Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3

Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.

- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Mở đầu:

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về thói quen, môi trường sống điển hình của lạc đà, chim cánh cụt, cú.

- HS chia sẻ.

- GV giới thiệu- ghi bài.

2. Hình thành kiến thức:

a. Luyện đọc:

 

doc 26 trang Khánh Đăng 28/12/2023 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3
TUẦN 3
Tiếng Việt
Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về thói quen, môi trường sống điển hình của lạc đà, chim cánh cụt, cú.
- HS chia sẻ.
- GV giới thiệu- ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
-GV nhận xét, chốt lại: Bài chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thằn lằn xanh.
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến đói quá rồi!
+ Đoạn 3: Tiếp đó đến Mình đói quá rồi!
+ Đoạn 4: Còn lại.
HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (thằn lằn, thầm nghĩ, bụi cỏ, làm sao, đổi lại, trở lại,..)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Mình không thể bò trên tường/ giống như tắc kè,/cũng không thể kiếm ăn/ theo cách của tắc kè. Thằn lằn xanh/ trở về với cái cây của mình/ và thích thú đi kiếm ăn/ vào ban ngày.
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tnhân vật: Ồ, một người bạn mới!; Tớ chán những bức tường lắm rồi.; Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!; Mình đói quá rồi!
HS luyện đọc theo nhóm 2.
HS đọc toàn bài trước lớp.
b. Tìm hiểu bài:
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? 
- Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc cho nhau?
- Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
-Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung ứng với mỗi ý trong sách học sinh.
a. Thế là hai bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau đến về cuộc sống.
b. Thằn lằn xanh nhận ra đến quá rồi!
c. Trong khi đó đến quá rồi!
3. Luyện tập, thực hành: 
- HS đọc diễn cảm
- HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Khi con người bắt các động vật hoang dã nhốt chúng vào trong một không gian nhỏ, hẹp thì môi trường sống đó có thực sự phù hợp với các con vật không?
- Nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm về thói quen và tập tính của một số loại động vật em thích.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và phân loại một số nhóm danh từ theo đặc điểm về nghĩa.
- Nói và viết được câu văn sử dụng danh từ.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Danh từ là gì? Đặt 1 câu có sử dụng danh từ đã học.
- 2-3 HS trả lời
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 2
- HS đại diện nhóm phát biểu
- GV cùng HS nhận xét.
+Danh từ chỉ thời gian: đêm đêm, ngày.
+Danh từ chỉ con vật: vành khuyên.
+Danh từ chỉ cây cối: lá, bưởi, cỏ.
- HS tìm thêm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong bài Thăn lằn xanh và tắc kè.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Tổ chức HS chơi trò chơi Xì điện tìm tiếp các danh từ chỉ nguời cho mỗi nhóm.
+ Trong gia đình: bố, ông, bà, anh, chị, em,
+Trong trường học: học sinh, cô giáo, bạn bè, hiệu trưởng,..
+ Trong trận bóng đá: cầu thủ, thủ môn, tiền đạo, trung vệ, trọng tài,
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài cá nhân: Tìm từ điền vào chỗ trống, đọc lại câu để kiểm tra.
- HS nêu kết quả điền từ và nhận xét, chỉnh sửa câu: nắng, mây, gió, chớp, sấm, mưa.
Bài 4:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS viết câu vào vở.
- HS chia sẻ, nhận xét và chỉnh sửa câu.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- HS cùng người thân thi tìm nhanh danh từ thuộc 2 nhóm (danh từ chỉ động vật hoang dã, danh từ chỉ cây ăn quả).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Tiếng Việt
Viết: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
- GV phát bài cho HS.
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
2. Luyện tập, thực hành:
- HS tự đọc lại bài làm của mình và lời nhận xét.
-Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi đọc bài và sửa lỗi bài theo nhận xét về:
+ Cách viết mở đầu, triển khai, kết thức.
+ Cách trình bày lí do, dẫn chứng.
+Cách dùng từ, đặt câu.
+ Chính tả. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về bài làm của em.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Tiếng Việt
Đọc: NGHỆ SĨ TRỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nghệ sĩ trống. Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của dân trên đảo, lời độc thoại của cô bé Mi – lô, với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của cô bé Mi – lô thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ,; nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hóa, trong xây dựng nhân vật. 
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Để thực hiện ước mơ, mỗi người cần nỗ lực, cố gắng vượt lên hoàn cảnh, vượt lên khó khăn.
- Biết chia sẻ suy nghĩ, nhận thức, cách đánh giá của mình về ước mơ, đam mê của bạn bè. Biết thể hiện sự trân trọng đối với những cố gắng, nỗ lực thực hiện ước mơ của bạn bè, không kì thị giới tính.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
- HS đọc bài Thằn lằn xanh và tắc kè nối tiếp theo đoạn.
- HS trả lời một số câu hỏi: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?
- Hai bạn nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- Trao đổi với bạn về nhạc cụ mà em thích? Theo em, nam hay nữ chơi nhạc cụ đó thì phù hợp?
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
Bài chia làm 5 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến một ban nhạc. 
Đoạn 2: Tiếp đến con sóng xô bờ.
Đoạn 3: Tiếp đó đến thầm nghĩ.
Đoạn 4: Tiếp đó đến nhún nhảy.
Đoạn 5: Đoạn còn lại.
- HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Cu – ba, chim ruồi, chơi trống, trống bông – gô, Ku – chi – tô, A – na – ca – ô - na,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: Cu – ba, chim ruồi. Cho HS quan sát tranh và giới thiệu 1 só loại nhạc cụ: Tim – pan – ni, Công – ga, Bông – gô.
- HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện hành động, suy nghĩ, cảm xúc,...
- HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
b. Tìm hiểu bài:
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi: 
- Bài đọc cho biết những thông tin gì về Mi – lô? 
- Mọi người làm gì khi thấy Mi -lô chơi trống? Vì sao họ lại làm như vậy?
- Hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới của Mi – lô có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Em có ấn tượng nhất với hành động nào của Mi – lô? Vì sao?
- GV chốt: Mi – lô rất chăm chú lắng nghe tất cả những am thanh xung quanh, cho thấy bạn ấy rất nỗ lực thu nhận những âm thanh xung quanh và đưa vào tiếng trống của mình.
3. Luyện tập, thực hành: 
- HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Chọn sự vật được gọi là nhạc cụ?
-GV nhận xét, kết luận: pi – a – nô, sáo trúc, ghi – ta, vi – ô – lông, trống cơm.
- Yêu cầu hoạt động nhóm 2: Tìm từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.
- GV cùng HS nhận xét và sửa bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Tiếng Việt
Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được cách viết báo cáo thảo luận nhóm.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm vào phiếu học tập.
a.Báo cáo viết về vấn đề gì?
b. Ai là nguời viết báo cáo? Báo cáo gửi cho ai?
c. Báo cáo gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những thông tin gì?
-Tổ chức các nhóm chia sẻ.
- GV tổng kết, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS dựa vào BT1 tìm những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo.
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Cách trình bày quốc hiệu, tiêu ngữ: Quốc hiệu viết bằng chữ in hoa, tiêu ngữ viết bằng chữ in thường, có dấu gạch ngang giữa các từ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
+ Tiêu đề báo cáo được viết bằng chữ in hoa, nếu có phần trích yếu thì viết bằng chữ in thường.
+Kết quả thảo luận được sắp xếp theo mục để dễ theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những điều cần lưu ý khi viết báo cáo thảo luận.
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Tiếng Việt
Nói và nghe: KẾ CHUYỆN BỐN ANH TÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nghe hiểu câu chuyện Bốn anh tài; trả lời được các câu hỏi dưới tranh; kể lại được 1 – 2 đoạn trong câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu: 
-Tổ chức cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp.
- GV giới thiệu vào bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1. 
- HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu nhân vật Cẩu Khây, những người bạn và nhân vật yêu tinh trong 4 bức tranh,
- GV kể chuyện lần 1 kết hợp chỉ vảo các hình ảnh.
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với hỏi nội dung câu chuyện.
+ Vì sao Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh?
+Cẩu Khây đã gặp những ai trên đường đi?
+ Cẩu Khây và những người bạn chiến đấu với yêu tinh như thế nào?
+Câu chuyện kết thúc ra sao?
- HS chia sẻ kết quả làm việc.
Bài 2. 
-Gọi HS nêu yêu cầu.
 - HS thảo luận nhóm 4.
 - HS trình bày, các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, tuyên dương.
Tranh 1: Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh vì thương dân bản bị yêu tinh quấy phá.
Tranh 2: Cẩu Khây tìm được 3 người bạn để cùng diệt yêu tinh: Nắm Tay Đóng Cọc, Lất Tai Tát Nước, Mong Tay Đục Máng.
Tranh 3: Cẩu Khây cùng các bạn chiến đấu với yêu tinh: Nắm Tay Đóng Cọc đắm yêu tinh gãy hết răng, Cẩu Khây nhổ cây quậ ... m mẫu của GV để tập động tác đi đều vòng bên phải và tự sửa sai động tác.
Thực hiện được động tác đi đều vòng bên phải và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
Hoàn thành lượng vận động theo yêu cầu, phát triển thể lực.
Thể hiện sự yêu thích và thường xuyên tập luyện TDTT.
Năng lực
Năng lực chung:
Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo cặp đôi, nhóm, tổ.
Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
Năng lực riêng:
Thực hiện được động tác đi đều vòng bên phải và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
Phẩm chất
Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,
Đối với học sinh
Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS cả lớp xoay các khớp, giúp HS làm nóng cơ thể.
- GV tổ chức cho HS cả lớp chạy một vòng quanh sân tập, giúp HS làm nóng cơ thể.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi sự tích cực tham gia khởi động của HS.
 2. Trò chơi bổ trợ khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bổ trợ khởi động – Gió thổi.
- GV phổ biến mục đích, cách chơi cho HS:
- GV yêu cầu HS xếp thành hình tròn, chỉ huy đứng trong vòng tròn.
- GV ra hiệu lệnh cho HS bắt đầu chơi trò chơi.
- GV nhận xét, động viên, khích lệ HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Đi đều vòng bên phải.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đi đều vòng bên phải
- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.9.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang thực hiện động tác đi đều vòng bên phải theo hướng nào?
+ Khi thực hiện động tác đi đều vòng bên phải, chân nào bước lên trước? Độ dài bước chân là bao nhiêu? Tay nào đánh lên trước?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.
- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):
+ TTCB: Đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”.
+ Động tác: Thực hiện đi đều.
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên phải – Bước”.
+ Động tác: Sau động lệnh “Bước!” rơi vào chân phải, em chuyển hướng vòng bên phải, khi đã vòng theo đúng hướng, tiếp tục đi đều theo hướng thẳng.
- GV gọi lần lượt một vài HS lên tập động tác đi đều vòng bên phải. Cả lớp quan sát và nhận xét bạn tập.
- GV tổ chức cho cả lớp thực hiện động tác. GV quan sát để hướng dẫn những HS thực hiện chưa đúng.
- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác đi đều vòng bên phải.
 - GV quan sát, sửa sai cho HS.
 Hoạt động 2. Một hàng dọc đi đều vòng bên phải
- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.10.
- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):
+ TTCB: Các em xếp thành một hàng dọc, đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”.
+ Động tác: Thực hiện đi đều.
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên phải – Bước!”.
+ Động tác: Sau động lệnh “Bước!”, em đầu hàng chuyển hướng vòng bên phải, khi đã vòng theo đúng hướng, tiếp tục đi đều theo hướng thẳng. Em đi sau thực hiện như em đi trước.
- GV gọi 4 - 5 HS lên, hướng dẫn cách thực hiện động tác một hàng dọc đi đều vòng bên phải và cho các em thực hiện 1 - 2 lần. Cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV chia HS thành các hàng và cho các hàng thực hiện động tác.
- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác nhiều hàng dọc đi đều vòng bên phải.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
 Hoạt động 3. Nhiều hàng dọc đi đều bên phải
- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.11.
- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):
+ TTCB: Các em xếp thành các hàng dọc, đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”.
+ Động tác: Thực hiện đi đều.
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên phải – Bước!”.
+ Động tác: Sau động lệnh “Bước!”, em đầu hàng ngoài cùng bên phải làm chuẩn, giậm chân tại chỗ hoặc bước ngắn hơn đồng thời chuyển hướng vòng bên phải, những em đầu hàng của các hàng còn lại bước dài hơn theo hướng vòng để giữ thẳng hàng ngang; khi đã vòng theo đúng hướng tiếp tục đi đều theo hướng thẳng. Em đi sau thực hiện như em đi trước.
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng!”.
+ Động tác: Thực hiện đứng lại.
- GV gọi 2 hàng (hoặc 2 tổ) lên, hướng dẫn cách thực hiện nhiều hàng dọc đi đều vòng bên phải và cho các em thực hiện 1 - 2 lần. Cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV cho cả lớp thực hiện động tác. GV quan sát, hướng dẫn những HS thực hiện chưa đúng.
- GV chia HS thành các hàng và cho các hàng thực hiện động tác.
- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác nhiều hàng dọc đi đều vòng bên phải.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
 3. Hoạt động tiếp nối:
- Thả lỏng cơ toàn thân. 
- Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
- Về lớp
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
BÀI 2: ĐI ĐỀU VÒNG BÊN TRÁI
 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn GDTC.
Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập động tác đi đều vòng bên trái và tự sửa sai động tác.
Thực hiện được động tác đi đều vòng bên trái và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
Hoàn thành lượng vận động theo yêu cầu, phát triển thể lực.
Thể hiện sự yêu thích và thường xuyên tập luyện TDTT.
Năng lực
Năng lực chung:
Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo cặp đôi, nhóm, tổ.
Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
Năng lực riêng:
Thực hiện được động tác đi đều vòng bên trái và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
Phẩm chất
Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,
Đối với học sinh
Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS cả lớp xoay các khớp, giúp HS làm nóng cơ thể.
- GV tổ chức cho HS cả lớp chạy một vòng quanh sân tập, giúp HS làm nóng cơ thể.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi sự tích cực tham gia khởi động của HS.
Trò chơi bổ trợ khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Số chẵn, số lẻ.
- GV phổ biến cho HS mục đích và cách chơi trò chơi:
        Chơi khoảng 4 – 5 lần, em nào thực hiện không đúng coi như thua cuộc.
- GV mời HS chuẩn bị và tham gia trò chơi:
+ Các em thành đội hình 2 – 4 hàng dọc (hoặc hàng ngang).
+ Các em điểm số từ 1 đến hết.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi những HS tích cực tham gia vào trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Đi đều vòng bên trái.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đi đều vòng bên trái
- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.14.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Khi thực hiện động tác đi đều vòng bên trái, chân nào bước lên trước? Độ dài bước chân là bao nhiêu?
+ Tay đánh lên trước, tay đánh ra sau thực hiện cùng nhịp với chân không? Khuỷu tay trước như thế nào? Khuỷu tay sau gập hay duỗi thẳng?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.
- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):
+ TTCB: Đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”.
+ Động tác: Thực hiện đi đều.
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên trái – Bước”.
+ Động tác: Sau động lệnh “Bước!” rơi vào chân trái, em chuyển hướng vòng bên trái, khi đã vòng theo đúng hướng, tiếp tục đi đều theo hướng thẳng.
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại – đứng!”.
+ Động tác: Thực hiện đứng lại.
- GV gọi lần lượt một vài HS lên tập động tác đi đều vòng bên trái. Cả lớp quan sát và nhận xét bạn tập.
- GV tổ chức cho cả lớp thực hiện động tác. GV quan sát để hướng dẫn những HS thực hiện chưa đúng.
- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác đi đều vòng bên trái.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
Hoạt động 2. Một hàng dọc đi đều vòng bên trái
- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.14.
- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):
+ TTCB: Các em xếp thành một hàng dọc, đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”.
+ Động tác: Thực hiện đi đều.
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên trái – Bước!”.
+ Động tác: Sau động lệnh “Bước!”, em đầu hàng chuyển hướng vòng bên trái, khi đã vòng theo đúng hướng, tiếp tục đi đều theo hướng thẳng. Em đi sau thực hiện như em đi trước.
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại – đứng”.
+ Động tác: Thực hiện đứng lại.
- GV gọi 4 - 5 HS lên, hướng dẫn cách thực hiện động tác một hàng dọc đi đều vòng bên trái và cho các em thực hiện 1 - 2 lần. Cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV chia HS thành các hàng và cho các hàng thực hiện động tác.
- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác nhiều hàng dọc đi đều vòng bên trái.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
Hoạt động 3. Nhiều hàng dọc đi đều bên trái
- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.14.
- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):
+ TTCB: Các em xếp thành các hàng dọc, đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước”.
+ Động tác: Thực hiện đi đều.
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên trái – Bước!”.
+ Động tác: Sau động lệnh “Bước!”, em đầu hàng ngoài cùng bên trái làm chuẩn, giậm chân tại chỗ hoặc bước ngắn hơn, đồng thời chuyển hướng vòng bên trái, những em đầu hàng của các hàng còn lại bước dài hơn theo hướng vòng để giữ thẳng hàng ngang; khi đã vòng theo đúng hướng tiếp tục đi đều theo hướng thẳng. Em đi sau thực hiện như em đi trước.
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng!”.
+ Động tác: Thực hiện đứng lại.
- GV gọi 2 hàng (hoặc 2 tổ) lên, hướng dẫn cách thực hiện nhiều hàng dọc đi đều vòng bên phải và cho các em thực hiện 1 - 2 lần. Cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV cho cả lớp thực hiện động tác. GV quan sát, hướng dẫn những HS thực hiện chưa đúng.
- GV chia HS thành các hàng và cho các hàng thực hiện động tác.
- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác nhiều hàng dọc đi đều vòng bên phải.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Thả lỏng cơ toàn thân. 
- Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
- Về lớp
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_3.doc