Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Phan Thị Mận

Tiết 1: Bài: VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM.

Ngày dạy: 02/10/2023

I. Yêu cầu cần đạt.

1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu cách viết báo cáo thảo luận nhóm theo các chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.

2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ

+ Biết cách viết báo cáo thảo luận nhóm.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. Các hoạt động dạy học.

 

docx 29 trang Khánh Đăng 28/12/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Phan Thị Mận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Phan Thị Mận

Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Phan Thị Mận
Bài 8: ĐÒ NGANG (4 tiết)
Tiết 1: Bài: VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM.
Ngày dạy: 02/10/2023
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu cách viết báo cáo thảo luận nhóm theo các chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ
+ Biết cách viết báo cáo thảo luận nhóm.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Em hãy nêu dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm.
+ Câu 2: Trình bày dàn ý về: Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó.
+ Câu 3: Trình bày dàn ý về: Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
+ Câu 4: Trình bày dàn ý về: Kế hoạch trang trí lớp học chuẩn bị cho một ngày đặc biệt của lớp.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu dẫn dắt vào bài mới: Hôm trước các em đã lập được dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm về một chủ đề cụ thể. Tiết học hôm nay chúng ta dựa vào các dàn ý đã lập viết thành một báo cáo hoàn chỉnh qua bài: Viết báo cáo thảo luận nhóm.
- HS tham gia trò chơi
Dàn ý: Nhan đề báo cáo
Người nhận báo cáo: 
Thời gian địa điểm thảo luận.
Chủ đề thảo luận
Người tham gia thảo luận.
Kết quả thảo luận.
Người viết báo cáo:
+ Trả lời: 1 HS trình bày.
+ Trả lời: 1 HS trình bày.
+ Trả lời: 1 HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp, nhắc lại tên bài.
2. Luyện tập - thực hành.
- GV gọi HS đọc to yêu cầu đề bài: 
Viết báo cáo thảo luận nhóm về một trong các chủ đề dưới đây: 
Chủ đề 1: Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn.
Chủ đề 2: Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Chủ đề 3: Kế hoạch trang trí lớp học chuẩn bị cho một ngày đặc biệt của lớp, của trường
1.GV yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động viết ở bài 7, viết báo cáo theo yêu cầu của đề bài.
2. GV hỗ trợ HS trong quá trình viết báo cáo.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc.
theo nhóm 4
- HS thực hiện theo nhóm: đọc bài từng bạn, soát bài, chỉnh sửa (nếu có)
- Đại diện nhóm trình bày
Ví dụ: Viết báo cáo cho chủ đề 1:
Báo cáo thảo luận nhóm
về Kế hoạch quyên góp sách báo
tặng các trường vùng khó khăn.
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A
Hôm nay vào lúc 9 giờ, Ngày 25/9/2023, tại phòng học lớp 4A, nhóm 2 đã tiến hành thảo luận nhóm về: “Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn”
Thành phần tham dự: 
Nguyễn Văn A (chủ tọa)
Nguyễn Thị B (Thư kí)
Trần Văn C, Võ Thị N (thành viên)
Sau khi thảo luận chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:
-Vận động quyên góp: Cả 4 thành viên trong nhóm.
- Phân loại và đóng gói các loại sách: Cả 4 thành viên trong nhóm.
- Tìm hiểu các trường ở vùng khó khăn cần trao: Nguyễn Văn A, Trần Văn C
Người viết báo cáo: 
 Nguyễn Thị B
- Các nhóm nhận xét. 
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS viết vào vở.
3. Vận dụng trải nghiệm.
H: Báo cáo thảo luận nhóm thường gồm mấy phần?
H: Khi thảo luận cần lưu ý ghi chép kĩ điều gì? 
- Yêu cầu HS ghi nhớ các bước để vận dụng khi thực hiện báo cáo thảo luận nhóm.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
- HS trả lời: 3 phần 
- Ghi chép kĩ kết quả thảo luận. 
-Nghe, thực hiện.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
===========================
Bài 8: ĐÒ NGANG (4 tiết)
Tiết 2: ĐỌC MỞ RỘNG
ĐỌC CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NĂNG KHIẾU NỔI BẬT.
Ngày dạy: 02/10/2023
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm hiểu được các câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+Tìm đọc một câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách, viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
+ Biết trao đối, chia sẻ với bạn về nội dung câu chuyện đã đọc; nhớ nội dung câu chuyện yêu thích và kể lại cho người thân.
+ Biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của những người xung quanh; đánh giá, nhận xét, bày tỏ ý kiến về vẻ đẹp của mỗi người.
+ Biết học hỏi từ những điều gần gũi, quen thuộc và trân trọng những điều mình có thể học hỏi được.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Kể tên một người mà em biết có tài năng đặc biệt 
+ Câu 2: Giới thiệu điều em ngưỡng mộ và học tập ở người đó 
 GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia thi kể 
- HS nối tiếp trả lời: 
2. Luyện tập – thực hành
Bài 1: Đọc một câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập: Các em tự tìm trong cuốn sách em mang đến lớp hoặc sách trong tủ sách của lớp,....câu chuyện đúng theo yêu cầu để đọc.
+ Giới thiệu câu chuyện mình đã đọc tên truyện, tên tác giả đọc ở đâu...
- GV tổ chức cho HS tìm đọc cá nhân
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi chia sẻ với bạn về tên câu chuyện và nội dung câu chuyện đã đọc.
- Mời một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Bài 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. 
PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên câu chuyện
Tác giả
Ngày đọc:
Nhân vật: 
Nội dung chính
Đặc điểm nổi bật của nhân vật:
Điều em học được từ nhân vật:
Mức độ yêu thích 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS viết lại câu chuyện vừa giới thiệu ở bài tập 1 của mình vào phiếu gợi ý. 
- GV mời HS trình bày kết quả.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc.
GV hướng dẫn HS trao đổi với các bạn những điều thú vị đã ghi được trong phiếu đọc sách hoặc điều thú vị khác qua câu chuyện đã đọc 
-Yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương
-1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS lắng nghe, thực hiện
-Ví dụ: Câu chuyện: Bốn anh tài
(Truyện cổ dân tộc Tày) 
Sách Tiếng Việt 4, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016.
- HS tìm câu chuyện đọc.
- HS thực hiện theo nhóm đôi
- Các nhóm lắng nghe.
-Nhận xét, học hỏi
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Mỗi HS tự viết theo yêu cầu.
- HS trong lớp chia sẻ những nội dung đã ghi trong phiếu đọc sách với các bạn.
- Nhận xét
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS đọc yêu cầu
- Trao đổi theo nhóm đôi.
Chẳng hạn: Mình thấy các bạn trong câu chuyện Bốn anh tài rất thú vị. Đặc điểm ngoại hình gắn với tài năng của mỗi bạn. Tuy nhiên bốn bạn đều có chung một đức tính đó là thương người, luôn làm việc nghĩa.
- Các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm nhận xét cho nhau.
- Lắng nghe
3. Vận dụng trải nghiệm.
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài
- GV cho HS thực hiện Kể với người thân một câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.
- GV- HS dưới lớp quan sát nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- Yêu cầu HS về nhà kể cho người thân nghe về câu chuyện em đã được học ở lớp hôm nay.
- Xem trước bài 9: Bầu trời trong quả trứng.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS nhận xét.
IV. Điều chỉnh bổ sung (nếu có)
===============================
CHỦ ĐỀ 2: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
Tiết 3: Bài 09: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG (3 tiết)
Ngày dạy: 03/10/2023
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ “Bầu trời trong quả trứng”, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật gà con.
+ Nhận biết được các sự việc qua lời kể của chú gà con gắn với thời gian, không gian cụ thể; nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, nghĩ suy của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. 
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi chặng đường cuộc sống có những điều thú vị riêng.
- Năng lực văn học: Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Biết thể hiện sự đồng cảm với niềm vui của những người xung quanh, thân thiện với bạn bè qua cách chuyện trò
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài: Đàn gà con để khởi động bài học.
- Các con vừa múa hát thật là vui, phải không nào?
- Những chú gà con thật đáng yêu, luôn đi theo mẹ khám phá những điều mới mẻ. Cùng nhau đóng vai nói lời trò chuyện của các chú gà con mới nở với chú gà con ở trong quả trứng qua bài đọc: “Bầu trời trong quả trứng”. – GV yêu cầu HS quan sát tranh, tưởng tượng xem các chú gà con ở ngoài và các chú gà con trong quả trứng đang trò chuyện gì với nhau.
- Chúng mình sẽ cùng trải nghiệm với gà con nhé!
- HS múa hát.
- HS lắng nghe.
- HS nêu theo suy nghĩ của bản thân. VD: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài có gì khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng? 
2. Khám phá.
2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng.
- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Cứ việc yên mà ngủ.
+ Đoạn 2: Còn lại 
- GV gọi 2 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV hướng dẫn luyện đọc các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai. VD:
 Một bầu trời đã lâu
 Đó là một màu nâu
- GV hướng dẫn luyện đọc câu: 
Không có gió / có nắng.
Bỗng / thấy nhiều gió lộng
Bỗng / thấy nhiều nắng reo
- Hs lắng nghe cách đọc.
- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- 2 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
2.2. Hoạt động 2 ... S lắng nghe rút kinh nghiệm.
3.3. Luyện tập theo văn bản.
1. GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
- Mời học sinh làm việc nhóm 2.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
2. GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2: Đóng vai cây hoa hồng hoặc cây hoa huệ trong câu chuyện Tiếng nói của cỏ cây, đặt câu nêu cảm xúc của cây khi trở nên đẹp hơn trước. Tìm động từ chỉ cảm xúc trong câu em đặt.
- GV mời cả lớp làm việc cá nhân, viết bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày kết quả (hoặc thu vở chấm một số em)
- GV nhận xét, tuyên dương
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. PHT
Danh từ
Động từ
Vườn cây, hoa, đất, bạn
Trồng, đi, chọn, ngắm, hỏi.
- HS làm việc theo nhóm đôi, sắp xếp các từ vào các nhóm từ: danh từ, động từ.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Cả lớp làm việc cá nhân, viết bài vào vở.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức trò chơi Đố vui. GV chọn 1 bạn HS làm quản trò, chuẩn bị sẵn các câu hỏi về cuộc sống xung quanh (VD: Vì sao Trái Đất lại quay, Vì sao có.)
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
------------------------------------------------
Bài 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY (4 tiết)
Tiết 8: VIẾT- LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI SỰ VIỆC.
Ngày dạy: 06/10/2023
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu đặc điểm và câu chủ đề trong đoạn văn, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Lập được dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc theo đúng yêu cầu của kiểu bài.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Biết quan sát, tìm hiểu về thế giới xung quanh.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Thông qua bài học, có mong muốn tìm hiểu thêm nhiều về thế giới xung quanh, muốn mở mang hiểu biết và chia sẻ hiểu biết đó với người thân, bạn bè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát bài: Những lá thuyền ước mơ.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá – Luyện tập, thực hành
a. Chuẩn bị:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về những hoạt động trải nghiệm đã được tham gia, hướng HS đến hoạt động trải nghiệm ý nghĩa nhất trong số đó. 
- GV mời 1 vài HS trình bày cụ thể về hoạt động của mình đã lựa chọn.
- Khi HS trình bày, GV kết hợp giúp HS liệt kê các việc đã làm và sắp xếp trình tự hợp lí.
b. Lập dàn ý:
- Dựa vào nội dung HS đã phát biểu, chuẩn bị, GV hướng dẫn cho HS lập dàn ý.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2, đọc lại dàn ý mà mình đã viết cho bạn, cùng nhau góp ý theo:
+ Cách mở bài, kết bài.
+ Trình tự thuật việc (mở đầu – diễn biến – kết thúc).
- Mời cả lớp nhận xét nhận xét. GV nhận xét chung và chốt nội dung.
- GV nhận xét chung.
- HS chia sẻ, phát biểu ý kiến.
- 1 vài HS trình bày. 
- HS chia sẻ cho cả lớp về các việc mình đã làm trong hoạt động đó. VD: Hoạt động Vui Tết Trung thu cổ truyền.
- HS lập dàn ý. 
- HS làm việc theo nhóm 2.
- 1 vài bạn chia sẻ dàn ý của mình.
- Cả lớp lắng nghe, góp ý.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai tinh mắt”.
+ GV chuẩn bị một vài câu thuật lại về hoạt động đã trải qua, tuy nhiên câu có lỗi về ngữ pháp hoặc nội dung. (CD: Câu thiếu dấu phẩy, câu dùng từ chưa hợp lí). Yêu cầu HS phát hiện thật nhanh lỗi của câu.
+ Chia lớp nhiều nhóm (tùy số lượng HS)
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Các nhóm tham vận dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
===========================
Bài 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY (4 tiết)
Tiết 9: NÓI VÀ NGHE: Bài: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ
Ngày dạy: 07/10/2023
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nâng cao kĩ năng nói và nghe trong giao tiếp.
2. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Biết nói trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
+ Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV giới thiệu bài hát “Bé đi tham quan” để khởi động bài học.
+ Đố các em bài hát nói về điều gì?
- GV nêu câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới:
+ Chuyến đi của bạn nhỏ giúp bạn có thêm thật nhiều niềm vui, nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Các em chắc hẳn cũng đã có những trải nghiệm đáng nhớ như vậy thì bài học hôm nay cô mời chúng ta cùng thuật lại hoạt động đó cùng những suy nghĩ, cảm xúc của chúng mình khi tham gia nhé!
- HS tham gia hát.
+ Chuyến đi tham quan thật vui của bạn nhỏ.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập – Thực hành
1. Nói.
- GV hướng dẫn HS sử dụng dàn ý đã lập ở hoạt động Viết, thuật lại trải nghiệm theo yêu cầu của đề bài.
+ GV mời 2 HS nói.
- GV mời học sinh làm việc cá nhân, mỗi HS tự viết ra giấy 3 điểm nổi vật của bản thân, sau đó tèng em đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, phát biểu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe cách thực hiện.
+ 2 HS lên đứng trước lớp thuật lại trải nghiệm của bản thân đã trải qua.
- 1 vài HS khác bổ sung (Có thể đã cùng trải qua hoạt động đó với bạn, hoặc cũng đã từng tham gia hoạt động tương tự), chia sẻ những việc mà mình đã làm trong hoạt động đó.
- HS nhận xét bạn mình.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
2. Trao đổi, góp ý
- GV mời cả lớp trao đổi, góp ý cho những bạn vừa trình bày về: 
+ Hoạt động được giới thiệu rõ thời gian, địa điểm, những người tham gia.
+ Nội dung hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự.
+ Suy nghĩ, cảm xúc của người nói được thể hiện qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,
- GV mời các HS khác trình bày.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương
- HS trao đổi, nêu ý kiến góp ý cho bạn.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1,2 HS sau khi nghe góp ý có thể chỉnh sửa và trình bày bài làm của mình.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm một hoạt động thủ công để giúp HS có thêm 1 trải nghiệm đáng nhớ khác. (VD: Tự gấp 1 bó hoa bằng giấy)
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Các nhóm tham vận dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
========================================================
TIẾNG VIỆT BỔ SUNG: Tiết 1 +2 ÔN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
Ngày dạy: 07/10/2023
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tìm và nhận biết động từ, sắp xếp động từ theo nhóm chỉ hoạt động, chỉ trạng thái.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Vở luyện tập Tiếng Việt; máy soi (BT2,3)
2. Học sinh: Vở luyện tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho HS khởi động theo nhạc bài hát À la sam sam
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành
* Bài 1: Tìm các động từ trong bài thơ Vườn quê.
Vườn quê
Vào làng thấy bốn tầng cây
Quả hồng xanh ẩn giữa bầy lá xanh
Vàng thơm thị chín đầu cành
Ước chi cô Tấm hiện hình mà xem
Màu xanh là quả hồng xiêm
Tưởng là rắn lắm mà ăn lại mềm
Hương dừa thơm thấu qua đêm
Hoa cau bay đến tận thềm mới rơi
Nhà em có một vườn gioi
Ai mà muốn đánh thì mời vào đây
Chùm “gioi” rơi xuống vai gầy
Đã không tránh lại xoè tay đón vào
Làng thấp lại tên làng Cao
Mùa thu hương lúa ngát vào tận sân
Thích chua tìm đến xóm Chanh
Xóm Tiên mà chỉ thấy toàn người đen
Ở đồi chẳng rám, cũng hèn
Anh khen em trắng em liền bĩu môi
Ước gì gioi hoá thành roi
Để em vụt chết cái người vô duyên
- GV nhận xét, chốt kết quả.
è GV chốt thế nào là động từ
2. Đọc lại bài Cây sồi và cây sậy, cho biết: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động, trạng thái?
A. mọc, nhìn, thổi, đổ, trôi, phát hiện, đứng, ngạc nhiên, hỏi
B. mọc, sừng sững, nhìn, thổi, đổ, phát hiện, đứng, ngạc nhiên, hỏi
C. mọc, nhìn, cuồng phong, thổi, đổ, trôi, đứng, ngạc nhiên, hỏi
3. Chép lại các động từ có trong các đoạn thơ sau và xếp vào từng nhóm.
- Động từ chỉ hoạt động: ........................................................................................................................................
- Động từ chỉ trạng thái:
.......................................................................................................................................
- Gọi HS đọc bài làm
4. Với mỗi động từ dưới đây đặt một câu tả trên đường về quê.
- rì rào: ..
- vội vã: ..
è GV nhắc nhở HS chú ý cách viết câu, dấu câu phù hợp gợi ý Hs viết câu theo mẫu : Trạng ngữ - ở đâu, lúc nào...+ Chủ ngữ+ vị ngữ (thái độ của người là chủ ngữ , kết quả của việc làm – vị ngữ
Bài 3 : Hsinh đặt 5 câu có động từ với nghĩa là di chuyển
Bài 4 : Viết đoạn văn có sử dụng động từ thuật lại các hoạt động của ngày tết trung thu
- HS nêu YC
- HS trao đổi nhóm bốn
- HS chia sẻ: ẩn, hiện, ăn, bay, đánh, rơi, xòe, tìm, bĩu môi, vụt
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
- HS nêu YC
- HS làm việc cá nhân
A
HS trao đổi nhóm bàn
+ Động từ chỉ hoạt động: rải, thắp, lên, cõng, tưới, khiêng, đi, vác lên, chăm, trồng.
+ Động từ chỉ trạng thái: rì rào, bận, vội vã
- HSNX
- HS làm việc cá nhân
- HS đọc bài làm
Gió thổi rì rào bên bờ ao.
Dòng người vội vã tấp nập. 
Hs làm bài vào vở
HS làm bài vào vở 
3. Vận dụng trải nghiệm
- Đặt câu với các động từ tìm được
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương HS.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS chia sẻ.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
Duyệt của tổ khối Người dạy 
Thái Thị Tâm Phan Thị Mận

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_5_p.docx