Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 3: Yêu thương và chia sẻ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp - Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

- Năng lực hợp tác: Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra.

nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể, thời gian cụ thể)

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực cá nhân).

b. Năng lực riêng:

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ).

- Năng lực tin học: Thu thập thông tin liên qun đến bài học.

- Năng lực văn học phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm: HS có ý thức tốt khi học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

 - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học.

 - Thiết kể bài giảng điện tử.

 - Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.

 + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng.

 +Học liệu: Tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.

2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

docx 74 trang trithuc 20/08/2022 14540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 3: Yêu thương và chia sẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 3: Yêu thương và chia sẻ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
Bài 3. TÔI VÀ CÁC BẠN
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp..
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
TIẾT 29: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp - Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- Năng lực hợp tác: Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra.
nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể, thời gian cụ thể)
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực cá nhân).
b. Năng lực riêng:
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ).
- Năng lực tin học: Thu thập thông tin liên qun đến bài học.
- Năng lực văn học phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm: HS có ý thức tốt khi học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
 - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học.
 - Thiết kể bài giảng điện tử.
 - Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
 + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
 +Học liệu: Tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức lớp:	
Lớp:	Sĩ số:	Vắng:
* Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra nội dung liên quan đến kiến thức cuộc sống - lồng ghép trong hoạt động khởi động)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. Khắc sâu tri thức chung cho bài học.
b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cách hiểu của mình
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu một số hình ảnh (hoặc video) về tình yêu thương sự sẻ chia:
-Bức ảnh chụp của đoàn cứu trợ nhân dân miền Trung.
-Một vài bức tranh cùng chủ đề.
- HS chia sẻ Tình yêu thương, sự sẻ chia có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
- Gv dẫn dắt vào bài: Từ đây, các em thấy được ý nghĩa của tình yêu thương. Một điều kì lạ, cả người cho và người đón nhận yêu thương đều bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, họ đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là sức mạnh của tình yêu thương. Bài học này, cô và các em sẽ được học câu chuyện, bài thơ viết về tình yêu thương. Cho dù đó là chuyện vui, hay buồn, đau khổ hay hạnh phúc, nhưng mỗi câu chuyện cho chúng ta hiểu sâu sắc và biết quý trọng tình yêu thương xung quanh cuộc sống mình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện 
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để trình bày những hiểu biết về nhân vật trong truyện kể thường được xây dựng trên các phương diện.
- HS trả lời, hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày 
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV 1:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trước khi vào từng phần cụ thể của bài học, chúng ta cùng tìm hiểu phần tri thức ngữ văn.
-Những câu chuyện được kể, ngoài cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất, người ta có thể kể chuyện ở ngôi nào nữa? 
-Như các em đã học, nhân vật trong truyện kể thường được xây dựng trên các phương diện nào?
GV cho HS đọc phần giới thiệu bài học
HS trình bày cách hiểu của mình về nội dung bài học
*Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm bàn trong 3’, thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, đặt câu hỏi liên quan đến bài học
*Bước 3: : Báo cáo kết quả hoạt động: 
HS trình bày ý hiểu của mình về ngôi kể, nhân vật trong truyện kể, bài học.
HS khác nghe, nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn
*Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và ghi lên bảng.
NV 2:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu với HS các đơn vị kiến thức cơ bản của phần thực hành tiếng việt ở bài học số 3.
Trong câu , thành phần chính có cấu tạo như thế nào?(là từ/ hay cụm từ). 
Ở bậc tiểu học, các em đã được học những loại cụm từ nào? Hãy kể tên?
*Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, đặt câu hỏi liên quan đến bài học
*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động: HS trình bày ý hiểu của mình về cụm từ và các loại cụm từ.
HS khác nghe, nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn
*Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và ghi lên bảng.
1. Miêu tả nhân vật trong truyện kể.
-Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, ánh mắt, làn da, trang phục...)
-Hành động: những cử chỉ, việc làm của nhân vật thể hiện cách ứng xử với bản thân và thế giới xung quanh.
-Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại, độc thoại.
-Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, ý nghĩ của nhân vật
2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
-Thành phần chính của câu có thể cấu tạo bằng từ, hoặc cụm từ.
-Có nhiều loại cụm từ tiêu biểu như: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.
b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cách hiểu của mình
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Em đã đọc câu chuyện nào trong chủ đề yêu thương và chia sẻ chưa, hãy chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu về một nhân vật trong câu chuyện đó? Em ấn tượng với chi tiết miêu tả nào về nhân vật?
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung .
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức trong phần tri thức văn học để chuẩn bị cho các bài học trong chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cách hiểu của mình
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Kể tên các VB cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. Em cần chú ý điều gì khi đọc các VB truyện ấy
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung : Chú ý đến nhân vật và các chi tiết miêu tả nhân vật, đặc biệt là miêu tả nội tâm.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
Tiết: 30 – 31
Văn bản 1: CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (Han Cri-xti-an An-đéc-xen)
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp..
Số tiết thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- HS xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ,... của nhân vật cô bé bán diêm. Từ đó, hình dung được đặc điểm của nhân vật và hiểu nội dung của truyện.
- HS phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; bước đầu nhận biết thái độ của người kể chuyện được thể hiện qua lời kể, qua cách miêu tả.
- HS biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của những người đi đường với cô bé bán diêm; từ đó tránh được sự thờ ơ, vô cảm - nhất là với những thân phận người cần sự quan tâm, chia sẻ.
- So sánh cách kết thúc của truyện Cô bé bán diêm với kết thúc trong truyện cổ tích
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một câu chuyện mới cùng chủ đề, hoặc cùng tác giả
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp: Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- Năng lực hợp tác: Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra.
nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể, thời gian cụ thể)
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực cá nhân).
b. Năng lực riêng:
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ).
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình cảm nhận một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản Cô Bé bán diêm.
- Thu thập kiến thức xã hội có liên quan đến các tác phẩm văn tự sự nước ngoài
- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó khi tìm tòi về các tác phẩm văn tự sự nước ngoài
- Năng lực tin học: Thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô Bé bán diêm.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Có thái độ cảm thông, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh
- Chăm chỉ, trách nhiệm: HS có ý thức tốt khi học tập, luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
 - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học.
 - Thiết kể bài giảng điện tử.
 - Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
 + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu ...
 +Học liệu: Tranh ảnh, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức lớp:	
Lớp:	Sĩ số:	Vắng:
* Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra nội dung liên quan đến kiến thức cuộc sống - lồng ghép trong hoạt động khởi động)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động: 
- Qua hình ảnh GV trình chiếu, học sinh quan sát, đoán tên nhân vật hoặc tên tác phẩm.
 Sau đó logic vấn đề với bài học mới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: (Nội dung 3)
 - Bước 1: GV chiếu 1 số hình ảnh. 
 (Truyện Bầy chim thiên nga) (Truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế)
 (Truyện Nàng tiên cá)
- Bước 2: HS nhìn hình đoán tên truyện, tác giả của câu chuyện ấy?
- Bước 3: HS nêu một vài về lí do yêu thích truyện của An- đéc- xen (giản dị, tự nhiên, diễn tả được thế giới tâm hồm trẻ thơ với những ước mơ đẹp...)
- Bước 4: GV nhận xét, khen ngợi và trao quà 
GV dẫn dắt vào bài học mới: Tuổi thơ của mỗi con người được dệt nên bằng những ước mơ. Có những ước mơ thật lớn lao...nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, giản dị như được ăn no, mặc ấm, và hơn hết là được sống trong vòng tay yêu thươn ... ội dung: chắt lọc kiến thức SGK, câu hỏi trong bảng gợi ý của GV.
c. Sản phẩm: Bài viết của mỗi học sinh.
 d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi.
+ GV quan sát, khuyến khích
*Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
*Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Chuẩn kiến thức về yêu cầu đối với bài văn kể một trải nghiệm.
+HS tự sửa bài viết để hoàn chỉnh theo yêu cầu.
+Tự kiểm tra lại bài viết của mình theo gợi ý của GV ( Theo bảng)
1. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
* Kiểm tra lần thứ 1
Các phần của bài viết
Nội dung kiểm tra
 Đạt/
chưa đạt
Mở bài
-Giới thiệu được trải nghiệm
Thân bài
-Từ ngữ xưng hô đã nhất quán
- Tập trung vào sự việc xảy ra ( lược bớt thông tin thừa, hoặc thêm những thông tin cần)
- Trình bày các sự việc xảy ra theo trình tự hợp lí chưa. Bổ sung từ ngữ liên kết.
- Các chi tiết miêu không gian, nhân vật.. .
- Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
Kết bài
Lí giải được sự quan trọng, ý nghĩa của câu chuyện được kể.
* Kiểm tra lần thứ 2 - điều chỉnh bài viết.
- Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó.
- Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS sửa chữa bài dựa trên bài viết của bản thân
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu hỏi
Trả lời
Bài văn kể về trải nghiệm gì? Phần mở bài đã giới thiệu được về điều sẽ kể chưa?
Bố cục của bài đã đảm bảo ba phần của một bài làm văn chưa? Các phần trong bài văn có liên kết chặt chẽ với nhau không? Nếu chưa nhất quán em hãy tìm những từ ngữ chưa nhất quán 
Trong bài văn người viết đã kể lại theo ngôi thứ mấy? Có nhất quán trong ngôi kể không?
Trong bài văn, người viết có sử dụng miêu tả không? Nếu có, em hãy chỉ ra những câu văn có sử dụng yếu tố miêu tả?
Bài văn có mắc về lỗi diễn đạt, chính tả không? Nếu có hãy chỉ ra và viết lại cho đúng.
Diễn biến câu chuyện diễn ra như thế nào? Bài viết có tập trung vào sự việc xảy ra không? Cảm xúc đó được thể hiện qua những câu văn nào?
Qua sự việc xảy ra, người viết rút ra bài học quan trọng gì? Bài học đó có ý nghĩa với em không?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức về kiểu bài để làm văn tự sự
b. Nội dung: chắt lọc kiến thức SGK, câu hỏi trong bảng gợi ý của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS Trình bày sản phẩm trước nhóm và tham gia góp ý cho các bạn trong nhóm
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Trình bày sản phẩm trước nhóm, các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập.
+ GV quan sát, khuyến khích
*Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
*Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung khen ngợi những bài viết sáng tạo, chân thành, có cảm xúc...đảm bảo yêu cầu. Khích lệ HS chưa đạt được yêu cầu nỗ lực hơn.
2. Trình bày sản phẩm trước nhóm và tham gia góp ý cho các bạn trong nhóm
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI CHO BẠN
Họ tên người chỉnh sửa: ..............................
Họ tên tác giả bài viết: ..............................
Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của bạn và giúp bạn hoàn chỉnh bài viết bằng 
cách trả lời các câu hỏi sau:
1.Bài viết đã giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ chưa?
..............................................................................................................................
2.Nội dung bài viết đã được sắp xếp theo trình tự thời gian chưa?(Nếu chưa, 
hãy thay đổi như thế nào cho hợp lí).
..............................................................................................................................
3.Bài có sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô không?
.............................................................................................................................
4.Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ
sung.)
.............................................................................................................................
5.Có nên lược bỏ các câu trong bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ câu 
hay đoạn cần lược bỏ.)
............................................................................................................................
6.Bài viết có mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt không? (Nếu có, hãy viết rõ
 các mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt cần sửa chữa.)
............................................................................................................................
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TIẾT 40: NÓI VÀ NGHE
KỂ VỀ MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM
Môn học: Ngữ Văn Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS tiếp tục rèn luyện, phát triển kỹ năng nói và nghe về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (tiếp nối bài 1. Tôi và các bạn).
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề : Nói về một trải nghiệm đáng nhớ
- Năng lực giao tiếp: Tự tin trình bày, lắng nghe và phản hồi ý kiến góp ý của bạn
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực ngôn ngữ: Chủ động tạo lập văn bản nói rành mạch.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng lòng nhân ái, phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm qua bài luyện nói
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS xem lại bài viết;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ;
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói về một trải nghiệm của em trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe;
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: Dựa vào bài viết trong tiết trước, em hãy xem lại, chuẩn bị và luyện nói.
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo cặp, nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói;
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;
- Các nhóm luyện nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành
Trước khi nói
- Lựa chọn đề tài, nội dung nói;
- Tìm ý, lập ý cho bài nói;
- Chỉnh sửa bài nói;
- Tập luyện.
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV điều phối:
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;
+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS vận dụng bài tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
- Yêu cầu HS ôn tập hai VB Cô bé bán diêm và Gió lạnh đầu mùa theo các đặc điểm: thể loại, nhân vật, người kể chuyện;
- Yêu cầu HS tự chọn một số truyện kể yêu thích và chỉ ra các yếu tố của truyện để phát triển năng lực đọc của HS.
THỰC HÀNH ĐỌC
GV cho HS tự thực hành đọc văn bản Lắc-ki thực sự may mắn (trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Lu-i Xe-pun-ve-da) ở nhà, gợi ý HS chú ý tính chất gây tò mò của nhan đề, đặc điểm của hai nhân vật Gióc-ba (Zorba) và Lắc-ki, ý nghĩa những lời giảng giải của Gióc-ba với Lắc-ki ở đoạn kết, v.v...

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx