Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v

b. Năng lực riêng:

- Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình thức nghệ thuật.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.

1. Phương pháp.

Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp diễn giảng tích cực, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học theo nhóm,

2. Kỹ thuật.

Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật phân tích video, kỹ thuật chia nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS ấn tượng về chủ đề nội dung bài học.

b. Nội dung: HS xem video và nêu nội dung của video.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem đoạn video của chương trình: “Bóng mát tâm hồn” với chủ đề “Tình yêu thương con người”. Sau đó đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy tóm tắt nội dung của video em vừa xem? Từ đó, em hãy nêu cảm nhận của em về bài học rút ra từ câu chuyện trên?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nêu nội dung và cảm nhận của bản thân về những bài học rút ra từ câu chuyện.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em ạ, tình yêu thương con người là một tình cảm tốt đẹp, giúp cho con người, gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bài 2, chúng ta sẽ học các văn bản với chủ đề “Gõ cửa trái tim”.

 

doc 72 trang trithuc 21241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 2: Gõ cửa trái tim
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 2: GÕ CỬA TRÁI TIM
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ;
- Nhận biết được ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ;
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả;
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống;
- Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
TIẾT 17: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v
b. Năng lực riêng:
- Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình thức nghệ thuật.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp diễn giảng tích cực, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học theo nhóm,
2. Kỹ thuật.
Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật phân tích video, kỹ thuật chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS ấn tượng về chủ đề nội dung bài học.
b. Nội dung: HS xem video và nêu nội dung của video.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem đoạn video của chương trình: “Bóng mát tâm hồn” với chủ đề “Tình yêu thương con người”. Sau đó đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy tóm tắt nội dung của video em vừa xem? Từ đó, em hãy nêu cảm nhận của em về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nêu nội dung và cảm nhận của bản thân về những bài học rút ra từ câu chuyện.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em ạ, tình yêu thương con người là một tình cảm tốt đẹp, giúp cho con người, gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bài 2, chúng ta sẽ học các văn bản với chủ đề “Gõ cửa trái tim”. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ như thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,...
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát bức tranh “Ba mẹ con trên cỏ”. Hỏi: Bức tranh trên vẽ gì? Cảm nhận của em về tình cảm của ba mẹ con trong bức tranh trên?
Ba mẹ con trên cỏ, tranh lụa của Lê Thị Lựu
Bức Ba mẹ con trên cỏ, vẽ năm 1960, xác định sự thành công của Lê Thị Lựu. Bố cục tranh đã đạt tới sự toàn bích. Người mẹ mặc áo dài xanh, đầu vấn khăn xanh, cổ quàng chiếc khăn voan cao sang. Nàng bế đứa con trai đeo yếm hoa âu yếm nhìn bé gái mặc áo cánh hồng ngồi thêu cạnh mẹ. Chiếc rổ mây để lộ hai cuộn len màu nâu nhạt. Ba mẹ con ngồi trên thảm cỏ, bên dòng nước ẩn hiện, xa xa thấp thoáng bóng mấy mái nhà. Cảnh và người thật bình yên, hạnh phúc.
- GV giới thiệu: Với Gõ cửa trái tim, chúng ta hướng đến những phẩm chất tốt đẹp như: cảm nhận được tình yêu thương xung quanh mình với tất cả mọi người, mọi vật, đặc biệt là cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và sống yêu thương, có trách nhiệm với những người thân trong gia đình.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK và thảo luận theo nhóm:
Mỗi nhóm hãy chọn ra một bài thơ mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì?
+ Nội dung của bài thơ là gì? Bài thơ thiên về kể chuyện hay bày tỏ cảm xúc, nỗi lòng? Em hãy chỉ ra những đoạn thơ thể hiện điều đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Ghi lên bảng.
GV có thể bổ sung thêm:
Một số đặc điểm của thơ
- Vần là phương tiện tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng thơ dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định. Mỗi thể thơ sẽ có những quy định về vị trí đặt vần khác nhau tạo nên những quy tắc gieo vần khác nhau. Có hai loại vần:
Vần chân (cước vận): được gieo cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng. Vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách, và là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ. (GV tự nêu ví dụ).
Vần lưng (yêu vận): Vần được gieo ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng. Đây được cho là một hiện tượng đặc biệt của vận luật Việt Nam. Vần lưng khiến dòng thơ giàu nhạc tính. (GV tự nêu ví dụ).
- Nhịp là các chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ dựa trên sự lặp lại có tính chu kỳ số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Nhà thơ sáng tác theo một thể thơ nhất định nhưng vẫn có thể tạo nên một nhịp điệu riêng cho mình để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: Nửa chừng xuân/ thoắt/ gãy cành thiên hương (Truyện Kiều – Nguyễn Du) ngắt nhịp 3/1/4 khác với cách ngắt nhịp 4/4 của lục bát thông thường. Cách ngắt nhịp của Nguyễn Du khiến câu thơ như bị bẻ làm đôi làm ba, thể hiện số phận đầy đau khổ, phải chết giữa tuổi xuân đẹp đẽ như cành hoa gãy giữa lúc đương xuân của Đạm Tiên.
- Thanh điệu là thanh tính của âm điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú về thanh điệu (6 thanh điệu). Trong khi đó, tiếng Trung cũng có thanh điệu, nhưng chỉ có 4 thanh. Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản (đối lập về âm vực):
Cao độ cao: thanh ngang/không, thanh sắc, thanh ngã;
Cao độ thấp: thanh huyền, hỏi, nặng
- Âm điệu là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ, được tạo nên từ vần, nhịp, thanh điệu và các yếu tố khác của âm thanh ngôn ngữ trong bài thơ.
I. Giới thiệu bài học
Những văn bản trong bài học này sẽ “gõ cửa trái tim” mỗi người, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu cùa những người thân trong gia đình, đánh thức những yêu thương trong trái tim mình, để ta biết trân trọng và vun đắp hạnh phúc gia đình.
II. Khám phá tri thức ngữ văn
1. Thơ
- Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu
Một số đặc điểm của thơ
- Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài,
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, v.v)
- Khi phân tích thơ, phải gắn nội dung với hình thức nghệ thuật, chú ý đến các đặc điểm như: vần, nhịp, thanh điệu, âm điệu, v.v
- Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự kiện, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy lựa chọn một bài thơ mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ như: thể thơ, vần, nhịp điệu, thanh điệu, âm điệu. Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hành vào đời sống.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để thực hành 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy vận dụng kiến thức về đặc điểm của thơ để sang tác một đoạn thơ hoặc bài thơ với chủ đề: Mái ấm gia đình.
- HS, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu:
Tìm tòi, mở rộng hệ thống kiến thức
b. Nội dung. Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động chung toàn lớp.
c. Sản phẩm.
- Câu trả lời của học sinh.
d. Phương án kiểm tra, đánh giá:
Học sinh kiểm tra đánh giá lẫn nhau, giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh.
e. Tổ chức thực hiện.
Chuyển giao nhiệm vụ:
 HS: Tìm đọc thêm 1 số bài thơ, câu chuyện thể hiện tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
* Về nhà.
- Học bài.
V. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức đánh giá thường xuyên
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hỏi – đáp
- Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập 
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
VI. HỒ SƠ DẠY HỌC 
VII. PHỤ LỤC
-----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 18 -19: VĂN BẢN 1. CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
 (Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được thông tin chính về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- Đọc văn bản: đọc đúng nhip 3/2, 3/2, đọc diễn cảm, thuật xuôi.
- HS nắm được nội dung, chủ đề văn bản: Chuyện cổ tích về loài người. 
- Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ. 
+ Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v 
+ Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.
2. Năng lực
	a. Năng lực chung
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ tích về loài người;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cổ tích về loài người;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
	b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực ngôn ngữ: đọc trôi chảy, hiểu đúng văn bản thuộc thể loại thơ, viết được đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong văn bản
- Năng lực văn học: Tiếp nhận, giải mã cái hay cái đẹp trong văn bản, nhận xét, đánh giá đặc sắc về hình thức nghệ thuật, tiếp nhận đúng sáng tạo thông điệp về nội dung. 
3. Phẩm chấ ... lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lựa chọn bài thơ, tìm ý cho đoạn văn theo Phiếu học tập sau:
Nhiệm vụ: Tìm ý cho đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Gợi ý: Để làm bài tập tốt hơn, em hãy đọc lại một trong hai VB Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng, tìm ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong hai VB đó.
Bài thơ đó có tên là gì? Tác giả là ai?
.................................
Nội dung của bài thơ là gì? Cảm xúc chung của em với bài thơ?
................................
Các chi tiết tự sự trong bài thơ và ý nghĩa của nó trong
việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
................................
Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
................................
Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả 
của nhà thơ
................................
- HS lập ý cho đoạn văn theo gợi ý;
- Theo em dàn ý của một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả gồm bố cục mấy phần? ( sgk)
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
Hoạt động cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập
- Khi viết bài cần chú ý điều gì? ( sgk)
- Hãy kiểm tra bài viết của em theo những yêu cầu và gợi ý chỉnh sửa trong mục chỉnh sủa bài viết sgk
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
2. Các bước tiến hành
a. Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài;
- Tìm ý;
- Lập dàn ý.
1.Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
2. Thân đoạn:
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kề hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.
- Làm rõ nghệ thuật kề chuyện và miêu tả của tác giả.
- Đánh giá hiệu quả cùa cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện và các chi tiết miêu tả.
3. Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điềm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).
b. Viết bài
c. Chỉnh sửa bài viết
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập;
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý;
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
V. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức đánh giá thường xuyên
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hỏi-đáp
- Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập 
- Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
- Câu hỏi
- Bài tập 
- Sản phẩm học tập
- Hồ sơ học tập
- Bảng kiểm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 29: NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe;
- Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v
 III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp diễn giảng tích cực, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học theo nhóm,
2. Kỹ thuật.
Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Giới thiệu bài học nói và nghe.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe ( sgk)
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: 
+ Chọn đế tài phù hợp. Đó có thể là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ đối với con cái; tình cảm, cách cư xử của con cái đối với cha mẹ; sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người, những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương;... HS có thể dựa vào các VB trong bài học để hình thành ý tưởng (sự yêu thương, chăm sóc của những người thân dành cho trẻ em trong Chuyện cổ tích về loài người’, tình cảm gắn bó của con với mẹ trong Mây và sóng; tình yêu thương của anh chị em trong Bức tranh của em gái tôi,...).
+ Dựa vào chính trải nghiệm của em hoặc tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo, các phương tiện nghe nhìn để có cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói; em có thể chuẩn bị thêm tranh ảnh, bài hát, v.v về gia đình để minh họa cho bài nói;
+ Bố cục bài nói gồm 3 phần
+ Yêu cấu HS tập nói ở nhà. HS có thể tập luyện một mình (đứng trước gương để điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu, giọng nói,...) hoặc tập trình bày trước nhóm bạn, người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói. Khi tập luyện, cần chú ý điều chỉnh dung lượng bài nói phù hợp với thời gian quy định.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;
- Các nhóm luyện nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành
Trước khi nói
- Lựa chọn đề tài, nội dung nói;
- Tìm ý, lập ý cho bài nói;
- Chỉnh sửa bài nói;
- Tập luyện.
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu. 
GV :Cẩn lưu ý khi trình bày bài nói như chào hỏi khi bắt đầu, cảm ơn khi kết thúc; khi nói cẩn bám sát đề cương đã chuẩn bị, tránh lạc đề; trình bày trong thời gian quy định; điếu chỉnh giọng nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp và tương tác tích cực với người nghe.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá.
- Em thích điêu gì nhất trong phẩn trình bày của bạn? Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì trong phẩn trình bày của mình?..
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV điều phối:
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;
+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
3. Đánh giá bài nói
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.	
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS vận dụng bài tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức đánh giá thường xuyên
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hỏi-đáp
- Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập 
- Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
- Câu hỏi
- Bài tập 
- Sản phẩm học tập
- Hồ sơ học tập
- Bảng kiểm
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
GV cho HS tự hoàn thành các nội dung Củng cố, mở rộng ở nhà.
THỰC HÀNH ĐỌC
GV cho HS tự thực hành đọc văn bản Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) ở nhà, gợi ý HS chú ý đến hình ảnh hai cha con và cuộc trò chuyện giữa họ, ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm; chú ý đến những biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ: ẩn dụ, điệp ngữ, v.v...

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.doc