Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu

Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.

- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ - HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 27 trang Khánh Đăng 28/12/2023 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ngọc Châu
TUẦN 3
Ngày soạn: 8/09/2023
Thứ hai, ngày 18 tháng 09 năm 2023
Chào cờ + HĐTN
Tiết 1: GIAO LƯU TÀI NĂNG HỌC TRÒ VỚI CHỦ ĐỀ
“Nụ cười lan tỏa niềm vui”.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
HS biết cách chia sẽ niềm vui đến mọi người thông qua việc giao lưu tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
*GV: Hệ thống âm thanh, ánh sáng.
*HS: Các tiết mục văn nghệ, các câu chuyện hay, có ý nghĩa và hài hước.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Chào cờ: Cho HS tiến hành  chào cờ.
Cho  đội trực tuần báo cáo kết quả hoạt động của tuần qua.
Cho các lớp lần lượt lên báo cáo kết quả hoạt động của lớp trong tuần.
GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và giao nhiệm vụ tuần tới.
Giao lưu tài năng học trò:
Cho HS các lớp tiến hành giao lưu trước tập thể.
Theo dõi, khuyến khích, cổ vũ.
* Cho HS chia sẽ cảm xúc của mình sau buổi giao lưu.
Nhận xét chung buổi giao lưu và khen các tiết mục hay.
Dặn dò: Các lớp cố găng hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần tới.
Tập thể hát Quốc ca, Đội ca.
Đội trực tuần báo cáo kết quả hoạt động trước tập thể ( tình hình vệ sinh trường lớp, thái độ giao tiếp của các bạn,)
tham gia giao lưu : hát, kể chuyện, đóng vai,
HS khác cổ vũ cho bạn.
-    HS nói về cảm xúc của cá nhân mình khi tham gia giao lưu.
- Theo dõi.
.
Tiếng Việt
Bài 5:
Đọc: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ - HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về thói quen, môi trường sống điển hình của lạc đà, chim cánh cụt, cú.
- HS nối tiếp trả lời.
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài.
-HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS trả lời.
-GV nhận xét, chốt lại: Bài chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thằn lằn xanh.
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến đói quá rồi!
+ Đoạn 3: Tiếp đó đến Mình đói quá rồi!
+ Đoạn 4: Còn lại.
-HS theo dõi.
- Luyện đọc từ khó, câu khó (thằn lằn, thầm nghĩ, bụi cỏ, làm sao, đổi lại, trở lại,..)
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc:
 + Cách ngắt giọng ở những câu dài, 
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tnhân vật
- HS lắng nghe
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS luyện đọc theo phân vai nhân vật.
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp.
- 1 -2 HS đọc.
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? 
- HS trả lời. 
- GV nhận xét, kết luận: Các bạn đã tự giới thiệu tên và tập tính của mình.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc cho nhau?
- HS thảo luận và chia sẻ
- Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- HS trả lời
- Các bạn đã cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?
- HS trả lời. 
-Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung ứng với mỗi ý trong sách học sinh.
- HS nêu nối tiếp.
- GV kết luận, khen ngợi HS.
a. Thế là hai bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau đến về cuộc sống.
b. Thằn lằn xanh nhận ra đến quá rồi!
c. Trong khi đó đến quá rồi!
- HS lắng nghe
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Khi con người bắt các động vật hoang dã nhốt chúng vào trong một không gian nhỏ, hẹp thì môi trường sống đó có thực sự phù hợp với các con vật không?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe.
- Tìm hiểu thêm về thói quen và tập tính của một số loại động vật em thích.
- HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và phân loại một số nhóm danh từ theo đặc điểm về nghĩa.
- Nói và viết được câu văn sử dụng danh từ.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập        - HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- Lớp trưởng KTBC về Danh từ và đặt câu có dùng danh từ
- 2-3 HS trả lời
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Tìm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong đoạn văn
- HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2
- HS thảo luận và chia sẻ
+Danh từ chỉ thời gian: đêm đêm, ngày.
+Danh từ chỉ con vật: vành khuyên.
+Danh từ chỉ cây cối: lá, bưởi, cỏ.
- GV cùng HS nhận xét.
-Yêu cầu HS tìm thêm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong bài Thăn lằn xanh và tắc kè.
- HS chia sẻ nối tiếp.
Bài 2:
- HS nêu
- Cho chơi trò chơi Xì điện tìm tiếp các danh từ chỉ nguời cho mỗi nhóm trong SGK
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia chơi.
+ Trong gia đình: bố, ông, bà, anh, chị, em,
+Trong trường học: học sinh, cô giáo, bạn bè, hiệu trưởng,..
+ Trong trận bóng đá: cầu thủ, thủ môn, tiền đạo, trung vệ, trọng tài,
Bài 3:
- HS đọc
- Cho HS làm bài cá nhân: Tìm từ điền vào chỗ trống, đọc lại câu để kiểm tra.
- GV chỉnh sửa câu: nắng, mây, gió, chớp, sấm, mưa.
-HS làm bài vào nháp.
- HS chia sẻ.
Bài 4:
- HS đọc.
-Yêu cầu HS viết câu vào vở.
- HS thực hiện.
-Cho HS chia sẻ, nhận xét và chỉnh sửa câu.
- GV tuyên dương HS đặt câu văn hay, sáng tạo.
-HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Dặn: Tìm nhanh danh từ thuộc 2 nhóm (danh từ chỉ động vật hoang dã, danh từ chỉ cây ăn quả).
- Nhận xét, dặn dò
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Toán 
Bài 5: GIẢI BÀI TOÁN CÓ BA BƯỚC TÍNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và nắm được cách giải bài toán có ba bước tính (phân tích tóm tắt đề bài, tìm cách giải, trình bày bài giải)
- Vận dụng giải được các bài toán thực tế có ba bước tính.
- Biết cách diễn đạt, trình bày bài giải liên quan đến ba bước tính.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: sgk, phiếu bài tập, bảng phụ 
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?( Tranh vẽ các cô chú đang trồng cây)
+ Hai bạn Việt và bạn Nam nói chuyện gì với nhau? ( Hai bạn đang nói tới số cây của mỗi đội (3 đội)
+ Trong toán học, ta làm thế nào để biết được số cây trồng của cả ba đội? (Câu hỏi mở)
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ.
- GV giới thiệu- ghi bài
- Quan sát
2. Hình thành kiến thức:
- Theo các em muốn giải được bài toán này ta làm thế nào?
(Ta phải biết được số cây của mỗi đội)
+ Đội 1 trồng được bao nhiêu cây? (Đội 1 trồng được bao 60 cây)
+ Muốn biết đội 2 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? ( Thêm 20 cây vào số cây của đội 1 sẽ được số cây của đội 2.)
+ Vậy ta làm phép tính gì? ( Ta làm phép tính cộng, lấy 60 +20 = 80 cây.)
+ Muốn biết đội 3 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? ( Bớt 10 cây vào của đội 2 sẽ được số cây của đội 3).
+ Ta làm tính gì ? ( Ta làm phép tính trừ, lấy 80 - 10 = 70 cây.)
+ Cuối cùng ta làm gì ? Tính như thế nào ?( Tìm tổng số cây của cả ba đội trồng được: Làm tính công:
 60 +80 + 70 = 210 cây)
- Đưa sơ đồ tóm tắt bài toán như SGK lên bảng.
- Mời 1 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm nháp.
- YC hs thảo luận cặp nêu các bước giải bài toán này.
- GV chốt: Ta có thể tính theo ba bước
Tìm số cây của đội Hai
Tìm số cây của đội Ba
Tìm số cây của ba đội
- HS trả lời. 
- HS nhìn tóm tắt nêu lại đề bài toán.
- Thảo luận - nêu
- Yêu cầu HS lấy ví dụ.
(Tổ Một vẽ được 10 bức tranh, tổ Hai vẽ được nhiều hơn tổ Một 5 bức tranh, tổ Ba vẽ được ít hơn tổ Hai 3 bức tranh. Cả ba tổ vẽ được bao nhiêu bức tranh?)
- GV khuyến khích HS lấy thêm nhiều ví dụ ở dạng toán giải bài toán có ba bước tính.
- HS nêu. 
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho chúng ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Tóm tắt:
- Cho HS thảo luận, làm bài vào bảng nhóm
- Yêu cầu HS chia sẻ.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
- HS đọc.
- Thực hiện làm bài nhóm 4
- HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài
Bài 2.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho chúng ta biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài CN vào vở, chia sẻ. 
- HS đọc.
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở, chia sẻ
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Em hãy tính nhanh đáp số bài toán:
+ Bạn Nam có 10 viên bi. Bạn Tú có nhiều hơn bạn Nam 4 viên bi. Bạn Sơn có nhiều hơn bạn Tú 3 viên bi. Hỏi cả ba bạn có bao nhiêu viên bị ? (Đáp số: 41 viên bi)
- Nhận xét giờ học
- HS thảo luận
- Chia sẻ
- Lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.*********************..
Thứ ba, ngày 19 tháng 09 năm 2023
Tiếng Việt
Viết: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Biết chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi   (nếu có)            - HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV phát bài cho HS.
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- HS nhận bài làm của mình.
2. Luyện tập, thực hành:
- GV nhận xét chung về bài làm.
- HS theo dõi.
-Cho HS làm bài tốt đọc bài làm của mình.
- 2 -3 HS đọc bài.
-Cho thảo luận nhóm đôi đọc bài và sửa lỗi bài theo nhận xét về:
+ Cách viết mở đầu, triển khai, kết thức.
+ Cách trình bày lí do, dẫn chứng.
+Cách dùng từ, đặt câu.
+ Chính tả. 
-HS thực hiện nhóm đôi.
- GV bao quát, hỗ trợ HS.
- HS theo dõi.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về bài làm của em.
-HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.
_____________________________________
Tiếng Việt
Bài 6:
Đọc: NGHỆ SĨ TRỐNG (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nghệ sĩ trống. Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của dân trên đảo, lời độc thoại của cô bé Mi – lô, với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của cô bé Mi – lô thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ,; nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hóa, trong xây dựng nhân vật. 
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Để thực hiện ước mơ, mỗi n ...  SẠCH NƯỚC (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương.
- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi,  phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu:
-Ôn bài cũ: Hỏi: Nước có tính chất gì? Con người sử dụng nguồn nước để làm gì?
- Cùng HS chia sẽ kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
* GV cho HS kể tên các nguồn nước và phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước bị ô nhiễm.
- GV kết luận.
- HS suy ngẫm trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV giới thiệu- ghi bài
- Ghi tên bài, đọc mục tiêu.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2, quan sát H1 và trả lời câu hỏi hoàn thành phiếu học tập
- HS thực hiện.
+ Dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm?
+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm?
- HS quan sát, trả lời, hoàn thiện phiếu.
+ Do xã nước thải bừa bãi; làm chuồng trại gia xúc, gia cầm gần nguồn nước; sử dụng thuốc trừ sâu; 
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS thực hiện
- GV cùng HS rút ra kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS chia sẻ thêm:
+Nguyên nhân khác gây ô nhiễm nguồn nước.
+Việc làm ở gia đình và địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước.
- HS nêu.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.
HĐ 2: Bảo vệ nguồn nước
- GV tổ chức cho HS chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình về tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm và vì sao phải bảo vệ nguồn nước.
- HS trả lời: Làm ta bị bệnh;..
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.
- HS nêu
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập.
- HS thực hiện.
- GV gọi HS chia sẻ kết quả bài làm.
- HS chia sẻ
Hình 2a
 Dọn vệ sinh xung quanh nguồn nước và đổ rác đúng nơi quy định để vi sinh vật và chất bẩn bên ngoài không xâm nhâp vào bể nước
Hình 2b
Mọi người đang vớt rác trên ao/hồ để làm sạch nguồn nước
Hình 2c
Bạn phát hiện nguồn ống nước bị rò rỉ và đang báo người lớn để xử lý kịp thời tránh để vi sinh vật và chất bẩn bên ngoài không xâm nhâp vào bể nước.
- GV kết luận, tuyên dương
- GV cho HS liên hệ Kể những việc làm khác bảo vệ nguồn nước.
- GV kết luận, tuyên dương
- HS thực hiện
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV tổ chức cho HS liên hệ các việc làm để vận động người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.
Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2023
TC Tiếng Việt
Ôn đọc bài nghệ sĩ trống.
Ôn về danh từ
Khoa học
Bài 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. 
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được và vận động được những gười xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về một số cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập, nước bẩn, cốc có mỏ nhọn và chất khử trùng
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu:
* Ôn bài cũ: Hỏi: Em có thể làm được gì để bảo vệ nguồn nước?
- Cùng HS nhận xét.
HS suy nghĩ trả lời.
- GV giới thiệu- ghi bài
-Ghi tên bài, đọc mục tiêu.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Sử dụng tiết kiệm nước
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 3 cho biết vì sao cần tiết kiệm nước.
- Gọi HS chia sẻ bài làm.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời
Cần tiết kiệm nước
- Để người khác có nước dùng.
- giảm chi phí sinh hoạt.
- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước tránh bị cạn kiệt.
- GV kết luận, tuyen dương
- HS nêu
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 4 cho biết việc nên làm và không nên làm
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
Việc nên làm
Việc không nên làm
Hình 4d và 4b xoa xà phòng và xoa dầu gội đã tắt  vòi nước, việc làm đó tiết kiệm nước
Hình 4a và 4c xoa xà phòng và xoa dầu gội vẫn mở vòi nước gây lãng phí nước.
- GV gọi HS trình bày
- HS nêu
- GV kết luận, tuyên dương và gọi HS chia sẻ thêm một số việc làm khác để tiets kiệm nguồn nước.
- HS trả lời
HĐ4: Môt số cách làm sạch nước
- GV tổ chức HS thảo luận theo nhóm 4 tiến hành thí nghiệm ( cách đọc thông tin, cách thục hiện, yêu cầu an toàn khi thí nghiệm)
- HS thực hiện
- Gọi các nhóm chia sẻ kết quả
Cách lọc
Loại bỏ được các chất không hoà tan trong nước
Cách đun sôi
Làm chết hầu hết vi khuẩn và loại bỏ bớt các chất gây mùi cho nước
Cách khử trùng
Khử được vi khuẩn trong nước
- GV gọi HS chia sẻ cách phù hợp làm sạch nước và trình bày theo thực tế gia đình em.
- HS thực hiện
3. Thực hành, luyện tập : TIẾT 3.
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 thể hiện nội dung bài em đã học : sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước, một số cách làm sạch nước.
- HS hoạt động
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu một số cách làm sạch nước, nêu các việc em đã làm và sẽ làm để tiết kiệm nước.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.
.................................................
Toán 
BÀI 7. ĐO GÓC, ĐƠN VỊ ĐO GÓC ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (o).
- Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60o, 90o, 120o, 180o.
- Đọc viết đúng đơn vị đo góc; sử dụng thước đo góc đo được đúng các góc theo yêu cầu.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng công cụ toán học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: sgk, phiếu bài tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ý a trong SGK.
+ Tranh vẽ gì? 
- Tranh vẽ hai góc nhọn AOB và MPN và hai bạn đang tranh luận với nhau.
+ Hai bạn Việt và bạn Nam nói chuyện gì với nhau?
 - Hai bạn nêu ý kiến của mình về sự so sánh góc AOB và góc MPN.
+ Đối với các góc, ta làm thế nào để biết được góc nào lớn hơn, góc nào bé hơn ? (câu hỏi mở)
- Quan sát tranh
- HS suy nghĩ, nêu theo ý hiểu
- GV giới thiệu: - ghi bài
- Lắng nghe, ghi đầu bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Yêu cầu HS quan sát 2 góc nhọn AOB và MPN.
+ Theo em, góc nào lớn hơn, góc nào bé hơn ? ( góc MPN lớn hơn góc AOB)
+ Em làm cách nào để biết điều đó ? ( dùng thước đo để đo)
- GV giới thiệu: Để đo độ lớn của góc ta cần dùng thước đo độ - Cho HS quan sát thước đo độ.
+ Độ là đơn vị đo góc, kí hiệu là o (viết ở trên số). Chẳng hạn một độ viết là 1o. 
- GV thao tác sử dụng thước đo độ đo góc AOB và góc MPN
+ Góc đỉnh O, cạnh OA, OB bằng ba mươi độ. Ba mươi độ viết là 30o
- Quan sát 
+ Trả lời
- Quan sát
b. Cách đo góc bằng thước đo góc.
- GV thao tác trên bảng để HS cùng thực hiện
Đo góc đỉnh O cạnh OA, OB:
. Đặt đỉnh O của góc trùng với tâm của thước đo góc; cạnh OB nằm trên đường kính của nửa hình tròn của thước.
. Cạnh OA đi qua một vạch trên nửa đường tròn của thước, chẳng hạn vạch ghi số 30, ta được số đo góc đỉnh O, cạnh OA, OB bằng 30o.
- Thực hiện trên SGK như GV HD
- GV vẽ một, hai góc lên bảng, gọi HS lên thực hành.
- GV lưu ý HS cách cầm thước đo sao cho chính xác
- HS lên thực hành
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bài toán: Quan sát thước đo góc rồi nêu số đo của mỗi góc.
- Yêu cầu HS chia sẻ.
- HS nêu số đo của mỗi góc : Góc đỉnh O, cạnh OD, OC bằng 90o; góc đỉnh O, cạnh OE, OM bằng 120o; góc đỉnh O, cạnh ON, OP bằng 180o
- HS đọc yêu cầu
- Thực hiện cá nhân
Bài 2.
- Gọi HS đọc bài toán: Quan sát tranh rồi nêu số đo các góc.
- Yêu cầu HS chia sẻ.
- HS nêu số đo của mỗi góc: Góc đỉnh N, cạnh NM, NH bằng 60o; góc đỉnh H, cạnh HM, HN bằng 90o; góc đỉnh C, cạnh CA, CD bằng 120o, góc đỉnh d, cạnh dA, db bằng 60o.
- HS đọc yêu cầu
- Thực hiện cá nhân
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Để đo góc ta cần dùng dụng cụ nào ? Tên đơn vị đo góc là gì ?
- Cho HS đo một, hai góc của khung sắt cửa sổ lớp học
- Nhận xét giờ học
- HS trả lời câu hỏi
- HS thực hiện 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Sinh hoạt lớp +HĐTN
1/. Khởi động
- Hát tập thể
2/. Tổng kết tuần 1
- Lớp trưởng báo cáo tổng kết tuần 1.
- Khen ngợi bạn học tốt.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng tuần 2
3/. GVCN nhận xét, nhắc nhở, động viên.
.
HĐTN
Tiết 3: ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS phản hồi được kết quả trò chuyện với người thân về những cách điều chỉnh cảm xúc và kết quả thực hiện việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong cuộc sống
- Nhận ra được tầm quan trọng của việc điều chỉnh cảm xúc trong một số tình huống đơn giản.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: trang phục đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi kết quả trò chuyện cùng người thân về cách điều chỉnh cảm xúc cũng như kết quả thực hiện việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong cuộc sống.
- HS chia sẻ trong nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Theo em, việc điều chỉnh cảm xúc có cần thiết không? Vì sao?
- HS nêu.
- Kết luận: Việc biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong các tình huống là rất quan trọng, giúp chúng ta bảo vệ được sức khỏe của bản thân, học tập, lao động và giao tiếp hiệu quả; đồng thời không làm ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động nhóm: Thực hành điều chỉnh cảm xúc. 
- Yêu cầu HS đọc hai tình huống SGK/11
- HS đọc thầm, nêu tình huống.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp trong hai tình huống SGK.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo. 
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, lựa chọn một tìm huống thực tế mà HS trong nhóm đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, thảo luận đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp trong tình huống và xây dựng kịch bản, phân công sắm vai.
- HS chuẩn bị
- GV mời lần lượt các nhóm lên sắm vai. 
- HS thực hiện. 
- Sau mỗi tình huống sắm vai cả lớp thảo luận và nhận xét về cách điều chỉnh cảm xúc mà nhóm bạn đã thực hiện.
- GV nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- GV kết luận: Trong mỗi tình huống cụ thể, chúng ta cần biết cách điều chỉnh cảm xúc và thể hện cảm xúc một cách phù hợp để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- HS lắng nghe.
3. Cam kết hành động
- GV yêu cầu HS:
- Tiếp tục thực hiện điều chỉnh cảm xúc trong thực tiễn.
- Làm một sản phẩm theo sở thích (vẽ tranh, làm đồ thủ công...) để giới thiệu trong tiết sinh hoạt dưới cờ
- HS lắng nghe thực hiện.
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)
_______________________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_3.doc