Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32

Tiếng Việt

Đọc: KHU BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGÔ – RÔNG – GÔ - RÔ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô – rông – gô – rô.

- Hiểu nghĩa của các chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh vật. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua bài đọc. Bài đọc giới thiệu về khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô thuộc châu Phi, nơi đây có rất nhiều loài động vật quý hiếm, chúng được sinh sống tự do và hoàn toàn không sợ bị săn bắn.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 11 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4861
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32
TUẦN 32
Tiếng Việt
Đọc: KHU BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGÔ – RÔNG – GÔ - RÔ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô – rông – gô – rô.
- Hiểu nghĩa của các chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh vật. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua bài đọc. Bài đọc giới thiệu về khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô thuộc châu Phi, nơi đây có rất nhiều loài động vật quý hiếm, chúng được sinh sống tự do và hoàn toàn không sợ bị săn bắn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy bức tranh có gì đặc biệt?
- HS quan sát, suy nghĩ thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS chia sẻ.
- GV giới thiệu chủ điểm mới
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Kể những việc con người đã làm để bảo vệ động vật hoang dã.
- GV mời HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS thảo luận nhóm
- HS chia sẻ.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Ngô-rông-gô-rô, UNESCO, Tan-da-ni-a...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Tên của khu bảo tồn,/ được đặt theo tên của miệng núi lửa Ngô-rông-gô-rô,/một núi lửa lớn/nằm trong vườn quốc gia.//
- HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Di sản thế giới.
+ Đoạn 2: Tiếp đên vùng bình nguyên
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Tên gọi khu bảo tồn động vật hoang dã có gì đặc biệt? 
- HS trả lời 
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự phong phú của các loài động vật sống trong khu bảo tồn?
- HS thảo luận và chia sẻ
- GV hỏi: Những chi tiết nào cho biết các loài động vật ở khu bảo tồn được sinh sống tự do và không sợ bị săn bắn?
GV có thể hỏi thêm: Trong những hình ảnh về các loài vậy sống trong khu bảo tồn, em thấy hình ảnh nào thú vị nhất?
 Những chi tiết nào cho biết các loài động vật ở khu bảo tồn được sống tự do và không sợ bị săn bắn?
- HS suy nghĩ và chia sẻ với bạn.
- HS suy nghĩ chia sẻ với bạn bên cạnh.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Em có suy nghĩ gì về những loài động vật trong khu bảo tồn Ngô – rông – gô - rô.
- HS suy nghĩ cá nhân và chia sẻ trước lớp.
- Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV kết luận, khen ngợi HS
- HS trả lời
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV cho HS chia sẻ cảm nhận sau khi học bài đọc.
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LỰA CHỌN TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết lựa chọn từ ngữ để biểu đạt nghĩa.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Cho HS chơi trò chơi “Ai tinh mắt” để tìm từ
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- HS chơi trò chơi.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc
- HS trả lời (xếp các từ có tiếng bình vào nhóm thích hợp)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận và thống nhất đáp án
- GV mời HS đại diện nhóm phát biểu
- HS đại diện nhóm phát biểu. 
- HS khác chia sẻ, bổ sung
Nghĩa của tiếng “bình”
Với nghĩa là yên ổn
Với nghĩa là xem xét
Từ chứa tiếng “bình”
Bình an, bình yên, thanh bình, hoà bình
Bình chọn, bình luận, bình phẩm, bình xét.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu
- Yêu cầu HS đọc lại các từ ở bài tập 1
- HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi
- GV mời HS trình bày
- GV và HS chốt đáp án đúng.
- HS suy nghĩ chia sẻ với bạn để làm bài.
- HS trả lời.
- HS khác chia sẻ.
- HS lắng nghe
Câu
Từ có thể điền
a. Ai cũng có mong ước có một cuộc sống
Bình an/ bình yên thanh bình
b. Chim bồ câu là loài chim tượng trưng cho
Hoà bình
c. Làng quê Việt Nam đẹp và
Thanh bình/ yên bình
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- 1-2 HS đọc
- Cho HS làm bài theo nhóm: 
+ Quan sát tranh
+ Thử lựa chọn từng từ trong ba từ gợi ý để thay thế cho bông hoa.
- HS thảo luận nhóm.
- GV mời HS trình bày
- HS trả lời.
- HS khác chia sẻ.
- GV tuyên dương HS và chốt lại 
a. Chao liệng/ b. ca hát/ c. nhấm nháp
- GV mời HS đọc ghi nhớ
- 1-2 HS đọc ghi nhớ.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- 1-2 HS đọc
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 4. Mỗi HS tự tìm một từ. Sau đó trao đổi với nhau trong nhóm lựa chọn từ hay nhất.
- HS thảo luận nhóm
- GV mời đại diện HS trả lời
- Đại diện các nhóm trả lời
- HS khác chia sẻ, bổ sung
- GV chốt lại, tuyên dương HS
Từ điền
a. Giọt sương
đọng/ long lanh/ nằm nghiêng
trên phiế lá
b. Trăng
trò chuyện/ thủ thỉ/ tâm sự
với những vì sao đêm
c. Nắng ban mai
tung/trải/dệt lụa tơ
vàng óng trên cánh đồng
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- HS chia sẻ nội dung đã học được sau tiết học
- 2-3 HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Viết: VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết lập dàn ý đoạn văn tưởng tượng dựa câu chuyện đã nghe, đã đọc.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi HS chia sẻ một số câu chuyện em đã được nghe, được đọc
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
a. Chuẩn bị
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS cho biết đề bài yêu cầu gì?
(Đóng vai nhân vật viết lại các câu chuyện SHS)
- GV kết luận: Đọc yêu cầu phần chuẩn bị, lựa chọn đối tượng viết và phương án viết (Các em có thể tự chọn một đề văn mà mình hứng thú nhất trong 3 đề để viết)
b. Hỗ trợ HS trong quá trình viết đoạn văn
- HS đọc.
- HS chia sẻ.
- HS đọc và trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện
- GV gọi HS nêu cách viết và trình bày đoạn văn.(viết liên tục, không xuống dòng)
- HS chia sẻ
- GV tổ chức HS viết hoàn thiện bài vào vở
- HS viết bài
- GV quan sát, hỗ trợ HS (những em có hạn chế kĩ năng viết)
c.Hướng dẫn HS đọc lại bài và tự chỉnh sửa
- Tổ chức cho HS tự đọc và kiểm tra lại bài của mình chỉnh sửa các lỗi về nội dung và hình thức
- HS thực hiện
- Tổ chức HS làm việc nhóm 2, đọc bài của bạn và nêu:
+ Điều mình muốn học tập từ bạn.
+ Điều mình muốn góp ý cho bạn
- HS chia sẻ
- GV tổ chức cho HS đọc bài trước lớp
- 3-4 HS đọc bài
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS về nhà viết bài thay lời chú sư tử trong khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô, kể về cuộc đời của mình.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiếng Việt
Đọc: NGÔI NHÀ CỦA YÊU THƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm văn bản- lá thư Ngôi nhà của yêu thương
- Biết nhấn giọng vào từ ngữ thể hiện cảm xúc, những câu nói thể hiện sự quan tâm của người viết thư.
- Nhận biết được nội dung bức thư: Sự yêu thương, thấu hiểu, sẻ chia của tác giả bức thư- bạn Lương Thanh Bình – đối với những bạn nhỏ không nhà trên Trái đất. Qua đó người viết thể hiện ước muốn cháy bỏng của mình về một thế giới hoà bình, ấm no cho trẻ em, nơi mà tất cả trẻ em đều có nhà để ở, nơi không có bom đạn, chiến tranh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho HS chia sẻ về vấn đề: Em nghĩ gì về những bạn nhỏ không có nhà để ở?
- HS trao đổi.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
(chia 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến tôi đã đọc/ Đoạn 2: tiếp đến phải không/ Đoạn 3: Còn lại)
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (chật chội, đơn sơ, triệu triệu gian,khoáng đãng...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS trả lời.
- HS đọc nối tiếp
- HS thực hiện
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cao trào của người viết:
 + Tha thiết và xót xa (Bạn ơi, thế bạn ăn cơm ở đâu?..... Trời mưa, bạn làm thế nào cho khỏi ướt?....
+ sục sôi và mạnh mẽ (...chúng mình sẽ vứt tất cả đạn, bom, súng...xuống biển....)
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
- HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm đôi, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Bạn lớp trưởng cho các bạn chia sẻ.
- Cả lớp thực hiện.
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1. SHS
gửi cho bạn nhỏ không nhà/ biết thông tin về nhiều bạn nhỏ không có nhà khi bạn đọc đươc ở trên báo do bố mang về
Câu 2. SHS
Nội dung thăm hỏi, động viên chia sẻ với bạn nhỏ không nhà. Người viết thể hiện mong ước của mình về việc xây một ngôi nhà chung cho TE toàn thế giới.
Câu 3. SHS
Thể hiện sự quan tâm, lo lắng của người viết thư với bạn nhỏ không nhà.
Câu 4. SHS
Vứt bom súng, đạn ra khỏi TĐ/ Xây những ngôi nhà chung, triệu triệu gian/ vứt lồng chim, chuồng thú/thêm tiền xây nhà
Câu 5. SHS
Tình cảm yêu thương/ mong ước tích cực,.
- GV kết luận, khen ngợi HS.
- GV kết luận, chốt lại nội dung bài.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại diễn cảm bức thư
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu HS tìm các tính từ và nêu tác dụng(SHS)
(+ xinh đep, hay, hiền lành, ngoan ngoãn, bao la, tự do, khoáng đãng. 
+ Tác dụng: giúp các sự vật được miêu tả trở lên rõ ràng, sinh động và cụ thể)
- HS trả lời.
- Yêu cầu HS tìm tính từ thay từ “bao la” trong đoạn trên ( rộng lớn/ khoáng đạt/....)
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét và kết luận
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Viết: TRẢ BÀI VIẾT VĂN TƯỞNG TƯỢNG (TIẾT 1+ TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết rút kinh nghiệm về viết đoạn văn tưởng tượng
- Biết được ưu, nhược điểm trong bài của bạn và của mình, biết tham gia vào sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi ở bài viết của mình.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung yêu cầu của tiết viết trước.
- HS thực hiện
- GV nhận xét, tuyên dương HS 
- GV giới thiệu, ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
a. GV đánh giá kết quả làm bài của HS
- GV nhận xét chung về bài làm
- HS lắng nghe
- GV nhận xét những HS có nhiều cố gắng, tiến bộ.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài sau khi hoàn thiện và yêu cầu HS ghi nhanh những điểm về:
+ Diễn đạt
+ Từ ngữ xưng hô.
+ Những chi tiết mới được bổ sung.
- HS ghi lại
- GV mời HS có đoạn văn hay đọc lại ở trước lớp. Động viên HS chỉnh sửa lại bài theo góp ý.
- HS thực hiện
b. HS chỉnh sửa hoàn thiện bài làm.
- Yêu cầu HS đọc lại bài viết của mình và nhận xét của thầy cô, dự kiến chỉnh sửa 
- HS dự kiến chỉnh sửa đoạn đã được góp ý
- HS đọc lại những bài thầy cô khen và ghi lại:
+ Điều mình muốn học tập: cách sưng hô/ những chi tiết sáng tạo trong kể chuyện theo vai nhân vật/ cách dung từ,đặt câu
- HS thực hiện
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về ưu, nhược điểm trong bài văn mình viết và dự kiến chỉnh sửa
- HS thực hiện
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tổ chức cho HS viết lại những câu muốn sửa và muốn thay
- HS thực hiện.
- Nhận xét tiết học, khen HS có dàn ý tốt.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Nói và nghe: CHUNG TA BẢO VỆ ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Trình bày được quan điểm cá nhân về những cách bảo vệ động vật. Biết sử dụng lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình hoặc tranh luận với bạn.
- Biết yêu thương và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn của trẻ em trên toàn thế giới; hiểu và phần nào xác định được trách nhiệm của bản thân với những vấn đề chung của toàn cầu: nhà ở, hoà bình, bảo vệ động vật,
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Cho HS kể về một số động vật mà HS biết
- GV kết luận, giới thiệu vào bài.
- HS chia sẻ.
2. Luyện tập, thực hành:
Chuẩn bị
- Tổ chức cho HS thực hiện: 
+ Câu 1: Vì sao phải bảo vệ động vật?
+ Câu 2: Nêu một số việc làm để bảo vệ động vật?
+ Câu 3: Giải thích được vì sao những việc làm đó lại bảo vệ động vật?
+ Câu 4: Làm thế nào để những việc làm đó có hiệu quả?
- HS thực hiện nói và chia sẻ nhóm đôi cùng bạn nội dung các câu hỏi.( Sử dụng kết quả đọc tư liệu/ sử dung tranh, ảnh video minh hoạ)
- Gv yêu cầu HS ghi lại tóm tắt các ý kiến.
- HS thực hiện
- GV đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.
- HS lắn nghe.
Nói/ Trao đổi và góp ý
- GV tổ chức cho HS nói về những nội dung mình đã thực hiện ở phần chuẩn bị.
- HS thực hiện
- GV gọi các nhóm bổ sung, nhận xét và kết luận
Câu 1
- Đem lại nhiều lơi ích, tạo lên sự phong phú cho sự sống trênTĐ.
- Đưa ra một số ví dụ chuỗi thức ăn cần có động vật.
Câu 2
- Tích cực tuyên truyền nguy cơ tuyệt trủng của 1 số loài ĐV/.
Câu 3
- HS kể các việc làm đã thực hiện
Câu 4
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật
- Tìm đọc sách báo viết về những công trình nổi tiếng trên thế giới.
- HS thực hiện
- HS thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_32.doc