Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16

Đọc: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và diễn cảm văn bản kịch Ở Vương quốc Tương Lai. Biết đọc ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật; Biết đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, thán phục hoặc thái độ tự tin, tự hào phù hợp với mỗi nhân vật.

- Nhận biết được đặc điểm của các nhân vật trong vở kịch (thể hiện qua hành động, lời nói). Hiểu điều tác giả muốn nói qua vở kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Ở đó, trẻ em là những nhà phát minh sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu quê hương, yêu cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, ti vi, tranh minh họa SGK, hoặc video vở kịch Con chim xanh

- HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 13 trang Khánh Đăng 28/12/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16
TUẦN 16
Tiếng Việt
Đọc: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm văn bản kịch Ở Vương quốc Tương Lai. Biết đọc ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật; Biết đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, thán phục hoặc thái độ tự tin, tự hào phù hợp với mỗi nhân vật.
- Nhận biết được đặc điểm của các nhân vật trong vở kịch (thể hiện qua hành động, lời nói). Hiểu điều tác giả muốn nói qua vở kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Ở đó, trẻ em là những nhà phát minh sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu quê hương, yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, tranh minh họa SGK, hoặc video vở kịch Con chim xanh
- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp bài thơ Bốn mùa ước mơ và trả lời câu hỏi sau:
+ Theo em ước mở của bạn nhỏ, khung cảnh mỗi mùa hiện ra có gì đẹp ? Em thích khung cảnh nào nhất ? Vì sao ?
+ Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì về ước mơ của tuổi thơ ? Chọn câu trả lời đúng.
A. Mơ ước tuổi thơ nối dài tới tận chân trời.
B. Mơ ước cho em được đến mọi miền đất nước.
C. Mơ ước đưa trẻ thơ đi tới tương lai.
- HS đọc bài + Trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận yêu cầu sau: Em mong con người sẽ làm ra những sản phẩm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai?
- Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS khác nêu ý kiến nhận xét, bổ ý
sung.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu: Bài đọc hôm nay là một màn kịch trích trong vở kịch Con chim xanh của nhà văn Mát-téc-lích. Chúng ta cùng đọc bài để biết trong vở kịch có những nhân vật nào, vì sao vở kịch có tên là Ở Vương quốc Tương Lai nhé.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy phần?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó: Vương quốc Tương Lai, Tin-tin, Mi-tin, đôi cánh xanh, sáng chế, ...
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài đọc gồm 2 phần: phần giới thiệu, màn kịch.
- HS đọc nối tiếp các phần.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: thuốc trường sinh.
- HS nối tiếp đọc lần 2.
- GV hướng dẫn giọng đọc, phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật).
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc.
- Thi đọc đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
b. Tìm hiểu bài
- Vở kịch có những nhân vật nào ?
- Thảo luận nhóm đôi + TLCH.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV và HS nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
+ Vở kịch gồm các nhân vật: Người dẫn chuyện, Mi - tin, Ti-tin, Em bé thứ nhất, Em bé thứ hai, Em bé thứ ba, Em bé thứ tư,Em bé thứ năm.
+ Em hiểu vai trò của người dẫn chuyện là gì ?
- Dẫn phần giới thiệu câu chuyện và phần diễn tả hành động của các nhân vật.
+ Tìm công dụng của mỗi sự vật do các em bé ở Vương quốc Tương Lai sáng chế ?
- HS thảo luận theo cặp + trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, chốt ý đúng.
*Kết quả:
- Làm ra thuốc trường sinh - giúp con người sống lâu.
- Làm ra một thứ ánh sáng kì lạ - để cuộc sống của con người tràn ngập ánh sáng. 
- Làm ra máy giúp dò tìm kho báu - để làm giàu cho mọi người.
- Làm ra cái máy biết bay trên không - giúp con người di chuyển nhanh và thú vị.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những đồ vật nào được sáng chế ở Vương quốc Tương Lai hiện nay đã có ở thế giới của chúng ta?
- HS làm việc cá nhân + phát biểu:
+ Máy biết bay trên không, máy giúp dò tìm kho báu.
- Yêu cầu thảo luận nhóm câu hỏi: Tác giả muốn nói điều gì qua nhân vật các em bé ở Vương quốc Tương Lai?
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng: Qua nhân vật các em bé ở Vương quốc Tương Lai, tác giả muốn nói đến ước mơ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Nơi đó, trẻ con là những nhà phát minh sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
+ Theo em, vì sao nơi Tin-tin và Mi-tin đến có tên là Vương quốc Tương Lai? Chọn câu trả lời cho trước hoặc nêu ý kiến của em.
- HS làm việc cá nhân + TLCH trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi HS, chốt đáp án đúng: B.
+ Nếu là một công dân ở Vương quốc Tương Lai, em muốn sáng chế vật gì ?
- HS nối tiếp phát biểu trước lớp.
- GV mời HS nhận xét, bổ sung, trình bày suy nghĩ, sáng chế của mình.
- GV kết luận, khen ngợi HS.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV mời HS đọc bài.
- 2 HS đọc nối tiếp 2 phần.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (đọc phân vai).
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện đọc phân vai.
- Thi đọc phân vai trước lớp.	
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai ?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh, ảnh các sáng chế, phát minh của loài người về các dụng cụ, vật dụng, ... đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang, biết sử dụng dấu gạch ngang trong văn cảnh cụ thể. Viết được câu có sử dụng dấu gạch ngang với công dụng đã học.
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Dấu gạch ngang có những tác dụng gì? Lấy ví dụ ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- HS trả lời.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc yêu cầu BT.
+ HS trả lời: Nêu công dụng của dấu gạch ngang.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- HS thảo luận và thực hiện vào vở BT.
- GV mời HS trình bày kết quả.
- HS nối tiếp đọc kết quả.
a, Có 5 dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê sự việc.
- GV khen ngợi HS và kết luận, cho HS xem hình ảnh nhà bác học Ma-ri Quy-ri.
b, Có 1 dấu gạch ngang dùng để nối từ ngữ trong một liên danh (Việt – Pháp)
- GV giúp HS phân biệt dấu gạch ngang nối các từ ngữ trong một liên danh với dấu gạch ngang nối các âm tiết trong tên nước phiên âm ra tiếng Việt.
Bài 2: Làm việc cá nhân
- GV mời HS đọc yêu cầu BT.
- 2 HS đọc yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở BT.
- HS hoàn thành vào vở BT.
- GV yêu cầu trình bày kết quả.
- HS nối tiếp đọc kết quả.
*Đáp án:
a) Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:
- Con tên là gì?
- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Cậu bé lễ phép.
- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
- Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
- Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
+ Dấu gạch ngang có tác dụng: dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật trong đoạn hội thoại.
b) Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hoá – thể thao,... giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
+ Công dụng của dấu gạch ngang là nối các từ ngữ trong một liên danh.
Bài 3: Làm việc nhóm đôi
- GV mời HS đọc yêu cầu BT.
- 2 HS đọc yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- HS hoàn thành vào vở.
- GV yêu cầu trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận, khen nhóm trình bày hay.
*Ví dụ:
- Bạn có biết nhà bác học Lương Định Của ở nước nào không ?
- Lương Định Của là nhà bác học của nước Việt Nam.
- Đúng đấy ! Nhà bác học Lương Định Của đã có những đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam...
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang ?
- HS nối tiếp phát biểu.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV tổ chức cho HS thực hiện làm bài tập.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:
Tin-tin: - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy ?
Em bé thứ nhất: - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất.
Tin-tin: - Cậu sáng chế cái gì ?
Em bé thứ nhất: - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hành phúc.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà viết 1, 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang và chuẩn bị bài học sau.
- HS thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Viết: VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Viết được bài văn miêu tả con vật dựa vào dàn ý đã lập.
- Biết tìm đọc thêm các bài văn miêu tả con vật, trao đổi với người thân về đặc điểm con vật trong bài văn của mình.
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu quý động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi
- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở bài 28, trả lời câu hỏi:
+ Bài văn tả con vật gồm mấy phần? Là những phần nào ?
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS đọc và trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.
Đề 2: Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích.
- HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS chọn 1 trong 2 đề trong SGK đề thực hiện yêu cầu BT.
- HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý Bài 28.
- Yêu cầu HS: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 28, viết bài văn có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- HS: Đọc lại dàn ý đã lập trong hoạt động viết ở Bài 28.
- HS viết bài vào vở.
- GV lưu ý HS khi viết nhớ sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để câu văn sinh động.
- Yêu cầu HS đọc lại bài, rà soát lỗi.
- HS đọc bài, phát hiện lỗi.
- HS đổi chéo vở sửa lỗi.
- GV mời HS đọc bài trước lớp.
- HS đọc bài trước lớp.
- GV chiếu 1, 2 bài của HS cho nhận xét, sửa lỗi.
- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung về cách trình bày, dùng từ, viết câu, ý diễn đạt, ...
- GV có thể viết nhanh một số câu cần sửa chữa của HS lên bảng để sửa chữa.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu tìm đọc các bài văn miêu tả con vật và trao đổi với người thân về đặc điểm nổi bật về con vật đó trong bài văn em viết.
- Dặn HS về nhà ôn Bài 29 chuẩn bị Bài 30.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Đọc: Bài 30: CÁNH CHIM NHỎ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Cánh chim nhỏ. 
- Hiểu được nội dung bài: Bầu trời mùa thu nước Nga hiện lên qua cách miêu tả của các bạn nhỏ rất đẹp và thú vị.
- Biết đọc diễn cảm lời của các nhân vật trong câu chuyện; học được cách miêu tả sự vật trong bài.
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, từ điển Tiếng Việt.
- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc bài Ở Vương quốc Tương Lai.
- 2 HS đọc nối tiếp 2 phần.
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: 
+ Theo em, vì sao nơi Tin-tin và Mi-tin đến có tên là Vương quốc Tương Lai? 
- HS trả lời.
+ Nếu là một công dân ở Vương quốc Tương Lai, em muốn sáng chế vật gì?
- HS trả lời.
+ GV: Nếu em có một đôi cánh có thể bay như chim, em muốn bay đi đâu, gặp gỡ những ai ? 
- HS phát biểu.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS lắng nghe.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nói với bạn.
+ Đoạn 2: phần còn lại.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó: chao liệng, xoay người, vung vẩy, ...
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp 
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
- HS luyện đọc.
- Yêu cầu đọc cả bài.
- 1 hoặc 2 HS đọc toàn bài trước lớp.
b. Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1.
- 2 HS đọc câu hỏi + Lớp đọc thầm.
- HS thảo luận cặp đôi + TLCH.
+ Hai cậu bé gặp nhau ở đâu? Mỗi cậu bé mơ ước hoặc mong muốn điều gì?
- HS phát biểu: Hai cậu bé gặp nhau trong công viên. Một cậu bé ước mơ được bay như chim, còn cậu bé bị liệt chỉ muốn được đi và chạy như người bình thường.
- GV khuyến khích HS diễn đạt theo ý hiểu của các em.
- GV giúp HS hiểu: Những điều tưởng như giản dị, bình thường quanh chúng ta lại là ước mơ của nhiều người kém may mắn khác,... 
- 1 HS đọc câu hỏi 2 + Lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Khi biết mong muốn của người bạn mới gặp, cậu bé mơ ước biết bay đã làm gì?
- HS thảo luận nhóm + trình bày kết quả: Khi biết mong muốn của người bạn mới gặp, cậu bé mơ ước biết bay nói: “Ồ, ước gì mình chia sẻ được với cậu cảm giác đó” và cậu đã cõng bạn trên lưng, chạy trong công viên để bạn có cảm giác như đang được bay,...
- HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận, chốt ý đúng.
- 1 HS đọc câu hỏi 3 + Lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Theo em, cậu bé bị liệt có cảm xúc như thế nào khi được bạn cõng chạy trong công viên?
- HS làm việc cá nhân, phát biểu: Cậu bé bị liệt sẽ thấy rất vui, sung sướng và có cảm giác như mình đang bay,... 
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến cá nhân.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Nêu nhận xét của em về việc làm của cậu bé mơ ước biết bay?
- HS thảo luận cặp đôi + Trình bày kết quả: Cậu bé mơ ước biết bay biết chia sẻ với người bạn kém may mắn hơn mình, cậu là người nhân hậu,...
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến cá nhân.
+ Tìm những từ ngữ gợi tả cảm xúc của hai bạn nhỏ trong bài Cánh chim nhỏ ?
- HS chia sẻ: cười giòn tan, ôm ghì, hét to, rưng rưng, hét to, ...
+ Đặt 1 – 2 câu với những từ ngữ em vừa tìm được?
- HS đặt câu, chia sẻ.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Qua bài đọc em thấy bạn nhỏ là người thế nào ? Em học được điều gì qua bài học này ? 
- HS chia sẻ
+ Hãy viết 1 – 2 câu nói lên cảm nhận của em về cậu bé trong bài Cánh chim nhỏ.
- HS thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét và sửa câu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Viết: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được ưu điểm, nhược điểm bài văn miêu tả con vật của mình, viết lại được 1 – 2 đoạn trong bài văn của mình cho hay hơn.
- Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hơn.
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu quý động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu ghi bài
- HS lắng nghe
2. Luyện tập, thực hành:
- GV trả bài cho HS và nhận xét chung.
- Tổ chức cho HS sửa lỗi, viết lại câu.
- HS lắng nghe, đọc nhận xét ưu, nhược điểm về bài của mình.
- HS thực hiện.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện.
- HS chia sẻ.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những câu văn, những điều em muốn học tập
- HS thực hiện.
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
__________________________________________
Tiếng Việt
Nói và Nghe (Kể chuyện): ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nghe hiểu câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng; kể lại được câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời GV kể).
- Biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nhân vật trong bài đọc.
* Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, mạnh dạn, dũng cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, video câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng.
- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu ghi bài
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành:
a, Nghe kể: 
- GV kể câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng.
- HS lắng nghe.
b, Kể chuyện
- GV cho HS quan sát tranh minh họa SGK. 
- 2 HS đọc yêu cầu BT2.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm bốn: Lần lượt từng HS kể từng đoạn theo nội dung mỗi bức tranh, kể toàn bộ câu chuyện, HS trong nhóm góp ý, nhận xét.
- HS thực hiện.
- GV động viên khen ngợi những nhóm HS nhớ và kể lại được nội dung câu chuyện bằng lời của mình, kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
c, Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS thực hiện, chia sẻ.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Phải mạnh dạn, tự tin vào bản thân, đi đó đi đây để mở rộng tầm hiểu biết mới mau khôn lớn, vững vàng để thực hiện được ước mơ của mình.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu HS trao đổi với người thân về ý nghĩa của câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng. 
- Tìm đọc câu chuyện viết về ước mơ. 
- HS thực hiện.
- GV nhận xét kết quả học tập của HS. Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực. Dặn HS ôn lại Bài 30 và đọc trước Bài 31.
- HS thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
____________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_16.docx