Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 09 - Năm học 2023-2024
BUỔI SÁNG:
TOÁN
Tiết 41: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách đặt tính và thực hiện tính cộng, tính trừ các số có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp)
- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức tự học, tự tìm tòi và học hỏi.Biết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Phát triển kĩ năng giao tiếp
- Phấm chất tự chủ, tự học: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Kế hoạch bài dạy, Máy tính
- HS: Phiếu, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 09 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 09 - Năm học 2023-2024
TUẦN 9: Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2023 BUỔI SÁNG: TOÁN Tiết 41: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách đặt tính và thực hiện tính cộng, tính trừ các số có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp) - Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức tự học, tự tìm tòi và học hỏi.Biết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Phát triển kĩ năng giao tiếp - Phấm chất tự chủ, tự học: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Kế hoạch bài dạy, Máy tính - HS: Phiếu, bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: - GV cho HS thực hiện theo nhóm 2 và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: + Quan sát bức tranh nói với bạn các vấn đề liên quan đến tình huống trong bức tranh. + Câu hỏi đặt ra ở đây là gì? + Để biết tổng điểm của Hoa và Linh ta làm thế nào? + Để biết Huy nhiều hơn Dũng bao nhiêu điểm ta làm thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS thực hiện theo nhóm 2 - Trả lời: - Bức tranh vẽ một nhóm bạn đang chơi trò chơi tính điểm trên máy: Hoa được 125 859 điểm. Linh được 541 728 điểm. Dũng được 50 420 điểm. Huy được 516 372 điểm. -Tổng điểm của Hoa và Linh là bao nhiêu? - Huy nhiều hơn Dũng bao nhiêu điểm? - Ta thực hiện phép cộng 125 859 + 541 728. - Ta thực hiện phép tính trừ 516 372 – 50 420. 2. Hình thành kiến thức mới: 2.1 Phép cộng 125 859 + 541 728 - GV yêu cầu các nhóm 4 thảo luận cách đặt tính và tính. - GV mời đại diện nhóm nêu cách làm - GV nhận xét, chốt lại các bước thực hiện phép tính cộng. + Đặt tính + Cộng theo từ phải sang trái -GV cho HS đọc kết quả - GV nêu một phép tính khác cho HS làm bảng con: 156 237 + 231 856 = ? - GV yêu cầu HS nêu cách làm - GV chốt, kết luận 2.2 Phép trừ 516 372 – 50 420 - GV yêu cầu các nhóm 4 thảo luận cách đặt tính và tính. - GV mời đại diện nhóm nêu cách làm - GV nhận xét, chốt lại các bước thực hiện phép tính trừ. + Đặt tính + Trừ theo từ phải sang trái - GV cho HS đọc kết quả - GV nêu một phép tính khác cho HS làm bảng con: 456 837 – 191 256 = ? - GV yêu cầu HS nêu cách làm - GV chốt, kết luận - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm nêu cách làm - HS nhóm khác nhận xét + 124 859 541 728 667 587 - Vậy 125 859 + 541 728 = 667 587 - 1 HS lên bảng Lớp làm bảng con - HS nêu cách làm - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm nêu cách làm - 516 372 50 420 465 952 - HS nhóm khác nhận xét -Vậy 516 372 – 50 420 = 465 952 -1 HS lên bảng_ Lớp làm bảng con -HS nêu cách làm. 3. Luyện tập, thực hành Bài 1: Tính - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 1: Tính - GV cho HS làm vở: Đặt tính rồi tính - GV cho HS đổi vở kiểm tra chéo và nói cách làm cho bạn nghe. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. - GV lưu ý các trường hợp có nhớ trong các thao tác cộng, trừ. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm vở_ Đổi vở kiểm tra chéo_ Nêu cách làm với bạn - HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ + 810 935 5 648 686 538 - 856 180 395 735 460 445 - 248 039 57 256 190 783 + 462 803 156 279 619 082 Bài 2: Đặt tính rồi tính - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2. - GV mời cả lớp làm việc cá nhân trong phiếu bài tập. 538 042 + 142 387 729 060 – 68 500 73 402 – 8 312 - GV mời HS nêu kết quả. - GV mời một số HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập - GV cho HS thảo luận nhóm đôi bài tập 3 - GV gọi 2 nhóm lên bảng trình bày - GV nhận xét, tuyên dương chốt kết quả đúng. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. - 729 060 68 500 660 560 - Cả lớp làm việc cá nhân các bài tập theo yêu cầu: + 73 402 8 312 65 090 + 538 042 142 387 680 429 - HS nêu kết quả. - Một số HS khác nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS đọc BT3, nêu yêu cầu - HS làm nhóm 2 - Các nhóm trình bày - HS quan sát, nhận xét - 9 580 7235 2345 + 7 235 2 345 9 580 - 3 094 2 456 638 a) + 2 456 638 3 094 - 8 928 572 8 356 + 8 356 572 8 928 b) + 7 525 67 7 592 - 7 592 67 7 525 4. Vận dụng trải nghiệm. - GV tổ chức vận dụng bằng cách cho HS về nhà quan sát đồng hồ nước của gia đình hôm nay đến 1 tuần sau xem gia đình nhà mình xài bao nhiêu cm3 nước. Và tính số tiền nước nhà mình xài trong tuần đó biết 1 cm3 nước giá 8 000 đồng. - Nhận xét, tuyên dương - HS về nhà quan sát và thực hiện, 1 tuần sau báo cáo kết quả - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( Nếu có): ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ***************************************** TIẾNG VIỆT Tiết 57: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm những câu chuyện, bài thơ đã học từ đầu học kì; tốc độ đọc 80-85 tiếng/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ. - Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Nhận biết được chi tiết và nội dung chính trong các bài đọc. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản. - Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, bước đầu hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý, hướng dẫn). Bước đầu biết tóm tắt văn bản, nêu được chủ đề của văn bản (vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản). - Nhận biết được quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Phân biệt được danh từ, động từ, danh từ riêng và danh từ chung. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: biết đóng góp ý kiến trong quá trình trao đổi. - Năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm. - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: - GV tổ chức trò chơi, hoặc tổ chức cho học sinh múa hát .. để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dùng tranh minh họa hoặc dựa vào trò chơi, nội dung bài hát để khởi động vào bài mới. - HS tham gia trò chơi + Đọc các đoạn trong bài đọc theo yêu cầu trò chơi. - HS lắng nghe. - Học sinh thực hiện. 2. Luyện tập. 2.1. Hoạt động 1: Nói tên các bài đã học. Hs chơi Đố bạn: Đoán tên bài đọc Dựa vào mỗi đoạn trích dưới đây, nói tên bài đọc. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV cho HS cá nhân đọc kĩ các đoạn trích để nói tên bài đọc. GV cho làm việc nhóm: thảo luận nhóm, theo yêu cầu: + Quan sát và đọc nội dung từng tranh? + Tìm tên bài đọc tương ứng với mỗi tranh? - Hs lắng nghe cách đọc. - 2 HS đọc nội dung các tranh. - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp: Lần lượt từng em đọc khố thơ, lời của nhân vật và tên bài đọc tương ứng. Cả nhóm nhận xét, góp ý Tranh 1. Điều kì diệu Tranh 2. Thi nhạc Tranh 3. Thằn lằn xanh và tắc kè Tranh 4. Đò ngang Tranh 5. Nghệ sĩ trống Tranh 6. Công chúa và người dẫn chuyện 2.2. Hoạt động 2: Nêu ngắn gọn nội dung của 1 – 2 bài đọc dưới đây: - GV cho HS làm việc cá nhân: + Đọc thầm và nhớ + Nói điều em thích nhất về bài đọc đó. GV cho HS đọc bài trước lớp. GV và HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc to, rõ. + GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia nêu phần trả lời tóm tắt trước lớp. + GV nhận xét tuyên dương - HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu và tên các bài đọc (đã cho), chuẩn bị câu trả lời (có thể viết ra vở ghi, giấy nháp hoặc vở bài tập, nếu có). - HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm/ trước lớp: + Một số em phát biểu ý kiến, cả nhóm/ lớp + Chọn ra những ý kiến tóm tắt phù họp để ghi lại. + Tiếng nói của cỏ cây: Ta-nhi-a đã di chuyển khóm hoa hồng và khóm hoa huệ đến vị trí khác. Nhờ vậy mà cây đã biến đổi trở nên đẹp vượt trội và nở nhiều hoa hơn. + Tập làm văn: Cuối tuần, ba cho nhân vật tôi về quê để tìm ý cho bài văn “Tả cây hoa nhà em”. Nhờ nỗ lực dậy sớm và khả năng quan sát tốt, cậu đã tạo nên một bài văn tả hoa hồng rất hay. +Nhà phát minh 6 tuổi: Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Chình vì vậy khi nhìn thấy điều lạ về sự chuyển động và đứng yên của tách trà, cô bé đã ngay lập tức đi làm thí nghiệm và hiểu ra. Nhờ vậy, cô được bố khen là giáo sư đời thứ 7 của gia tộc. Về sau, Ma-ri-a thực sự trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng và nhận giải Nô-ben Vật lý. + Con vẹt xanh: Câu chuyện kể về quá trình làm bạn vói con vẹt xanh của một bạn nhỏ tên là Tú. Khi nghe thấy vẹt bắt chước những lòi nói thiếu lễ phép của mình với anh trai, Tú đã hối hận, tự nhận ra minh cần thay đổi: tôn họng và lễ phép với anh trai hon. + Chân trời cuối phố: Câu chuyên kể về những khám phá, trải nghiệm của một chú chó nhỏ về thế giới bên ngoài cánh cổng. Qua câu chuyện, tác giả muốn khẳng định những điều thú vị của hoạt động khám phá, trải nghiệm. + Trước ngày xa quê: Câu chuyên kể về cuộc chia tay đầy lưu luyến của một bạn nhỏ vói thầy giáo và những người bạn. Đó là những trải nghiệm về tình cảm, cảm xúc, về tinh yêu đối với quê hương vả những ngưòi thân thương. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. 2.3. Hoạt động 3 Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá, nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất. HS làm việc nhóm: + Tùng em chọn đọc 1 bài đọc, nêu chi tiêt hoặc nhân vật trong bài mà minh nhớ nhất (hoặc yêu thích nhất). + Cả nhóm nhận xét và góp ý. - G V quan sát HS các nhóm, ghi nhận xét/ cho điểm. - GV nhận xét, tuyên dương - GV mời HS nêu nội dung bài. - HS đọc lại một bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe. - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình. Ví dụ: Nhân vật Ma-ri-a là một cô bé rất thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và tự mình làm một thí nghiệm khi mới 6 tuổi. Cô có lòng ham học hỏi, mong muốn khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Chính vì vậy mà sau này Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học và là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel. 2.4. Hoạt động 4: Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu ca dao để xếp vào nhóm thích hợp nêu trong bảng. - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 4: Gợi ý thế nào là danh từ chung +Thế nào là danh từ riêng Chọn 2 – 3 từ em tìm được ở bài tập 4 - HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét, tuyên dương. Gv củng cố về từ loại, cụn từ, từ, danh từ chung, danh từ riêng -Hs đọc kĩ các câu ca dao, tìm các danh từ chung, danh từ riêng và xếp vào nhóm thích hợp. +Danh từ chung: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên. + Danh từ riêng: tên người, tên địa lí Học sinh thảo luận nhóm 4 Hòan thành bài tập Danh tù' chung Danh từ riêng Chỉ người Chí vật Chỉ hiện tượng tự nhiên Tên ngươi Tên địa lí Nàng hùng phố, chùa Tô Thị Đồng Đăng, Kỳ L ừa, Lam Th anh anh hùng tỉnh, chân Triệu Thị Trinh Nông Cống, (tỉnh) Thanh cành, hức, chuông, chày, mặt, gương gió, khói, sưong ... ung du và miền núi Bắc Bộ - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm 3.Vận dụng trải nghiệm. - GV giới thiệu bản dồ Tự nhiên Việt Nam yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ. (cũng có thể trình chiếu bản đồ trên màn hình) - Gọi một vài em lên bảng chỉ vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ và nêu vùng tiếp giáp - GV mời cả lớp cùng quan sát và đánh giá kết quả. - GV nhận xét tuyên dương - HS quan sát tìm vị trí địa lí của đồng bằng Bắc Bộ. - HS lên chỉ trên bản đồ TNVN và nêu các vùng tiếp giáp. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... **************************************** TIẾNG VIỆT (TĂNG CƯỜNG) ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. - Nhóm 1: Nối được các quả táo với chiếc giỏ phù hợp ( BT1 trang 31) - Nhóm 2: Nối được các quả táo với chiếc giỏ phù hợp. Đặt câu với một danh từ riêng vừa tìm được ở bài tập 1. Nói về trải nghiệm thú vị của em theo gợi ý sau (BT1, 2,3 trang 31) - Nhóm 3: Nối được các quả táo với chiếc giỏ phù hợp. Đặt câu với một danh từ riêng vừa tìm được ở bài tập 1. Nói về trải nghiệm thú vị của em theo gợi ý sau. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp. Viết thêm 5 động từ và năm danh từ khác với các danh từ động từ ở bài tập 1 (BT1, 2,3,6,7 trang 31,32,33) - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập. Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học (tập, trò chơi và vận dụng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc + Vì sao em thích câu chuyện đó? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dựa vào câu chuyện Hs kể để khởi động vào bài mới. - HS tham gia trò chơi + HS xung phong kể. + Trả lời. - HS lắng nghe. - Học sinh thực hiện. 2. Hình thành kiến thức mới: Bài 1: Nối các quả táo với chiếc giỏ phù hợp - GV mời 1 học sinh đọc yêu cầu. - GV cho các nhóm làm việc - GV mời một số HS trình bày. - Mời cả lớp nhận xét. - GV nhận xét chung và chốt nội dung - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc. - HS nối ý ở quả táo với ý ở chiếc giỏ cho phù hợp Danh từ riêng: Hà Nội, Yên Bái, Ngọc Vân Danh từ chung: ông bà, hoa quả, mèo con, giày dép, sư tử. - Các nhóm cùng suy nghĩ để trả lời từng ý thống nhất đáp án, - HS lắng nghe Bài 2. Đặt câu với một danh từ riêng vừa tìm được ở bài tập 1. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 - GV hướng dẫn - GV mời HS làm việc cá nhân, viết vào vở - Gọi 1-2 HS trình bày bài - GV nhận xét, sửa sai và tuyên dương học sinh. - GV nhận xét, tuyên dương chung. Bài 3. Nói về trải nghiệm thú vị của em theo gợi ý - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3 - GV hướng dẫn - GV mời HS làm việc cá nhân, viết vào vở - Gọi 1-2 HS trình bày bài - GV nhận xét, sửa sai và tuyên dương học sinh. - GV nhận xét. Bài 6. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn - HS làm bài nhóm 4 - Gọi 1-2 nhóm trình bày bài làm - GV nhận xét, sửa sai - GV nhận xét. Bài 7. Viết thêm 5 động từ và năm danh từ khác với các danh từ động từ ở bài tập 1 - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn - HS làm bài cá nhân - Gọi trình bày bài làm - GV nhận xét, sửa sai - GV nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. Cả lớp lắng nghe. - Nghe Gv hướng dẫn - HS viết bài vào vở BT VD: Yên Bái quê hương em rất là đẹp. Hà Nội là thủ đô của nước ta. ....... - NX bài của bạn - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Các nhóm khác nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài tập . Cả lớp lắng nghe. - HS viết bài vào vở BT HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài Danh từ: bà, đêm, cái phản, Động từ: ngủ,nằm, hiểu, nhớ HS đọc HS nêu nối tiếp VD: Văn Yên, Xuân Ái..... cô chú, anh chị.... 3. Vận dụng trải nghiệm. + GV chuẩn bị một số tờ giấy A0 (tùy theo số lượng nhóm). + Chia lớp thành 4 nhóm (tùy số lượng HS) + Mỗi nhóm có nhiệm vụ thảo luận và nêu tên 3 danh từ chung,và 3 danh từ riêng - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Các nhóm tham trả lời - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( nếu có): ................................................................................................................................. .................................................................................................................................... ************************************************* HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Tiết 9: SINH HOẠT LỚP. TÌM HIỂU NHỮNG LỜI NÓI, VIỆC LÀM ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI BẠN BÈ. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Đăng ký, lựa chọn các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Em là học sinh thân thiện”. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng mục tiêu và phân công nhiệm vụ tham gia và cổ vũ các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Em là học sinh thân thiện” - Phẩm chất: II. CHUẨN BỊ - Máy tính, tivi - Giấy A4, bút viết, bút dạ.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu. - HS bắt nhịp hát bài 2. Luyện tập thực hành: Phần 1: Sơ kết hoạt động tuần, phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo. 1. Sơ kết tuần 9. - Y/c lớp trưởng sơ kết tuần - Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong, đồng phục. + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. + GV nhận xét qua 1 tuần học: * Tuyên dương: - GV tuyên dương cá nhân có thành tích. * Nhắc nhở: - GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. 2. Phổ biến kế hoạch tuần 10. - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp, thực hiện ATGT, ATVSTP, Phòng chống dịch bệnh đau mắt đỏ và nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - HS hát - Lớp trưởng điều hành buổi sơ kết lớp. + Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và tồn tại trong tuần học của thành viên trong tổ. - Các tổ khác cho ý kiến - Lớp trưởng lên NX các hoạt động trong tuần - Tuyên dương những bạn có thành tích nổi bật. - Nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. - HS chia sẻ cùng cả lớp - Các bạn khác nhận xét, bổ xung - HS lắng nghe - HS lắng nghe thực hiện - HS lắng nghe thực hiện - HS lắng nghe thực hiện - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 3: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 27 cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa. - GV yêu cầu HS chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ trao đổi về những lời nói, việc làm các em có thể thực hiện trong tình huống sau: + Nhóm 1: Khi bạn cần sự giúp đỡ + Nhóm 2: Khi bạn bị ốm + Nhóm 3: Khi bạn đạt thành tích cao, tiến bộ (trong học tập, trong thi đấu thể thao) + Nhóm 4: Khi bạn gặp chuyện buồn hay khó khăn trong học tập, trong cuộc sống + Nhóm 5: Khi bạn bị bắt nạt - GV gọi lần lượt đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, tổng kết Hoạt động - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS tham gia thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày theo hướng dẫn. 4. Vận dụng - GV dặn dò HS chuẩn bị một số tác phẩm thơ, truyện chủ đề chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và các dụng cụ cần thiết phục vụ hoạt động làm báo tường trong tuần tiếp theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( Nếu có): ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Bài văn tham khảo: Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_09.docx