cần nắm vững quy tắc để báo làm tròn giá sát với giá thực tế nhất
Bài 2. 
a. Chữ số 5 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào?
b. Làm tròn các số đến hàng chục nghìn
- GV cho HS đọc đề bài 2.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập 2 phần a.
- GV cho HS trả lời miệng
-GV NX, khen HS
-GV cho HS nhắc lại các hàng, lớp của số tự nhiên đã học
+?Để xác định đúng hàng lớp của chữ số cần dựa vào đâu?
- HDHS xác định yêu cầu bài tập 2 phần b.
- GV cho HS làm miệng nêu kết quả
- GV nhận xét, chốt đáp án
-GV YC HS nhắc lại cách làm tròn số đến hàng chục nghìn
-GV KT bài làm lớp
- GV chốt: Cần ghi nhớ cách làm tròn và hàng lớp của số tự nhiên để thực hiện thành thạo kĩ năng làm tròn số
Bài 3. Làm tròn số xe máy bán ra đến hàng trăm nghìn
- GV cho HS đọc đề bài
- GV cho HS làm cá nhân ghi số làm tròn vào SGK bằng bút chì
- GV chiếu SGK, cho HS trình bày bài làm, nêu cách làm
-GV NX, chốt câu trả lời
-GV hỏi:
+Số xe bán năm nào làm tròn lên? Số xe bán năm nào làm tròn xuống? Vì sao
+Năm nào có số xe bán gần bằng nhau?
+Năm nào bán nhiều xe nhất?
+Nêu cách làm tròn đến hàng trăm nghìn
- GV chốt:BT3 các con được luyện kĩ năng làm tròn để ứng dụng thực tế khi thống kê số lượng sản phẩm bán hàng năm. Cần nắm vững quy tắc để báo cáo làm tròn sát với thực tế nhất.
4. Luyện tập:
Bài 1: Làm tròn số dân của các tỉnh đến hàng trăm nghìn
- GV cho HS đọc đề bài 1.
- GV cho HS làm vở cá nhân
-GV gọi HS nêu kết quả
+Bà Rịa – Vũng Tàu:
?Số dân Bà Rịa – Vũng Tàu làm tròn thế nào? vì sao?
?Thế nào là làm tròn lên đến hàng trăm nghìn?
+Hải Dương:
?Số dân ở Hải Dương làm tròn thế nào?
?Vì sao làm tròn xuống?
?Thế nào là làm tròn xuống đến hàng trăm nghìn?
+Nghệ An:
?Nêu cách làm tròn số dân ở Nghệ An
-GV nhận xét, chốt đáp án
-GV cho HS nêu cách làm tròn lên, cách làm tròn xuống
-GV cho HS đổi vở KT
-GV cho HS xem một số thông tin về 3 tỉnh trong bài
- GV chốt: BT1 các con được luyện kĩ năng làm tròn để ứng dụng thực tế khi liên quan đến một số lượng lớn đối tượng. Việc làm tròn đến hàng trăm nghìn giúp cho so sánh và thống kê dữ liệu dễ dàng hơn.
Bài 2. Làm tròn số xe máy bán ra ...  vụ. Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. GV: Máy tính, tivi 
2. HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để khởi động bài học.
+ Câu 1: Viết số liền sau số: 12 345
+ Câu 2: Viết số liền trước số 1 000 000 000
+ Câu 3: Nêu tiếp 3 số các đều trong dãy sau: 3; 6; 9; 12 ; .....; .....; ......
 + Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
 123 215 000; 234 215 000; 34 215 000
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập:
Bài 1. (Làm việc nhóm đôi) Tìm số liền sau của mỗi số
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thống nhất kết quả - Trình bày trước lớp.
- Cho HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc cá nhân) Tìm số thích hợp để được ba số tự nhiên liên tiếp
- Cho HS đọc và làm vào vở. 
- Hs trình bày trước lớp.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Số (Cả lớp – nhóm)
- Đọc và suy nghĩ
GV cho HS đọc sau đó chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 1 ý
- GV mời đại diện nhóm trình bày
- Mời HS nhận xét, giúp HS hiểu được dãy số tự nhiên liên tiếp, dãy số chẵn, số lẻ, cách đều 5
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 4: Nhóm – Nhận thẻ thực hành
- GV cho nhóm thảo luận trình bày.
- GV cho HS giải thích cách tìm số có 6 chữ số bé nhất 
3. Vận dụng:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
 GV nêu:
 Câu 1: Nêu 3 số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng số 1890, ; ; .
 Câu 2: Thêm 3 số trong dãy sau và nêu quy luật của dãy số đó
 4, 8, 12, , .; .
- Mời học sinh xung phong tham gia trải nghiệm. Ai trả lời đúng sẽ được tuyên dương.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi
+ HS đọc 
+ Trả lời: 
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu thảo luận nhóm đôi và hoàn thành vở:
 + Số liền sau số 19 là 20
 + Số liền sau số 200 là 201
 + Số liền sau 85 là 86
 + Số liền sau 9999 là 10 000
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS đọc và làm vào vở
- 3 HS trình bày lên bảng, lớp theo dõi nhận xét. Kết quả:
a) 8 b) 99 c) 99999, ., 100 001
- HS đọc, suy nghĩ 2 phút
- Nhóm thảo luận, thống nhất kết quả:
a) .1973, 1974, 1975
b) . 10, 12, 14
c) . 11, 13, 15
d) . 30; 35, 40
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 2 Hs nêu
- Nhóm thảo luận, thống nhất, trình bày trước lớp. KQ:
a) số lấy được lớn nhất có 6 chữ số là: 
 951 890
b) Số có 6 chữ số bé nhất lấy được là: 
890
- HS nêu được: Số bé nhất thì các chữ số phía bên trái phải bé nhất có thể 
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- 2 HS xung phong tham gia chơi. Cả lớp cổ vũ
- HS lắng nghe để vận dụng 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Lịch sử và Địa lí
MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU 
VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ(hát múa dân gian)
- Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Phát triển năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
- Hình thành phẩm chất yêu nước, chăm chỉ: Biết trân trọng giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá vùng cao. Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Máy tính, tivi
2. HS: Sách giáo khoa. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV giới thiệu video về múa Xoè để khơỉ động bài học. 
- GV nêu câu hỏi:
+ Múa Xoè là loại hình nghệ thuật của dân tộc nào?
+ Địa phương e có những loại hình nghệ thuật nào?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Hát múa dân gian.(làm việc nhóm 4)
* Tìm hiểu về Hát Then
- GV yêu cầu HS kết hợp đọc thông tin, quan sát hình 4 trang 29 và trả lời các câu hỏi:
+ Giới thiệu nét cơ bản về Hát Then của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Thông qua làn điệu của Then, người dân mong muốn đều gì?
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV cho HS nghe một bài Hát Then và giải thích cho HS ý nghĩa của Hát Then: Hát Then loại hình nghệ thuật dân gian thẩm thấu đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở vùng cao phía Bắc, những điệu Then ẩn chứa, phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của cư dân bản địa, có vai trò là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh. Ngày 12/12/2019 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
* Tìm hiểu về múa Xoè Thái.( làm việc nhóm 2)
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình 5 trang 30 và thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Xoè Thái thường được biểu diễn vào những dịp nào?
+ Người Thái mong muốn điều gì qua những điều Xoè ?
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV cho HS xem video múa Xoè Thái và giải thích cho HS ý nghĩa của Múa Xoè Thái: Nghệ thuật Xòe Thái được ghi danh là niềm vinh dự, tự hào của cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
Được UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã chứng minh sức sống mãnh liệt, vị trí đặc biệt quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể này của không chỉ đồng bào người Thái, mà còn của chung cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong dòng chảy văn hóa đất nước
3. Luyện tập:
Hoạt động 2: Biết vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. (Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV mời các nhóm trưng bài kết quả lên bản lớp.
- GV mời cả lớp cùng quan sát và đánh giá kết quả.
- GV nận xét tuyên dương
4. Vận dụng:
- GV mời HS tham gia trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”
+ Luật chơi: chơi theo tổ, mỗi tổ cử một số bạn tham gia chơi. Trong thời gian 1 phút mỗi tổ kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Tổ nào kể đúng và nhiều nhất là thắng cuộc.
+ GV mời các tổ tham gia cùng tham gia chơi, GV làm trọng tài bấm giờ và xác định kết quả.
+ Nhận xét kết quả các tổ, tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS xem video và trả lời câu hỏi.
+ Múa Xoè là loại hình nghệ thuật của dân tộc Thái.
+ Ca Cổ, Cải lương...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình vàv đọc thông tin cùng thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Là một loại hình âm nhạc dân gian của dân tộc Tày, Nùng,.. được tổ chức vào dịp quan trọng.
+ Với mong muốn được gặp nhiều điều may mắn và cuộc sống tốt lành.
- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
- HS xem video, lắng nghe.
- HS quan sát tranh, đọc thông tin và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Xoè là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, được biều diễn trong các dịp lễ, tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, ....
+ Những điệu xoè chứa đựng ước mơ, khát vọng và là niềm tự hào của người Thái.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS xem video múa Xoè Thái.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số
- Đại diện các nhóm trưng bài kết quả lên bản lớp.
- Học sinh lắng nghe luật trò chơi.
+ Các tổ tham gia chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Sinh hoạt (HĐTN)
XỬ LÍ KHI BỊ XÂM HẠI TINH THẦN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Tham gia xử lí một số tình huống bị xâm hại tinh thần.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện, phân tích tình huống và thực hành thể hiện cách ứng phó đối với các tình huống bị xâm hại tinh thần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: máy tính, ti vi.
2. HS: trang phục đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Ban cán sự lớp cho lớp khởi động.
- Nhận xét, khen ngợi.
- Giới thiệu Hoạt động mới.
2. Hoạt động: 
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 7 và phương hướng hoạt động tuần 8
a. Sơ kết tuần 7:
- Từng tổ báo cáo 
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 7.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
b. Phương hướng tuần 8:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
Hoạt động 2. Xử lí khi bị xâm hại tinh thần
- GV yêu cầu HS nhớ lại nội dung về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần;
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần với bạn ngồi bên cạnh.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xây dựng tình huống cho các trường hợp sau:
+ Bị bỏ rơi, sao nhãng;
+ Bị đe dọa
+ Bị chửi mắng
- GV lưu ý: Mỗi nhóm chỉ chọn 1 trong 3 trường hợp trên để xây dựng tình huống và thảo luận cách ứng phó cho tình huống mà nhóm đã xây dựng.
- GV tổ chức cho các nhóm lên sắm vai và mời các nhóm khác nhận xét.
3. Tổng kết /cam kết hành động
- GV cho HS khái quát lại những điều cần chú ý khi phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Các ban cho lớp khởi động
- Lắng nghe.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe thầy giáo NX
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
- HS nhớ lại về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Thảo luận và chia sẻ cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần mà bản thân đã thực hiện.
- HS thảo luận nhóm: mỗi nhóm xây dựng một tình huống và đưa ra cách ứng phó trong tình huống đó.
- 3 nhóm HS đóng vai về tình huống trong mỗi trường hợp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_7.doc