Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu

Chào cờ + HĐTN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định và giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân.

- Chia sẻ được kết quả thực hiện những việc làm theo dự kiến để phát huy niềm tự hào của bản thân.

- Chia sẻ những đặc điểm và việc làm tốt đẹp của mình, từ đó có động lực duy trì, phát huy các việc làm đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- NL giao tiếp, hợp tác: Thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- NL GQVĐ và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

NL riêng: NL thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân.

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Xác định những việc làm đáng tự hào của bản thân và giới thiệu những việc làm đó.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan. Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 52 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu
TUẦN 2
Ngày soạn: 04/09/2023
Thứ hai, ngày 11 tháng 09 năm 2023
Chào cờ + HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định và giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- Chia sẻ được kết quả thực hiện những việc làm theo dự kiến để phát huy niềm tự hào của bản thân.
- Chia sẻ những đặc điểm và việc làm tốt đẹp của mình, từ đó có động lực duy trì, phát huy các việc làm đó.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
- NL giao tiếp, hợp tác: Thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- NL GQVĐ và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
NL riêng: NL thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Xác định những việc làm đáng tự hào của bản thân và giới thiệu những việc làm đó.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan. Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần
a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua.
b. Cách tiến hành
- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 4 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 5.
- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.
Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực của em.
a. Mục tiêu: HS phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm 4 HS và yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực theo các gợi ý sau:
+ Em đã vượt qua được cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn qua những tình huống nào?
+ Em đã suy nghĩ tích cực như thế nào trong tình huống?
+ Em đã thể hiện suy nghĩ ấy qua lời nói, hành động như thế nào?
+ Cảm xúc của em khi đó như thế nào?
+ Em thấy bản thân đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực trong những tình huống đã gặp chưa?
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV nêu yêu cầu: Sau khi nghe bạn chia sẻ, em có cảm nghĩ gì?
- GV khen HS và đề nghị các HS khác chia sẻ thêm về ích lợi của việc suy nghĩ tích cực và quyết tâm tiếp tục rèn luyện suy nghĩ tích cực trong tương lai.
- GV cho HS xem video về 7 cách sống tích cực mỗi ngày: https://youtu.be/vEQfgUck6eM
- GV kết luận: Việc rèn luyện suy nghĩ tích cực ttrong các tình huống thực tế rất quan trọng, giúp chúng ta có được cảm xúc và hành vi, việc làm phù hợp.
- GV yêu cầu HS tiếp tục rèn luyện khả năng điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.
- HS lắng nghe yêu cầu và thảo luận.
- GV mời HS chia sẻ:
Gợi ý:
+ Em đã vượt qua cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn khi em hẹn bạn đi đá bóng nhưng đợi mãi không thấy bạn đến.
+ Em đã suy nghĩ rằng có thể bạn bị hỏng xe nên không thể đến đúng giờ.
+ Hành động: Em bình tĩnh và đợi bạn thêm một lúc nữa. Nếu bạn chưa đến thì em sẽ đi một mình và hỏi bạn lý do sau.
+ Cảm xúc của em lúc đầu có chút bực bội nhưng sau đó suy nghĩ tích cực em sẽ cảm thông cho bạn.
+ Em thấy bản thân đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực trong tình huống đó.
- HS trả lời: Sau khi nghe bạn chia sẻ, em thấy bạn đã tiến bộ hơn khi suy nghĩ tích cực.
- HS chia sẻ: Lợi ích của việc suy nghĩ tích cực:
+ Sức khỏe tốt, tâm lý thoải mái.
+ Giảm căng thẳng.
+ Thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
+ Bình tĩnh hơn trong mọi vấn đề.
+ Mang lại sự tự tin.
+ Cải thiện kĩ năng sống.
- HS xem video.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện.
Đánh giá hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: HS đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động của bản thân
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
+ Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.
+ Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
+ Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- GV phát cho HS Phiếu đánh giá và yêu cầu: Mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động của em đã thực hiện trong chủ đề Nhận diện bản thân. Sau đó, em hãy đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề của em.
- GV yêu cầu HS về nhà xin ý kiến người thân về việc em đã thực hiện.
- GV ghi ý kiến nhận xét vào Phiếu đánh giá và tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe tiêu chí đánh giá.
- HS tự đánh giá và đổi Phiếu đánh giá với bạn cùng bàn.
- HS về nhà xin ý kiến người thân.
- HS lắng nghe.
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên:
Lớp:
Trường:
1. Tự đánh giá và bạn đánh giá em
Tô màu vào J với mỗi nội dung em tự đánh giá và bạn đánh giá theo gợi ý dưới đây:
Hoàn thành tốt: 
Hoàn thành: 
Chưa hoàn thành: 
STT
Nội dung
Em tự đánh giá
Bạn đánh giá em
1
Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
2
Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.
3
Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
4
Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
2. Ý kiến của người thân:
3. Ý kiến của giáo viên
..
Tiếng Việt
Bài 3: ANH EM SINH ĐÔI
Đọc: ANH EM SINH ĐÔI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Anh em sinh đôi. 
- Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của n.vật.
- Nhận biết được các sự vệc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian. 
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mọi người có thể giống nhau về ngoại hình hoặc một đặc điểm nào đó, nhưng không ai giống ai hoàn toàn, bơi bản thân mỗi người là một thực thẻ duy nhất.
* Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: sgk, bảng phụ - HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV nêu yêu cầu của trò chơi, đồng thời treo tranh lên bảng hoặc chiếu tranh lên màn hình và giao nhiệm vụ cho HS:
+ Chơi trò chơi theo nhóm (Tìm và nói nhanh 5 điểm khác nhau giữa 2 tranh) hoặc đại diên nhóm lên chơi trước lớp
+ HS hoặc đội nào tìm được 5 điểm khác nhau nhanh hơn, HS hoặc đội đó sẽ chiến thắng.
- Khi HS nêu điểm khác nhau, GV khoanh tròn (hoặc chỉ vào) điểm đó trên tranh.
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Đáp án; (1) Bụi cây truóc mặt cậu bé, (2) bụi cây sau thân cây lớn, (3) màu áo của cậu bé, (4) màu quyển sách, (5) chỏm tóc của cậu bé.
- GV gọi HS chia sẻ.
- GV tổng kết trò chơi: Qua trò chơi, HS có thể thấy, dù có những sự vật, hiện tượng nhìn thoáng qua tưởng như rất giống nhau, ví dụ như các anh chị em sinh đôi, nhung họ vẫn có những khác biệt nhất định về hình thức, tinh cách, GV có thể cho HS xe ột số tranh ảnh về các cặp sinh đôi nổi tiếng (nếu có), và giới thiệu những sự khác biệt giữa họ (về cuộc sống, về lĩnh vực hoạt động,) 
- GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ. Sau đó GV giới thiệu khái quát bài đọc Anh em sinh đôi.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức: 
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- GV HS đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng để phát âm sai, chú ý cách ngắt giọng ở những câu dài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
 Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc
- Bài chia làm 4 đoạn. Đoạn 1: từ đến đến chẳng bận tâm đến chuyện đó; đoạn 2: tiếp theo đến nỗi gạch nhiên ngập tràn của Long; đoạn 3: tiếp theo đến để trêu các cậu đấy, đoạn 4: còn lại.
- HS đọc nối tiếp
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gv nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: 
Câu 1. Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp
Câu 2. Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?
- GV HD HS đọc lại đoàn đầu của VB, sau đó tìm chi tiết trả lời cho câu hỏi. 
- HS trao đổi theo cặp để TLCH.
- HS trả lời 
+ Đáp án: Long và Khánh được giưới thiệu là anh em sinh đôi, giống nhau như đúc.
- Ví dụ:
+ Cảm xúc của Long khi thấy mình giống anh: Hồi nhỏ cảm thấy khoái chí, lớn lên không còn thấy thú vị nữa, khi chuẩn bị đi hội thao thì Long rất lo lắng.
+ Hành động của Long; Cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi, đến trang phục, kiểu tóc.
Câu 3. Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em.
- GV nêu câu hỏi, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ đẻ chuẩn bị câu trả lời.
- HS làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu đại diện nhóm nêu ý kiến trước lớp.
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Câu 4. Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?
- GV nêu yêu cầu câu hỏi.
- GV gợi ý HS đọc lại đoạn hội thoại giữa các bạn nhỏ trong câu chuyện để tìm ý trả lời cho câu hỏi.
- GV có thể đặt câu hỏi phụ: 
? Các bạn đã nói những gì về sự khác nhau giữa Long và Khánh?
- GV cho HS trao đổi trong nhóm, theo cặp và thống nhất đáp án.
- GV cho HS trình bày trước lớp.
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý hoạt động
Câu 5. Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.
- GV yêu cầu HS xác định đề bài
- GV HD HS tìm các chi tiết thể hiện hành động và lời nói của Long và Khánh, sau đó nhận xét về Long và Khánh qua các hành động và lời nói đó.
- HS trao đổi trong nhóm.
- GV cho HS nhận xét trong nhóm 
- GV cho HS trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương
C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc đoạn hội thoại.
- Đáp án: Các bạn nói Long và Khánh mỗi người một vẻ, không hề giống nhau. Long chậm rãi, lúc ào cũng nghiêm túc; Khánh nhanh nhảu, hay cười.
- HS thảo luận nhóm để trả lời
- HS trình bày đáp án.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS xác định đề bài.
- HS có thẻ kẻ bảng hoặc liệt kê chi tiết về hành động và lời nói của Khánh và Long.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm về Khánh và Long.
- HS nhận xét
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yc HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
? Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của anh em Long và Khánh?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Công chúa và người dẫn chuyện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 3: Luyện từ và câu: 
DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức:
- HS biết hai loại danh từ: chung và riêng.
- Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
- Biết cách viết hoa danh từ riêng ...  và sự chuyển thể đó được lặp đi, lặp lại)
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
- HS nêu
- HS trả lời
- HS nhận xét chéo nhau
- HS lắng nghe và nêu lại
- HS trả lời
- HS nêu
- HS quan sát
- HS nêu
- HS trả lời
- HS trả lời
+ Vì sao vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên quan trọng với chúng ta? 
(Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên quan trọng với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi: Nước từ mặt đất, sông, hồ, biển ... sau một chu trình lại trở về và giúp chúng ta lại có nước sinh hoạt, sản xuất.)
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nước có thể tồn tại ở thể nào?
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
..
LS&ĐL
Bài 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên của Kiên Giang có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ.
-  Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở Kiên Giang.
- Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. 
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, ham học hỏi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, tài liệu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của Kiên Giang, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Kiên Giang tranh ảnh, video về Kiên Giang. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ.
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
2.3. Tìm hiểu về kinh tế ở Kiên Giang
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 hoạt động kinh tế ở địa phương
+ Nhóm 1: Nông nghiệp
+ Nhóm 2: Công nghiệp
+ Nhóm 3: Dịch vụ 
- Yêu cầu HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ
- HS chia sẻ trước lớp
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở KIÊN GIANG
Hoạt động kinh tế
Đặc điểm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ 
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
- GV đánh giá, tuyên dương HS
- GV đánh giá, tuyên dương HS
2.4. Tìm hiểu về bảo vệ môi trường
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm hiểu về
+ Hiện trạng môi trường: Đất, nước, không khí,..
- Hành động bảo vệ môi trường của bản thân và gia đình.
- GV gọi HS nêu
- GV bổ sung thêm tư liệu và cung cấp thêm các thông tin khác. 
- HS thực hiện 
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- GV phát phiếu cho HS
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào phiếu
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát, hỗ trợ HS
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
4. Vận dụng, trải nghiệm.
- GV tổ chức cho HS giới thiệu về một địa danh nổi tiếng ở địa phương em.
- GV tuyên dương, khích lệ HS
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
..************
Thứ sáu, ngày 15 tháng 09 năm 2023
TC Tiếng Việt
( Cho hs luyện đọc bài đọc tuần 1 +2)	
________________________________________
Khoa học
Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS được củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu học tập 
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào? 
A. Rắn                            B. Lỏng
C. Khí                             C. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là:
A. Nóng chảy                  B. Đông đặc
C. Ngưng tụ                    D. Bay hơi
- HS tham gia chơi
- HS trả lời
- HS trả lời 
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới:
* HĐ 2.2
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7: Thảo luận và trả lời câu hỏi, vẽ sơ đồ theo các gợi ý:
+ Từ nào trong các từ: Hơi nước, mây đen, mây trắng, giọi mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D?
(Các từ: hơi nước, mây trắng, mây đen, giọi mưa tương ứng với các ô chữ)
+ Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4) trên hình 7?
(Từ in đậm trong hình 6: bay hơi, ngưng tụ, tiếp tục ngưng tụ, mưa, trở về tương ứng với các số tương ứng trong hình)
- GV cho các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày sơ đồ đã vẽ 
- GV yêu cầu HS nhận xét chéo nhau.
- GV hỏi: Em hãy nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sau khi hoàn thành sơ đồ?
3. Thực hành, luyện tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi vào phiếu
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở thể nào?
(Nước có thể tồn tại ở thể: rắn, lỏng, khí)
Câu 2: Hãy sử dụng các cụm từ: Bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước ở hình 2 và hình 3 trong SGK?
(Thể rắn   nóng chảy         Thể lỏng 
Thể khí      Ngưng tụ         Thể lỏng 
Thể lỏng    Đông đặc         Thể rắn 
Thể lỏng    Bay hơi            Thể rắn)
Câu 3: Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích?
(Mục đích của sấy tóc là để tóc khô vì dưới tác dụng từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi)
- GV gọi đại diện các nhóm nêu
- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét chéo.
- GV nhận xét, khen nhóm trả lời tốt
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV gọi HS trả lời mục: Em có thể”
- Nhận xét tiết học
- HS quan sát 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đại diện các nhóm trả lời
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm 
- HS nêu
- Đại diện các nhóm nêu
HS thực hiện 
Toán
BÀI 4: BIỂU THỨC CHỨA CHỮ (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được biểu thức chứa hai chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa ba chữ.
- Vận dụng thực hành tính giá trị củ biểu thức chứa ba chữ vào các bài tập cơ bản, củng cố và phát triển năng lực.
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phấn màu, sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV cho HS chơi trò chơi. 
Câu 1. Tính gía trị của a + b nếu a = 215 và b = 138.
=> Đáp án: Nếu a = 215 và b = 138 thì a + b = 215 + 138 = 353.
Câu 2. Mỗi lần thay chữ bằng số thì ta tính được gì?
=> Đáp án: Mỗi lần thay chữ bằng số thì ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.
GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài mới bằng câu 4.
- GV giới thiệu vào bài.
- Lớp hát tập thể 
- HS hoàn thàn bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS viết tên bài
2. Luyện tập
Bài 1. Số ?
Chu vi A của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: 
Tính chu vi hình tam giác, biết:
a) a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm.
b) a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm
- GV HD HS. 
- GV yêu cầu HS tính ra nháp.
- HDHS sử dụng công thức P = a + b + c (như là tính giá trị của biểu thức chứa ba chữ).
- GV cho HS trình bày và nhận xét
- GV nhận xét, chốt kết luận
Đáp án:
a) 62 + 75 + 81 = 218 cm
b) 50 + 61 + 72 = 183 dm
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS trình bày bài
- HS nhận xét,
- HS lắng nghe.
Bài 2. Với m = 9, n = 6, p = 4, hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau?
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tính giá trị của biểu thức (A), (B), (C), (D) với m = 9, n = 6, p = 4 rồi so sánh kết quả. Từ đó tìm ra hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau?
Biết: m – (n – p) = m – n + p
và m x (n – p) = m x n – m x p.
- GV cho HS làm bài vào vở. 
- Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
Đáp án:
- Giá trị của biểu thức (A) bằng giá trị của biểu thức (D).
- Giá trị của biểu thức (B) bằng giá trị của biểu thức (C).
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở. 
- HS đổi vở kiểm tra chéo 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời
3. Vận dụng:
- GV tổ chức trò chơi
- GV hướng dẫn luật chơi
- GV cho HS chơi trò chơi “Hái bưởi”.
- Cách chơi:
+ Chơi theo cặp.
+ Người chơi bắt đầu từ ô XUÁT PHÁT. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Di chuyển số ô bằng số chấm ở mặt trên xúc xắc.
+ Nêu giá trị biểu thức ở ô đi đến. Nếu đúng thì há được quả bưởi ghi số là giá trị của biểu thức đó. Nếu sai thì phải quay trở về ô xuất phát trước đó.
+ Nếu đến ô có đền xanh thì được gieo xúc xắc để đi tiếp. Nếu đến ô có đèn đỏ thì dừng lại một lượt, nhường lượt chơi cho người khác. 
+ Trò chơi kết thúc khi có người hái được 5 quả bưởi.
Có thể chơi theo cặp như ở các lớp 1,2,3.
- Tổng kết trò chơi 
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
 - HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe để ghi nhớ nhiệm vụ....
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Sinh hoạt lớp +HĐTN
1/. Khởi động
- Hát tập thể
2/. Tổng kết tuần 1
- Lớp trưởng báo cáo tổng kết tuần 1.
- Khen ngợi bạn học tốt.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng tuần 2
3/. GVCN nhận xét, nhắc nhở, động viên.
.
Tiết 3: NIỀM TỰ HÀO TRONG TIM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS phản hồi lại kết quả thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- HS được củng cố sâu sắc hơn về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ kết quả thực hiện những việc làm đáng tự hào của em và nêu cảm nghĩ của em về những chia sẻ của bạn.
- GV mời 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ của bạn. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét phần chia sẻ của bạn.
- HS hoạt động theo cặp và chia sẻ.
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV góp ý, nhận xét và đánh giá.
- GV khen những HS đã thực hiện tốt và động viên các bạn khác cần cố gắng hơn để bản thân ngày càng trở nên đáng yêu, đáng tự hào.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS vỗ tay tuyên dương.
2. Hoạt động nhóm: Chơi trò chơi “Tôi tự hào”
- GV cho HS ra sân trường chơi trò chơi và hướng dẫn cách chơi: Các thành viên trong nhóm đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa, lần lượt tung bóng cho các thành viên. Mỗi thành viên khi bắt được bóng sẽ chia sẻ về một đặc điểm hoặc một việc làm đáng tự hào của bản thân.
- GV tổ chức cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu rõ cách chơi.
- HS lắng nghe cách chơi.
- HS chơi thử.
- GV cho HS chơi trong vòng 10 phút.
- HS chơi trò chơi
- Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
+ Trò chơi giúp em nhận ra điều gì?
- GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi.
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Chúng ta cần tự hào về bản thân và tự tin chia sẻ niềm tự hào đó với mọi người.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và chuẩn bị.
3. Cam kết hành động:
- GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục thực hiện những việc làm đáng tự hào của mình.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_2.docx