Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 15

Đọc: NẾU EM CÓ MỘT KHU VƯỜN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nếu em có một khu vườn.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

-Nhận biết được đặc điểm của khu vườn, của các loài cây thể hiện qua những hình ảnh, bộ phận của cây được miêu tả; thấy được lợi ích mà khu vườn mang lại cho bạn nhỏ khi viết về những loài cây thân thuộc trong khu vườn mơ ước của mình.

- Biết đọc diễn cảm phù hợp với cảm xúc của người viết.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ màu, nam châm.

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 18 trang Khánh Đăng 28/12/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 15

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 15
TUẦN 15
Tiếng Việt
Đọc: NẾU EM CÓ MỘT KHU VƯỜN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nếu em có một khu vườn.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
-Nhận biết được đặc điểm của khu vườn, của các loài cây thể hiện qua những hình ảnh, bộ phận của cây được miêu tả; thấy được lợi ích mà khu vườn mang lại cho bạn nhỏ khi viết về những loài cây thân thuộc trong khu vườn mơ ước của mình.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với cảm xúc của người viết. 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ màu, nam châm.
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tổ chức trò chơi khởi động: Lật mảnh ghép
- Luật chơi: Có tất cả 4 mảnh ghép, ẩn dưới mỗi mảnh ghép là các câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án để trả lời. Nhiệm vụ của người chơi là lật từng mảnh ghép suy nghĩ và dùng thẻ lựa chọn đáp án mình lựa chọn. Nếu chọn đúng sẽ được nhận được một phần quà và có quyền chỉ định người chơi tiếp theo. Thời gian cho mỗi mảnh ghép là 20 giây.
- Các câu hỏi:
Câu 1: Ước mơ của cậu bé trong câu chuyện con trai người làm vườn là gì?
A. Cậu bé ước mơ trở thành thuyền trưởng.
B. Cậu bé ước mơ trở thành một người làm vườn giống như cha của mình.
C. Cậu bé ước mơ trở thành bác sĩ.
D. Cậu bé ước mơ trở thành luật sư.
Câu 2: Ngoại hình người con được miêu tả như thế nào khi đã trở thành thuyền trưởng và trở về 
thăm cha?
A. cao lớn, tràn trề sinh lực.
B. sắc mặt tươi tắn.
C. bờ vai khoẻ mạnh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Theo em, vì sao người cha rơi nước mắt khi người con trở về?
A. Vui sướng vì con trai đã trở về nhà.
B. Xúc động vì con trai đã trở về nhà.
C. Cảm động, hạnh phúc vì sự trưởng thành của con.
D. Hạnh phúc vì con đã trưởng thành.
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Nên biết ước mơ vừa với sức của mình.
B. Có đam mê và lòng kiên trì thì sẽ thực hiện được ước mơ.
C. Kế thừa công việc của cha mẹ là việc tốt nhất đối với con cái.
D. Muốn thành công phải có thật nhiều ước mơ.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
- GV mời HS chia sẻ về ước mơ của bản thân.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Nếu có một khu vườn, em sẽ trồng những loại cây gì? Vì sao?
- Chiếu tranh và giới thiệu bài: 
 Nhìn vào bức tranh, ta thấy được một khu vườn xinh đẹp với nhiều hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là khu vườn nhỏ mà bạn nhỏ đã ước mơ. Để tìm hiểu xem bạn ấy đã ước mơ những gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay: Nếu em có một khu vườn
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS lắng nghe, khởi động qua trò chơi.
- HS dùng thẻ để chọn đáp án.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS quan sát tranh và lắng nghe giới thiệu.
- HS ghi vở.
- HS đọc
- HS trả lời.
- Bài chia làm 5 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến hoá thành công chúa.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến ăn quanh năm không chán.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến trong buổi sáng ướt đẫm sương.
+ Đoạn 4: Tiếp đến sẽ cứ thế rủ nhau bay về.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (xoay tít, xế trưa, nấu canh, cá nục, nở rộ)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: 
+ Xế trưa( tính từ): khoảng thời gian quá trưa, gần chuyển sang chiều.
+ Phơn phớt ( tính từ ): ( màu ) rất nhạt chỉ phớt một lớp rất mỏng bên trên.
+ Nhao nhác ( tính từ ): hỗn loạn, toán loạn lên đầy vẻ sợ hãi, hốt hoảng.
+ Sực tỉnh: bỗng nhiên chợt tỉnh giấc.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài.
VD: 
* Em sẽ xâu những chiếc lá vàng, lá đỏ/ thành vòng lá, đội lên đầu, hoá thành công chúa.
* Từ ngày cả nhà chuyển ra thành phố, mẹ dạy em trồng cây/ trong những chiếc chậu be bé/ xinh xinh.
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của các nhân vật: em chạy ù ù để gió thổi lồng lộng cho chong chóng xoay tít; Và ngày nào em cũng không thôi mơ ước, nếu em có một khu vườn như ở quê...
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc, sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa các từ.
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 5.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét chung việc đọc của cả lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm đọc trước lớp.
- Các nhóm tương tác, nhận xét về cách đọc.
- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm bài một lượt.
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi:
+ Câu 1: Trong khu vườn mơ ước, bạn nhỏ muốn trồng cây mít để làm gì?
(Trong khu vườn mơ ước, bạn nhỏ muốn trồng 
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
cây mít để làm một bầu trâu chia cho các bạn. Mỗi chiều, chiếc lá mít sẽ thành chong chóng để gió thổi lồng lộng khi bản nhỏ chạy. Bạn sẽ xâu những chiếc lá vàng, lá đỏ thành vòng lá, đội lên đầu để hóa thành công chúa. )
- GV nhận xét
- HS khác nhận xét.
- GV chiếu câu hỏi số 2 và yêu cầu HS suy nghĩ 
và đưa ra đáp án.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
- HS quan sát trên màn hình thảo luận nhóm đôi..
- Đại diện HS ghép trực tiếp trên Slide.
- Các nhóm quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS đọc to câu hỏi số 3
Câu 3: Em thích hình ảnh loài cây nào nhất trong khu vườn mơ ước của bạn nhỏ? Vì sao?
- GV cho HS tiến hành thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn để HS tự do chia sẻ ý kiến của mình. 
- GV lưu ý HS: Mỗi người có những cảm nhận riêng của mình về các loài cây. Vì vậy, ý kiến của mỗi người có thể giống hoặc khác nhau. Điều quan trọng không phải việc thích hình ảnh tưởng tượng về loài cây nào mà là việc giải thích được một cách thuyết phục là vì sao thích loài cây đó.
Ví dụ: 
+ Em thích nhất hình ảnh loài cây mít trong khu vườn ước mơ. Nó gợi ra hình ảnh của những trò chơi mà em hay chơi với bạn mỗi khi rảnh rỗi như làm nghé bằng lá mít, đội vương miện lá,... 
+ Em thích khóm hoa dại bé xíu, trắng muốt vì nó trông rất xinh xắn, dễ thương.
+Hình ảnh loài cây em thích nhất trong khu vườn của bạn nhỏ là cây mít. Tuy cây mít rất giản dị, không khoe hương, khoe sắc như những loài hoa nhưng nó gắn liền với tuổi thơ của các bạn nhỏ ở nông thôn. 
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện thảo luận nhóm 4.
- HS lắng nghe những lưu ý của GV để làm việc nhóm.
- HS tiến hành thảo luận và viết ý kiến của mình vào giấy để chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- Nhóm khác theo dõi, tương tác với nhóm bạn.
 - GV nêu câu hỏi số 4: Vì sao khu vườn hiện ra rất sống động trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Vì bạn nhỏ có trí tưởng tượng rất phong phú.
B. Vì bạn nhỏ đã có trải nghiệm về một khu vườn ở quê.
C. Vì bạn nhỏ rất yêu cây cỏ.
- GV khuyến khích HS nêu thêm ý kiến riêng của bản thân.
- GV tuyên dương, khen ngợi
- HS tự đọc câu hỏi và tìm đáp án trả lời.
- HS chia sẻ ý kiến khác của bản thân và đưa thêm lời giải thích cho ý kiến mình đưa ra
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Mỗi loài cây đều có những đặc điểm và lợi ích riêng, vậy em nên làm gì để bảo vệ các loài cây?
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: DẤU GẠCH NGANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được công dụng của dấu gạch ngang.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, webcam, thẻ xoay đáp án.
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV chiếu yêu cầu: 
+ YC1: Viết một câu hỏi và một câu kể có sử dụng dấu gạch ngang.
+ YC 2: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài: Ở lớp 3 các em đã được học về dấu gạch ngang, biết được công dụng của dấu gạch ngang. Tuy nhiên dấu gạch ngang còn có thêm công dụng khác, đó là gì? Chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu kĩ hơn qua bài hôm nay: Dấu gạch ngang.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS thực hiện các yêu cầu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì? (Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn văn dưới đây)
- HS đọc
- HS trả lời 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn để thực hiện yêu cầu.
Đáp án:
a. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. 
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS thảo luận và thống nhất đáp án.
- Đại diện trình bày. Nhóm khác theo dõi, tương tác với nhóm bạn.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu.
- Yêu cầu HS đọc nội dung từng đoạn.
- 2HS đọc nối tiếp
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện thảo luận trong nhóm đôi: Đọc thầm, quan sát kĩ cách viết các câu trong các trường hợp a và b, xác định câu nào có dấu gạch ngang. Căn cứ vào vị trí của các dấu gạch ngang trong câu hoặc tổng thể của cả đoạn văn để xác định xem các dấu gạch ngang trong các trường hợp a và b được dùng để làm gì hay có công dụng gì?
Đáp án:
+ a. Các dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng, dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
+ b. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
- GV nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.
- GV chốt lại ghi nhớ, yêu cầu HS đọc lại.
- HS lắng nghe, thảo luận cặp đôi và tiến hành thảo luận, trao đổi về tác dụng của các dấu gạch ngang có trong đoạn a, b.
- Đại diện chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi và tương tác với nhóm bạn.
- HS lắng nghe
- 3-5HS đọc lại ghi nhớ SGK T.120
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- 1HS đọc.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân hoàn thành bài vào vở.
- GV chiếu vở HS trên webcam
Đáp án:
+ Dấu gạch ngang có thể thay thế cho các bông hoa.
+ Dấu gạch ngang trong phần a dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
+ Dấu gạch ngang ở phần b dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- HS suy nghĩ và hoàn thành bài vào vở.
- HS quan sát, nhận xét bài bạn.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV tổ chức trò chơi: Em tập làm thủ môn.
- Luật chơi: Có tất cả 4 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án lựa chọn. Các em hãy suy nghĩ và đưa ra đáp án đúng. Mỗi đáp án đúng các em sẽ đỡ được bóng. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 15 giây.
Câu 1: Dấu gạch ngang có tất cả mấy tác dụng? 
A. 3 tác dụng
B. 4 tác dụng
C. 2 tác dụng
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Dấu gạch ngang có tác dụng gì trong đoạn văn dưới đây: 
Ở trường, em được học rất nhiều môn. Các môn em thích là : 
Âm nhạc 
Mĩ thuật
Bơi lội
A. Dẫn lời nói nhân vật
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Chú thích 
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
Câu 3: Dấu gạch ngang có tác dụng gì trong đoạn văn dưới đây: 
 Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
-  Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
A. Chú thích
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Liệt kê 
D. Tất cả đều sai
Câu 4: Trong câu: Chuyến xe Hà Nội – Hải Phòng sẽ khởi hành vào lúc 6 giờ 30 phút. 
Dấu gạch ngang có tác dụng gì? 
A. Đánh ... hành:
Bài 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Mỗi đoạn văn tả con vật nào?
b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?
c. Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn nào? Vì sao?
- GV yêu cầu HS đọc và thảo luận theo nhóm 4.
Đáp án:
a. Đoạn 1: tả con ong
    Đoạn 2: tả con cá rô ron
    Đoạn 3: tả cái vòi của con voi
b. Những từ ngữ gợi tả, các biện pháp tu từ giúp đối tượng miêu tả hiện lên vô cùng sinh động và thú vị, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng miêu tả.
c. Lựa chọn 1 trong 3:
Đoạn 1: Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả 
giúp cho con ong được miêu tả một cách rất chi tiết, chân thực
Đoạn 2: Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh so 
sánh giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng mà tác giả đang nhắc đến, đồng thời khiến cho đoạn văn vô cùng sinh động.
Đoạn 3: Tác giải sử dụng nhiều hình ảnh 
nhân hóa giúp cho chú voi trở nên vô cùng gần gũi, quen thuộc với con người.
- GV nhận xét.
Bài 2: Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích.
- Gv yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một con vật để viết đoạn văn.
- 1HS đọc yêu cầu. 1HS đọc nội dung và câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm chia sẻ.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở.
- GV chiếu vở HS trên webcam.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện viết vào vở.
- HS khác lắng nghe, nhận xét bài của bạn.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về đoạn văn tưởng tượng mà em viết.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
___________________________________
Tiếng Việt
Đọc: BỐN MÙA MƠ ƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bốn mùa mơ ước.
- Đọc diễn cảm bài thơ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc về ước mơ của bạn nhỏ.
- Nhận biết những ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ.
- Hiểu được nội dung bài: Ước mơ của mỗi người đều rất đẹp, rất đáng trân trọng. Con người cần nuôi dưỡng những hoài bão, ước mơ đẹp đẽ, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, cho mọi người xung quanh và cho bản than mình.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc bài Nếu em có một khu vườn nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc nối tiếp
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: 
+ Em thích hình ảnh loài cây nào nhất trong khu vườn mơ ước của bạn nhỏ ? Vì sao?
- HS trả lời
+ Em nghĩ gì về ước mơ của bạn nhỏ?
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- 3-5HS chia sẻ.
- HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài( đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện nỗi khát khao và những cảm xúc đẹp của bạn nhỏ.)
- Bài thơ có thể chia làm mấy khổ?
+ Bài thơ chia làm 4 khổ thơ.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (nắng xuân, muôn nơi, nỗi niềm, nồng oi,...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS đọc nối tiếp theo khổ.
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng, nhấn giọng vào những từ ngữ, những câu thơ nói lên ước mơ của bạn nhỏ.
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm.
- GV nhận xét.
- HS luyện đọc.
- Đại diện các nhóm đọc trước lớp.
- Nhóm khác theo dõi và nhận xét.
b. Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi 1: Mỗi mùa, bạn nhỏ đã mơ ước điều gì?
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Mùa xuân: bạn nhỏ mơ ước làm cánh én.
+ Mùa hạ: bạn nhỏ mơ ước làm cơn gió.
+ Mùa thu: bạn nhỏ mơ ước làm vầng trăng tỏ.
+ Mùa đông: bạn nhỏ mơ ước làm ngọn lửa.
- HS trả lời cá nhân.
- HS khác nhận xét.
- Câu 2: Cùng bạn hỏi - đáp về lí do bạn nhỏ có những mơ ước đó trong mỗi mùa.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi. 1HS hỏi, 1HS trả lời.
 Ví dụ:
+ HS 1: Vì sao bạn nhỏ mơ là cánh én
 HS 2: Vì cánh én gọi nắng về muôn nơi => báo hiệu cho mọi người mùa xuân đã về
+ HS 1: Vì sao bạn nhỏ mơ là cơn gió?
 HS 2: Vì bạn nhỏ muốn đem tới sự mát mẻ, xoa dịu cái nóng mùa hè và cùng mây đi đây đó, đem mưa làm dịu mát muôn nơi. 
+ HS 1: Vì sao bạn nhỏ mơ là vầng trăng tỏ?
 HS 2: Vì bạn nhỏ muốn được sáng lung linh giữa trời thu, vui cùng những vì sao nhỏ, đem lại vẻ đẹp cho mùa thu.
+ HS 1: Vì sao bạn nhỏ mơ là ngọn lửa?
 HS 2: Vì bạn nhỏ muốn xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông, mang lại sự ấm áp, vui tươi cho con người và vạn vật. 
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS tiến hành thảo luận hỏi đáp theo cặp.
- Đại diện chia sẻ.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi 3: Theo mơ ước của bạn nhỏ, khung cảnh mỗi mùa hiện ra có gì đẹp? Em thích khung cảnh nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt đáp án:
Mùa xuân: nắng muôn nơi, rộn rã 
tiếng cười.
Mùa hạ: nắng oi nồng, mây, gió dịu 
mát.
Mùa thu: vầng trăng tỏ lung linh, 
những ngôi sao nhỏ như ngàn con mắt long lanh.
Mùa đông: giá lạnh, bữa cơm ấm 
nồng.
 Em thích khung cảnh mùa đông nhất bởi mặc dù giá lạnh nhưng hình ảnh đàn chim bay về tổ, bữa cơm ấm nồng tạo cảm giác đầm ấm, hạnh phúc khi tụ tập, sum vầy bên gia đình.
- HS đọc thầm và suy nghĩ trả lời.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- GV chiếu câu hỏi số 4: Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì về mơ ước của tuổi thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Mơ ước tuổi thơ nối dài tới tận chân trời.
B. Mơ ước cho em được đến mọi miền đất nước.
C. Mơ ước đưa trẻ thơ đi tới tương lai.
- Yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn đáp án hoặc đưa ra câu trả lời riêng của mình và ghi vào giấy nháp.
- GV chốt đáp án: C
- HS quan sát, lựa chọn câu trả lời.
- GV kết luận, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc bài thơ.
- HS luyện đọc bài thơ
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- GV cho HS luyện đọc thuộc lòng 4 khổ thơ hay cả bài thơ theo hình thức xoá dần
( từ ngữ, dòng thơ, cả bài).
- Yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng tại lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Đại diện 2 nhóm đọc.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS tiến hành học thuộc lòng.
- HS xung phong học thuộc lòng tại lớp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS: Tìm những thành ngữ nói về ước mơ và mong muốn của con người.
- GV nhận xét, chốt đáp án: 
+ Cầu được ước thấy. 
+ Ước sao được vậy.
+ Được voi đòi tiên
+ Muốn gì được nấy.
- HS tiến hành suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- HS trả lời
- Yêu cầu hoạt động nhóm đôi: Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa giống với từ ước mơ? Đặt câu với 2 trong số các từ tìm được.
cao đẹp, ao ước, ngóng trông, hoài bão, mong ước, to lớn, khát vọng, kì diệu
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Đáp án: 
+ Những từ có nghĩa giống với từ ước mơ: ao ước, hoài bão, mong ước, khát vọng.
+ Đặt câu:
 Tôi ao ước được ông già Noel tặng một chiếc ô tô điều khiển từ xa.
 Tôi có một khát vọng làm giàu lớn lao.
- HS tiến hành thảo luận nhóm đôi.
- HS tiến hành tìm và đặt câu.
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét và sửa câu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiếng Việt
Viết: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
- Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hơn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, webcam.
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bài văn miêu tả con vật thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Điểm cần lưu ý trong phần thân bài của bài văn miêu tả con vật là gì?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu ghi bài
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
2. Luyện tập, thực hành:
- GV nêu yêu cầu:
- GV hướng dẫn HS lựa chọn 1 trong 2 đề và xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài mà mình lựa chọn.
Hoạt động 1: Chuẩn bị
- Gv yêu cầu HS đọc phần chuẩn bị.
- GV hướng dẫn HS các bước chuẩn bị ý:
+ Bước 1: Suy nghĩ, lưah chọn 1 con vật để miêu tả cho đề bài mà mình lựa chọn.
+ Bước 2: Quan sát hoặc nhớ lại kết quả mà mình đã quan sát và ghi chép đặc điểm của con vật ( đặc điểm ngoại hình và hoạt động, thói quen của con vật ). Đây là bước quan trọng nhất để tìm ý cho một bài văn miêu tả con vật.
+ Bước 3: Lựa chọn trình tự miêu tả.
Ví dụ:
* Cách 1: Miêu tả lần lượt từ đặc điểm bên ngoài đến các hoạt động của con vật.
* Cách 2: Miêu tả đặc điểm ngoại hình kết hợp miêu tả hoạt động của con vật.
- GV yêu cầu HS ghi các ý ra vở nháp.
- HS lắng nghe.
- GV bao quát lớp, hỗ trợ HS khó khăn ở khâu chuẩn bị. 
- HS chia sẻ
Hoạt động 2: Lập dàn ý
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ dàn ý trong SHS.
- GV yêu cầu HS viết vở.
- GV chiếu vở HS trên webcam và chữa.
- GV nhận xét nhanh một số bài, khen ngợi HS.
- HS đọc dàn ý, xác định các phần chính trong bài văn và tím ý cho từng phần.
- HS dựa vào các ý trong phần chuẩn bị, tự lập dàn ý cho bài làm của mình theo các gợi ý.
- HS viết dàn ý vào vở.
- HS quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 3: Chỉnh sửa
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở, góp ý nhận xét dàn ý cho nhau.
- HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở, đọc thầm dàn ý và góp ý nhận xét bài cho bạn.
- HS tiến hành chỉnh sửa dàn ý theo góp ý.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những câu văn, những điều em muốn học tập
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________
Tiếng Việt
Đọc mở rộng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc được bài thơ về ước mơ.
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
- Có những ước mơ đẹp, biết trân trọng ước mơ của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, webcam, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm có nội dung ước mơ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
2. Luyện tập, thực hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn: Dựa vào yêu cầu ( Đọc một bài thơ viết về ước mơ) để lựa chọn một bài thơ viết về một ước mơ nào đó.
 Ví dụ: một bài thơ trong tập thơ như: Thơ thiếu nhi, Bài ca Trái Đất, Chốn thần tiên,) và đưa ra lí do vì sao mình lại chọn đọc bài thơ đó.
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS tiến hành ghi tóm tắt những gì mình học được vào phiếu đọc sách.
- HS viết phiếu
- Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ những nội dung trong phiếu đọc sách.
- GV chiếu phiếu đọc sách của HS.
- HS đọc.
- HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp
- GV động viên, khen ngợi HS
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về ước mơ được nói đến trong bài thơ mình đã học.
- HS phát biểu, chia sẻ cảm nghĩ của mình với các bạn trong lớp.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Em hãy chia sẻ với người thân về ước mơ của bản thân.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_15.docx