Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Nguyễn Thị Ngọc

TUẦN : 4,5,6

BÀI 2. KHÚC NHẠC TÂM HỒN (12 tiết)

(Đọc và thực hành TV: 7 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của thể thơ 4 chữ, 5 chữ.

- Hiểu được nội dung chính trong một văn bản thơ.

- Cảm nhận được ý nghĩa và tình cảm, cảm xúc thông qua các hình tượng nhân vật trong thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, nói giảm nói tránh, điệp.

- Hiểu và phân tích được nghĩa của từ được sử dụng trong câu văn, đoạn văn.

- Bước đầu biết cách tự sáng tác một bài thơ theo thể thơ 4 chữ, 5 chữ.

- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc).

b. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

 

docx 78 trang Khánh Đăng 27/12/2023 6042
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Nguyễn Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Nguyễn Thị Ngọc

Giáo án Ngữ Văn 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Nguyễn Thị Ngọc
TRƯỜNG: THCS THỊ TRẤN
TỔ: XÃ HỘI
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN; NGUYỄN THỊ NGỌC
Ngày dạy:26/9- 16/10/2022
TUẦN : 4,5,6
BÀI 2. KHÚC NHẠC TÂM HỒN (12 tiết)
(Đọc và thực hành TV: 7 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của thể thơ 4 chữ, 5 chữ.
- Hiểu được nội dung chính trong một văn bản thơ.
- Cảm nhận được ý nghĩa và tình cảm, cảm xúc thông qua các hình tượng nhân vật trong thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, nói giảm nói tránh, điệp.
- Hiểu và phân tích được nghĩa của từ được sử dụng trong câu văn, đoạn văn.
- Bước đầu biết cách tự sáng tác một bài thơ theo thể thơ 4 chữ, 5 chữ.
- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc).
b. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
2. Phẩm chất: 
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Tự hào và tôn trọng về những sự hy sinh của các thế hệ trước; biết ơn những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ bên ông bà, bố mẹ, bạn bè, người thân; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước trong lòng.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án: word + powerpoint ; sách giáo viên
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- Các tài liệu tham khảo liên quan đến từng bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
PHIẾU HỌC TẬP 01: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN 
(Chuẩn bị ở nhà)
Nhóm 1: MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ BỐN CHỮ
1. Số chữ (tiếng):
2. Cách gieo vần
.
3. Cách ngắt nhịp:
.
4. Hình ảnh thơ:
Nhóm 2: MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ NĂM CHỮ
1. Số chữ (tiếng):
2. Cách gieo vần:
3. Cách ngắt nhịp:
.
4. Hình ảnh thơ:
- Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và Nghe, và thực hành bài tập C. Tiến trình dạy học
TRI THỨC NGỮ VĂN
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý, tạo sự kết nối HS với chủ đề bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS nghe ca khúc “Tiếng Việt”, nhạc: Lê Tâm, phổ thơ: Lưu Quang Vũ, thể hiện: Ca sĩ Tân Nhàn.; và ca khúc “Tiếng đàn bầu” , nhạc: Nguyễn Đình Phúc, ca sĩ: Trọng Tấn.
 (https://www.youtube.com/watch?v=VOFD9Ik-fAw)
(https://www.youtube.com/watch?v=jbyJ4p132hQ)
*GV sử dụng KT đặt câu hỏi:
	- Hãy chia sẻ những suy nghĩ, ấn tượng của em khi nghe ca khúc này (tiết tấu, giai điệu; ca từ,); 
	- HS tự chia sẻ suy nghĩ, ấn tượng.
-> GV dẫn vào bài học: 
Các em ạ! Trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết: “Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”. Tự thuở còn nằm trong nôi, mỗi chúng ta hẳn đã được bà, được mẹ chăm chút, nâng niu, ầu ơ trong từng câu hát. Cùng với dòng sữa ngọt lành, những tiết tấu, âm thanh của tiếng nhạc, ý nghĩa thẳm sâu của mỗi ca từ “Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát/Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh” đã dần dần thẩm thấu vào hồn ta mỗi ngày, toả sáng trong hành trình dài rộng của cuộc đời. Bài học KHÚC NHẠC TÂM HỒN hôm nay sẽ đưa các em đi tìm những vẻ đẹp bình bị, đơn sơ, trong sáng, thuần khiết, đầy xúc cảm yêu thương của thể loại thơ, một thể loại có khả năng truyền dẫn tình cảm và khơi gợi tâm hồn hết sức mãnh liệt.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NV1 : TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định rõ mục đích, nội dung chủ đề và thể loại văn bản chính của bài học; khơi gợi hứng thú khám phá của HS.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
I. Giới thiệu bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học (SGK/tr.38) và cho biết:
1) Hai đoạn văn trong lời giới thiệu cho ta biết điều gì? 
2)Bài học “Khúc nhạc tâm hồn” gồm những văn bản đọc chính nào?
3) Các VB đọc chính cùng thuộc thể loại gì?
4) VB đọc kết nối chủ đề thuộc thể loại gì?
5) Vì sao các VB đọc chính và VB3 (đọc kết nối chủ đề) lại cùng xếp chung vào bài học 2?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS đọc, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GVđánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học.
- GV dẫn dắt giới thiệu vào phần khám phá tri thức ngữ văn của bài học.
- Chủ đề bài học: Tình cảm yêu thương của con người với thế giới xung quanh (con người, thiên nhiên, đất nước).
- Thể loại thơ: bốn chữ và năm chữ; VB kết nối chủ đề tình yêu thương.
- VB đọc chính:
- VB1: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm); 
- VB2: Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo); 
- VB thực hành đọc: Chiều sông Thương (Hữu Thỉnh).
Các VB đọc chính đều thuộc thể loại thơ.
- VB 3 đọc kết nối chủ điểm thuộc thể loại tản văn: Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư).
- Cả 4 VB đọc chính và đọc kết nối chủ đề cùng xếp chung vào bài 2 vì đều viết về những cung bậc khác nhau của tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.
NV2: KHÁM PHÁ TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại thơ bốn chữ và năm chữ.
b. Tổ chức thực hiện:
NGỮ LIỆU KHÁM PHÁ ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ
VB1 (Nhóm 1): Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)
Em yêu màu đỏ:
Như máu con tim
Lá cờ Tổ quốc,
Khăn quàng đội viên.
Em yêu màu xanh:
Đồng bằng, rừng núi,
Biển đầy cá tôm, 
Bầu trời cao vợi.
Em yêu màu vàng:
Lúa đồng chín rộ,
Hoa cúc mùa thu,
Nắng trời rực rỡ.
Em yêu màu trắng:
Trang giấy tuổi thơ,
Đoá hoa hồng bạch,
Mái tóc của bà.
Em yêu màu đen:
Hòn than óng ánh,
Đôi mắt bé ngoan, 
Màn đêm yên tĩnh.
Em yêu màu tím:
Hoa cà, hoa sim,
Chiếc khăn của chị,
Nét mực chữ em.
Em yêu màu nâu:
Áo mẹ sờn bạc,
Đất đai cần cù, 
Gỗ rừng bát ngát.
Trăm nghìn cảnh đẹp
Dành cho bé ngoan
Em yêu tất cả
Sắc màu Việt Nam.
VB2 (Nhóm 2): Sang năm con lên bảy(Vũ Đình Minh)
Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
II. Khám phá tri thức ngữ văn
NV1: Tìm hiểu về đề tài và chi tiết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc 2 bài thơ (Lớp 5), chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát kĩ bài thơ, dựa vào phần Tri thức ngữ văn trong SGK, tr.39, điền các thông tin vào Phiếu học tập 01.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọcbài thơ, kết hợpphần Kiến thức Ngữ văn trong SGK, tái hiện lại kiến thức trong phần đó vào Phiếu HT. 
- HS thảo luận theo nhóm các nội dung có trong Phiếu HT.
- GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS của đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Nhóm 1: Một số yếu tố hình thức của thể thơ bốn chữ
1. Số chữ (tiếng):
Mỗi dòng bốn chữ.
2. Cách gieo vần:
- Vần chân: đặt cuối dòng;
- Vần liền: gieo liên tiếp;
- Vần cách: Đặt cách quãng.
*Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),..
3. Cách ngắt nhịp:
- 2/2 hoặc 3/1.
(nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ).
4. Hình ảnh thơ:
- Dung dị, gần gũi (Gần với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện).
Nhóm 2: Một số yếu tố hình thức của thể thơ năm chữ
1. Số chữ (tiếng):
Mỗi dòng năm chữ.
2. Cách gieo vần:
- Vần chân: đặt cuối dòng;
- Vần liền: gieo liên tiếp;
- Vần cách: đặt cách quãng.
*Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),..
3. Cách ngắt nhịp:
- 2/3 hoặc 3/2. (nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ).
4. Hình ảnh thơ:
- Dung dị, gần gũi (gần với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện).
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao.
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc hai bài thơ bốn chữ và thơ năm chữ ở trên; chỉ ra các yếu tố hình thức.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đọc và ghi lại các yếu tố hình thức trong hai bài thơ, giống như Phiếu HT số 1.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày phần bài làm của mình.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, tuyên dương cặp HS làm tốt.
HS chỉ ra đúng các yếu tố hình thức trong hai bài thơ.
- Bài thơ: Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)
+ Số chữ: 4 chữ;
+ Cách gieo vần: chủ yếu vần chân: “tim/viên;đen/ngoan;ánh/tĩnh; ngoan/Nam; tím/sim/em”
+ Cách ngắt nhịp: chủ yếu 2/2;
+ Hình ảnh thơ: dung dị, gần gũi.
- Bài thơ: Sang năm con lên bảy (Vũ Đình Minh)
+ Số chữ: 5 chữ;
+ Cách gieo vần: chủ yếu vần chân: “bảy/nhảy/thấy; ton/con; cây/đây; nữa/xửa/xưa;...”
+ Cách ngắt nhịp: 3/2 và 2/3;
+ Hình ảnh thơ: bình dị, thân quen.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao.
b. Tổ chức thực hiện:
Phiếu học tập 02: Hoạt động cá nhân
Nhóm sưu tầm thơ bốn chữ
Nhóm sưu tầm thơ năm chữ
..............................................................
.................................................................
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS mỗi nhóm hoàn thành bài tập trong Phiếu học tập số 02: Sưu tầm ít nhất một bài thơ bốn chữ và một bài thơ năm chữ. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS chia sẻ sản phẩm học tập của nhóm mình.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các sản phẩm tốt để cả lớp tham khảo.
- Hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm học tập bằng Rubric.
- HS sưu tầm được các bài thơ bốn chữ và năm chữ. 
VĂN BẢN 1: ĐỒNG DAO MÙA XUÂN
(Nguyễn Khoa Điềm)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
*Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong bài thơ; đặc điểm vần, nhịp của thể thơ bốn chữ qua tìm hiểu bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh thơ (người lính trẻ, khung cảnh trận chiến trên rừng Trường Sơn), biện pháp tu từ (nói giảm nói tránh, điệp ngữ,...).
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của GV giao cho trước khi tới lớp .
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt .
2/ Về phẩm chất: 
 HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ, biết ơn những người đã góp phẩn làm nên cuộc sống hôm nay và trần trọng những gì mà các em đang có.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU ... u nào nêu cảm nhận về một số yếu tố nghệ thuật của bài ca dao. Chỉ rõ các yếu tố nghệ thuật ấy.
5. Câu nào nêu khái quát cảm xúc của cả bài thơ.
 GV yêu cầu: HS đọc bài tham khảo và tìm câu trả lời.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Làm việc cá nhân 2’
- Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao.
GV:
- Hướng dẫn HS trả lời
- Quan sát, theo dõi HS thảo luận
B3: Báo cáo thảo luận
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV
- Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).
GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm
B4: Kết luận, nhận định
GV: 
- Nhận xét
+ Câu trả lời của HS
+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm
+ Sản phẩm của các nhóm
- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau
Bài mẫu:
- Đoạn văn nêu cảm nhận bài thơ đồng dao bốn chữ.
- Đoạn văn gồm 12câu. Hình thức tính từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng.
-Câu 1: Giới thiệu tác giả.
-Câu 2- 5: Cảm nhận về ấn tượng cảm xúc chung về nét đặc sắc nổi bật của bài thơ.
-Câu 6,7,8,9,10,11: Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 12: Khái quát về cảm xúc của bài thơ.
 Tiêt : THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC
 Mục tiêu: Giúp HS
- Biết viết đoạn văn theo các bước. 
- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.
- Tập trung vào những đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
 Nội dung: 
- GV sử dụng KT công não để hỏi HS về việc lựa chọn đề tài.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài viết của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV chiếu bài đồng dao mùa xuân lên bảng.
Ba lô con cóc
Tấm áo màu xanh
Làn da sốt rét 
Cái cười hiền lành
Anh ngồi lặng lẽ
Dưới cội mai vàng
Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non.
Phát phiếu tìm ý 
Gọi HS đọc bài đồng dao mùa xuân.
? Tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài đồng dao mùa xuân trên bằng cách điền vào phiếu tìm ý.
? Sửa lại bài sau khi đã viết xong?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
- Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý.
HS:
- Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài.
- Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu.
- Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý.
- Sửa lại bài sau khi viết.
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.
HS:
- Đọc sản phẩm của mình.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.
1. Trước khi viết
a) Lựa chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về tình cảm gia đình hoặc tình yêu con người quê hương đất nước
b) Tìm ý
Đọc bài thơ đó nhiều lần để có cảm nhận chung về bài thơ.
Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên 2 phương diện nội dung và nghệ thuật( vần , nhịp , yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ) của bài thơ
Ghi lại cảm xúc chung về bài thơ.
c) Lập dàn ý
- Mở đoạn giới thiệu tác giả , nêu ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ .
- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ.
+ Nêu ấn tượng chung về nội dung bài thơ.
+ Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ.
+ Nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, thông điệp của tác giả..
- Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
- Viết đoạn văn theo dàn ý một đoạn văn hoàn chỉnh. 
3. Chỉnh sửa bài viết
- Đọc và sửa lại đoạn văn theo những yêu cầu trong sách giáo khoa.
 TRẢ BÀI
 Mục tiêu: Giúp HS
- Thấy được ưu điểm và tồn tại của đoạn văn.
- Chỉnh sửa đoạn văn cho mình và cho bạn.
 Nội dung:
- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.
- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài viết của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
 Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ
- HS làm viện theo nhóm 
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- HS nhận xét bài viết.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.
- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.
Đoạn văn đã được sửa của HS
.Hướng dẫn học bài ở nhà. Xem lại cách làm một bài thơ bốn và năm chữ.
Viết và chỉnh sửa hoàn chỉnh đoạn văn .
 ********************************
NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (ĐƯỢC GỢI RA TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐÃ ĐỌC)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống
- HS chọn được một tác phẩm đã đọc
- HS trình bày được quan điểm, ý kiến các nhân về vấn đề được nêu ra trong văn bản, biết liên hệ với cuộc sống thực tiễn.
- Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
2. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Giáo viên
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
- Tạo trang padlet
2. HS
- Chuẩn bị dàn ý bài nói
- Quay video tập nói ở nhà, up lên padlet 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để liên hệ với vấn đề trong tác phẩm
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem video “Thời hoa đỏ” và cho biết: video sau gợi cho em nhớ tới bài thơ nào vừa mới học? Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV quan sát, lắng nghe
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày trải nghiệm cá nhân
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài:
→ Giáo viên vào bài: Qua các văn bản đọc ở bài 2 Khúc nhạc tâm hồn, các con có thể thấy thơ ca cùng với văn chương đã quyện hòa vào nhau làm nên giá trị đích thực của văn học đối với đời sống con người. Nhà thơ Xuân Diệu từng nói“Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” có thể thấy một tác phẩm thơ hay, giàu sức gợi phải bắt nguồn từ cuộc sống và đọc thơ ca nghệ thuật sẽ cho ta cái nhìn chân thực về các vấn đề của cuộc sống.Trong bài học ngày hôm nay cô sẽ giúp các con rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc.
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hđ 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định các bước chuẩn bị trước khi nói.
+ GV hướng dẫn HS xác định vấn đề đời sống được rút ra từ văn bản: “Đồng dao mùa xuân” ; 
+ GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- Các nhóm luyện nói
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
1. Trước khi nói:
a. Chuẩn bị nội dung nói
b. Tập luyện
Hđ 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV: Hướng dẫn Hs trình bày bài nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ Nhắc học sinh một số lưu ý
+ Gv gọi một số học sinh trình bày trước lớp
+ Phát phiếu đánh giá theo tiêu chí để học sinh đánh giá bài nói của bạn (có thể dùng nhiều màu mực khác nhau để đánh giá được nhiều bạn)
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- Các nhóm luyện nói
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
2. Trình bày bài nói
- Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói.
- Bám sát vào mục đích nói
- Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói cho phù hợp, trang nghiêm nhưng cũng có lúc cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nội dung vấn đề trình bày. Khi nói cần chú ý kết hợp ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ)
- Không nên kể dàn trải nên tập trung vào những ý quan trọng, chú ý cách chuyển tiếp giữa luận điểm để tạo sự kết nối liền mạch của bài nói
- Có thể sử dụng các ghi chú
- Khuyến khích sử dụng các phương tiện sẵn có (tranh ảnh, kỉ vật) về các địa danh liên quan đến bài nói
Hđ 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV: Hướng dẫn HS trao đổi về bài nói
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ Người nghe: có nhiệm vụ hoàn thiện phiếu đánh giá theo bảng kiểm và nhận xét bài nói của bạn
+ Người nói: phản hồi các ý kiến nhận xét, cảm ơn và tiếp thu những nhận xét
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- Gv quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trao đổi
- Gv tổ chức hoạt động
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
3. Trao đổi về bài nói
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học tương tự lập đề cương cho bài nói cho các vấn đề rút ra từ bài thơ: “Gặp lá cơm nếp”
b) Nội dung: Áp dụng phương pháp học tập trong nội dung cụ thể
c) Sản phẩm: Đề cương bài nói
d) Tổ chức hoạt động:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Tìm và xác định vấn đề đời sống được gợi ra từ bài thơ “Gặp lá cơm nếp”
Lựa chọn một vấn đề, xây dựng nội dung và đề cương bài nói
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hành dựa trên những góp ý và đánh giá của GV và các bạn trong lớp qua bài “Đồng dao mùa xuân”
- GV hỗ trợ (nếu cần)
B3: Báo cáo thảo luận: 
- HS trình bày cá nhân.
B4: Đánh giá kết quả:
- HS đánh giá lẫn nhau 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* GV hướng dẫn học bài ở nhà: 
1. Quay lại video bài nói về vấn đề đời sống được rút ra từ bài “Đồng dao mùa xuân” và “Gặp lá cơm nếp”
2. Ôn lại kiến thức đã học
3. Chuẩn bị bài 3 Cội nguồn yêu thương: Soạn văn bản : “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_khuc.docx