Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 5 - Năm học 2023-2024

MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Điều kì diệu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ.

- Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai, nhưng khi hoà chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện, thống nhất.

- Biết danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,.), tìm được danh từ thông qua việc quan sát các sự vật xung quanh.

- Biết các đặc điểm của một đoạn văn (về nội dung và hình thức), biết tìm câu chủ đề trong đoạn.

- Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.

- Trân trọng vẻ đẹp riêng của những người xung quanh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

 

docx 168 trang Khánh Đăng 28/12/2023 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 5 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 5 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 5 - Năm học 2023-2024
Ngày soạn:3/9/2023
Ngày dạy: 5,6/9/2023
MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: 
Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Điều kì diệu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. 
Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai, nhưng khi hoà chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện, thống nhất.
Biết danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,...), tìm được danh từ thông qua việc quan sát các sự vật xung quanh. 
Biết các đặc điểm của một đoạn văn (về nội dung và hình thức), biết tìm câu chủ đề trong đoạn. 
Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.
Trân trọng vẻ đẹp riêng của những người xung quanh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
Tranh ảnh minh họa chủ điểm Mỗi người một vẻ và văn bản Điều kì diệu.
Tranh minh hoạ bài tập phần Luyện từ và câu, xúc xắc để chơi trò chơi, thẻ chữ cho phần Luyện từ và câu (nếu có). 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SHS Tiếng Việt 4.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1: ĐỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với chủ điểm.
b. Cách thức tiến hành:
- GV trình chiếu tranh chủ điểm SGK tr.7 và nêu câu hỏi: Cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá về tranh chủ điểm: Tranh vẽ các bạn nhỏ đang đứng trong một vườn cây rộng với rất nhiều loại cây. Mỗi cây có một kích thước khác nhau (cao thấp, to nhỏ), mỗi loại lá khác nhau, thậm chí màu sắc cùng không giống nhau (cây lá vàng, cây lá đỏ, cây lá tím, cây lá xanh). Các bạn nhỏ đang đứng để chụp ảnh, mỗi bạn tạo một dáng, không ai giống ai. Sự khác biệt giữa các bạn nhỏ và giữa các loại cây cối trong tranh mang ý nghĩa tượng trưng cho “Mỗi người một vẻ”, là tên của chủ điểm đầu tiên trong SHS Tiếng Việt 4.
- GV giới thiệu chủ điểm Mỗi người một vẻ: Đây là chủ điểm mở đầu của sách Tiếng Việt 4. Ở chủ điểm “Mỗi người một vẻ”, các em sẽ được đọc những câu chuyện, bài thơ, bài văn... viết về vẻ riêng của các bạn nhỏ, của các sự vật. Mỗi người, mỗi vật đều có vẻ riêng của mình và vẻ riêng nào cũng đẹp, cũng đáng quý. Qua đó, các em sẽ khám phá được vẻ riêng của chính bản thân mình và những người xung quanh, để từ đó biết trân trọng sự khác biệt của mỗi người.
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi khởi động:
+ Cả nhóm oẳn tù tì hoặc rút thăm để lần lượt chọn ra người chơi. 
+ Người chơi sẽ được bịt mắt, sau đó nghe từng thành viên còn lại nói 1 – 2 tiếng để đoán tên người nói. 
+ Người chơi giỏi nhất là người đoán nhanh và đúng tên của tất cả các thành viên trong nhóm. 
+ HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của nhóm trưởng.
- GV tổng kết trò chơi và khen ngợi các nhóm. 
- GV đặt câu hỏi Vì sao các em có thể nhận ra bạn qua giọng nói nhỉ? 
- GV mời 1 -2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, chốt đáp án: Đó là vì mỗi bạn có một giọng nói khác nhau, không ai giống ai. Giọng nói là một trong những đặc điểm tạo nên vẻ riêng của mỗi người.
- GV trình chiếu tranh minh họa SGK tr.8: 
- GV mời 1 – 2 HS nêu nội dung tranh minh họa.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang ngân nga hát. Các bạn không hề giống nhau (bạn cao, bạn thấp, bạn gầy, bạn béo, bạn tóc ngắn, bạn tóc dài,...) và dù không nghe thấy các bạn nói hay hát, chúng ta cũng đoán được giọng của các bạn cũng sẽ khác nhau. Những sự khác biệt đó có thể nhìn thấy rất rõ, nhưng không hề ảnh hưởng đến sự gắn kết của các bạn nhỏ, cũng như không làm cho bức tranh mất cân đối hoặc giảm đi vẻ đẹp đẽ của chúng. Mỗi người một vẻ nhưng khi hoà quyện lại vô cùng thống nhất và gắn kết, có lẽ đó chính là nội dung mà bức tranh muốn truyền tải.
- GV dẫn dắt và giới thiệu bài học: Hôm nay các em sẽ luyện đọc bài thơ Điều kì diệu. Các em sẽ đọc kĩ để hiểu bài thơ nói đến điều kì diệu gì trong cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc được cả bài Điều diệu kì với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ giàu sức gợi tả.
- Luyện đọc theo cặp, cá nhân. 
b. Cách thức tiến hành
- GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV mời 2 em đọc nối tiếp các khổ thơ. 
- GV hướng dẫn đọc: 
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lạ, liệu, lung linh, vang lừng, nào...). 
+ Đọc diễn cảm từng khổ thơ thể hiện cảm xúc của nhân vật:
Từ khổ đầu đến khổ thứ ba - băn khoăn.
Khổ 4, 5 - vui vẻ. 
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc luân phiên từng khổ đến hết bài, sau đó đổi lại. 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài 1 lượt. 
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. 
- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Điều kì diệu.
b. Cách thức tiến hành:
- GV hướng dẫn HS dùng từ điển tìm nghĩa những từ chưa biết. 
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”?
+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi.
+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Những chi tiết cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác” là:
Chẳng giọng nào giống nhau.
Có bạn thích đứng đầu.
Có bạn hay giận dỗi.
Có bạn thích thay đổi. 
Có bạn nhiều ước mơ.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó?
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu trả lời.
+ GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Bạn nhỏ lo lắng nếu khác nhau nhiều như thế, liệu các bạn ấy có cách xa nhau (không thể gắn kết, không thể làm các việc cùng nhau...).
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ?
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi trao đổi theo nhóm (4 HS).
+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Trong vườn hoa của mẹ, mỗi bông hoa có một màu sắc riêng, nhưng bông nào cũng lung linh, cũng đẹp. Giống như các bạn ấy, mỗi bạn nhỏ đều khác nhau, nhưng bạn nào cũng đáng yêu, đáng mến.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng và các đáp án. 
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi theo nhóm.
+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: B. Một tập thể thống nhất.
+ GV mở rộng: Qua việc so sánh sự khác biệt của các bạn nhỏ với sự đa dạng của vườn hoa, của giọng hát trong dàn đồng ca, tác giả bài thơ muốn gửi đến chúng ta hai điều. 
Thứ nhất, trong cuộc sống này, không ai giống ai, mỗi người đều có vẻ riêng của mình, từ hình thức, giọng nói đến suy nghĩ, tính cách... Mỗi người có một giọng hát riêng cũng giống như mỗi bông hoa có màu sắc, dáng vẻ, hương thơm... riêng. 
Thứ hai, mặc dù mỗi người một vẻ, nhưng khi hoà vào một tập thể, thì sự khác biệt của mỗi người khiến cho tập thể đa dạng hơn, có nhiều màu sắc phong phú hơn, bổ sung cho nhau, khiến cho tập thể trở nên thống nhất, hoà quyện. Cũng giống như mỗi người một giọng hát, nhưng khi cùng hoà giọng trong một dàn đồng ca thì âm hưởng vang lên thống nhất và hoà quyện, tạo thành một bài ca hấp dẫn.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em?
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS). 
+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
+ GV nhận xét, khen ngợi HS trả lời đúng, hợp lý. 
+ GV nhận xét và tổng kết đáp án: Điều kì diệu mà bài thơ muốn nói đến là: Trong cuộc sống, mỗi người có một vẻ riêng, nhưng những vẻ riêng đó không khiến chúng ta xa nhau mà bổ sung, hòa quyện với nhau, tạo thành một tập thể đa dạng mà thống nhất. Trong lớp học, điều kì diệu thể hiện qua việc mỗi bạn HS có một về khác nhau HS có thể nêu một số đặc điểm của các bạn xung quanh: 
Bạn A cao lớn, bạn B nhỏ bé, bạn C vui tính, hay đùa, bạn D điểm tĩnh, nghiêm túc,...), nhưng khi hòa vào tập thể, các bạn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Khi chơi bóng, bạn A cao lớn có thể kiểm soát bóng trên cao, ban B nhỏ bé nhưng nhanh thoăn thoắt có thể dẫn bóng qua rất nhiều đối thủ...). Vì thế, cả lớp là một tập thể hài hòa, đa dạng nhưng thống nhất.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Thuộc lòng và đọc diễn cảm toàn bài Điều kì diệu.
b. Cách thức tiến hành
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
+ Làm việc cả lớp: 
GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.
GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.
GV hướng dẫn HS học 1- 2 khổ theo cách GV cho là hiệu quả.
+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài. 
- GV mời đại diện 1 HS đọc thuộc diễn cảm toàn bài trước lớp. 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Củng cố kiến thức đã học.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn những điều đặc biệt của mỗi thành viên trong tổ của mình.
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm:
+ HS nghĩ đến những thành viên trong tổ của mình.
+ HS nghĩ đến những đặc điểm của người đó và vẻ riêng chỉ người đó có (vẻ khác hoặc nổi bật so với các thành viên còn lại).
- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu về những nét đặc biệt của các thành viên trong tổ.
- GV khuyến khích HS chia sẻ về những điều mang tính tích cực của các thành viên trong tổ.
- GV nhận xét, tổng kết: Đây là bài đọc đầu tiên của chủ điểm Mỗi người một vẻ trong sách Tiếng Việt 4. Bài học Điều kì diệu cho các em thấy vẻ đẹp riêng là nét đẹp của mỗi người, góp phần làm cho cuộc sống tập thể đa dạng, phong phú mà vẫn gắn kết, hòa quyện.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chín ... a. Những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích.
- GV mời 3 HS đọc nối 3 đoạn trước lớp. 
- GV yêu cầu HS làm nhóm 3 HS, mỗi HS đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. 
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc.
b. Cách thức tiến hành:
- GV trình chiếu hình ảnh một số loài hoa có trong bài.
 Hoa hồng bạch	Hoa huệ 
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét, đánh giá và tổng kết câu trả lời của HS: Những ngày hè ở nhà ông bà, Ta-nhi-a cảm thấy rất thoải mái vì được thoả thích chạy nhảy trong vườn, được ngắm nghĩa vườn hoa và có thể tự ý trồng cây, chuyển cây theo ý mình.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Nếu công việc Tu-nhi-a đã làm trong vườn nhà ông bà theo các ý. Việc đã làm → Li do.
+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS):
Ta-nhi-a đã làm gì?
Vì sao cô bé làm những việc đó?
+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét, chốt đáp án: Ta-nhi-a đã bứng một cây hồng bạch nhỏ nhất trồng vào chỗ đất trống dưới cửa sổ, rồi cô lấy một cây hoa huệ trống cạnh cây hoa hồng. Cô bé làm những việc đó vì thấy khóm hoa hồng bạch có vẻ chật chỗ. Nhìn cây hồng bạch đứng một mình, cô cảm thấy không hài lòng nên đã ra khóm huệ chuyển một cây hoa huệ sang trồng cạnh cây hoa hồng bạch.
- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV mời HS đọc trước lớp đoạn văn nêu rõ kết quả việc làm của Ta-nhi-a:
“Ô kia Bụi hoa hồng được chuyển chỗ mới đẹp làm sao! Những bông hoa màu trắng dịu, cảnh hoa trong suốt lung linh. Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng.”, “Kì lạ thay, cây hoa huệ dưới cửa sổ giờ đây cũng đẹp trội hơn hẳn những cây mà nó sống cạnh trước kia. Những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích.”
+ GV nhận xét và tổng kết: Kết quả là cả hai cây đều tươi tốt và nở những bông hoa đẹp hơn hẳn khi chúng ở chỗ cũ.
- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì?
+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). 
+ GV nhận xét, chốt đáp án: 
Ta-nhi-a đã suy đoán về nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi của hai cây hoa: “Có lẽ là do chỗ ở mới của chúng thoảng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất.”,... 
Ta-nhi-a cho rằng: Có lẽ là do chỗ ở mới của chúng thoảng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất nên chủng mới thay đổi như vậy.....
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Đọc diễn cảm bài đọc Tiếng nói của cỏ cây.. 
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:
+ Làm việc cả lớp: 
GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS. 
+ Làm việc cá nhân: tự luyện đọc. 
- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. 
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Tìm được danh từ, động từ.
- Đặt 1 – 2 câu nêu cảm xúc. 
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
+ GV mời 1 HS đọc các câu lệnh. 
+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS).
+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét, chốt đáp án: 
Danh từ: vườn, cây, đất, hoa, bạn.
Động từ: đi, trồng, chọn, hỏi, ngắm.
- GV nêu yêu cầu câu 2: Đóng vai cây hoa hồng hoặc hoa huệ trong câu chuyện Tiếng nói của cỏ cây, đặt câu nêu cảm xúc của cây khi trở nên đẹp hơn trước. Tìm động từ chỉ cảm xúc trong câu em đặt.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đặt câu ví dụ:
+ Cây hoa hồng: - Bạn huệ ơi, ai cũng khen chúng mình đẹp hơn trước. Tôi vui quá!
+ Cây hoa huệ: - Tôi cũng rất vui, bạn ạ. Nhưng phải xa anh chị em, tôi nhớ họ lắm. 
- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và sửa chữa bài cho HS (nếu sai).
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài Tiếng nói của cỏ cây, hiểu ý nghĩa bài đọc.
+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.
+ Đọc trước tiết học sau: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến SGK tr.14.
- HS đọc bài. 
- HS lắng nghe câu hỏi. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài. 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài 
- HS luyện đọc. 
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát. 
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. 
TIẾT 3: VIẾT – LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
Hoạt động 1: Chuẩn bị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhớ lại các bước và lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc. 
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc lướt lại bài học Tìm hiểu cách viết bài văn thuật lại một sự việc.
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Bài văn thuật lại một sự việc có mấy phần?
+ Có thể thuật lại sự việc theo trình tự nào?
- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV chốt đáp án:
+ Bài văn thuật lại một sự việc có 3 phần gồm mở bài, thân bài và kết bài. 
+ Có thể thuật lại sự việc theo trình tự thời gian, không gian,...
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- GV hướng dẫn HS làm bài:
+ Từng em nêu hoạt động trải nghiệm mình muốn thuật lại. Sau đó, cả nhóm góp ý.
+ HS làm việc cá nhân, liệt kê các việc đã làm, các hoạt động đã tham gia (ghi vắn tắt các việc chính đã làm, sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí).
Hoạt động 2: Lập dàn ý 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lập dàn ý hoàn chỉnh cho bài văn thuật lại sự việc.
b. Cách thức tiến hành
- GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở hoạt động 1, lập dàn ý.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, hỗ trợ HS lập dàn ý.
Hoạt động 3: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Hoàn thiện dàn ý.
b. Cách thức tiến hành
- GV hướng dẫn HS đọc lại dàn ý, tự chỉnh sửa, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS chia sẻ dàn ý với các bạn để góp ý cho nhau:
+ Cách mở bài.
+ Trình tự thuật việc (mở đầu – diễn biến – kết thúc). 
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc trước Bài tiếp theo: Nói và nghe – Trải nghiệm đáng nhớ SGK tr.47.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE – TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ
Hoạt động 1: Nói 
a. Mục tiêu: 
- Rèn cho HS kĩ năng kể lại một sự việc đã tham gia biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về sự việc đó.
b. Cách thức tiến hành
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu đề bài: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- GV hướng dẫn HS làm việc:
+ Làm việc cá nhân. Thực hiện theo hướng dẫn, gợi ý trong SGK:
Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động viết, em hãy thuật lại hoạt động trải nghiệm. 
Khi nói, cần thể hiện cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,. để người nghe cảm nhận được hoạt động trải nghiệm đó thực sự đáng nhớ đối với em.
Để làm nổi bật nội dung của hoạt động trải nghiệm em đã tham gia, có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ vật...
+ Làm việc theo cặp: Tập nói về trải nghiệm đáng nhớ của mình.
Hoạt động 2: Trao đổi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trao đổi, góp ý cho nhau về cách lập dàn ý. 
b. Cách thức tiến hành
+ Nói điều em mong muốn ở bạn.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, từng em chia sẻ trải nghiệm.
- GV lưu ý HS cần nói rõ ràng, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ đối với hoạt động tham gia.
- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, khen ngợi HS. 
Hoạt động 3: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS chia sẻ những trải nghiệm của mình với bạn bè, người thân.
- HS tìm đọc các câu chuyện về những trải nghiệm của nhân vật trong câu chuyện.
b. Cách thức tiến hành
- GV nêu yêu cầu với hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà:
+ HS chia sẻ những trải nghiệm thú vị của bạn bè trên lớp với người thân.
+ HS tìm đọc các câu chuyện về những trải nghiệm của nhân vật trong câu chuyện:
Nhím nâu kết bạn (Tiếng Việt 2, tập một, trang 89).
Cánh rừng trong nắng (Tiếng Việt 3, tập một, trang 17).
Nhật kí tập bơi (Tiếng Việt 3, tập một, trang 26).
Học nghề (Tiếng Việt 3, tập hai, trang 58).
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- GV nhắc lại nội dung HS đã học được:
+ Đọc và tìm hiểu văn bản Tiếng nói của cỏ cây.
+ Tìm hiểu cách viết bài văn thuật lại sự việc.
+ Nói và nghe: Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân. 
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Học thuộc ghi nhớ và hoàn thành VBT Tiếng Việt.
+ Đọc trước Tiết tiếp theo – Tập làm văn SGK tr.48.
- HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS nêu suy nghĩ, cảm xúc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, thực hiện.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1.docx