Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Ma Nới
II. ĐỌC HIỂU, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7 điểm)
Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi, bài tập sau:
Phần 1:TRẮC NGHIỆM
CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Ma Nới
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – Khối 4 Môn: Tiếng Việt MA TRẬN STT Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 01 Đọc Hiểu văn bản (4) Số câu 2 2 1 1 4 2 Câu số 1,2 4,5 7 9 Số điểm 1 1 1 1 2 2 02 Đọc hiểu KTTV(3) Số câu 1 1 1 1 2 2 Câu số 3 6 8 10 Số điểm 0,5 0,5 1 1 1 2 Tổng hợp Số câu 3 3 2 2 6 4 Số điểm 1,5 1,5 2 2 3 4 Tỉ lệ % Số câu 20% 50% 30% 60% 40% Số điểm 1,5 3,5 2 3 4 CẤU TRÚC Phân môn Thứ tự Câu HÌNH THỨC MỨC ĐỘ SỐ ĐIỂM MẠCH KIÊN THỨC Đọc thành tiếng Đọc thành tiếng 2 Đọc thành tiếng Trả lời câu hỏi 1 Đọc hiểu Câu 1 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Câu 2 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Câu 3 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Câu 4 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 5 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 6 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 7 Tự luận 2 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 8 Tự luận 2 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 9 Tự luận 3 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 10 Tự luận 3 1 Kiến thức Tiếng Việt Viết (Tập làm văn) Tự luận 10 Tập Làm văn Phòng GD&ĐT Ninh Sơn Trường: Tiểu học Ma Nới Họ và tên: Lớp: . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023-2024 Môn: Tiếng Việt. Lớp . Ngày kiểm tra: ././2023. Thời gian : 40 phút Điểm Bằng số: .. Bằng chữ: . GT1 GT2 GK1 GK2 Nhận xét I ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) - Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc sau. - Giáo viên hỏi một câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời. TT Tên bài đọc Nội dung câu hỏi 1 Anh em sinh đôi (Trang 16) - HS đọc “Từ đầu ..... chẳng bận tâm đến chuyện đó.” - TLCH: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? - HS đọc “Một lần...... nỗi ngạc nhiên ngập tràn của Long.”. - TLCH: Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh? - HS đọc “Trên đường về.......đến hết”. - TLCH: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào? 2 Thằn lằn xanh và tắc kè (Trang 23) - HS đọc “Từ đầu ..... thằn lằn xanh.” - TLCH: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? - HS đọc “Cả hai bạn cảm thấy ............ đói quá rồi!” - TLCH: Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình? - HS đọc “Trong khi đó ............đến hết”. - TLCH: Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình? 3 Tiếng nói của cỏ cây (Trang 44) - HS đọc “Từ đầu ..... trồng cạnh cây hoa hồng.”. - TLCH: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà? - HS đọc “Những đêm hè .....trong truyện cổ tích ”. - TLCH: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ, huệ nở hoa đẹp như thế nào? - HS đọc “Ta – nhi - a .....tươi tắn thế này ”. - TLCH: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì? 4 Chân trời cuối phố (Trang 59) - HS đọc “Từ đầu ..... Cún vào nhà!””. - TLCH: Tìm thông tin về nhân vật cún trong câu chuyện theo gợi ý: Tên, nơi ở, hình dáng, tinh cách, tiếng kêu - HS đọc “Nằm cuộn tròn............ngẩng lên nhìn”. - TLCH: Những chi tiết nào cho thấy Cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài? - HS đọc “Bao nhiêu điều............Lớn lên từng ngày”. - TLCH: Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra điều gì? 5 Trước ngày xa quê (Trang 66) - HS đọc “Từ đầu ..... chuẩn bị lên đường”. - TLCH: Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học? - HS đọc “Chiều trước ngày xa quê ..... thầy và các bạn”. - TLCH: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt? - HS đọc “Buổi chia tay .....đến hết”. - TLCH: Nêu nội dung bài học. Phòng GD&ĐT Ninh Sơn Trường: Tiểu học Ma Nới Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023-2024 Môn: Tiếng Việt. Lớp . Ngày kiểm tra: ././2023. Thời gian : phút Điểm Bằng số: .. Bằng chữ: . GT1 GT2 GK1 GK2 Nhận xét II. ĐỌC HIỂU, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7 điểm) Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi, bài tập sau: Phần 1:TRẮC NGHIỆM CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 (M1) (0,5đ): Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy. C. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt. Câu 2 (M1) (0,5 đ) Người chủ định làm gì với hai hạt lúa? Đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Đem bán cho người hàng xóm. Đem đi cất dấu một nơi thật kín đáo. Câu 3 (M1) (0,5 đ) Vì sao hạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất? A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới. C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn. Câu 4 (M2) (0,5 đ):Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muốn được ông chủ mang gieo xuống đất để phát triển thành cây lúa có nhiều hạt. C. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân. C. Muốn cả thân mình phải nát tan trong đất để mang đến cho đời những hạt lúa mới. Câu 5 (M2) (0,5 đ): Câu nào nêu đúng kết cục của hai hạt lúa ? A.Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì. B.Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt. C.Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước. Câu 6 (M2) (0,5 đ): Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? A.Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công B.Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên. C.Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên Phần 2: TỰ LUẬN: Câu 7(M2(1 điểm): Sử dụng các động từ sau (ốm, khát, đau, mệt) để đặt câu phù hợp với tranh. .. .. Câu 8 (M2) (1điểm): Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh. Câu 9(M3)(1,0 điểm): Em tìm và điền động từ vào ô trống dưới đây: Khi mẹ vắng nhà, em .. khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị . gạo Khi mẹ vắng nhà, em . cơm Khi mẹ vắng nhà, em .. cỏ vườn Câu 10 (M3)(1,0 điểm): Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ. Người ra đề Tổ trưởng chuyên môn duyệt BGH duyệt (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) Trần Thị Huyền Phòng GD&ĐT Ninh Sơn Trường: Tiểu học Ma Nới Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023-2024 Môn: Tiếng Việt. Lớp . Ngày kiểm tra: /./2023. Thời gian : phút Điểm Bằng số: .. Bằng chữ: . GT1 GT2 GK1 GK2 Nhận xét III/ CHÍNH TẢ: (2 điểm) Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiêng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sao kép, sáo bè,như gọi thấp xuống những vì sao sớm. IV/ TẬP LÀM VĂN: (8 điểm) Em hãy kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà em yêu thích . Phòng GD&ĐT Ninh Sơn Trường: Tiểu học Ma Nới ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023-2024 Môn: Tiếng Việt. Ngày chấm: /./2023. Thời gian : . phút 2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG a) Đọc: (2 điểm) - Đọc trôi chảy đoạn văn (phát âm rõ; tốc độ đọc tối thiểu 75 tiếng /phút ; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật): 2 điểm. - Đọc sai tiếng, phát âm không rõ, đọc chậm, ngắt nghỉ hơi không đúng, ... giáo viên có thể trừ từ 0,25 điểm trở lên đến 2 điểm. b) Trả lời câu hỏi: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm. - Nếu trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi hoặc trả lời sai có thể trừ từ 0,25 điểm đến 1 điểm. *Lưu ý: Không cho điểm 0 phần đọc thành tiếng. TT Tên bài đọc Đáp án 1 Anh em sinh đôi (Trang 16) - Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? Long và Khánh được giới thiệu là anh em sinh đôi, giống nhau như đúc. - Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh? + Cảm xúc của Long khi thấy mình giống anh: Hồi nhỏ cảm thấy khoái chí, lớn lên không còn thú vị nữa, khi chuẩn bị đi hội thao thì Long rất lo lắng. + Hành động của Long: Cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi, đến trang phục, kiểu tóc. Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào? Long chậm rãi, lúc nào cũng nghiêm túc, Khánh nhanh nhảu, hay cười,... 2 Thằn lằn xanh và tắc kè (Trang 23) - Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? Đó là những chi tiết: “Các bạn đã tự giới thiệu tên của mình(thằn lằn xanh và tắc kè) và tập tính của mình ( thằn lằn xanh đi kiếm ăn ban ngày, tắc kè đi kiếm ăn ban đêm)”. - Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình? + Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống: Tay và chân thằn lằn xanh không bám dính như tắc kè nên không thể bò lên tường như tắc kè. Da tắc kè không chịu được nắng nóng ban ngày như thằn lằn xanh. + Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống: Các bạn không thể kiếm được thức ăn nên rất đói. - Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình? Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Cả hai bạn đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi được là chính mình. Và vẫn thỉnh thoảng gặp mặt nhau để chuyện trò về cuộc sống. 3 Tiếng nói của cỏ cây (Trang 44) - Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà? Chi tiết cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà: Ta- nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn, được ngắm vườn hoa và có thể tự ý trồng cây, chuyển cây theo ý của mình. - Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ, huệ nở hoa đẹp như thế nào? Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng nở ra những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh. Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng. Và cây hoa huệ cũng đẹp trội hơn hẳn những cây mà nó sống cạnh trước kia. Những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích. - Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì? Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và hoa huệ là chỗ ở mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất. 4 Chân trời cuối phố (Trang 59) - Tìm thông tin về nhân vật cún trong câu chuyện theo gợi ý: Tên, nơi ở, hình dáng, tinh cách, tiếng kêu Tên: cún, Nơi ở: Ngôi nhà nhỏ, Hình dáng: nhỏ, Tính cách: tò mò, thích khám phá, Tiếng kêu: ăng ẳng - Những chi tiết nào cho thấy Cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài? Cún đã vài lần định ra cổng khám phá dãy phố bên ngaoì nhưng người lớn không cho ra. Cún nghĩ “Ở cuối phố có gì nhỉ?”. Cún tò mò rồi tò mò chuyển thành bực mình, bực đến nỗi đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa “Ăng! Ăng” - Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra điều gì? Những cảnh vật mở ra trước mắt khi chạy hết dãy phố đã giúp Cún nhận ra: hết phố này sẽ đến phố khác, hết song này sẽ đến sông khác, hết làng ngày sẽ đến làng khác, cuối dãy phố của Cún là những chân trời mở ra vô tận. 5 Trước ngày xa quê (Trang 66) - Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học? Khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học, bạn nhỏ cảm thấy rất buồn, các chi tiết: “Nghe bố nói, tôi òa khóc như bị đòn oan. Tôi không muốn đi nhưng vẫn phải chuẩn bị lên đường.” - Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt? Chiều trước ngày xa quê, các bạn và thầy giáo đến tiễn bạn nhỏ. Khác hẳn mọi khi, các bạn ít cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn, chỉ thầm nhắc lại những trò nghịch ngợm vừa qua và ngẩn ngơ hỏi nhau thành phố nơi tôi sắp đến như thế nào, có giống quê mình không. - Nêu nội dung bài học. Tình yêu, sự gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên của con người, hãy luôn nhớ, luôn yêu quê hương mình bằng những tình cảm đẹp đẽ nhất. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN - BIỂU ĐIỂM ĐỌC HIỂU Câu Đáp án Điểm Biểu điểm chấm 1 B 0,5 điểm Chấm theo đáp án 2 A 0,5 điểm Chấm theo đáp án 3 A 0,5 điểm Chấm theo đáp án 4 . C 0,5 điểm Chấm theo đáp án 5 B 0,5 điểm Chấm theo đáp án 6 A 0,5 điểm Chấm theo đáp án 7 1.Vì trời nắng không đội mũ nên Nam bị ốm. 3. Sau khi chơi thể thao, Lan cảm thấy rất khát nước. 1 điểm Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Nếu HS trả lời khác đáp án nhưng nội dung phù hợp với câu hỏi thì được điểm tối đa 8 Tranh 1: leo núi Tranh 2: cắm trại Tranh 3: bay, bắt sâu Tranh 4: lặn 1 điểm Nêu đúng động từ mỗi tranh được 0,25 điểm Chấm theo đáp án 9 Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn. 1 điểm Mỗi ý đúng được 0,25 điểm: Chấm theo đáp án . . 10 - Danh từ chung: núi, dòng, sông, nắng, đường, nhà - Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Bác Hồ. 1 điểm Mỗi ý được 0,5 điểm Chấm theo đáp án . HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH TẢ II/ CHÍNH TẢ: (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đẹp, đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm. + Viết chữ rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. + Viết đúng chính tả: 1 điểm *Điểm trừ: - Viết sai phụ âm đầu, phụ âm cuối, vần, dấu thanh và không viết hoa theo đúng quy định: 4 lỗi trừ 0,25 điểm. - Viết sai hoặc thiếu tiếng: 2 tiếng trừ 0,25 điểm. - Viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bài viết bẩn (còn tẩy xóa): trừ 0,25 điểm/ toàn bài. - Viết sai nhiều lỗi giống nhau thì chỉ trừ điểm 1 lần. ..................................................................................................................... HƯỚNG DẪN CHẤM TẬP LÀM VĂN 1. Học sinh cần đạt những yêu cầu sau: - Thể loại: Kể chuyện - Hình thức: Viết đúng bố cục bài kể chuyện(đủ ba phần: Phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư); đúng hình thức trình bày; sử dụng câu từ đúng ngữ pháp. 2. Biểu điểm: 2.1. Phần đầu (tối đa 1 điểm) 2.2. Phần chính (tối đa 4 điểm) - Nội dung (tối đa 1,5 điểm) - Kĩ năng (tối đa 1,5 điểm) 2.3. Phần cuối (tối đa 1 điểm) 3. Trình bày 3.1. Chữ viết, chính tả (tối đa 0,5 điểm) 3.2. Dùng từ, đặt câu (tối đa 0,5 điểm) 3.3. Cảm xúc (tối đa 1 điểm) + Điểm 8: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ). + Điểm 6 – 7,5: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề nhưng chữ viết chưa đẹp, sử dụng ít biện pháp nghệ thuật, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. + Điểm 4 – 5,5: Bài viết đạt yêu cầu 1 và 2, còn có chỗ chưa hợp lí ở yêu cầu 3. Mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. + Điểm 2 – 3,5: Bài viết đạt yêu cầu 1, chưa đảm bảo yêu cầu 2 và 3. Diễn đạt còn vụng, có ý chưa chân thực. Chữ viết cẩu thả, trình bày bài chưa sạch sẽ. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt. + Điểm 0,5 - 1,5: Bài làm lạc đề. Bài làm chưa đạt yêu cầu 2 và 3. Yêu cầu 3 còn diễn đạt lủng củng, viết lan man, không trọng tâm, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx