Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Trải nghiệm và khám phá - Bài 13, 14

BÀI 13: CON VẸT XANH ( 3 Tiết)

Tiết 1: Đọc: CON VẸT XANH.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 1. Năng lực đặc thù:

 - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con vẹt xanh. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.

 - Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành đọng, việc làm và lời nói của nhân vật.

 - Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.

 - Biết cách giao tiếp với người lớn hơn tuổi một cách lịch sự, lễ phép; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

 - Phát triển năng lực ngôn ngữ.

 -Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình và những người xung quanh trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua văn

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

 

docx 20 trang Khánh Đăng 28/12/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Trải nghiệm và khám phá - Bài 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Trải nghiệm và khám phá - Bài 13, 14

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Trải nghiệm và khám phá - Bài 13, 14
TUẦN 7: CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ 
BÀI 13: CON VẸT XANH ( 3 Tiết)
Tiết 1: Đọc: CON VẸT XANH.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
 1. Năng lực đặc thù:
 - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con vẹt xanh. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
 - Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành đọng, việc làm và lời nói của nhân vật.
 - Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.
 - Biết cách giao tiếp với người lớn hơn tuổi một cách lịch sự, lễ phép; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ.
 -Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình và những người xung quanh trong cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua văn
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1,2: Trao đổi với bạn một điều thú viị mà em biết vè thế giới loài vật?
Nhóm 3,4: Quan sát tranh nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dùng tranh minh họa để khởi động vào bài mới.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con vẹt xanh. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng.
- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 3 đoạn theo thứ tự
 Đoạn 1: Từ đầu cho đến: giỏi lắm
 Đoạn 2: Tiếp theo cho đến có một giọng the thé gắt lại “Cái gì?”
 Đoạn 3: phần còn lại
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp..
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: nhảy nhót, há mỏ, nựng, sửng sốt, lễ phép.
- GV hướng dẫn luyện đọc 2 câu: 
 Vẹt mỗi ngày một lớn,/ lông xanh óng ả,/ biết huýt sáo lảnh lót/ nhưng vẫn không nói tiếng nào.
 Con vẹt nhìn Tú,/ dường như cũng biết lỗi/ nên nó xù lông cổ,/ rụt đầu,/ gì một cái/ nghe như tiếng: “Dạ!”
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu lần 2: 
- Mời 3 HS đọc nối tiếp 
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 đoạn và nối tiếp nhau cho đến hết).
- GV theo dõi sửa sai.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ GV nhận xét tuyên dương
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành đọng, việc làm và lời nói của nhân vật.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân,
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1:Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn
+ Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương vẹt?
+ Câu 3: Nêu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỗi tình huống (Nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người; Lần đầu tiên nghe Vẹt bắt chước tiếng mình; Nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh)
+ Câu 4: Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào?
+ Câu 5: Sắp xếp các câu trong SHS thành đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện Con vẹt xanh. 
- Liên hệ thực tế trong lớp học
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Cần biết nói năng lễ phép với người lớn và biết sửa lỗi khi mắc lỗi.
3.2. Luyện đọc lại.
- GV Hướng dẫn HS đọc bài theo nhóm
+ Mời HS đọc cá nhân trong nhóm
+ Mời HS đọc nối tiếp trong nhóm
+ Mời HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình và những người xung quanh trong cuộc sống.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thi đọc diễn cảm bài văn
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
BÀI 13: CON VẸT XANH (3 tiết)
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Luyện tập về động từ, nhận diện một số động từ theo đặc điểm về nghĩa. 
- HS hiểu hơn về nhóm động từ chỉ trạng thái.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu đặc điểm về nghĩa của các động từ vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Dưới đây là hoạt động mà một bạn gái thường làm ở nhà, con hãy nêu các động từ chỉ hoạt động ấy:
Đánh răng, rửa mặt, quét nhà, nhặt rau, tưới cây, nấu cơm, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện
+ Câu 2: Gạch chân dưới động từ trong các từ in nghiêng ở cặp câu dưới đây:
 a.Cô ấy đang suy nghĩ
 b. Những suy nghĩ của cô ấy rất sâu sắc. 
+ Câu 3: Dưới đây là hoạt động mà một bạn gái thường làm ở trường, con hãy bấm chọn vào những động từ chỉ hoạt động ấy:
Chào cờ, nghe giảng, lau bảng, phát biểu ý kiến, đọc sách, học bài, làm bài tập, chăm sóc bồn hoa.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dựa vào trò chơi để khởi động vào bài mới.
2. Luyện tập.
- Mục tiêu:
- Luyện tập về động từ, nhận diện một số động từ theo đặc điểm về nghĩa. 
- HS hiểu hơn về nhóm động từ chỉ trạng thái.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 
- Cách tiến hành:
* Tìm hiểu về danh từ.
Bài 1: Tìm các động từ theo mẫu
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung:
- GV mời HS làm việc theo nhóm đôi
- GV mời các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết luận và tuyên dương.
Bài 2. Trò chơi “Hái hoa”.
- GV nêu cách chơi và luật chơi.
- Gv chiếu bài tập
- GV tổ chức cho HS lên hái hoa, mỗi bông hoa gắn 1 con số thứ tự. Hái bông hoa số nào thì tìm động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc thay cho bông hoa
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.
Bài 3. Sử dụng động từ dưới đây để đặt câu phù hợp.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời HS làm việc theo nhóm 4
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm nhận xét bình chọn những câu hay nhất cho mỗi tranh
- GV nhận xét, tuyên dương 
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.
+ GV chuẩn bị một số từ ngữ trong đó động từ chỉ các mức độ khác nhau, tìm ra những động từ chỉ trạng thái.
+ Chia lớp thành 2 nhóm, của một số đại diện tham gia (nhất là những em còn yếu)
+ Yêu cầu các nhóm cùng nhau tìm những từ ngữ nào là tìm ra những động từ chỉ trạng thái.
có trong hộp đưa lên dán trên bảng. Đội nào tìm được nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao quà,..)
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
BÀI 13: CON VẸT XANH (3 tiết)
Tiết 3: VIẾT
Bài: LUYỆN VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI CHO BÀI VĂN 
KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Bài viết mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng cho bài văn kể lại một câu chuyện. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết trao đổi với người thân về cách viết mở bài, kết bài cho một bài văn thêm sinh động, gợi cảm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu cách viết mở bài, kết bài để vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
 + Kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc
+ Vì sao em thích câu chuyện đó?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dựa vào câu chuyện Hs kể để khởi động vào bài mới.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
 + Bài viết mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng cho bài văn kể lại một câu chuyện. 
 + Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- C ... u cho đến hết).
- GV theo dõi sửa sai.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ GV nhận xét tuyên dương
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện.
- Hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động và suy nghĩ của nhân vật.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết, giống như những chân trời mở ra vô tận. Chỉ cần chúng ta có khao khát khám phá, chúng ta sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị quanh mình.
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài.
- GV mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm đôi, hoạt động chung cả lớp, hòa động cá nhân,
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm thông tin về nhân vật cún trong câu chuyện theo gợi ý: Tên, nơi ở, hình dáng, tinh cách, tiếng kêu.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài?
Câu 3: Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra điều gì?
Gv mở rộng: ..
Câu 4: Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của Cún và giải thích vì sao Cún có những cảm xúc đó?
Câu 5: Hãy tưởng tượng em cùng cún đi trên dãy phố trong bài đọc, em sẽ thấy những gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết, giống như những chân trời mở ra vô tận. Chỉ cần chúng ta có khao khát khám phá, chúng ta sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị quanh mình.
3.2. Luyện đọc lại.
- GV Hướng dẫn lại cách đọc diễn cảm.
- Mời một số học sinh đọc nối tiếp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.3. Luyện tập theo văn bản.
1. GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 1: Tìm các câu văn có sử dụng dấu hai chấm trong bài đọc và cho biết công dụng của các dấu hai chấm đó.
- Mời học sinh làm việc nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
2. GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2: Tìm từ ngữ có thể thay thế cho các từ mừng rỡ, yên ắng.
- GV mời cả lớp làm việc cá nhân, viết bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày kết quả (hoặc thu vở chấm một số em)
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
 + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Biết chia sẻ suy nghĩ, nhận thức, có ý thức quan sát, chú ý đến những sự việc xảy ra quanh mình, có mong muốn trả nghiệm và khám phá thế giới xung quanh.
 + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi: “Thi đọc tiếp sức”sau bài học để học sinh thi đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
BÀI 14: CHÂN TRỜI CUỐI PHỐ (4 tiết)
Tiết 3: VIẾT
Bài: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết sử dụng câu văn đúng, hay và phù hợp với hoàn cảnh để nêu ý kiến của mình với tập thể.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu đặc điểm và câu chủ đề trong đoạn văn, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết lắng nghe ý kiến của bạn nêu để xem xét và thống nhất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học “Vòng quay may mắn”. Gv nêu luật chơi:
+ Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “ chân trời cuối phố”
+ Câu 2: Đọc đoạn 2 bài “ Chân trời cuối phố”
+ Câu 3: Đọc đoạn 3 bài “ Chân trời cuối phố”
+ Câu 4: Đặt câu có từ “mừng rỡ”
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới:
+ Em hãy kể tên một câu chuyện mà em đã được học?
- GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động.
- Mục tiêu:
+ Biết lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện.
 + Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Chọn một trong những đề dưới đây:
Đề 1: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
Đề 2: Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt.
Đề 3: Kể lại một câu chuỵen có nhận vật chính là trẻ em.
- GV mời 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS chọn 1 đề và xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài. 
- GV mời một số HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Gv cho HS suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến trình bày trong nhóm một cách ngắn gọn các thông tin khái quát về câu chuẹn và kể lại các sự việc diễn ra trong câu chuện theo trình tự hợp lí.
- Đại diện nhóm trình bày
- Mời cả lớp nhận xét nhận xét. GV nhận xét chung và chốt nội dung.
- GV nhận xét chung.
Bài 2. Lập dàn ý
- GV mời 1 học sinh đọc yêu cầu SGK
- GV cho HS dựa vào các ý đã nêu ở phần chuẩn bị, tự lập dàn ý cho bài làm của mình.
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét nhanh một số bài của Hs, khen ngợi những HS thực hiện tốt yêu cầu và hỗ trợ kịp thời những HS còn gặp khó khăn trong việc lập dàn ý.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 3. Góp ý chỉnh sửa dàn ý
- Cách sắp xếp ý trong dàn ý 
- Cách thức trình bày dàn ý
- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 4 để chỉnh sửa cho bạn.
-Cho HS tự chỉnh sửa dàn ý sau khi đã góp ý.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung, kết luận.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết sử dụng câu văn đúng, hay và phù hợp với hoàn cảnh để nêu ý kiến của mình với tập thể.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai là người sáng tạo”.
+ GV chuẩn bị dàn ý một câu chuyện ngắn. Yêu cầu các nhóm đọc và viết ý kiến của nhóm mình về dàn ý câu chuyện đó (nêu ý kiến thích hoặc không thích, vì sao)
+ Chia lớp nhiều nhóm (tùy số lượng HS)
+ Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
BÀI 14: CHÂN TRỜI CUỐI PHỐ (4 tiết)
Tiết 4: NÓI VÀ NGHE
Bài: VIỆC LÀM CÓ ÍCH.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết nói trước nhóm, trước lớp về một việc có ích đã làm cùng bạn bè hoặc người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nâng cao kĩ năng nói và nghe trong giao tiếp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết lắng nghe và nhận xét về bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi.
+ Trong cuộc sống hàng ngày em đã làm được những việc gì?
+ Những việc làm đó em thấy thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động.
- Mục tiêu:
+ Biết nói trước nhóm, trước lớp về một việc có ích đã làm cùng bạn bè hoặc người thân.
 + Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
1. Chuẩn bị: GV cho HS đọc SGK
- GV hướng dẫn cách nói về việc có ích em đã làm cùng bạn bè hoặc người thân
+ Mời một học sinh lên trước lớp để làm ví dụ. 
+ HD HS đó tự giới thiệu về về việc có ích em đã làm cùng bạn bè hoặc người thân
+ GV mời một số HS khác phát biểu về cách nói của bạn.
- GV mời học sinh làm việc cá nhân, mỗi HS tự viết ra giấy một về việc có ích em đã làm cùng bạn bè hoặc người thân theo hướng dẫn
- Cả lớp nhận xét, phát biểu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Chia sẻ
- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 4 thực hiện các yêu cầu sau:
+ Kể về công việc đã tham gia theo đúng trình tự và nêu cảm xúc của em.
+ Nêu lợi ích của công việc đó.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét cung, tuyên dương
3. Ghi chép những ý quan trọng trong bài phát biểu của bạn để trao đổi với bạn.
- GV cho HS ghi nhận ra giấy nháp những ý mà HS thấy qua trọng trong bài phát biểu của bạn khi bạn phát biểu xong
- Cho HS tham gia góp ý cho bạn để bạn hoàn chỉnh bài nói.
- GV khen ngợi những em trình bày bài tốt, động viên, khuýen khích HS 
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng:
+ GV tổ chức cho lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận và chọn một bạn đại diện lên trước lớp giới thiệu về một việc có ích em đã làm cùng bạn bè hoặc người thân.
+ Mời các nhóm trình bày.
+ GV nhận xét chung, trao thưởng.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà: Tìm đọc câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_t.docx